PDA

View Full Version : Điêu Thuyền "một trong tứ đại mỹ nhân " của trung hoa


LSB-Dieu
12-04-2004, 15:45
Diaochan


Diaochan plays an important role in the Romance of the Three Kingdoms. Her story, which is still well-known today, tells how two allies were so blinded by a pretty woman that they became enemies, one intent on destroying the other.

The events of this tale took place during Dong Zhuo's monopolisation of power. One day, during a palace banquet, Dong Zhuo levelled false accusations against Situ Zhangwen, a official. All the eminent officials who had gathered for the feast watched in horror as Situ Zhangwen was dragged outside to be beheaded. Each man feared that the fate of the Han duke might well be his own.

When Prime Minister Wangyun returned to his residence, he was so disturbed by what he had seen at the palace that he was unable to sleep. He went for a stroll in the garden. Suddenly, he heard someone praying. The sound seemed to have come from behind a clump of peony trees. Stepping over to investigate, Wangyun realised that it was Diaochan, a singing girl from his own household.




Diaochan had come to the Wang mansion as a young child and Wangyun had looked upon her almost as if she were his own daughter. He asked her: "What are you doing here in the middle of the night?"

She answered him: "From early childhood, I have benefitted from your kindness and have often wondered how I may one day repay you. Recently you have been so sad and despondent; yet I do not know how to alleviate your suffering. That is why I am sighing. Please tell me how I can help you. I will do whatever I can while I still have the strength!"

Wangyun led Diaochan into an inner room and, having dismissed the servants, went down on his knees before her. Shocked and flustered, Diaochan begged to know what was troubling him. Wangyun spoke to her earnestly: "Our country is in great peril. I think you may be our only salvation. The despot Dong Zhuo wants to see himself enthroned as the Son of Heaven while the court officials can only look on helplessly. I have a plan to end his scheming. With your wit and charm we may be able to drive a wedge between Dong Zhuo and his adopted son Lü Bu. If we can end their alliance, and cause them to fight against each other, we may be able to eliminate them both."

Diaochan agreed at once to do her best. Wangyun took the earliest opportunity to betroth Diaochan to Lü Bu; at the same time presenting her to Dong Zhuo as a concubine. Both Dong Zhuo and Lu Bu became fond of her and could not decide how to settle the matter. As the hostilities grew, Diaochan took every opportunity to add fuel to the fire and the two men became fiercely jealous of each other. Eventually, Wangyun was able to gain Lü Bu's assistance in assassinating Dong Zhuo.

Unfortunately, soon after, both Wangyun and Diaochan were put to death by surviving members of Dong Zhuo's clique.

Lý Thám Hoa
13-04-2004, 08:08
Hận đệ đừng đuổi phu nhân ta xuống HS chứ :D Chắc nàng đang bận rộn chuyện nhà, thôi để ta dịch giúp.

Diaochan

Diaochan plays an important role in the Romance of the Three Kingdoms. Her story, which is still well-known today, tells how two allies were so blinded by a pretty woman that they became enemies, one intent on destroying the other.

The events of this tale took place during Dong Zhuo's monopolisation of power. One day, during a palace banquet, Dong Zhuo levelled false accusations against Situ Zhangwen, a official. All the eminent officials who had gathered for the feast watched in horror as Situ Zhangwen was dragged outside to be beheaded. Each man feared that the fate of the Han duke might well be his own.

When Prime Minister Wangyun returned to his residence, he was so disturbed by what he had seen at the palace that he was unable to sleep. He went for a stroll in the garden. Suddenly, he heard someone praying. The sound seemed to have come from behind a clump of peony trees. Stepping over to investigate, Wangyun realised that it was Diaochan, a singing girl from his own household.

Diaochan had come to the Wang mansion as a young child and Wangyun had looked upon her almost as if she were his own daughter. He asked her: "What are you doing here in the middle of the night?"

She answered him: "From early childhood, I have benefitted from your kindness and have often wondered how I may one day repay you. Recently you have been so sad and despondent; yet I do not know how to alleviate your suffering. That is why I am sighing. Please tell me how I can help you. I will do whatever I can while I still have the strength!"

Wangyun led Diaochan into an inner room and, having dismissed the servants, went down on his knees before her. Shocked and flustered, Diaochan begged to know what was troubling him. Wangyun spoke to her earnestly: "Our country is in great peril. I think you may be our only salvation. The despot Dong Zhuo wants to see himself enthroned as the Son of Heaven while the court officials can only look on helplessly. I have a plan to end his scheming. With your wit and charm we may be able to drive a wedge between Dong Zhuo and his adopted son Lü Bu. If we can end their alliance, and cause them to fight against each other, we may be able to eliminate them both."

Diaochan agreed at once to do her best. Wangyun took the earliest opportunity to betroth Diaochan to Lü Bu; at the same time presenting her to Dong Zhuo as a concubine. Both Dong Zhuo and Lu Bu became fond of her and could not decide how to settle the matter. As the hostilities grew, Diaochan took every opportunity to add fuel to the fire and the two men became fiercely jealous of each other. Eventually, Wangyun was able to gain Lü Bu's assistance in assassinating Dong Zhuo.

Unfortunately, soon after, both Wangyun and Diaochan were put to death by surviving members of Dong Zhuo's clique.

ĐIÊU THUYỀN

Điêu Thuyền giữ một vai trò rất quan trọng trong Tam Quốc Truyện. Câu chuyện về nàng, vẫn được truyền tụng đến ngày nay, đã cho thấy những người thân thích có thể vì mù quáng trước nữ sắc mà quay giáo tàn sát lẫn nhau.

Chuyện bắt đầu từ khi Đổng Trác chuyên quyền, hoành hành bá đạo. Có một ngày, trong một yến tiệc, Đổng Trác đã đặt điều buộc tội một vị quan là Zhangwen (Đinh Nguyên ??). Tất cả các quan lại chức sắc tại bàn tiệc đều kinh sợ khi thấy Zhangwen bị lôi ra ngoài chém đầu. Ai cũng cho rằng cơ đồ Hán triều sớm muộn gì cũng lọt vào tay họ Đổng.

Quan Tư đồ khi ấy là Vương Doãn sau khi trở về nhà đã rất buồn bực và lo âu bởi những gì ông đã thấy tại buổi tiệc. Trong lúc đang dạo bước giải khuây trong vườn, ông chợt nghe tiếng ai đang than thở sau một cụm Mẫu đơn. Bước vội về hướng ấy, Vương Doãn phát hiện người đó là Điêu Thuyền, một ca nữ của Vương phủ.

Điêu Thuyền đến ở nhà họ Vương từ khi còn là một bé gái và Vương Doãn đã xem nàng như chính con ruột của mình. Ông hỏi: "Đã nửa đêm sao con còn ở đây ?"

Nàng trả lời : "Con đã mang ơn bảo bọc và yêu thương hết mực của cha từ khi còn thơ ấu. Trong lòng lúc nào cũng chờ đợi dịp tạ ơn cưu mang. Nay thấy cha buồn rầu và chán nản, con lại không biết làm sao để chia sẻ bớt gánh nặng của cha. Cha ơi, hãy cho con biết con có thể làm gì để phụ với cha. Con có thể làm bất kỳ chuyện gì trong lúc vẫn còn thanh xuân".

Vương Doãn dẫn Điêu Thuyền vào nội đường và đuổi hết toàn bộ người hầu ra ngoài. Ông quỳ xuống trước mặt nàng, nói một cách nghiêm trọng: "Quốc gia đang trong cơn nguy biến, cha nghĩ chỉ có con mới là người giải được mối nguy này. Phản tặc Đổng Trác mưu triều đoạt vị và sẽ sớm đoạt ngôi Thiên tử trong khi các quan lại triều thần đều bất lực đứng nhìn. Với tài trí cùng sắc đẹp của con, cha đã có kế hoạch phá vỡ âm mưu của Đổng Trác cũng như chia cắt sự liên hệ giữa Đổng Trác và nghĩa tử của hắn, Lữ Bố. Nếu chúng ta thành công trong việc chia rẽ hai người này thì sẽ có thể triệt hạ cả hai."

Điêu Thuyền liền đồng ý và Vương Doãn đã tìm ngay cơ hội để hứa gả nàng cho Lữ Bố. Cũng cùng lúc đó ông lại mang nàng tặng cho Đổng Trác để làm thiếp. Đổng và Lữ đều say đắm trước nàng và cùng không biết giải quyết bằng cách nào cho ổn thoả... Mâu thuẫn giữa họ ngày càng tăng trong khi Điêu Thuyền luôn chờ cơ hội để kích động, làm cho hai cha con căm hận lẫn nhau. Sau cùng, Vương Doãn cũng có dịp nhìn thấy Lữ Bố giết chết Đổng Trác...

Thật đáng buồn thay, sau đó không lâu, cả Vương Doãn lẫn Điêu Thuyền đều bị sát hại bởi những tàn quân của Đổng Trác.

TieuHoaVinh
13-04-2004, 08:37
Nhiều người vẫn thường nói Điêu Thuyền là người không tốt xong tại hạ lại nhận thấy rằng Điêu Thuyền là một nữ anh thư, cô đã hi sinh thân mình trả nợ nước, báo thù cho cha.
Là một người con gái xinh đẹp phải chịu bao oan ức, bao lời đàm tiếu để có thể giết được Đổng Trác một kẻ bất tài, nhưng gian manh giám cướp ngôi vua lộng quyền, như vậy chứng tỏ nàng là một anh thư mà có thể để cho bao đáng mày râu hổ thẹn
Lý Thám Hoa có nói Điêu Thuyền bị tàn quân của Đổng trác giết thì thật sự là sai lầm vì Đổng Trác đã chết còn Điêu Thuyền cùng Lữ Bố về đến thành Hạ mãi về sau khi Lữ bố bại trận nhưng người ta không tìm thấy Điêu Thuyền đâu. Các nhà sử học cũng không lý giải được cơ mà

TieuHoaVinh
13-04-2004, 08:43
Điêu Thuyền

Điêu Thuyền là một trong bốn mỹ nữ tuyệt vời của nước Trung Hoa cổ. Sắc đẹp lộng lẫy của nàng làm cho "trăng phải thẹn". Nàng đàn hát say mê lòng người. Điêu Thuyền sống vào đời Hán thời tàn. Lúc bấy giờ, Đổng Trác làm loạn trong cung đình và có ý chiếm đoạt ngôi Vua, gọi là loạn "Đổng Trác". Buổi loạn ly, gia đình Điêu Thuyền tan nát, cha mẹ nàng bị giặc giết chết. Nàng xin làm con gái nuôi đại thần Vương Doãn.

Đổng Trác thoạt đầu bằng con đường nịnh hót và lễ vật dâng các nhà quyền quý trong triều, được thăng chức nhanh. Trác thống lĩnh một đạo binh lớn trên 20 vạn quân ở đất Hiệp Tây. Gặp lúc triều đình bị bọn hoạn quan gây rối loạn, Trác kéo quân về triều dẹp tan chúng, rồi lộng hành, đàn áp, giết chóc, gây bao vụ đổ máu thê thảm. Đường Phi, Thiếu đế bị giết. Là kẻ hiếu sắc mê muội, Trác lăn lóc với các cung nữ. Có lần Trác dẫn quân sĩ bao vây một hội làng, giết sạch đàn ông, con trẻ và bắt về triều tất cả các phụ nữ. Đổng Trác có một người con nuôi là Lã Bố. Lã Bố là một kiệt tướng song cũng tàn bạo và hiếu sắc không kém bố nuôi. Hai cha con dọc ngang cướp của cải của mọi nhà và tàn sát khủng khiếp. Nhiều quan ngay thẳng trong triều bị chém đầu. Đại thần Vương Doãn ngày đêm nghĩ mưu kế cứu vãn giang sơn. Một đêm, đi dạo trong vườn nhà, ông nghe tiếng Điêu Thuyền khóc nức nở. Nàng nhớ thương cha mẹ, thương cha nuôi, thương đất nước loạn ly. Vương Doãn biết vậy, vô cùng mừng rỡ. Ông định quỳ lạy cô con gái nuôi rồi bàn tính việc lớn. Điêu Thuyền kinh hãi đỡ lấy cha, thưa: "Thưa cha, con xin liều thân giúp nước, con sẽ thực hiện tất cả mọi điều cha bảo".

ít hôm sau, Vương Doãn cho người đem châu báu tặng Lã Bố. Lã Bố rất sung sướng, vội đến nhà Vương Doãn tạ ơn. Ông sai bày yến tiệc thết người tướng trẻ. Trong bữa tiệc, ông dùng hết chữ đẹp lời hay ca tụng tài trí Lã Bố. Lã Bố rất hài lòng. Cuối tiệc, Vương Doãn cho thị nữ mời Điêu Thuyền ra chuốc rượu Lã Bố. Lã Bố chợt thấy nàng, ngây ngất nhìn giai nhân tuyệt thế. Điêu Thuyền e lệ ngồi cạnh cha nuôi. Lã Bố vừa say rượu nồng vừa say người đẹp. Mấy khắc trôi qua, Điêu Thuyền đã mạnh dạn, đôi mắt nàng long lanh liếc nhìn Lã Bố. Vương Doãn nói: "Điêu Thuyền là con gái lão, còn đợi người xứng đáng. Nếu tướng quân ưng, lão sẽ cho con bé về hầu hạ tướng quân". Được lời vàng ngọc ấy, Lã Bố đứng dậy bái tạ đại thần, hẹn ngày tốt sẽ đến đón giai nhân. Ngay ngày hôm sau, Vương Doãn mời Đổng Trác đến nhà dự tiệc. Vẫn cảnh hôm trước diễn lại y hệt. Vẫn những lời ca tụng nồng nhiệt của Vương Doãn; cuối tiệc vẫn vẻ bẽn lẽn của Điêu Thuyền và vẫn hai làn sóng mắt của nàng liếc nhìn Đổng Trác. Và vẫn lời Vương Doãn hứa với Đổng Trác sẽ cho Điêu Thuyền về làm thiếp. Song, có điều khắc khiến hai cha con Vương Doãn bất ngờ, là Đổng Trác muốn đưa ngay Điêu Thuyền về dinh phủ của mình. Tức thì, một đoàn xe mã rước giai nhân về phủ trướng.

Ngay ngày hôm sau, Lã Bố đến nhà Vương Doãn hỏi cho ra lý lẽ, vừa thất vọng, vừa đe doạ. Vị đại thần trách trước: "Tướng công không giữ kín chuyện, để Thái sư Đổng Trác biết tôi có con Điêu Thuyền, cho người đến bắt đi". Lã Bố ngượng ngùng ra về. Chàng đến ngay phủ trướng, thấy Điêu Thuyền đang trang điểm trước bàn, hương hoa thơm ngát. Chàng nhìn Điêu Thuyền, ruột đau như cắt. Điêu Thuyền vội ôm mặt khóc. Nàng khẽ nói: "Chàng tệ bạc; nó còn ngủ lăn lóc trong trướng kia; chàng là một dũng tướng mà để nó cướp vợ, thiếp đau từng khúc ruột". Lã Bố nghe tiếng nói giận hờn của người đẹp, lòng mềm nhũn và tan nát. Chàng đắm đuối nhìn người yêu. Vừa lúc ấy, Đổng Trác bước vào. Điêu Thuyền chải đầu. Lã Bố khoanh tay đứng im, miệng nói: "Con đến hầu cha". Đổng Trác cho Lã Bố về. Lão cáo bệnh, không vào triều; lão ở nhà, ngày đêm không rời Điêu Thuyền. Lã Bố năng đến thăm bệnh cha nuôi. Mỗi lần, Điêu Thuyền lại rơi lệ, con mắt ướt đẫm nhìn chàng như cầu xin chàng cứu nàng khỏi nhà tù vàng son này. Và cũng mỗi lần, Đổng Trác bảo Lã Bố ra về ngay tức khắc. Một lần, Đổng Trác còn ngủ mê mệt, Điêu Thuyền bảo Lã Bố đi qua vườn, chờ nàng ở Phụng Nghi Đình. Hai bên gặp gỡ. Điêu Thuyền khóc như mưa như gió: "Thiếp tưởng chàng anh hùng có một, không ngờ chàng chịu bó tay; thiếp chỉ còn con đường chết cho hết nhục". Nói rồi, nàng xăm xăm chạy ra hồ sau. Lã Bố níu áo nàng lại. Đổng Trác, được thị tỳ của Điêu Thuyền cho biết nàng đang đi dạo chơi ngoài vườn, vội đi tìm. Thấy Lã Bố níu áo vợ mình, lão cầm cây kích của Lã Bố dựng gần đó, nhắm nghịch tặc lao tới. Lã Bố chạy thoát. Điêu Thuyền khóc càng to, nàng oán trách Đổng Trác: "Thái sư để con trai Thái sư hỗn hào, thiếp chết đi cho khỏi nhục". Nàng định đâm đầu xuống hồ sen thì Đổng Trác kéo lại, miệng kêu: "Để ta giết chết thằng nghịch tặc ấy". Như vậy, mưu kế của Vương Doãn đã được Điêu Thuyền thực hiện: Đổng Trác tin rằng Lã Bố mưu cướp vợ mình, và Lã Bố tin rằng Đổng Trác đã đoạt vợ mình.

Vương Doãn bày mưu cho Lã Bố giết Đổng Trác. Ông cho một quan đại thần đến phủ Đổng Trác nói Đức Vua đau nặng, đã làm chiếu nhường vị cho Thái sư. Đổng Trác tin là thật, kéo xa mã vào triều. Bất ngờ, vào đến Cung trong, hàng trăm vũ sĩ tay cầm kích, cầm giáo, phục hai bên nhất tề nhảy ra. Trác mặc áo giáp, nên chỉ bị thương nhẹ ở tay và ngã lăn xuống đất. Lã Bố xông tới, lấy kích đâm trúng cổ tình địch.

Sau này, khi thành Hạ bị thất thủ, Lã Bố bị Tào Tháo giết chết. Không ai tìm thấy dấu vết nàng. Các nhà viết sử đặt câu hỏi không có lời giải đáp: Nàng đã ẩn mình nơi đâu?

Lý Thám Hoa
13-04-2004, 09:13
Lý Thám Hoa có nói Điêu Thuyền bị tàn quân của Đổng trác giết thì thật sự là sai lầm vì Đổng Trác đã chết còn Điêu Thuyền cùng Lữ Bố về đến thành Hạ mãi về sau khi Lữ bố bại trận nhưng người ta không tìm thấy Điêu Thuyền đâu. Các nhà sử học cũng không lý giải được cơ mà

Đây là tại hạ dịch nguyên ý bản Anh ngữ , không phải tại hạ nói. :)
Truyền thuyết về Điêu Thuyền vốn được mọi người biết đến bởi La Qúan Trung tiên sinh với Tam Quốc Diễn Nghĩa. Nhưng trước đó đã có bản "Tam quốc chí" của Trần Thọ, đời nhà Tấn...
Truyền thuyết dã sử thì nghe sao cũng được, không cách gì chứng minh hay phản bác. :D

Trong "Thánh Thán Ngoại Thư", Mao Tôn Cương viết về Ðiêu Thuyền như sau:

"18 lộ quân chư hầu không giết nổi Ðổng Trác, mà một thiếu nữ đào tơ liễu yếu như Ðiêu Thuyền lại giết nổi Trác. Ba anh em Lưu, Quan, Trương hùng liệt không thắng nổi Lữ Bố, mà chỉ một nàng Ðiêu Thuyền thắng nổi...
Xem thế thì cái bản lãnh của "nữ tướng quân" quả là tuyệt cao cường, đáng sợ thay!

Tây Thi với Ðiêu Thuyền cùng lấy sắc khuynh thành. Nhưng việc làm của Tây Thi còn dễ, việc của Ðiêu Thuyền khó hơn. Tây Thi chỉ phải đánh ngã một mình Ngô Phù Sai. Ðiêu Thuyền phải đồng thời đánh ngã cả Lữ Bố và Ðổng Trác. Phải luôn luôn nghĩ mưu kế trong lòng, thay đổi bộ mặt để đối phó với cả hai bên. Ta nghĩ rằng cái công của Ðiêu Thuyền đáng ghi vào sử xanh.

Nếu như, khi Ðổng Trác bị giết rồi, Vương Doãn không vụng về mà gây ra cái loạn Lý Thôi, Quách Dĩ thì cơ đồ nhà Hán đã phục hưng ngay từ đó. Và như thế thì một cô gái như Ðiêu Thuyền há lại không đáng ghi tên vào nơi Phượng các, không được tô tượng ở chỗ Lân đài hay sao ?"

Lý Thám Hoa
13-04-2004, 09:20
Còn đây là những đoản văn tả sắc đẹp của Điêu Thuyền :

...Rèm châu vừa cuốn lên, cùng với tiếng đàn phách sinh huỳnh vang lên thánh thót là Ðiêu Thuyền nhè nhẹ gót hài bước ra, xiêm y tha thướt, mình liễu uyển chuyển múa trước rèm châu như thiên tiên nhập động ...Có bài ca khen Ðiêu Thuyền rằng:

Phải người cung cũ Chiêu Dương?
Xiêm y mây cuốn vương vương cánh hồng
Nhẹ nhàng mình liễu như bông,
Gót hài uyển chuyển trên lòng bàn taỵ
Ðộng đình lạc lối hoa bay,
Lương châu thoăn thoắt sen cài bước chân
Nhà vàng gió cợt cành xuân,
Trăm hoa nhường vẻ thanh tân một người!

(Chú giải: Bài ca này có ý khen Ðiêu Thuyền đẹp như nàng Triệu Phi Yến ở Chiêu Dương cung của Hán Thành đế)

Ðổng Trác nhìn đắm đuối, đờ đẫn như kẻ mất hồn, ngây ngẩn ngẩn ngâỵ Ðiêu Thuyền lại cầm phách, gõ nhịp cất tiếng cạ Giọng trong như oanh kêu, cao như hạc gọi, khi trầm khi bổng, nghe thánh thót như rót vào tai, mà huyền huyền ảo ảo làm mê hồn tục khách! Ðó chính là:

Một đóa anh đào chúm chím môi,
Ðôi hàng răng ngọc rạng xuân tươị
Hương đưa đầu lưỡi tàng hơi kiếm:
Chém chết gian thần có lúc thôi!

(Nhất điểm anh đào khải giáng thần
Lưỡng hàng toái ngọc phún dương xuân
Ðinh hương thiệt thổ hành cương kiếm
Yêu trảm tà gian loạn quốc thần!)

Lý Thám Hoa
13-04-2004, 09:37
Và sau cùng là bản lãnh và "liên hoàn kế" của một trong Tứ Đại Mỹ Nhân Trung Hoa :

Sau đó, Ðiêu Thuyền về làm vợ cho Ðổng Trác nhưng lại "câu rê" Lữ Bố để càng ngày càng ly gián hai cha con ra. Trong hậu trường, hai cha con Ðổng Trác và Lữ Bố ngày càng thù ghét nhau chỉ vì "đòn sóc hai đầu" của Ðiêu Thuyền.

Một hôm, Ðổng Trác bị cảm, Ðiêu Thuyền tận tụy chầu chực thuốc men, cơm cháo. Trác lấy làm vui lòng lắm. Lữ Bố nghe tin vào phòng vấn an. Vừa lúc Trác còn ngủ, Ðiêu Thuyền đứng sau giường nhìn Lữ Bố, lấy tay chỉ lòng mình rồi lại chỉ Ðổng Trác và hai hàng lệ chảy ròng trên má. Bố đau đớn vô cùng. Ðổng Trác giựt mình thức dậy, thấy Lữ Bố đứng nhìn sau giường mãi thì trở mình qua, lại thấy Ðiêu Thuyền nên nổi giận nạt Lữ Bố:
-Sao mi dám giễu cợt ái cơ ta?

Một lần khác, Lữ Bố lén gặp Ðiêu Thuyền. Ðiêu Thuyền tỏ vẻ tươi cười bảo Lữ Bố:
-Lang quân ra sau vườn đến Phụng nghi đình mà chờ thiếp.

Ðiêu Thuyền trang điểm xong, vội vàng bước ra Phụng nghi đình gặp Lữ Bố, rưng rưng nước mắt nói:
-Thiếp tuy là con nuôi của quan Tư đồ song người coi như con đẻ. Người gả thiếp cho lang quân là chọn chỗ xứng đáng cho thiếp trao thân, gởi phận. Mừng chưa kịp no, không dè Thái sư (tức Ðổng Trác) lòng trâu dạ chó, bắt thiếp cưỡng bức như thế nàỵ Sở dĩ thiếp chưa chịu chết vì chưa gặp mặt chồng. Nghĩ lại thiếp ngày nay chẳng khác hoa tàn, nhụy rữa còn phụng sự anh hùng sao đặng. Vậy thiếp xin tự tử trước mặt lang quân để lang quân hiểu rõ nỗi lòng của thiếp.

Nói xong Ðiêu Thuyền nhắm ngay ao sen toan nhảy xuống. Lữ Bố lật đật ôm lại, cảm động nói:
-Ta biết rõ lòng nàng lắm rồi

Gặp đã lâu, Lữ Bố sợ Ðổng Trác về bắt gặp nên xách kích muốn đi, Ðiêu Thuyền nói:
-Thiếp ở chốn khuê phòng nghe danh tiếng lang quân anh hùng trên đời có một, không ngờ lại bị có người kiềm chế như thế!

Nói rồi lại khóc òa lên như mưa như gió một cách bi thảm. Bố lấy làm thẹn thùa, xấu hổ để kích xuống, ôm lấy Ðiêu Thuyền, móc khăn mouchoir chậm nước mắt cho nàng, tìm lời vỗ về an ủi. Hai người đang bịn rịn, âu yếm, không nỡ buông nhau thì thấy Ðổng Trác! Trác nổi máu ghen sùng sục, Lữ Bố hoảng hồn bỏ chạy, quên cả cây kích dựa lan can. Trác cúi xuống, cầm kích phóng ngay vào người Lữ Bố nhưng không trúng.

Sau đó, do lời khuyên của Lý Nhu, Ðổng Trác muốn gả Ðiêu Thuyền cho Lữ Bố nên gọi Ðiêu Thuyền vào và nói:
-Sao mi dám tư thông với thằng Lữ Bố?
Ðiêu Thuyền khóc nấc lên rồi kể:
-Thiếp đương xem hoa nơi sau vườn, thình lình Lữ Bố bước vào, thiếp hoảng sợ toan chạy trốn. Hắn nói hắn là con của Thái sư, không hề chi, rồi cầm kích rượt thiếp đến Phụng nghi đình. Thấy nó sinh tâm xấu xa như vậy, thiếp định liều mình nhảy xuống ao sen. Nó lại ôm cứng lấy thiếp. Ðương cơn bối rối thì vừa may ngài vào kịp nên thiếp mới toàn tính mạng. Vậy mà Thái sư không thương lại còn nói oan, nói xấu cho thiếp.

ĐổngTrác nói:
-Ý ta muốn gả mi cho Lữ Bố, vậy mi có bằng lòng không?
Ðiêu Thuyền thất sắc, nức nở:
-Thiếp đã thất thân với Thái sư, bây giờ Thái sư lại nỡ lòng đem đưa thiếp cho con là một thằng thất phu như thế thì trái đạo quá. Vậy thiếp thà chết còn hơn sống mà chịu nhơ danh.

Nói xong Ðiêu Thuyền bước lại rút lấy gươm treo trên vách toan đâm vào cổ. Trác hốt hoảng, vội giựt gươm, ôm Ðiêu Thuyền vào lòng, v.v....

Cuối cùng, trong âm mưu với Vương Doãn và Lý Túc, chính Lữ Bố là người cầm kích đâm ngay yết hầu của Ðổng Trác.

Có người nói: Cái tuyệt diệu của kế "liên hoàn" không phải là làm cho Lữ Bố giết Ðổng Trác. Ngược lại, nhằm làm cho Ðổng Trác giết Lữ Bố. Nếu Trác cầm kích, phóng trúng Lữ Bố tức là Trác đã tự chặt một cánh tay và Trác sẽ bị tiêu diệt dễ dàng. Ðó mới là chủ ý.

LSB-LyQuy
13-04-2004, 12:52
Thưa hai ca ca, đệ thì chẳng biết ĐT là thế nào ngaọi trừ biết cô ý có một nhan sắc tuyệt vời và vụ án Phụng Nghi Đình đã để cho mới than tình của LB và DT biến thành sự căm hận và kết cục chắc mọi người đã biết.
NHưng gần đây xem phik về Quan Công thấy thời trẻ QC yêu DT liệu có đúng không? Đệ chỉ cho là: " đuúng là phim, dựng ra cho người ta có cái mà xem", chứ đệ không chắc Quan Công lại yêu DT từ hồi còn trẻ. Rất mong các huynh, các đệ giải thích vấn đề này.

Miss Chanh
13-04-2004, 14:31
Kẻ nào dám nói xấu Điêu Thuyền đó . Lịch sử Trung Hoa thì HC không biết nhiều . Nhưng rất rất chi là hâm mộ Điêu Thuyền . Vì chuyện nước nhà mà đã hy sinh tuổi trẻ hy sinh hạnh phúc để lấy tên ĐT xấu xí ....he he , có điều ĐT ngày nay khôn hơn , phải Lý Thám Hoa nàng ta mới ưng :D he he . Đúng là thời gian làm thay đổi con người ;)

LSB-ThuyDuong
13-04-2004, 14:51
Tiểu muội khâm phục Điêu Thuyền, nhưng khinh bỉ Vương Doãn. Ông ta đã hy sinh 1 người con gái trong trắng ngoan ngõan để phục vụ mưu đồ chính trị của phe nhóm ông ta. Mỹ nhân kế của Vương Doãn là kế hạ lưu. Nó không cao thượng gì hơn những đòn hạ lưu mà Tào Tháo hay Lưu Bị đã dùng. Nhưng Tào Tháo có chặt đầu 1 kẻ thuộc hạ dưới quyền để mua lòng người hay Lưu Bị ném con xuống đất để thu phục tình cảm Triệu Vân vẫn "sạch sẽ" hơn đòn bẩn của Vương Doãn. Tiểu muội ghét Đổng Trác nhưng để diệt Trác không nhất thiết chơi trò mèo như thế.
Còn chiện Quan công yêu Điêu Thuyền, không rõ sử sách thế nào nhưng trong phim ảnh mọi chuyện đều có thể. Ngày xưa tiểu muội có xem 1 bộ phim video dựng lại Tiếu ngạo giang hồ của bác Kim Dung, thằng đạo diễn còn cho Lệnh Hồ Xung yêu Đông Phương Bất Bại mới quái!
À, nói chung vấn đề là thời trẻ Quan công có gặp Điêu Thuyền không thôi? Chứ nhan sắc ấy, gặp mặt mà không biết đường yêu thì cũng chán cho cái anh Quan công :)

LSB-Dieu
13-04-2004, 15:02
Thưa hai ca ca, đệ thì chẳng biết ĐT là thế nào ngaọi trừ biết cô ý có một nhan sắc tuyệt vời và vụ án Phụng Nghi Đình đã để cho mới than tình của LB và DT biến thành sự căm hận và kết cục chắc mọi người đã biết.
NHưng gần đây xem phim về Quan Công thấy thời trẻ QC yêu DT liệu có đúng không? Đệ chỉ cho là: " đuúng là phim, dựng ra cho người ta có cái mà xem", chứ đệ không chắc Quan Công lại yêu DT từ hồi còn trẻ. Rất mong các huynh, các đệ giải thích vấn đề này.


Chưa từng thấy một cuốn sách nào ghi chép về chuyện thời trẻ QC yêu ĐT , quen biết nhau còn không huống hồ yêu đương trai gái .
Chỉ thấy trong Truyền thuyết Tam quốc chí , có đoạn kể sau khi Lã Bố và Đổng Trác bỏ mạng . Điêu Thuyền bỏ chạy về quê , QC nghe tin vội đuổi theo truy sát vì nghi có thể đó là cái hoạ sau này . Đó mới là lúc 2 người gặp nhau lần đầu tiên .
( Muội định post đoạn này lên cho huynh coi dưng mà .. Tàng thư các đang sửa . Để khi khác vậy)
to ThuyDuong : Trong đoạn đó có kể QC cũng suýt yêu ĐT đấy chớ ! Dưng mà thấy gương LB và Đổng Trác nên đành để nàng ra đi :huytsao: Không nỡ xuống tay chém nàng mà để kẻ khác chém hộ :mrgreen:

Lý Thám Hoa
13-04-2004, 18:24
Hận đệ: Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Qúan Trung cũng chỉ là "truyện dã sử" đầy dẫy những cảnh độn thổ thăng thiên, hô phong hoán vũ... Không phải là "chính sử" nên không mang ra làm cơ sở để luận được. Tam Quốc Ngoại Truyện cũng vậy, nguyên là những truyền thuyết dân gian mà ra (giống như Âu Cơ hoặc Thánh Gíong của Việt nam)... Cho nên thậm chí khi xem phim thấy cảnh Quan Vũ cưới Điêu Thuyền cũng không phải là chuyện ghê gớm lắm :P

Nếu muốn luận nghiêm túc về Tam Quốc Tranh Hùng thì nên xem theo chính sử, bản "Tam Quốc Chí" của Trần Thọ hoặc "Thánh Thán Ngoại Thư" của Mao Tôn Cương có lẽ là bản chính sử ít ỏi về giai đoạn này.

AI GIẾT ĐIÊU THUYỀN

Tam Quốc Ngoại Truyện (NXB Văn Học - Author: Hoàng Chí Trung) viết :

Quan Vũ lúc thường đều lim dim mắt, lúc nào mở to mắt tức là muốn giết người. Hiện giờ, Quan Vũ mày tằm dựng ngược, tròng mắt trợn to hơn cả cái chuông đông, đối mặt với Điêu Thuyền, thấy nàng kiều diễm đáng yêu, mặt hoa da phấn, mắt liếc đưa tình, còn đẹp hơn cả đoá phù dung trên mặt nước, quả thật khiến người không nỡ nhẫn tâm làm đau đến nửa sợi lông tơ trên người nàng, bất giác con tim mềm yếu, vội quay mình, ngoảnh mặt đi chỗ khác. Đêm ấy là đêm Trung thu, ánh trăng vằng vặc, chiếu bóng Điêu Thuyền, vòi vọi như ngọc đứng, rỡ ràng đến xúc động lòng người, thật giống như một bức tranh mỹ nhân được trải ra trên mặt đất. Quan Vũ nhìn, trong lòng càng kinh sợ, ngay đến cái bóng của nàng còn khiến người ta hồn xiêu phách lạc, huống chi nếu để sống ở đời chắc gì không gây họa cho đại ca và tam đệ? Nhất định phải vững tâm trở lại! Quan Vũ nâng đao Thanh Long Yển Nguyệt, nhìn lần cuối cùng cái bóng của Điêu Thuyền.

Lúc này nàng sợ hãi run lẩy bẩy, dáng vẻ như dương liễu bị gió dập, như mẫu đơn bị mưa vùi, lại càng xúc động người ta, khiến người ta thương cảm. Quan Vũ không có đủ dũng cảm để nhìn nữa, bất giác hai mắt nhắm nghiền, đao Thanh Long Yển Nguyệt cũng buông khỏi tay rơi xuống, vừa vặn trúng vào bóng của Điêu Thuyền in trên mặt đất....Điêu Thuyền cũng nghe bóng đao rơi mà ngã xuống, đầu lìa khỏi cổ.
Âu cũng là duyên nghiệp ! Bế Nguyệt Mỹ nhân sau cùng thảm tử nơi Yển Nguyệt Đao.

Mỹ nhân kế của Vương Doãn là kế hạ lưu. Nó không cao thượng gì hơn những đòn hạ lưu mà Tào Tháo hay Lưu Bị đã dùng. Nhưng Tào Tháo có chặt đầu 1 kẻ thuộc hạ dưới quyền để mua lòng người hay Lưu Bị ném con xuống đất để thu phục tình cảm Triệu Vân


Thùy Dương: Tào Tháo, Lưu Bị, Lưu Bang, Chu Nguyên Chương... phất cờ dựng nghiệp bá vương. Không thể lấy tiêu chuẩn "anh hùng" kiểu Quan Vũ, Triệu Vân... mà đánh giá được. Vốn dĩ Quân vương và Anh hùng không phải là một.

Muội là thân nhi nữ ắt sẽ phẫn nộ thay cho Điêu Thuyền và căm ghét Vương Doãn. Tuy nhiên khi ấy sự việc thành công, toàn bộ Hán tộc đều biết ơn ông này... Hoặc như Lưu Bị giả vờ ném con mình đi mà thu phục được Triệu Vân bằng cả trăm ngàn đứa con vô dụng của họ Lưu. :mrgreen:

Nói xa hơn một chút, thân làm quốc chủ gánh trọng trách của cả 1 quốc gia thì làm sao có thể vì một vài khí khái anh hùng cá nhân mà đạp đổ xã tắc. Ai lại không có máu iêng hùng trong huyết quản, nhưng gạt bỏ được cảm xúc cá nhân như Tào - Lưu mà dồn tâm huyết cho quốc gia thì có anh hùng nào làm được. Và cũng chỉ có những người như Tào - Lưu mới thần phục được đám "anh hùng" coi trời bằng vung kia về một mối.

Cho nên, riêng ta thì lại không xem những người này là Anh hùng hay Gian hùng... Chỉ đơn giản họ là Quân vương, mà Quân vương thì chỉ có 2 loại: Minh Quân hay Hôn Quân. Hoàn toàn không liên quan gì đến Anh hay Gian Hùng :)

LSB-LyQuy
14-04-2004, 08:45
Mỹ nhân kế là một trong 36 kế sách của Tôn Tử. Sử dụng được kế này không phải chuyện đơn giản mà phải túm được gáy kẻ nào có máu hám sắc. Chính Lã Bố và Đổng Trác chết vì cái tính này (đẹp như Điêu thuyền thì đến hận mỗ còn chết nói gì mấy đứa đó :D ) Thuy Duong muội có thấy trước khi dùng kế Vương Doãn đã phải quỳ ngối lạy một đứa A hoàn như DT không? Hy sinh một người con gái để cứu vận mệnh của nhà Hán trong đó còn có rất rất nhiều người con gái khác thì cái gì hơn đây?

TieuHoaVinh
14-04-2004, 11:45
Tại hạ đồng ý với HTTS về mưu mẹo của Vương Doãn. Thời xưa thì tư tưởng "Trung Quân Ái Quốc " được đặt lên rất cao lại còn tư tưởng "Quân - Sư - Phụ"="Vua - thầy - Cha" như vậy hy sinh bản thân mình hay hy sinh con cái, gia đình để trả thù cho vua để đánh đuổi gian tặc là điều không thể nói là Nguỵ quân tử
Mong mọi người tranh luận thêm cho topíc thêm sôi nổi

Lsb-Nuyeutinh
15-04-2004, 09:21
Điêu thuyền và Quan Công có iêu nhau muốn nói gì thì nói muội đã đọc được chuyện này rồi đây là một Thiên Tình sử từ lâu rồi . Hai người đã iêu nhau từ khi con nhỏ, nhưng khi không đến được với nhau về sau này cũng không phải Quan Công giết Điêu Thuyền như mọi người nghĩ mà là đưa Điêu Thuyền về quê. có thể lý giải được rằng một người như Quan Công không bao giờ giết một người phụ nữ như mọi người lầm tưởng

LSB-Dieu
16-04-2004, 18:01
Góp thêm chút tài liệu về nhân vật Điêu Thuyền :) .
Ðiêu Thuyền bị loạn Ðổng Trác nên gia cảnh tan tành, cha mẹ bị giết hết, phiêu bạt lênh đênh, xin vào làm người ở cho quan Tư đồ Vương Doãn. Thấy nàng đẹp, có tài hát hay, đàn giỏi nên Vương Doãn nhận làm con nuôi .
Ðổng Trác vốn làm chức quan nhỏ nhưng nhờ khéo léo dùng lễ vật làm nhân tình, lo lót nên thăng đến chức quan cao, thống lãnh hơn 200,000 quân ở Hiệp Tâỵ Lòng tham không đáy, Ðổng Trác nuôi mộng chiếm luôn ngôi vua .
Nhân dịp triều đình bị loạn Thập thường thị (10 tên hoạn quan), Ðổng Trác lấy cớ bảo giá kéo quân về triềụ Ðổng Trác chuyên quyền, khống chế các quan, giết vua Thiếu đế, Hà hậu, và Ðường phị Ðổng Trác vào cung gian dâm cùng cung nữ và ngủ luôn trên long sàng, làm nhiều điều ngang ngược.
Ðổng Trác có đứa con nuôi tên Lữ Bố, sức đánh trăm người nên Ðổng Trác càng kiêu ngạo, hống hách. Ai chống đối thì bị giết ngaỵ Trước sự tàn bạo của Ðổng Trác, lòng dân căm phẩn, tất cả 18 chư hầu nổi lên nhưng đều bị Lã Bố dẹp yên. Ðại thắng, hắn càng kiêu căng. Và càng thẳng tay giết chóc.
Vương Doãn nghĩ đến hành vi lộng quyền, sát nhân của Ðổng Trác mà xốn xang, phiền muộn và muốn tìm cách giết đi . Mãi suy nghĩ mà chưa ra một kế nào thì một hôm, Ðiêu Thuyền nói với Vương Doãn rằng nàng tình nguyện làm bất cứ điều gì để báo ơn nuôi dưỡng của Vương Doãn. Vương Doãn cả mừng nói:
"Cha tin lòng của con nhưng ngại con không thực hiện được. Nguyên cha con thằng Ðổng Trác là phường hiếu sắc, bây giờ cha muốn dùng "liên hoàn kế", trước đem con hứa gả cho Lữ Bố rồi sau lại hiến con cho Ðổng Trác. Con ở giữa tùy cơ ứng biến làm cho hai cha con nó trở lại giết hại lẫn nhau. Nếu làm được như vậy là con liều thân giúp nước, công nghiệp vô cùng to lớn."
Ðiêu Thuyền vâng lời Vương Doãn bày tiệc tại nhà, mời Lữ Bố đến dư Trong bữa tiệc, Vương Doãn không ngớt lời ca tụng sức mạnh oai dõng của Lữ Bố làm cho Lữ Bố hừng chí, uống rượu hết bát này đến bát khác. Ðộ một lát, Vương Doãn truyền quân hầu đi nghỉ, chỉ để vài thị nữ ở lại châm rượu . Khi thấy Lữ Bố đã thấm hơi men, Vương Doãn truyền thị nữ phò Ðiêu Thuyền ra Mặt hoa mơn mởn, lại trang điểm vô cùng diểm lệ, mình liễu uyển chuyển, Lữ Bố vừa trông thấy giựt nẩy mình, tưởng là tiên nữ hạ phàm, nhìn không chớp mắt! Vương Doãn bảo Ðiêu Thuyền mời rượu Lữ Bộ Nàng uốn hai bàn tay ngà ngọc nâng ly rượu mời, anh mă long lanh như sóng nước hồ thu đưa tình, bốn mắt nhìn nhau, rồi lại nhìn nhau nữa khiến cho kẻ ngẩn ngơ, người ngơ ngẩn. Vương Doãn giả saỵ Lữ Bố mời Ðiêu Thuyền ngồị Ðiêu Thuyền tỏ vẻ e lệ, ngần ngừ rồi muốn bỏ vào trong... Không biết có phải là "Tình trong như đã, mặt ngoài còn e" không? (!) Lữ Bố rõ ràng là "chết ngắc', cứ ngồi ngây người ra như tượng gỗ! Sau đó, Vương Doãn bảo Lữ Bố:
"Lão muốn đưa con gái lão qua làm tiểu thiếp tướng quân để hầu hạ trang anh hùng duy nhứt thời naỵ Chẳng hay tướng quân có lòng thương yêu dung nạp không?"
Tất nhiên là Lữ Bố còn gì sung sướng cho bằng. Vương Doãn lại bảo là để chọn ngày lành rồi nay mai sẽ đưa Ðiêu Thuyền sang làm vợ Lữ Bộ
Ngày hôm sau, Vương Doãn lại mời Ðổng Trác đến nhà ăn tiệc. Vương Doãn ra lệnh tấu nhạc, rồi mời Ðổng Trác uống rượụ Khi trời về chiều, rượu đã ngà say Vương Doãn mời Ðổng Trác vào hậu đường. Bấy giờ, đuốc hoa đốt lên ráng rực cả nhà. Vương Doãn chỉ giữ lại mấy cô hầu dâng rượu, rồi thưa với Ðổng Trác:
"Nhà cũng có phường giáo nhạc nhưng sợ kém cỏi vụng về, sợ không đẹp ý Thái sư nên không cho ra diễn tấu. Duy còn một kỳ nữ tài hoa khá lắm, xin cho phép gọi ra hầu."
Ðổng Trác đồng ý Vương Doãn liền sai kéo rèm. Rèm châu vừa cuốn lên, cùng với tiếng đàn phách sinh huỳnh vang lên thánh thót là Ðiêu Thuyền nhè nhẹ gót hài bước ra, xiêm y tha thướt, mình liễu uyển chuyển múa trước rèm châu như thiên tiên nhập động ...Có bài ca khen Ðiêu Thuyền rằng:
Phải người cung cũ Chiêu Dương?
Xiêm y mây cuốn vương vương cánh hồng
Nhẹ nhàng mình liễu như bông,
Gót hài uyển chuyển trên lòng bàn taỵ
Ðộng đình lạc lối hoa bay,
Lương châu thoăn thoắt sen cài bước chân
Nhà vàng gió cợt cành xuân,
Trăm hoa nhường vẻ thanh tân một người!
(Chú giải: Bài ca này có ý khen Ðiêu Thuyền đẹp như nàng Triệu Phi Yến ở Chiêu Dương cung của Hán Thành đế: hai bàn chân nhỏ bằng hai ngón tay cái làm cho lúc đi thân hình trở nên uyển chuyển nhẹ nhàng, có thể đứng trên bàn tay người ta được (Ðây là chuyện thật của tục bó chân ngày xưa)
Ðổng Trác nhìn đắm đuối, đờ đẫn như kẻ mất hồn, ngây ngẩn ngẩn ngâỵ Ðiêu Thuyền lại cầm phách, gõ nhịp cất tiếng cạ Giọng trong như oanh kêu, cao như hạc gọi, khi trầm khi bổng, nghe thánh thót như rót vào tai, mà huyền huyền ảo ảo làm mê hồn tục khách! Ðó chính là:
Một đóa anh đào chúm chím môi,
Ðôi hàng răng ngọc rạng xuân tươị
Hương đưa đầu lưỡi tàng hơi kiếm:
Chém chết gian thần có lúc thôi!

(Nhất điểm anh đào khải giáng thần
Lưỡng hàng toái ngọc phún dương xuân
Ðinh hương thiệt thổ hành cương kiếm
Yêu trảm tà gian loạn quốc thần!)
Trong cơn say rượu thịt, sắc đẹp, hát hay, múa giỏi thì đúng là ... Ðổng Trác "hồn phi, phách tán". Vương Doãn lại hứa dâng hiến Ðiêu Thuyền cho Ðổng Trác.
Sau đó, Ðiêu Thuyền về làm vợ cho Ðổng Trác nhưng lại "câu rê" Lữ Bố để càng ngày càng ly gián hai cha con ra. Trong hậu trường, hai cha con Ðổng Trác và Lữ Bố ngày càng thù ghét nhau chỉ vì "đòn sóc hai đầu" của Ðiêu Thuyền.
Một hôm, Ðổng Trác bị cảm, Ðiêu Thuyền tận tụy chầu chực thuốc men, cơm cháo. Trác lấy làm vui lòng lắm. Bố nghe tin vào phòng vấn an. Vừa lúc Trác còn ngủ, Ðiêu Thuyền đứng sau giường nhìn Lữ Bố, lấy tay chỉ lòng mình rồi lại chỉ Ðổng Trác và hai hàng lệ chảy ròng trên má. Bố đau đớn vô cùng. Ðổng Trác giựt mình thức dậy, thấy Lữ Bố đứng nhìn sau giường mãi thì trở mình qua, lại thấy Ðiêu Thuyền nên nổi giận nạt Lữ Bố:
-Sao mi dám giễu cợt ái cơ ta?
Một lần khác, Lữ Bố lén gặp Ðiêu Thuyền. Ðiêu Thuyền tỏ vẻ tươi cười bảo Lữ Bố:
-Lang quân ra sau vườn đến Phụng nghi đình mà chờ thiếp.
Ðiêu Thuyền trang điểm xong, vội vàng bước ra Phụng nghi đình gặp Lữ Bố, rưng rưng nước mắt nói:
-Thiếp tuy là con nuôi của quan Tư đồ song người coi như con đẻ. Người gả thiếp cho lang quân là chọn chỗ xứng đáng cho thiếp trao thân, gởi phận. Mừng chưa kịp no, không dè Thái sư (tức Ðổng Trác) lòng trâu dạ chó, bắt thiếp cưỡng bức như thế nàỵ Sở dĩ thiếp chưa chịu chết vì chưa gặp mặt chồng. Nghĩ lại thiếp ngày nay chẳng khác hoa tàn, nhụy rữa còn phụng sự anh hùng sao đặng. Vậy thiếp xin tự tử trước mặt lang quân để lang quân hiểu rõ nỗi lòng của thiếp.
Nói xong Ðiêu Thuyền nhắm ngay ao sen toan nhảy xuống. Lữ Bố lật đật ôm lại, cảm động nói:
-Ta biết rõ lòng nàng lắm rồi
Gặp đã lâu, Lữ Bố sợ Ðổng Trác về bắt gặp nên xách kích muốn đị Ðiêu Thuyền nói:
-Thiếp ở chốn khuê phòng nghe danh tiếng lang quân anh hùng trên đời có một, không ngờ lại bị có người kiềm chế như thế!
Nói rồi lại khóc òa lên như mưa như gió một cách bi thảm. Bố lấy làm thẹn thùa, xấu hổ để kích xuống, ôm lấy Ðiêu Thuyền, móc khăn mouchoir chậm nước mắt cho nàng, tìm lời vỗ về an ủi. Hai người đang bịn rịn, âu yếm, không nỡ buông nhau thì thấy Ðổng Trác! Trác nổi máu ghen sùng sục, Lữ Bố hoảng hồn bỏ chạy, quên cả cây kích dựa lan can. Trác cúi xuống, cầm kích phóng ngay vào người Lữ Bố nhưng không trúng.
Sau đó, do lời khuyên của Lý Nhu, Ðổng Trác muốn gả Ðiêu Thuyền cho Lữ Bố nên gọi Ðiêu Thuyền vào và nói:
-Sao mi dám tư thông với thằng Lữ Bố?
Ðiêu Thuyền khóc nấc lên rồi kể:
-Thiếp đương xem hoa nơi sau vườn, thình lình Lữ Bố bước vào, thiếp hoảng sợ toan chạy trốn. Hắn nói hắn là con của Thái sư, không hề chi, rồi cầm kích rượt thiếp đến Phụng nghi đình. Thấy nó sinh tâm xấu xa như vậy, thiếp định liều mình nhảy xuống ao sen. Nó lại ôm cứng lấy thiếp.
Ðương cơn bối rối thì vừa may ngài vào kịp nên thiếp mới toàn tính mạng. Vậy mà Thái sư không thương lại còn nói oan, nói xấu cho thiếp.
Trác nói:
-Ý ta muốn gả mi cho Lữ Bố, vậy mi có bằng lòng không?
Ðiêu Thuyền thất sắc, nức nở:
-Thiếp đã thất thân với Thái sư, bây giờ Thái sư lại nỡ lòng đem đưa thiếp cho con là một thằng thất phu như thế thì trái đạo quá. Vậy thiếp thà chết còn hơn sống mà chịu nhơ danh.
Nói xong Ðiêu Thuyền bước lại rút lấy gươm treo trên vách toan đâm vào cổ. Trác hốt hoảng, vội giựt gươm, ôm Ðiêu Thuyền vào lòng, v.v....
Cuối cùng, trong âm mưu với Vương Doãn và Lý Túc, chính Lữ Bố là người cầm kích đâm ngay yết hầu của Ðổng Trác.
Trong "Thánh Thán Ngoại Thư", nhà phê bình trứ danh Mao Tôn Cương viết về Ðiêu Thuyền như sau:
"18 lộ quân chư hầu không giết nổi Ðổng Trác, mà một thiếu nữ đào tơ liễu yếu như Ðiêu Thuyền lại giết nổi Trác. Ba anh em Lưu, Quan, Trương hùng liệt không thắng nổi Lữ Bố, mà chỉ một nàng Ðiêu Thuyền thắng nổi. Ôi, lấy chăn chiếu làm chiến trường, lấy son phấn làm khôi giáp, lấy mày ngài làm cung nỏ, lấy nước mắt nũng nịu làm tên đạn, lấy lời tình tứ ngọt ngào làm chiến lược mưu cơ. Xem thế thì cái bản lãnh của "nữ tướng quân" quả là tuyệt cao cường, đáng sợ thay!
Tây Thi với Ðiêu Thuyền cùng lấy sắc khuynh thành. Nhưng việc làm của Tây Thi còn dễ, việc của Ðiêu Thuyền khó hơn. Tây Thi chỉ phải đánh ngã một mình Ngô Phù Sai. Ðiêu Thuyền phải đồng thời đánh ngã cả Lữ Bố và Ðổng Trác. Phải luôn luôn nghĩ mưu kế trong lòng, thay đổi bộ mặt để đối phó với cả hai bên. Ta nghĩ rằng cái công của Ðiêu Thuyền đáng ghi vào sử xanh.
Nếu như, khi Ðổng Trác bị giết rồi, Vương Doãn không vụng về mà gây ra cái loạn Lý Thôi, Quách Dĩ thì cơ đồ nhà Hán đã phục hưng ngay từ đó. Và như thế thì một cô gái như Ðiêu Thuyền há lại không đáng ghi tên vào nơi Phượng các, không được tô tượng ở chỗ Lân đài hay sao ?
Cái tuyệt diệu của kế "liên hoàn" không phải là làm cho Lữ Bố giết Ðổng Trác đâu. Ngược lại, nhằm làm cho Ðổng Trác giết Lữ Bố. Nếu Trác cầm kích, phóng trúng Lữ Bố tức là Trác đã tự chặt một cánh tay và Trác sẽ bị tiêu diệt dễ dàng. Ðó mới là chủ ý.
Riêng ta, ta yêu nàng Tây Thi thật lòng trở về với Phạm Lãi; và yêu nàng Ðiêu Thuyền giả vờ sống chết với Lữ Bộ Bởi vì tuy thân đứng trước Lữ Bố, nhưng lòng Ðiêu Thuyền bao giờ cũng chỉ nghỉ đến báo công nuôi dưỡng cho Vương Doãn mà thôi.
Sau khi thành Hạ Bì thất thủ, Lữ Bố bị Tào Tháo giết, không biết tông tích của Ðiêu Thuyền ở đâu cả. Nàng chính là con rồng thiêng, chỉ lộ cái đầu, cái mình với đời mà không cho đời sau biết cái đuôi mình ẩn đi đâu hết! Có thế danh tiếng mới khỏi bị tổn thương.

TGPN nên đọc kỹ các bài đã post trước khi post thêm nhá :wink: Những gì tỷ post đã được trích dẫn làm nhiều đoạn ở các bài trên rồi :huytsao:

LSB Yen Thanh
17-04-2004, 10:21
Trong Tam Quốc thì Điêu Thuyền chẳng qua chỉ là một quân cờ chính trị giúp Vương Doãn tiêu diệt Đổng Trác, sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình là thì nhân vật Điêu Thuyền không được tác giả nhắc đến nữa. Nhưng do hình ảnh của Điêu Thuyền gây ấn tượng rất sâu sắc đối với độc giả do vậy có rất nhiều chuyện kể về nhân vật Điêu Thuyền (không phải của La Quán Trung).
Có tích nói rằng khi Quan Công nhìn thấy Điêu Thuyền xinh đẹp quá sợ rằng sau này sắc đẹp của cô sẽ lại làm hại cho xã tắc nên đã dùng đao chém Điêu Thuyền.
Còn theo Yến Thanh sau khi tiêu diệt Lã Bố thì Điêu Thuyền được Tào Tháo đem về vương phủ. Ở đây Điêu Thuyền và Quan Vũ (lúc này cũng ở vương phủ của Tào Tháo) đã gặp nhau và nảy sinh tình cảm nhưng do Quan Vũ nuôi chí giúp Lưu Bị khôi phục giang sơn nhà Hán nên đã khuyên Điêu Thuyền kiếm một người chồng và sống một cuộc sống bình dân.

LSB-VanThang
20-04-2004, 07:00
Theo tại hạ biết thì gia đình Điêu Thuyền bị Đổng Trác sát hại. Vương Doãn có ý diệt Đổng Trác nên nhận Điêu Thuyền làm con nuôi. Nói rằng ĐT vì quốc gia hy sinh tại hạ nghĩ chỉ là việc phụ, chủ yếu là Điêu Thuyền muốn trả thù cho gia đình mình (và có phần trả ơn Vương Doãn). Điêu Thuyền cũng không thể so sánh với Tây Thi được bởi Tây Thi mới thực sự là hy sinh vì nước (và tình yêu của mình với Phạm Lãi). Hơn nữa Phù Sai là một ông vua thông minh và có Ngũ Tử Tư đầy mưu lược. Đằng này Đổng Trác chỉ là kẻ lỗ mãng, không được lòng dân...ai ai cũng muốn giết. Còn Lữ Bố chỉ là tên hữu dũng vô mưu ham mê nữ sắc nên Điêu Thuyên tương đối dễ "hạ gục" Đổng và Lữ hơn. So sánh việc làm Tây Thi với Điêu Thuyền không khập khiễng quá ư? Chẳng khác gì vầng trăng so sánh với đom đóm. (So về sắc đẹp thì còn có lý hơn chứ bản thân việc làm thì khập khiễng quá).
Tại hạ đọc Truyền thuyết Tam Quốc Chí thấy có đoạn nói Quan Công chém chết Điêu Thuyền chứ làm gì có chuyện yêu đương nhỉ?!

thuyduong: Sử dụng "Mỹ nhân kế" là có sự đồng tình của Điêu Thuyền nữa chứ không phải do Vương Doãn ép buộc. Vã lại nếu có chút ép buộc thì đã sao chứ. Vì nước hy sinh là việc đáng làm có gì không "sạch sẽ" ??? Vương Doãn cầu Điêu Thuyền dùng mỹ nhân kế chứ đâu có dùng bạo lực ép Điêu Thuyền mà muội khinh ông ta?
Tào Tháo là gian hùng nhưng Lưu Bị còn tiểu nhân hơn Tào nhiều. Con người có chí thâu tóm thiên hạ không ai không là gian hùng cả.

LSB-Dieu
20-04-2004, 09:28
Nói như vậy cũng không hẳn là đúng ! Vì muội còn được nghe 1 điển tích khác : ĐT từ khi sinh ra đã mồ côi , rồi mới được Vương Doãn nhận về làm con nuôi ! Câu truyện này nói về sự nghi ngờ Điêu Thuyền là con của Đổng Trác với 1 ni cô trong chùa . Truyện còn giải thích cả cái tên Điêu Thuyền : khi sinh ra ĐT được bọc trong tấm vải Điêu + tiếng khóc nghe như tiếng ve kêu --> ghép lại thành Điêu Thuyền !Chắc chắn là ĐT không biết việc này roài !
Vậy thì có lẽ ĐT hi sinh thân mình một chút gì đó vì giang san và trên cả là để đền đáp ơn Vương Doãn đã nuôi dưỡng mình ... như trong Tam quốc chí đã có một đoạn nói chuyện giữa 2 người !
Không thể so sánh được việc làm của Tây Thi và Điêu Thuyền như vậy được VanThang huynh ! Nếu tranh luận mỗi người 1 ý thì chắc chẳng bao giờ kết thúc đâu ! Điêu Thuyền 1 lúc phải nghĩ mưu đối phó với 2 người đàn ông ở 2 phía, trong khi Tây Thi chỉ đơn thuần quyến rũ Phù Sai , há chẳng hơn sao ? Hơn nữa , Tây Thi hi sinh tình yêu của mình với Phạm Lãi ... đành rằng là đau khổ ! Nhưng Điêu Thuyền thì sao ? cả thời thanh xuân , nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành là vậy mà cũng hi sinh tất cả ---> 1 thiếu nữ chết đi khi không có trong hồn một tình yêu , hỏi có đau khổ hơn chăng ?!

LSB-RongLuaBacCuc
01-05-2004, 01:05
Chuyện bắt đầu từ khi Đổng Trác chuyên quyền, hoành hành bá đạo. Có một ngày, trong một yến tiệc, Đổng Trác đã đặt điều buộc tội một vị quan là Zhangwen (Đinh Nguyên ??). Tất cả các quan lại chức sắc tại bàn tiệc đều kinh sợ khi thấy Zhangwen bị lôi ra ngoài chém đầu. Ai cũng cho rằng cơ đồ Hán triều sớm muộn gì cũng lọt vào tay họ Đổng.
Xin được bổ xung đôi chút cho bản dịch của Lý huynh đệ, Đinh Nguyên thực ra là bố nuôi của Lã Bố, còn Zhangwen trong bản dịch của huynh đệ là một viên quan mang họ Trương.

Donjuan
01-05-2004, 21:16
LSB-Van Thang trich dẫn:
Tại hạ đọc Truyền thuyết Tam Quốc Chí thấy có đoạn nói Quan Công chém chết Điêu Thuyền chứ làm gì có chuyện yêu đương nhỉ?!
Mình đọc " Trung quốc truyền kì mạn lục " làm gì có chuyện Quan Công giết ĐT nhỉ ? Mà ĐT đối với Quan Công phải là ân nhân cứu mạng mới phải, ...
Sau khi lần lượt Đổng Trác và Lữ Bố chết ,bọn Tào Tháo lùng giết Điêu Thuyền vì coi đây là vật ngộ quốc hại dân,nhưng nhờ có Quan Công mà ĐT được đi ở ẩn và "tu" tại am"Tĩnh Từ" chứ nhể??????????? :hmm: :hmm: :hmm:

Lữ Bố
02-05-2004, 15:48
Không,nếu đúng theo lịch sử là Quan Vũ không ra tay chém Điêu Thuyền,mà là do cây đao thần của Quan Vũ tự động bay ra chém Điêu Thuyền đó . Tôi mới xem xong bộ phim Lữ Bố Và Điêu Thuyền của Trung Quốc do đạo diễn Trần Khải Ca sản xuất và dựng phim . Nói chung là tuy nhiều cuốc sách lịch sữ của Trung Quốc ghi chép ,nhưng tui nghĩ cũng chưa hẳn là chính xác . Vì miệng đời của thiên hạ rất truyền tụng lúc này lúc khác,hư hư thực thực ảo mộng đó mừ .

LSB-Kaiser
02-05-2004, 17:04
Không,nếu đúng theo lịch sử là Quan Vũ không ra tay chém Điêu Thuyền,mà là do cây đao thần của Quan Vũ tự động bay ra chém Điêu Thuyền đó . Tôi mới xem xong bộ phim Lữ Bố Và Điêu Thuyền của Trung Quốc do đạo diễn Trần Khải Ca sản xuất và dựng phim . Nói chung là tuy nhiều cuốc sách lịch sữ của Trung Quốc ghi chép ,nhưng tui nghĩ cũng chưa hẳn là chính xác . Vì miệng đời của thiên hạ rất truyền tụng lúc này lúc khác,hư hư thực thực ảo mộng đó mừ .
Đọc cái nì dzui quá...Không phải là Đao bay ra chém đâu ..Mà là Điêu Thuyền nghịch cái Đao chẳng may rơi..thế là..Phập! :lol:

LSB-TruongThanh
02-05-2004, 20:44
ĐT tuy là trang quốc sắc thiên hương nhưng lại có cái hào khí của một tu my nam tử. Sẵn sàng đại nghĩa diệt thân, hy sinh cá nhân cho tập thể. Nàng chấp nhận để Đổng Trác vùi hoa dập liễu để hoàn thành "mỹ nhân kế" của Vương Tư Đồ. Đánh gục Lữ Bố và Đổng Trác không phải là một anh hùng cái thế nào mà chính là nàng. Người con gái như thế thí trên đời có được mấy ai?? Đáng trân trọng!!

Thien Long Than Kiem
31-10-2004, 11:49
Trên phim thì diẽn viên đóng vai Điêu Thuyền thường xinh đẹp,có tài đánh đàn và quyến rũ đàn ông,nhưng chúng ta thì chỉ nghe tả chứ chưa thấy nàng bao giờ (hiếu kì quá).Nhưng dù gì thì nàng vẫn giúp dẹp loạn Đổng Trác,nhân dân bá tánh cũng bớt khổ cực,nhiều người bảo là ĐT gian xảo quỷ quyệt nhưng tôi thấy khác.Trong hời loạn,số phận người con gái thật mỏng manh,nếu như họ muốn được sống bình yên cũng không đơn giản chút nào.Tư Đồ Vương Doãn dùng ĐT làm con mồi hoàn toàn cũng là để lật đổ Đông trác ,tránh cho nhân dân một cái hoạ khôn lường,vậy thì nàng phải là người có công chứ đâu phải là kẻ bịp bợm,một người con gái chỉ chuyên lừa đảo nhờ sắc đẹp đâu.

Tieu Son Trang Si
03-05-2005, 08:25
Người sau có thơ khen rằng:

Má hồng hơn cả vạn đao binh
Sóng mắt dâng lên mới đổ thành
Uổng sức tam hùng ngoài ải Hổ
Khải ca lại tấu Phượng Nghi Đình

http://www.luongsonbac.com/forum/images/smilie/icon_wink.gifhttp://www.luongsonbac.com/forum/images/smilie/icon_smile.gif

LSB-LyQuy
10-06-2005, 12:23
Điêu Thuyền thực chất thì cũng chỉ là một con bài trong mưu sách của Vương Doãn mà thôi! Điêu Thuyền có sắc đẹp và Vương tư đồ thì có mưu mẹo! Hai cái này kết hợp với nhau để hạ được Đổng Trác! Nhưng tiếc rằng Điêu Thuyền cũng chỉ đuwọc nắch nhiều nhất trong vụ án Phụng Nghi Đình chứ sau khi hạ được DT rồi thì nàng về làm vợ Lã Bố, từ đó không được nhắc tới nữa! Rốt cục thì DT cũng vẫn mãi chỉ là con bài trong tay Vương Doãn chứ chẳng thể khá hơn được là mấy! Sau khi dùng nàng hạ được DT thì Vương Doãn hình như cũng chẳng thèm quan tâm tới DT nữa. Mà nói đúng ra thì có muốn quan tâm cũng chẳng được vì lúc đó DT đã nằm trong tay LB rồi, VD xía vào là ăn đòn liền! Rõ ràng DT không hề yêu thương gì LB nhưng nàng đành chịu về làm vợ y vì cũng chẳng còn cách nào khác! Số phận của DT đến sau khi trừ được DT cũng coi như chấm dứt!

Ngọc Diện Thư Sinh
22-11-2005, 05:30
Vậy cuối cùng Điêu Thuyền là người tốt hay kẻ xấu tại hạ chỉ biết ĐT thời trẻ có tên là CÁt XUÂN LAN và Điêu Thuyền có wen biết LÃ BỐ từ trước vụ á phụng nghi đình

LSB-LyQuy
22-11-2005, 11:25
Chẳng biết nói thế nào về ĐT nữa. Có người cho rằng cô ả xấu nhưng cũng có người cho rằng cô ả tốt! Để mà phân tích cụ thể từng li từng tý một thì trong con người DT có cả những cái tốt và cũng có cả những cái xấu. DT thì cũng là một con người thôi mà và đã là con người thì chẳng thể nào hoàn hảo cả!
Chỉ biết rằng DT là công cụ trong kế sách Mỹ Nhân của Vương Doãn nhằm loại trừ Đổng Trác là mối họa lớn lúc bấy giờ của vua tôi nhà Hán! Với sắc đẹp của mình cộng với sự hám sắc của Đổng Trác cũng như Lã Bố. Vương Doãn đã thành công trong kế sách Mỹ Nhân của mình. Còn số phận của DT thì cũng đã được định đoạt ngay sau khi hoàn thành kế sách đó. Làm vợ Lã Bố cho tới khi Bố chết bởi Tào Tháo và rồi ngay sau khi vụ án đình Phụng Nghi diễn ra, DT không còn được nhắc tới nữa!

Già Làng Đáng Kính
06-02-2007, 10:15
Nghe giang hồ còn đồn đại tích truyện Quan Công dưới trăng chém Điêu Thuyền nhưng chỉ là truyện ngoài chính sử :D. Kỳ truyện kể rằng 3 anh em Lưu Quan Trương trừ được cái họa Lã Bố thì phải đối mặt với quyết định là làm gì với Điêu Thuyền, giết đi thì uổng quá vì nàng đẹp quá, nhưng cũng không ai lấy nàng làm thiếp được. Quan Vũ hiểu thấu tâm can những người trong cuộc, nhưng vì đại nghiệp không thể đi theo vết xe của Đồng Trác, Phụng Tiên được nữa nên phải dằn lòng mà giết Điêu Thuyền. Nhưng vẻ đẹp Điêu Thuyền quả thực là giáng phàm, Quan Vũ không thể nâng long đao lên được, bất giác buông rơi thanh uyển nguyệt. Đêm đó lại là đêm trăng, thanh long đao rơi xuống trúng vào cái bóng của Điêu Thuyền, ngờ đâu vì thế mà Điêu Thuyền cũng đầu lìa khỏi cổ. Mỹ nhân số một thời Hậu Hán đã bị chém như vậy đó! Truyện bịa đặt mà nghe sao như thật http://www.icouple.sg/blog/wp-includes/images/smilies/icon_biggrin.gif Phạm Văn Bân trong “Tứ đại mỹ nhân” có 1 kết cục khác cho Điêu Thuyền, theo ông:

“Sau khi thành Hạ Bì thất thủ, Lữ Bố bị Tào Tháo giết, không biết tông tích của Ðiêu Thuyền ở đâu cả. Nàng chính là con rồng thiêng, chỉ lộ cái đầu, cái mình với đời mà không cho đời sau biết cái đuôi mình ẩn đi đâu hết! Có thế danh tiếng mới khỏi bị tổn thương.”
ST
Sự thực thế nào ! Có phải thế ko ?

LSB-LyQuy
11-02-2007, 10:07
Đúng là sau vụ việc ở Đình Phụng Nghi, ĐT làm vợ LB rồi thì chẳng thấy ai nói gì về con người nỏi tiếng này nữa. Còn những chuyện khác như việc QVT chém DT hay cưới làm thiếp đều chỉ là mấy chuyện vớ vẩn mà mấy ông tác giả thời nay tự nghĩ ra viết để đóng phim mà thôi.

..::XxZodijiKenxX::..
22-02-2007, 16:23
Có 1 điều chắc chắn là Điêu Thuyền ko thể tự tại mà thoát khỏi cái nhà mồ nơi Lữ Bố thua trận bị bắt sống! => DT bị bắt sống hoặc bị một cây giáo nào đó đâm lủng ngực chết tại chỗ.

Sử Tiến
27-02-2007, 11:23
Điêu Thiền, một trong Trung Quốc tứ đại mỹ nhân, đồng thời cũng là một nhân vật trọng yếu vào thời Hán mạt. La Quán Trung với Tam Quốc Diễn Nghĩa danh lừng tứ hải đã dùng tuyệt bút của mình khắc họa đường nét của một mỹ nhân, gây ảnh hưởng sâu rộng. Bằng chứng nơi cố lý của nàng vẫn còn lưu lại những truyền thuyết động lòng người về thiếu nữ "nhân trung kiệt", "nữ trung anh" này.

Theo tại hạ được biết, Mạnh Phồn Nhân tiên sinh đã thực hiện hẳn một khảo chứng về cô gái này. Điêu Thiền, họ Nhâm, tiểu tự Hồng Xương, người Tinh Châu, quận Cửu Nguyên. Năm 15 tuổi được tuyển vào cung, chấp chưởng điêu thiền quan (một thứ phục sức bằng lông chim điêu dùng để đội đầu của quan viên thời Hán), nhân thử có danh là Điêu Thiền. Lúc hậu cung có biến, Điêu Thiền nhân đó xuất cung, được Tư đồ Vương Doãn thu làm nghĩa nữ. Không lâu sau, Đổng Trác chuyên quyền, Vương Tư đồ dùng nàng thi hành liên hoàn kế, khiến Lữ Bố cuối cùng trở mặt giết Đổng Trác. Rồi nàng trở thành thiếp của y. Thời gian sau, Lữ Bố bỏ mạng ở Bạch Vân Lâu, Tào A Man bổn cũ soạn lại, y kế đem nàng gả cho Quan Vũ, hòng gây mối tương tranh giữa Đào Viên huynh đệ. Kết quả nàng được Quan Vũ bảo hộ bỏ trốn. Tào biết được, sai người đuổi theo cố ý bắt lại. Điêu Thuyền khẳng khái, một kiếm thân vong. Người dân truyền rằng: khi Quan Vũ đem thi thể nàng về an táng ở quê xưa, cây mai đã héo ở cuối thôn bỗng nhiên đơm hoa. Sau miếu thờ nàng có tượng Quan Vũ, như để ghi lại sự tích ông cự tuyệt không giết nàng, lại còn ra tay nghĩa hiệp hộ tống nữ tử đường xa.

Đối với hậu sự của mỹ nhân này sau khi Lữ Bố vẫn mệnh, đã có quá nhiều câu hỏi được đặt ra, và mỗi câu trả lời hầu như đều kèm theo dấu chấm hỏi nghi ngờ: thật hay không thật. Nói tới cũng vậy, nói lui cũng thế, bàn nữa hóa thừa, tại hạ chỉ đơn thuần thuật lại mẩu truyện, gom góp như một collection. Còn như truyền thuyết có thật hay không, thì còn tùy nơi lòng cảm mến của mỗi người.