PDA

View Full Version : Giai thoại về cuộc "nhường ngôi" Lý -Trần


Tieu Phong
23-12-2003, 08:21
:lol:
Với sự sắp xếp của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu HOàng nhường ngôi cho "chồng" mới 6 tuôi lả Trần Cảnh. Trần CẢnh Xưng là Trần Thái Tông mở đầu cho triều đại nhà TRần.
Một cuộc thay đổi vương triều không tốn một binh một tốt.Ai cũng nói là nhờ Trần Thủ Độ nên họ Trần mới có một lịch sử hào hùng nhất trong lịch sử Việt Nam. Nhưng theo nhiều nhà sử gia, nhất là các nhà phong thuỷ TRần xưng vương là nhà một nguyên nhân khác...
Quay về quá khứ trước đó hơn hai trăm năm, tổ tiên họ LÝ và Trần vốn là dòng dõi danh gia vọng tộc bên TRung Hoa. Vì loạn lạc cuối đời Đường chạy sang về phía Nam tìm kế sinh nhai. Nhưng cả hai họ đều vẫn còn mang giấc mộng đế vương.
Đôi bạn Trần Lý ấy đùm bọc chiếu cố lẫn nhau trong cảnh cơ hàn, họ Trần lúc ấy là một thầy tướng số phong thuỷ tài ba. Nhận thấy họ Lý có cốt cách phi thường chắc con cháu về sau đời đời làm nên bực vương hầu nên bèn tìm cách giúp họ Lý.
Họ Trần tìm được một mảnh đất có long mạch, vương khí thịnh nên bàn với Lý là đem thi thể tổ tiên chôn vào chỗ có long mạch với hi vọng con cháu đời sau làm nên bậc đế vương. Họ LÝ có thề ước với họ Trần là nếu Lý xưng vương thì Trần cũng được tước hầu hòng trả ơn họ TRần giúp mình nên nghiệp lớn.
Quả thật sau này họ Lý xương vương uy quyền, vinh hoa phú`quý tột cùng. Nhưng thói đời "đặng trăng quên đèn", họ LÝ quên hẳn anh bạn họ TRần và lới thề ước năm nào.
Con cháu đời sau họ TRần vẫn sống trong cảnh bần hàn túng thiếu. TRách họ LÝ bội ước, những người tronghọ TRần quyết định "soán ngôi", họ đem thi thể tổ tiên của mình chôn vào long mạch năm xưa của họ LÝ
Lòng trời đã định từ đó họ TRần "tự nhiên" được trọng dụng lần lượt nắm quyền to chức trọng trong triều Lý. Cuối đời Lý, vua không có con trai kế vị bèn truyền ngôi cho con gái. Sau đó là một cuộc đổi ngôi như các vị đã biết.
TB: Đây là một tư liệu mà tại hạ đọc được cách đây hơn 10 năm,có thể có nhiều chi tiết sai, hoặc vộ lý nhưng dầu sao cũng "mạn phép' đưa lên diễn đàn để anh hùng hào kiệt tiếp tục bàn luận

LSB-Mat_naDH
13-01-2004, 17:39
MN chưa đọc giai thoại như huynh đệ vừa kể trên nhưng nếu nói về cuộc nhường ngôi giữa hai nhà Lý Trần thì ngoài công lớn của Trần Thủ Độ còn phải kể đến công của một người phụ nữ,đó là mẹ của Lý Chiêu Hoàng ,MN ko nhớ rõ tên bà là gì,chỉ nhớ ông vua cuối cùng của nhà Lý trong một lần chạy loạn ,lánh đến một vùng quê,gặp con gái nhà họ Trần vừa xinh đẹp,nết na lại thông minh nên đem lòng yêu quý,lập làm phi ,khi đó nhờ bà mà cha bà,anh em bà đều được phong tước phong hầu <----chính bà có công lớn giúp cho người họ trần nắm giữ các địa vị quan trọng trong triều đình nhà Lý,khi vua Lý mất nhường ngôi cho con gái là Lý chiêu Hoàng thì chính bà cùng với Trần Thủ Độ đã tiến hành cuộc đổi ngôi bằng cách gả con gái LCH của mìng cho cháu trai ,con anh ruột của mình là Trần Cảnh .Phải nói là công của bà rất lớn...

Tieu Phong
13-01-2004, 18:14
LSB-Mat Na thân.
Điều mà mình cưa nghe thấyu chưa chắc là không có.
MatNa thử tìm sách về giai thoại đời Lý-Trần
Tại hạ đọc được tư liệu này cách đây khá lâu, không nhớ chính xác đó là Quyển sách gì?.Không nói khoát đâu

LSB-RongLuaBacCuc
13-01-2004, 20:49
To MN muội: Lý Chiêu Hoàng là con thứ của vua Lý Huệ Tông và Hoàng hậu Trần Thị Dung, muội muốn biết thêm về giai thoại giao thoa giữa 2 đời Lý - Trần và một vài tóm tắt sơ lược về Triều đình nhà Lý thì hãy tìm Topic Triều Lý 216 năm ở ngay trong box Nhân Vật Việt Nam này.

tieuphi
14-01-2004, 10:50
Tiêu Phong huynh,
Giai thoại lịch sử có nhiều, tại hạ đúng là chưa đọc giai thoại của huynh, và đó là 1 nguồn tư liệu để tham khảo thêm. Mong huynh cố gắng kiểm tra lại trí nhớ để xác định giùm tại hạ (và bà con LSB yêu thích lịch sử) nguồn gốc xuất xứ của tư liệu này để có thêm bằng chứng.
Tuy nhiên bằng suy nghĩ chủ quan, tại hạ hơi nghi ngờ cái giả thiết: tổ tiên họ Lý và họ Trần vốn là dòng dõi danh gia vọng tộc bên TQ.
Tại hạ nghi ngờ vì cho đến nay người ta chưa xác định được gốc tích của họ Lý, cụ thể Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) là con ai.
Hồi tại hạ lên Đình Bảng thì người dân ở đó có nói đến giả thuyết ngài chính là con của sư Vạn Hạnh. Nhưng đó chỉ là giả thuyết thôi.
Xin nhắc lại là tại hạ chỉ đặt 1 câu hỏi nghi vấn chứ không bác bỏ những gì huynh cung cấp.

Tieu Phong
14-01-2004, 10:55
Huynh đệ thử tìm đọc "Giai thoại nhà Trần" thử xem, Huynh đệ đừng coi nặng việc người Việt hay người Trung Hoa...
Huynh đệ biết không Âu Lạc xa xưa và VN ngày nay có rất nhiều người vốn xuất thân từ Trung Quốc từ sự phân rã của Bách Việt ở trước cả thời CHU VĂn Vương

TieuHoaVinh
08-02-2004, 09:46
Theo hiểu biết của tại hạ thì Lý Công Uẩn vốn là một chú tiểu tại chùa ở thành Thăng Long ông rất mộ đạo vì thế vào đời Lý, Phật giáo trở thành Quốc Đạo
Tại hạ xin đưa ra một số hiểu biết của mình về lịch sử thời này mong mọi người cho ý kiến
Lịch sử nhà Lý( Lý Bát Đế Không kể đời Lý chiêu Hoàng)
Nhà Lý (1010-1225)
Lý Thái Tổ 0110-1028
Lý Thái Tông 1028-1054
Lý Thánh Tông 1054-1072
Lý Nhân Tông 1072-1127
Lý Thần Tông 1127-1138
Lý Anh Tông 1138-1175
Lý Cao Tông 1176-1210
Lý Huệ Tông 1211-1225
Lý Chiêu Hoàng 1225
Năm 1009, sau khi Lê Long Đĩnh chết, Triều đình tôn Lý Công Uẩn, một người có uy tín và thế lực trong triều lên làm vua.
Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp (Tiên Sơn, Hà Bắc) không có cha, mẹ họ Phạm. Thời niên thiếu của Lý Công Uẩn trải qua trong môi trường Phật giáo. Năm lên ba, Lý Công Uẩn làm con nuôi cho nhà sư Lý Khánh Vân (vì thế ông mang họ Lý). Sau đó ông lại là đệ tử của Sư Vạn Hạnh và ở hẳn trong chùa Lục Tổ (còn gọi là chùa Cổ Pháp)
Lớn lên, Lý Công Uẩn được giữ một chức nhỏ trong đội cấm quân của vua Lê Đại Hành. Ông nổi tiếng là người liêm khiết và được giới Phật giáo ủng hộ. Năm 1005, sau khi Lê Đại Hành mất, các hoàng tử tranh ngôi, Thái tử Long Việt lên ngôi chỉ mới ba ngày thì bị Lê Long Đĩnh giết. Lý Công Uẩn không ngại ngần, ôm xác người vua mới mà khóc. Lê Long Đĩnh, Lý Công Uẩn làm Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ, thống lĩnh toàn thể quân túc vệ.
Lê Long Đĩnh chết vào năm 1009 sau một thời gian trị vì tàn bạo. Lúc bấy giờ giới Phật giáo với các vị cao tăng danh tiếng như sư Vạn Hạnh đang có uy tín trong xã hội và trong triều đình. Họ cùng quan đại thần là Đào Cam Mộc đưa Lý Công Uẩn lên làm vua.
Lý Công Uẩn lên ngôi, lấy hiệu là Lý Thái Tổ, lập nên nhà Lý. Nhà Lý truyền được tám đời nên sử sách thường gọi là Lý Bát Đế (không kể đời Lý Chiêu Hoàng)
Lý Thái Tổ là một vị vua hiền từ, rất lo cho dân. Vua ở ngôi được 19 năm, mất vào năm 1028. Việc tang lễ chưa kịp hoàn tất thì các hoàng tử tranh nhau ngôi vua dù Lý Phật Mã đã được lập làm Thái tử từ lâu. Nhờ sự giúp sức đầy dũng mãnh của Lê Phụng Hiểu mà Lý Phật Mã được lên ngôi, lấy hiệu là Lý Thái Tông. Các hoàng tử đã từng tranh ngôi với Lý Phật Mã xin về chịu tội, với tinh thần từ bi hỉ xả của đạo Phật, nhà vua tha tội và phục chức cho họ lại như cũ.

Việc soán ngôiĐến đời Lý Huệ Tông thì triều chính đã bắt đầu rối ren.Lý Huệ Tông không có con trai, chỉ có hai người con gái cùng Trần Thị Dung. Công chúa Thuận Thiên, gả cho Trần Liễu, con trưởng của Trần Thừa. Người con gái thứ hai là Chiêu Thánh, rất được Lý Huệ Tông yêu mến và lập làm Thái tử. Năm 1224, Lý Huệ Tông nhường ngôi cho Chiêu Thánh và vào ở trong chùa Chân Giáo.
Dưới sự sắp đặt của Trần Thủ độ, Lý Chiêu Hoàng lấy con trai thứ của Trần Thừa là Trần Cảnh làm chồng và sau đó nhường ngôi cho Trần Cảnh, triều Lý chấm dứt, triều Trần thay thế. Một cuộc đảo chánh không đổ máu đã thành công.Nói là không đổ máu thì cũng không đúng vì Trần thủ Độ đã dùng mưu kế giết hết các vương tôn công thần họ Lý

Giai thoại khác về vua Lý Huệ Tông:Khi Trần Thủ Độ đi công việc qua chùa Chân Giáo có vào thăm nhà vua. thấy nhà vua đang nhổ cỏ . Trần thủ Độ nói
"Loại cỏ này đã nhổ thì phải nhổ tận gốc" Nhà vua hiểu ý và tối hôm đó nhà vua đã tự vẫn
Còn việc mẹ của Lý chiêu Hoàng thì đúng rồi bà họ Trần và chính bà giúp đỡ những người họ Trần có nhưng địa vị quan trọng trong triều tạo nên một thế lực lớn cũng vì nguyên do này mà đến đời Trần thì đã đưa ra quy định là những người họ Trần chỉ được lấy người trong họ.

Mong chỉ giáo thêm