PDA

View Full Version : Sơ khởi ban đầu về A-M


LSB-Kaiser
21-01-2004, 10:36
Sơ khởi ban đầu về A-M

Manga và anime là gì? Quả là một câu hỏi khó. Không thể có câu trả lời ngắn gọn cho vấn đề này.
Và sau đây là một bài khá dài cho câu hỏi trên (Xin tha lỗi cho tôi nếu bạn cảm thấy bài viết có loằng ngoằng và lan man quá, tôi chỉ viết theo dòng suy nghĩ mà thôi-Eri Izawa)

Nếu bạn hỏi, sẽ có rất nhiều ngườI giải thích rằng : “Manga là truyện tranh của Nhật Bản <Japanese comics>, còn Anime là những phim hoạt hình theo lối Nhật <Japanese version of animation>. Và Anime thì thường thường, tất nhiên không phải tất cả, là chuyển thể hoạt hình của những Manga nổI tiếng.” .Nói như vậy thì chỉ có một phần đúng, và cũng rất dễ gây hiểu lầm.

Đầu tiên, phải nói rằng những người chưa hiểu gì nhiều về lĩnh vực này, có thể sẽ nghĩ rằng ngườI Nhật đã “đấnh cắp” truyện tranh <comics> từ Âu-Mỹ. Hoàn toàn không phải như vậy. Nhật Bản đã phát triển nghệ thuật hình hoạ từ rất lâu rồi (hàng ngàn năm trước đã có những chùm tranh vui về động vật cũng như các bức biếm hoạ người thực với những nét tương tự như manga hiện đại, và những thứ này có liên quan rất rõ rệt tới nền Manga đương thời). Tất nhiên cũng có phần nào đúng khi nói một vài khía cạnh của Manga là được học tập từ phương Tây (Osamu Tezuka, “cha đẻ” của nền Manga hiện đại, đã công nhận ông có chịu ảnh hưởng của Walt Disney và Max Fleisher), nhưng những đặc trưng chính của nghệ thuật này, tỷ như những nét thẳng rất đơn giản hay các điểm cách điệu, thì hoàn toàn là của người Nhật. Dường như Manga chịu ảnh hưởng của thư hoạ Trung Hoa nhiều hơn là từ phương Tây.

(Nói về Trung Quốc, tôi cũng phải lưu ý các bạn rằng, Anime hiện nay là một hiện tượng rất phổ biến ở châu Á chứ không riêng gì Nhật. Tôi biết có rất nhiều tác phẩm Manga và Anime xuất sắc được sáng tác ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, cũng theo những gì tôi được biết, thì gốc chung của tất cả những tác phẩm này, thì cũng đều là từ Nhật Bản mà ra, và nước Nhật vẫn còn rất được kính trọng, ít nhất là tại nước Mỹ, trung tâm của thế giớI Anime. Tất nhiên, trong tương lai thì hoàn toàn có thể khác.)


Người đọc: Tiếp theo, phảI nói là Manga và Anime Nhật rất phong phú, đủ thể loạI cho đủ mọI thành phần xã hội. Không như ỏ Mỹ, nơi mà phần lớn mọi người đều nghĩ “comics là dành cho trẻ con”, những Manga-ka (tác giả Manga) của Nhật lại sáng tác cho tất cả mọi người, từ những đứa bé còn rất ngây thơ cho đến tận những gã cuồng dâm (thậm chí còn có cả một thể loại dành riêng cho những người làm mẹ ở tuổi vị thành niên!). Nhưng thậm chí cả những truyện dành cho con nít cũng có xu hướng không quá đơn giản như những truyện tranh phương Tây cùng loại (ở đây không nói đến những truyện tranh đòi hỏi trí thông minh, mà là những chương trình TV thông thường). Manga và những show Anime trên TV cho trẻ nhỏ ở Nhật thỉnh thoảng còn miêu tả kỹ càng cả cái chết --- trong khi ngưỡI Mỹ (trên kênh trẻ em) lạI dường như kiên quyết đi theo lối chạy trốn khỏI hiện thực cuộc sống (chú ý cái cách mà bản phát hành ở Mỹ của “GoLion” (“Voltron”) đã loạI bỏ tất cả những gì liên quan đến cái chết của một nhân vật chính). Tất cả từ trẻ em, người lớn, thanh niên tìm thấy ở manga và anime những thích thú giúp họ thoát khỏi cuộc sống nhạt nhẽo thường ngày để đến một thế giới huyền ảo, hết sức fantasy.

Tác giả:: Không giống như truyện tranh của Mỹ, manga đại diện cho cách nhìn của chỉ một hoặc hai tác giả. Tất nhiên, ở cùng một đề tài, Manga cũng có xu hướng được sáng tác để đăng ở các tuần san hoặc bán nguyện san chứa nhiều mẩu comics của các tác giả khác --- và cứ mỗI kỳ thì những ngườI biên tập luôn trông chờ những kết thúc mở để thu hút ngườI đọc, hay còn gọI là kiểu kết thúc bạn-thực-sự-muốn-đọc-số-tớI <you-really-want-to-read-the-next-issue endings>. Thế nên những mẩu truyện đó luôn phảI phát triển và giữ được nét hấp dẫn ẩn trong những tình huống diễn biến khá nhanh. (Dù sao, thì vẫn có hàng đàn ngườI thuộc dạng “manga-ka wannabe” xếp hàng chờ ngay sau các tác giả của chúng ta).
Và thêm một khác biệt nhỏ nữa giữa Manga Nhật và những comics dạng siêu anh hùng thông thường như của D.C hay Marvel (không bao gồm đặc điểm đen-trắng cố hữu của Manga), ấy là Manga luôn là cái nhìn môt phía của một tác giả duy nhất (dù rằng những biên tập viên cũng có những vai trò khá lớn, đôi lúc còn phác ra cả cốt truyện). Không như dạng truyện siêu anh hùng thông thường, mảng mà nhiều tác giả có xu hướng viết những mẩu truyện ngắn với nhưng cốt truyện không giống nhau, thì các manga-ka lại ưa kiểu tiểu thuyết hơn, để họ có thể tạo dựng những thế giớI hoàn thiện và thật chi tiết như ý riêng của mình. Những nhân vật của Manga luôn có cá tính riêng, và họ được tác giả cho phép phát triển nội tâm riêng.

Nhân vật: Và không hề ngạc nhiên khi rất nhiều Manga và Anime của Nhật lại có những cảnh học sinh đang chăm chú học bài ở trường, hoặc làm bài tập về nhà, hay là cảnh ngườI lớn đang làm việc ở công sở. Đạo đức nghề nghiệp, hay kỷ luật học đường dường như có mặt ở mọI nơi trong bối cảnh tác phẩm. Manga và Anime cũng có xu hướng khắc hoạ những tiến bộ kỹ thuật một cách khá “đồng cảm”, trong khi một số tác phẩm của Mỹ lạI gần như phủ nhận, chống đối, hay ít nhất cũng đơn giản hoá khoa học một cách tối đa.
Các nhân vật trong manga ngày càng đa dạng. Manga/ anime miêu tả sinh động học sinh, nhân viên công sở, thương gia và rất nhiều loại người khác nữa. Những nhân vật viễn tưởng từ tương lai hoặc từ quá khứ cũng được xây dựng rất nhiều, không hoàn hảo, tính khí kỳ quặc và khác người. Trong khi những siêu anh hùng của người Mỹ thường được tôn sùng bằng cách diệt phe "ác" thì những nhân vật trong manga Nhật Bản như trong những bộ nổi tiếng Doraemon and Ranma lại giống như những người bình thường: đi học, làm bài tập, và thậm chí vẫn bị bố mẹ mắng. Khả năng siêu nhiên hoặc những người bạn có phép màu (người ngoài hành tinh hoặc robot) làm cho những nhân vật đó trở thành đặc biệt.

Điểm nữa là phong cách độc đáo của Manga và Anime Nhật, điều mà bạn có thể nhận thấy khá dễ dàng và nổi bật. Đây không có ý nói rằng phong cách của ngườI Nhật bị bó buộc. Trên cái nền cách điệu rất phổ thông đó, mỗi một manga-ka lạI tìm cho mình một phong cách thật riêng và nổi bật. Điểm chung duy nhất dễ nhận thấy là những nhân vật có mắt to và tóc bồng bềnh. Nhưng lại có rất rất nhiều những điểm khác nhau trong sự thể hiện của tứng nghệ sĩ, từ những nhân vật chính “xấu xí” được vẽ theo kiểu giống quả bí lệch của L. Matsumoto, tớI những đường nét mềm mạI trong những tác phẩm của Miyazaki. Và tất nhiên, sự nhấn mạnh về thế giớI của những “siêu anh hùng” như trong truyện Hoa Kỳ cũng ít hơn. Trong hầu hết các Manga, những nhân vật nam và nữ không cần thiết có những cường điệu quá mức về đặc trưng giới tính của họ, và tất cả đều mặc những bộ đồ thông thường, rất ít nhân vật mặc kiểu đô bó sát người. Trên thực tế, các nhân vật của Manga và Anime có khuynh hướng chọn cho mình một sở thích thờI trang riêng biệt và hơi khó hiểu. (Thật may là ngày nay có nhiều comics của Mỹ đã , rất đáng quý, phá vỡ sự rập khuôn này).

Mái tóc cũng thể hiện giới tính của nhân vật, như những nhân vật nữ thường có mái tóc màu xanh lá cây hoặc xanh lam

Họ cũng có niềm tin và ước mơ. Mọi hoạt động của họ thường dẫn đến một kết quả nhất định. Nếu những nhân vật chính có quyết định sai lầm, anh ta sẽ phải trải qua nhiều dằn vặt và học cách để sửa lỗi của mình. Chính vì thế những nhân vật đó không ngừng phát triển, thay đổi, học kỹ năng mới, cải thiện kỹ năng cũ, trưởng thành hơn (tất nhiên là không xảy ra trong những truyện như Doraemon). Những nhân vật "ác" thường không bị dồn vào đường cùng mà tìm thấy cách để chuộc lỗi của mình.

Dù cuối cùng có thể tìm thấy hạnh phúc hay không thì những nhân vật trong manga đều rất "thật".


Đề tài: Cartoon ở Nhật Bản cũng không mang tính "trẻ con" như trên một số nước khác. Ngay cả manga dành cho trẻ em và những anime được chiếu trên TV ở Nhật cũng không bị ngăn cấm những thực tế như chết chóc, yêu đương... Quỷ (evil) thực sự không tồn tại vì ngay cả quỷ cũng có ước mơ, hi vọng và lý do để đấu tranh, những điều hết sức "con người". Trong khi truyện tranh ở Mỹ và nhiều nước tránh không miêu tả hoặc làm giản lược những công nghệ viễn tưởng thì rất nhiều anime Nhật lại thiên về đề tài này. Họ đã kết hợp công nghệ tương lai với sự sống khắc nghiệt ngày nay để xây dựng một thế giới tưởng tượng nhiều hấp dẫn (Neon Genesis Evangelion là một ví dụ kinh điển nhất). Chủ nghĩa lạc quan, không quá quan trọng thiện và ác là điều đặc biệt ở anime và manga Nhật: Sống là phải có mục đích, nếu không thì không cần đấu tranh làm gì; Làm việc chăm chỉ sẽ có kết quả nếu kiên nhẫn; Khó khăn có thể đến nhưng sẽ qua; Sức mạnh sẽ đến khi giúp đỡ và hi sinh vì người khác...

Dường như chính sự pha trộn giữa thực tế khắc nghiệt vớI thế giới ảo mộng đâu đó quanh ta là nguyên nhân làm cho Manga và Anime Nhật trở nên lôi cuốn như vậy. Nhiều series nổI tiếng, như Doraemon, Ranma ½ hay Kimagure Orange Road, xoay quanh cuộc sống của những người có vẻ hết sức tầm thường --- đi học, làm bài tập về nhà, bị phụ huynh quở trách --- nhưng họ lại có một cuộc sống tăm tối, khiến bằng một cách nào đó họ trở thành đặc biệt, có thể là có một tài năng nào đó, hay có những ngườI bạn khác thường (robot từ tương lai lạI, hay la người hành tinh khác). Tôi cho rằng tất cả đều nhằm mục đích khiến cho ngườI đọc thông cảm vớI nhân vật, và phút chốc thoát khỏI cuộc sống tầm thường, vô vị để tớI một thế giớI huyền diệu khác xa bình thường.

Thậm chí trong những thế giới ở tương lai xa lắc, hay quá khứ xa lơ, ngườI đọc cũng đều bị lôi cuốn vào cuộc sống một nhân vật ba chiều rất thiếu hoàn hảo, có những thói quen hơi xuẩn xuẩn, hay thói xấu khó sửa --- và chính là ngườI luôn hy vọng rằng độc giả sẽ thông cảm vớI họ. Không giống những siêu nhân của ngườI Mỹ, chỉ có đi tìm và đánh bại kẻ ác (giống như vụ bị nhái thật hấp dẫn trong tập comic Mỹ “The Tick”), các nhân vật Nhật Bản thường có những mục đích khác trong đờI thường , những điều rất bản lề trong cuộc sống của họ. Tôi vừa nghe đâu đó rằng cách miêu tả nhân vật của Manga và Anime là kiểu “nhân vật Đông khuynh”. Càng nghĩ về điều này, tôi càng thấy người ta nói đúng. Các nhân vật không hề bị gò ép vào một vai mẫu nào đó, giống như xỏ chân vào chiếc giày quá chật chẳng hạn; thay vào đó, câu chuyện lại phát triển từ chính mỗi nhân vật. Trung tâm của Manga và Anime chính là trung tâm của hệ thống các nhân vật.

Điều đó mang lại cho chúng ta ba phương diện của thế giới Manga và Anime mà tôi thực sự say mê: thực tế cuộc sống, thế giớI tâm linh, và những kết thúc hết sức thực tế.
VớI comics thì sự kết hợp giữa mỹ thuật và ngôn ngữ đã tạo nên một môi trường phát triển hết sức độc đáo. Mỹ thuật làm xuất hiện những ý tưởng, còn ngôn từ thì đứa ý tưởng đó thành hiện thực. Một bức tranh có thể không bút nào tả xiết, trong khi từ ngữ lại có thể chuyển tải những ý mà mỹ thuật bó tay, và thực tế thì cả hai nghệ thuật này đều rất rất mạnh. Còn trong Anime, hình hoạ động có thể thực hiện một cách dễ dàng, hay nói thực tế, là rẻ mạt, những gì mà các nhân viên hiệu ứng đặc biệt không bao giờ có thể đạt được nếu không nhờ trợ giúp của đồ hoạ vi tính. Nghệ thuật là một dạng hạn chế của thực tế ảo. Tuy nhiên, nghệ thuật cũng cần có phác đồ để chuyển câu chuyện vào đời thường.

Như đã nói, nay cả những Manga và Anime Nhật Bản dành cho trẻ em đề cập cả những thứ như cái chết. Các tác phẩm cũng chỉ ra rằng kẻ thù của chúng ta không phải chỉ luôn là Tà Ác. Trong những series như Gundam chẳng hạn, bạn có thể thấy địch quân cũng có ứơc mơ và hy vọng, và họ hành động, trên thực tế, là luôn luôn có những lý do cho việc họ làm. Họ không phải chỉ là những kẻ điên rồ, hay những Ác nhân đơn thuần. Họ là những con người thật.
Các hành động đều có kết quả của nó. Nếu nhân vật chính tỏ ra vụng về, kém thích nghi, anh ta hay cô ta sẽ phảI đốI mặt vớI những kết quả do chính mình gây nên…còn nếu là ngườI thông minh, thì họ sẽ nhớ rằng không bao giờ lập lại sai lầm đó nữa. Nhân vật ấy lớn dần lên, thây đổI dần, thông tỏ những kiến thức mớI, thành thạo kỹ năng cũ, trưởng thành và từng trải hơn (nếu không vậy, thì đương nhiên, nó chỉ là một series dạng comic <comical series> như Doraemon

Một điểm nữa, ấy là đặc điểm tượng thanh trong Nhật ngữ, bởi vậy những hiệu ứng âm thanh trở nên thích hợp hơn, và trông thì đỡ xuẩn những comics tiếng Anh. Tất nhiên đây chỉ là khía cạnh thuần tuý ngôn ngũ, do đó trong nhưng bản dịch, các hiệu ứng âm thanh này nhiều khi mất hẳn ý nghĩa.

Một nét khác của Manga và Anime mà tôi rất thích (dù rằng mãi đến gần đây tôi vẫn chưa nhận thức được đầy đủ) ấy là khuynh hướng lạc quan chủ nghĩa của các tác phẩm…không phảI chỉ là những vấn đề quá đỗi sáo mòn như Thiện thắng Ác. Những ngườI xấu vẫn có thể phục thiện và chuộc lỗi cho những gì họ gây ra. Còn những anh hùng bất hạnh thì trải qua những hiểm nguy, có thể tìm thấy được bản thân mình cũng như luôn luôn hướng tớI hạnh phúc. Cuộc đời quả thực rất ý nghĩa và đầy những mục tiêu cao cả, dù rằng bạn sẽ phải chiến đấu để giành được điều đó. Những khó khăn luôn được đền đáp…dù có thể phải mất một thời gian dài. Gian khổ dẫu có đến, nhưng hoàn toàn chúng ta có thể vượt qua. Sức mạnh tiềm ẩn trong những hành động cứu giúp đồng loại, thậm chí chỉ khi hy sinh bản thân…Tất nhiên không phảI truyện nào cũng vậy, nhưng bạn có thể tìm thấy rất nhiều tác phẩm giá trị, hàm chứa những thông điệp thiêng liêng hay đầy triết lý. Và khi mà những vấn đề đơn giản nhưng mang tính toàn cầu này có tác động không ít thì nhiều đến cách cấu trúc tính cách nhân vật cũng như bố cục truyện, thì phép lạ xuất hiện…

Và cuối cùng, cũng như tất cả những tác phẩm hay và hiện thực khác, Manga và Anime cũng có một xu hướng để kết thúc tác phảm của mình. Các anh hùng chết, hoặc hạnh phúc, hoặc biến mất. Điều này đặc biệt nổI trội ở những series Anime. Phần lớn các kết thúc đều chỉ ở một trong ba dạng sau: nhân vật chính nghĩa chiến thắng hoàn toàn (đạt được địa vị cao, có được bạn đờI,…); nhân vật chính nghĩa đó chết (thường là sau khi đã thắng lợi); hoặc là phần nào đó thắng lợi đánh đổi bằng những mất mát rất lớn. Hiển nhiên, các tác phẩm Manga và Anime cũng thường có những kỹ xảo đặc biệt để hoặc là moi chút nước mắt của bạn, hoặc là khiến bạn phải căng mắt mà nhìn vào tận những dòng cuốI của cuốI trong mục Credits <can’t translate it into Vietnamese perfectly>. Tôi không thể liệt kê những chiêu này ở đây nhưng chỉ cần bạn nhớ lại đoạn kết của bất cứ một bộ phim thực sự hấp dẫn nào, thì chắc chắn sẽ hiểu được các mánh đó.(^_^)

Chắc là tôi đã lạc đề quá xa rồi. Hầu như tôi đã trình bày vớI các bạn toàn bộ những gì ngườI ta nghĩ về thể loạI mà tôi rất thích là Manga/Anime Semi-Serious <bán quan trọng??er…>, và cũng hầu như chẳng nói gì về bản chất của những dòng Manga/Anime cũng rất phổ biến hiện nay (như Manga thương mạI thuần tuý, Manga tình dục, hay thậm chí là cả Manga châm biếm chính trị…). Và tất nhiên tôi cũng đã phần nào che đậy thực tế rằng có hàng tá những thứ rác rưởI ở đây. Như tất cả mọI lĩnh vực của cuộc sống, Manga và Anime cũng có những thứ vớ vẩn riêng của nó, các tác phẩm chẳng có cốt truyện, nhân vật tệ hạI vớI những trò gây cườI rẻ tiền nhạt nhẽo, và những tranh minh hoạ chẳng biết có phảI là tác phẩm của quỷ sứ hay không. Nhưng thực tế vẫn luôn là thực tế, những Manga và Anime hoàn hảo nhất thực sự là những viên ngọc quý mà ta không nên bỏ lỡ cơ hộI thưởng thức --- đây thực sự là những cánh cửa hẹp dẫn vào một thế giớI khác, nơi mà ở đó bạn sẽ thư giãn, sẽ suy ngẫm, và sẽ cảm thấy được những khoái cảm của cuộc sống.

---Text Copyright 1995, 2001, 2002 Eri Izawa ([email protected])---
(Để biết thêm thông tin , xin hãy ghé thăm site riêng của tôi: Anime and Manga Page.)

Translator : Ipsen