PDA

View Full Version : Cổ tích, điển tích - phần IV


LSB-RongLuaBacCuc
25-10-2003, 14:36
[center:669d83c254]Cổ tích, điển tích - phần IV[/center:669d83c254]
Theo Truyện Cổ Tích Dân Gian Việt Nam
Mục Lục

1. Nàng Chuột Trinh Tiết
2. Tiên Hoá Thành Trâu
3. Sự Tích Con Muỗi
4. Người Tiều Phu Hoá Nai
5. Cọp Được Phong Thần
6. Ăn Mày Xin Vàng
7. Vợ Khôn Chồng Dại
8. Trâu Vàng Hồ Tây
9. Rắn và Rùa
10. Chuyện Anh Bán Vải
11. Khỉ Đỏ Đít
12. Nhân Sâm
13. Giao Long
14. Ba Tượng Phật Sống
15. Con Chó Biết Nói
16. Sự Tích Con Tằm
17. Sự Tích Hồ Ba Bể
18. Liễu Hạnh Công Chúa
19. Đôi Ngỗng
20. Đôi Sam

LSB-RongLuaBacCuc
25-10-2003, 14:47
[center:3240387a6a]Nàng Chuột Trinh Tiết[/center:3240387a6a]

Đời nhà Trần, dựa vách thành Thăng Long có cái hang chuột, trong hang chỉ có một con chuột trắng góa chồng. Đêm kia chuột trắng đi kiếm ăn, bỗng bị một con chó vàng đuổi bắt. Hoảng sợ chuột trắng chạy trốn vào hang chuột đực. Thừa lúc chuột cái ra ngoài, chuột đực liền buông lời trêu ghẹo chuột bạch. Nào là mình dư ăn dư để, nhà cửa xê xang, nào là của nổi của chìm không đếm kể. Nếu chuột bạch thuận tình thì sẽ được sung sướng phủ phê. Hết lời ngon ngọt, không xong, chuột đực lại buông lời đe dọa, toan dở thói trăng hoa cưỡng bức, chuột bạch vẫn một mực cự tuyệt quyết thủ tiết với người chồng đã chết. Lúc bấy giờ nghe bên ngoài đã êm, chuột bạch liền bỏ ra về, hay đâu gặp chuột cái cũng vừa về tới. Chuột cái dở giọng ghen tuông đay nghiến chuột đực, chuột đực không nhịn, hai đàng gấu ó nhau một hồi, đang cơn nóng giận, chuột cái chạy tuốt qua hang chuột bạch, đứng ngoài cửa kêu réo chuột bạch mà chửi, đề quyết chuột bạch thông dâm với chồng mình. Xét lại nỗi mình trong trắng, chuột bạch không thể nhịn được, ra cửa phân trần nỗi mình bị nạn tìm chỗ trốn tránh, chẳng may gặp chuột đực bờm xơm nên cự tuyệt ra về. Nhưng chuột cái không tin lời, áp lại toan hành hung. Bỗng đâu một con mèo xuất hiện, tiếng kêu làm vang động đêm tối. Chuột cái vừa nghe tiếng rụng rời kinh khủng, bỏ chuột bạch cắm đầu chạy trốn, rủi ro lọt xuống ao sâu, uống nước một bữa lư lừ. Từ đó chuột bạch nổi tiếng là nàng chuột trinh tiết.

LSB-RongLuaBacCuc
25-10-2003, 15:08
[center:a59261c9e4]Tiên Hoá Thành Trâu[/center:a59261c9e4]

Thuở khai thiên lập địa, bầu trời rộng mênh mông, loài người nuôi sống bằng thịt của cầm thú chứ chưa có ngũ cốc. Một hôm Ngọc Hoàng cho mở đại hội quần tiên, và phán rằng:
Nơi trần giới nếu loài người quen việc sanh sát loại thú cầm thì e sẽ sanh điều hung dữ, nay ta muốn đem hột lúa gieo xuống trần gian cho loài người lấy đó nuôi thân khỏi phải điều chém giết. Vậy trong quần tiên, có ai sẵ sàng thi hành sứ mạng của ta?

Ngọc Hoàng vừa dứt lời, thì tiên ông Kim Quang vui vẻ bước ra xin lãnh lịnh. Ngọc Hoàng liền trao cho tiên ông Kim Quang một túi hột lúa và năm túi cỏ, dặn rằng: Xuống đến trần giới, khanh hãy gieo giống lúa xuống trước, rồi mới gieo giống cỏ xuống sau, khanh ráng mà lập công sẽ được thưởng, bằng trái lại thì ta sẽ trừng phạt nặng nề. Tiên ông Kim Quang lãnh lấy hai thứ hột giống cúi đầu bái tạ lui ra. Lúc tới trần gian, vì sự nhọc mệt, Kim Quang quên khuất lời dặn của Ngọc Hoàng lấy năm túi cỏ gieo xuống trước, rồi mới gieo túi hột lúa sau. Chẳng ngờ cỏ mọc rất mau, tràn lan khắp địa cầu, choáng chỗ mọc của hột lúa. Tại Thiên Đình, Ngọc Hoàng nghe Nam Tào về tâu lại chuyện giống cỏ xâm chiếm gần hết địa cầu thì đùng đùng nổi giận, truyền điệu Kim Quang tới bắt trở xuống cỏi trần làm kiếp trâu, ăn cho hết giống cỏ đã gieo trồng, cho đến lúc nào hết cỏ mới được hồi cốt tiên. Khổ nỗi giống cỏ càng ngày càng sanh sôi nẩy nở, dù trâu có ăn ngày ăn đêm cũng không hết, nên tiên ông Kim Quang vẫn mãi mãi hóa thành trâu chịu đọa đày giữa cõi trần.

LSB-RongLuaBacCuc
25-10-2003, 15:19
[center:eeb2613717]Sự Tích Con Muỗi[/center:eeb2613717]

Ngày xưa, có một người nông dân hiền lành tên là Ngọc Tâm, có một người vợ xinh đẹp tên là Nhan Diệp. Khác hẳn với tính tình đơn giản của chồng, quanh năm chăm chú làm ăn, người vợ lười biếng xa hoa, chỉ lo thỏa thê sung sướng.

Trong lúc hai vợ chồng tưởng chung sống với nhau đến răng long đầu bạc, thì Nhan Diệp bỗng lăn ra chết. Người chồng đau đớn quá, không muốn rời xa xác vợ, bèn bán hết tài sản, mua một chiếc thuyền chở quan tài vợ thả bồng bềnh trên mặt nước.

Một buổi sớm mai thuyền đi đến dưới chân một ngọn núi cỏ cây ngào ngạt. Ngọc Tâm lên bờ thấy đủ các kỳ hoa dị thảo, cây cối nặng chĩu trái, lấy làm lạ bèn phăng lần lên cao. Lưng chừng núi, Ngọc Tâm gặp một ông lão tướng mạo phương phi, râu tóc bạc phơ, tay chống gậy trúc đang lần bước. Thấy người có vẻ tiên phong đạo cốt, đoán chừng là thần tiên ở núi Thiên Thai xuất hiện, Ngọc Tâm bèn sụp lạy, rồi thiết tha xin cứu tử hoàn sinh cho người vợ thương yêu.

Vị thần thương hại nhìn Ngọc Tâm hồi lâu rồi nói:
"Ngươi còn nặng lòng vương vấn trần ai, chưa thoát được vòng tục lụy... Ta có thể giúp cho ngươi đạt ước vọng song về sau ngươi đừng có lấy làm ân hận"!

Ngọc Tâm theo lời vị thần, dỡ nắp quan tài vợ ra, chính đầu ngón tay mình nhỏ ba giọt máu vào thi thể Nhan Diệp, thì người đàn bà từ từ mở mắt ra, rồi ngồi lên như sau một giấc ngủ dài.

Trước khi từ giã, vị thần bảo người đàn bà vừa sống lại:
"Đừng quên bổn phận của người vợ... Hãy luôn luôn nghĩ đến lòng thương yêu chung thủy của chồng... Chúc cho hai vợ chồng được sung sướng."

Trên đường về quê, người chồng hối hả dục thuyền đi mau. Một tối thuyền ghé bến, Ngọc Tâm lên bờ mua sắm thức ăn. Trong lúc đó, có một chiếc thuyền buôn lớn đậu sát bên cạnh, chủ nhân là tay lái buôn giàu có chú ý đến nhan sắc lộng lẫy của Nhan Diệp. Hắn gợi chuyện, mời Nhan Diệp qua thuyền mình dùng trà rồi ra lệnh cho bạn thuyền dong hết buồm chạy.

Ngọc Tâm quay về thấy mất vợ, bỏ cả ăn ngủ, ngày đêm đi tìm kiếm, một tháng sau mới gặp. Nhưng người đàn bà đã quen với lối sống xa hoa bên cạnh tay lái buôn giàu có, quên cả tình cũ nghĩa xưa. Thấy rõ bộ mặt thật của vợ, Ngọc Tâm như tỉnh cơn mê, bảo Nhan Diệp:
"Mình được tự do bỏ tôi song tôi không muốn mình còn lưu giữ kỷ niệm gì của tôi nữa, vậy hãy trả lại ba giọt máu của tôi đã nhỏ ra để cứu mình sống lại".

Nhan Diệp thấy được ra đi dứt khoát dễ dàng như thế, vội vàng lấy dao chích đầu ngón tay. Nhưng máu vừa bắt đầu nhỏ giọt thì nàng ngã lăn ra chết.

Người đàn bà nông nổi, phụ bạc chết vẫn còn luyến tiếc cõi đời nên hóa kiếp thành một vật nhỏ, ngày đêm theo đuổi theo Ngọc Tâm, tìm cách ăn cắp ba giọt máu để trở lại làm người. Con vật này luôn luôn kêu than với chồng cũ, như van lơn, như oán hận, như tiếc thương, ngày đêm o o không ngừng. Về sau giống này sinh sôi nẩy nở rất nhiều, người ta đặt tên nó là con muỗi. Vì ghét kẻ phụ bạc, nên mỗi lần muỗi lại gần, người ta không tiếc tay đập cho nó chết.

LSB-RongLuaBacCuc
25-10-2003, 15:23
[center:a51dc46eaa]Người Tiều Phu Hoá Nai[/center:a51dc46eaa]

Ngày xưa, ở đất Cao Bằng, có một người tiều phu mộc mạc hiền lành và hiếu thảo. Anh có một bà mẹ già hay đau ốm. Thầy thuốc bảo là cần có sữa nai tẩm bổ, mới mong chữa lành bệnh cho mẹ. Anh không quản ngại khó khăn, mỗi ngày vào rừng quyết tâm đi tìm kiếm sữa nai về cho mẹ. Nhưng rất khó. Vừa thấy bóng người, nai đã bỏ chạy mất rồi.

Không lấy được sữa nai, người tiều phu buồn bực, không dám về nhà. Anh ngồi giữa rừng ôm mặt khóc. Bỗng nhiên, thấy có một ông lão chống gậy đến bảo rằng: "Nếu con muốn có sữa nai thì phải mang lốt nai, mới đến gần loài nai được". Rồi ông lão trao cho anh tiều phu một bộ da nai khoác vào người.

Quả nhiên, sau đó, anh lại gần được các con nai cái, vắt được nhiều sữa đem về nhà chữa bệnh cho mẹ già. Một hôm, ông lão lại hiện ra, ngỏ lời khen lòng hiếu thảo của anh, rồi truyền cho anh các phép đạo thần tiên. Anh học thuộc lòng, không nói cho ai hay biết. Sau khi mẹ già qua đời, anh liền bỏ đi lên núi biền biệt, không trở về nhà nữa.

Sau đó khá lâu, một hôm, có một người con của ông tiều phu vào núi lấy củi. Anh bỗng gặp một con nai nói được tiếng người. Nai bảo: "Cha đây. Cha đã hoá thành nai rồi, không thể trở lại lốt người được nữa. Cha cho con cái gạc (sừng) đây, con hãy buộc dây mà kéo về. Đến chỗ nào mà gạc vướng, không đi được nữa, thì con hãy lấy chỗ đất ấy mà khai khẩn làm ăn, về sau sẽ khá".

Nói xong, con nai húc đầu vào thân cây cho rụng gạc ra. Rồi nai biến mất vào rừng sâu. Người con trai vâng lời, làm theo nai dặn. Quả nhiên, về sau được sung túc. Người đời khi biết chuyện, đã gọi người tiều phu hoá nai là Lộc Giác Chân Nhân, cho rằng ông đã tu luyện được thành tiên.

LSB-RongLuaBacCuc
25-10-2003, 15:29
[center:55a102b386]Cọp Được Phong Thần[/center:55a102b386]

Trước kia ở làng Long Hương tỉnh Bà Rịa có rất nhiều cọp, vì làng này ở gần rừng lại thưa thớt dân cư. Cọp thường lởn vởn vào xóm bắt trâu bò, đôi khi vồ chết cả người. Dân làng sợ nhất là con cọp một mắt, đã to lớn lại hung hăng vô cùng. Viên quan cai trị địa phương liền treo giải thưởng cho ai trừ được cọp một mắt. Một ông Đốc, nổi tiếng là tay thiện xạ của vùng này, liền bố trí để hạ cọp tại một vườn mía. Với cây súng hai nòng, ông Đốc đinh ninh rằng sẽ hạ cọp một mắt dễ dàng, huống chi hiệp sức với ông còn có một toán lính bắn giỏi. Trưa hôm đó, ông Đốc nhử được cọp vào vườn mía, vòng vây vừa siết lại, cây súng trên tay ông lườm lườm chỉa vào những lá mía động đậy, đợi cọp nhô ra là nhả đạn. Bất ngờ, con cọp một mắt nhảy sổ đến bên ông, gầm lên dữ dội rồi xông vào vồ ông. Ông Đốc chỉ bắn được một phát thì bị vồ ngã ngửa và bị cào nát cả một chân. Lúc mọi người đổ xô đến tiếp cứu thì cọp một mắt đã chạy mất vào rừng, ông Đốc thì bất tỉnh nhân sự. Cái chân của ông phải điều trị mấy tháng mới lành, tuy vậy phải chịu tật cà thọt. Từ đó con cọp một mắt càng lộng hành, không ngày nào nó không về làng bắt trâu bò, có bữa nó ra tận đường cái rượt người qua lại, hoặc chui vào vườn mía lượm nón lá đội lên đầu ngồi im một chỗ gạt người đến gần vồ chết. Không dùng sức mạnh trừ được cọp một mắt, ban Hội Tề sở tại nghĩ cách phong cho cọp làm thần. Trên con đường mòn đi vào núi đất liền thấy xuất hiện một cái miễu có dán một tờ sắc phong bằng giấy hồng đơn. Từ khi được phong làm thần, cọp một mắt không còn lai vãng về làng khuấy phá dân cư nữa. Đến sau, mỗi đêm thanh vắng người ta thấy cọp một mắt mon men đến gần chùa ở triền để nghe tiếng chuông kinh kệ. Cái chùa này do ông Đốc sau khi về hưu dựng lên.

LSB-RongLuaBacCuc
25-10-2003, 15:33
[center:372192f764]Ăn Mày Xin Vàng[/center:372192f764]

Phú ông nọ giàu có nhất trong vùng nhưng rất hà tiện. Bao nhiêu vàng bạc, ông giấu cất trong nhà, không đem bố thí cho một ai. Hôm ấy, có lão ăn mày đến năn nỉ phú ông mà xin cho kỳ một nén vàng. Phú ông quát tháo, sai người đuổi đi. Nhưng lão ăn vẫn lỳ gan trở lại xin vàng, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Rốt cuộc phú ông cho lão một nén rồi sai người đầy tớ theo rình. Ban đầu lão ăn mày mừng rỡ, cười hí hởn. Nhưng đến khoảng đất trống, lão đặt nén vàng bên mình rồi ngủ khò. Tên đầy tớ bèn lén lại gần ăn cắp nén vàng nọ đem về cho chủ. Hôm sau, lão ăn mày trở lại nhà phú ông xin vàng như cũ. Phú ông nói: Hôm qua tôi cho ông một nén đâu rồi? Ông lão ăn mày vuốt râu rồi trả lời: Tôi để nó kế bên mình. Nhưng khi tôi vừa nhắm mắt thì nó cũng mất đi. Bởi vậy tôi trở lại. Phú ông suy nghĩ về câu nói của lão ăn mày, hiểu rằng khi nhắm mắt chết thì sự nghiệp không còn gì hết. Ông bèn đem vàng bạc dùng vào việc phước thiện. Gặn những người trọng tuổi, phú ông thuật lại chuyện lão ăn mày nọ. Ai nấy đoán rằng: Không chừng lão ấy là Tiên trá hình để răn đời.

LSB-RongLuaBacCuc
25-10-2003, 15:36
[center:50233f0ca9]Vợ Khôn Chồng Dại[/center:50233f0ca9]

Chị nọ rất khôn nhưng rủi gặp nhằm anh chồng quá dại. Hôm nọ dệt vải xong, chị giao cho anh chồng đem đi bán. Đi suốt ngày, rao khan giọng, anh chồng không thấy ai mua. Bỗng đâu có ông thầy giáo đi ngang qua mua hai vóc. Ông nói: Sáng mai anh lại nhà tôi mà lấy tiền. Nhà tôi ở chỗ chợ đông không ai bán, chỗ kèn thổi tò te, chỗ cây tre một mắt. Hôm sau, anh chồng tìm hoài mà không gặp chỗ nào gọi là chợ đông mà không ai bán. Về nói cho vợ nghe, chị vợ mới đoán rằng người mua nọ là ông thầy giáo. Chợ đông không ai bán là trường học. Kèn thổi tò te là gần sậy có gió thổi. Cây tre một mắt là cọng hành. Vì vậy, chị vợ bảo chồng đến trường học mà đòi tiền, trường nọ ở gần đám sậy, trước cửa có trồng hành. Anh chồng nọ kiếm được ông giáo để đòi tiền. Ông giáo hỏi: Tại sao anh biết tôi ở đây? Anh nọ nói: Vợ tôi đoán như vậy. Ông thầy tấm tắc khen thầm cô vợ. Chừng anh chồng ra về, ông gởi theo một nhánh bông lài cắm giữa một miếng cứt trâu khô. Nhận được món quà, cô sanh ra buồn bực, tủi phận mình. Ông giáo có ý mỉa mai cô như câu hát:
"Vợ khôn lấy thằng chồng dại
Như bông hoa lài cắm bãi cứt trâu"
Nghĩ vậy cô vợ ra bờ sông, chờ nước lớn mà tự vận. Ông giáo đoán được việc ấy nên vô cùng hối hận, giả đò xách một cái rổ rách nát đi lại mé sông. Gặp cô vợ ngồi trên bờ với vẻ mặt âu sầu, ông giáo nói:
Chị kia, ngồi qua một bên để tôi nhảy xuống sông xúc cá. Cô vợ giựt mình, ngạc nhiên vì thấy một người đầu bạc hai thứ tóc mà hóa dại, dùng cái rổ rách để xúc cá. So sánh người già nọ với chồng mình ở nhà thì chồng mình coi vậy mà khôn hơn. Nghĩ vậy, cô vợ tự an ủi, trở về nhà không thèm tự tử.

LSB-RongLuaBacCuc
26-10-2003, 13:46
[center:f34717a13c]Trâu Vàng Hồ Tây[/center:f34717a13c]

Ngày xưa, vào thời nhà Lý, thế kỷ thứ 13, ở thành Đại La, có một nhà sư pháp thuật cao cường. Sư có tên là Không Lộ. Tục truyền rằng nhà sư Không Lộ là một vị Thần của nhà trời giáng xuống đất nước Việt Nam, để cứu đân độ thế.

Thuở bấy giờ, nước Việt đang thiếu thốn đồng và sắt. Bao nhiêu quý kim, vàng bạc, châu báu đã bị người Tầu vơ vét chở về phương Bắc, sau bao nhiêu thế kỷ người Tầu đô hộ nước Việt Nam. Một ngày kia, sư Không Lộ lên đường sang Trung Quốc, mang theo một cái túi nhỏ. Ngài định dùng phép thuật để lấy lại một ít của cải quý thuộc về dân tộc phương Nam bị người phương Bắc đánh cướp. Nhà sư xin yết kiến vua nhà Tống, để quyên một ít kim khí, đựng trong một túi vải nhỏ đem về đúc thành tượng Phật.

Thấy cái túi vải bé nhỏ của nhà sư, vua Tống không ngần ngại sai bảo quan hãy đưa sư Không Lộ vào tận kho, chọn lựa tuỳ thích vàng hay đồng, miễn là chỉ đựng đầy túi thôi. Vừa bước vào cửa kho, sư Không Lộ trông thấy một con trâu to lớn, đúc toàn bằng vàng ròng. Trâu vàng lớn hơn cả con trâu thật ngoài đời. Trâu vàng đứng nghênh ngang, như muốn canh giữ kho vua. Ở gian chính giữa, có cất giữ một số kim khí hiếm quý hơn vàng, gọi là đồng đen.

Sư Không Lộ bèn giở phép thuật thần thông, mở cái túi vải nhỏ ra, thâu tóm quá phân nữa số đồng đen trong kho vàng bạc cuả vua Tống. Viên quan giữ kho hốt hoảng trước hành vi thần bí kỳ lạ của nhà sư, bèn bắt nhà sư phải trả lại số đồng đen quý giá, trả về chỗ cũ. Sư Không Lộ nhắc lại cho viên quan Tầu nhớ rằng chính nhà vua đã cho phép ngài được chọn lấy bất cứ thứ kim loại nào, miễn là không chứa đầy quá cái túi vải nhỏ bé của ngài.

Viên quan Tầu này quýnh quáng, chẳng biết làm sao, bèn chạy đi báo tin cho Vua Tống hay biết tự sự. Vua Tống nổi giận, ra lệnh chém đầu nhà sư nước Nam nhỏ bé, dám xấc láo với thiên triều. Nhà sư Không Lộ có phép mầu, có thể nghe được tiếng nói từ xa, xuyên qua vách tường. Khi biết đựo+c quyết định của Vua Tống, sư Không Lộ vội vàng thoát ra khỏi kho báu vật, nhanh nhẹn vượt qua hoàng thành.

Số đồng đen mang theo quá nặng, nhà sư không thể đi mau. Được mấy dặm đường, đã nghe tiếng người ngựa đuổi theo. Sư bèn ra sức phi hành, được một quãng dài thì gặp một giòng sông rộng chắn ngang, không thấy bóng dáng thuyền bè. Sư Không Lộ bèn tháo chiếc nón tu, thả xuống nước, hoá phép thành ghe. Trong chớp mắt, sư đã mang được túi đồng đen vượt thẳng qua bờ sông bên kia. Đám quân Tầu đuổi theo, nhìn thấy pháp thuật phi thường của nhà sư, trở về tâu vua. Vua đành chịu, không biết làm sao.

Trở về nước, Sư Không Lộ tập hợp những tay thợ rèn trứ danh của Việt Nam, nhờ đúc một cái chuông bằng đồng đen lấy ở Tầu về. Sư muốn đúc chuông theo hình hoa sen hé nở, và tiếng chuông phải thanh, vang xa. Nhưng thời đó, đúc chuông khá khó, vì dụng cụ thô sơ. Sư bèn nghĩ ra cách nấu chảy đồng đen, đổ vào một cái khuôn hình chuông, bằng đất sét. Phương pháp đúc đồng mới này thành công.

Vào ngày lễ khánh thành chuông đồng đen, sư Không Lộ cầm chày đánh lên tiếng chuông đầu tiên. Tiếng chuông vang xa, rung động đến ngàn vạn dặm. Con trâu vàng ở kho tàng vua Tống nghe tiếng chuông đồng, bỗng phóng chạy về phương Nam. Thấy con trâu vàng chạy đến, nhà sư ngừng đánh chuông, e rằng vàng bạc đất Trung Quốc sẽ theo nhau về Việt Nam, sẽ gây bất hoà trầm trọng giữa 2 nước, khiến Trung Quốc lại có cớ xâm lăng đánh chiếm phương Nam.

Sư Không Lộ bèn lăn chuông xuống Hồ Tây. Chuông đen rung vang một lần cuối cùng, trước khi rơi xuống nước. Con trâu vàng, theo đó, cũng nhảy xuống Hồ Tây biến mất theo chuông đáy hồ.

Sau đó, Sư Không Lộ trở về trời. Những người thợ rèn nước Việt đã dựng nên một ngôi đền thờ bên cạnh Hồ Tây, để nhớ ơn nhà sư Không Lộ đã dạy cho họ phương pháp đúc đồng. Vua nhà Lý đã ban sắc phong tặng sư Không Lộ biệt danh là Thần Thợ Đúc

LSB-RongLuaBacCuc
26-10-2003, 13:54
[center:66807a441d]Rắn và Rùa[/center:66807a441d]

Bên bờ sông xanh có Rùa và Rắn thù nghịch nhau ác liệt, vì cả hai đễu muốn giành bá chủ trên sông về phần mình. Rắn cậy mình lanh lẹ thường rình mò cắn mổ Rùa cho chế đị Rùa tuy chậm lụt, nhưng nhờ có cái mang cứng như giáp đồng, nên mỗi lần thấy Rắn quăng mình tới, Rùa thụt đầu vào mai, Rắn đành thúc thủ.

Răn lấy làm tứ lắm, tìm hiểu sự rèn luyện da thịt của Rùa bằng cách nào mà cắn không đứt, mổ không lủng. Rùa đóan biết liền bảo Rắn:

- Anh có cắn mổ cũng vô ích thôi, tôi đã luyện được mình đồng da sắt nhờ ở bí quyết gia truyền.

Rùa chỉ nói vậy rồi bỏ đi Rắn tức lắm quyết tìm xem bí quyết gia truyền của Rùa là thế nàọ Rùa giả lơ như không biết, nhưng đêm đêm đợi Rắn đến gần thì cầm một miếng gỗ bén chặt qua đầụ Nói là chặt qua đầu chớ kỳ thật Rùa thụt đầu vào trong mai đánh lừa Rắn.

Hôm sau, Rắn vừa gặp được Rùa thì reo lên:

- A, tôi đã biết rõ bí quyết của anh rồi, nhưng tôi chưa biết đó là trò gì, anh nên cắt nghĩa cho tôi nghe

Rùa vui vẻ đáp:

- Đó là thuật cắt đầu để luyện thành mình đồng da sắt.

Rắn vốn độc ác tham lam, cũng muốn cho mình trở nên có bộ giáp sắt như rùa, nên nói:

- Tôi cũng muốn được như anh, ngặt vì anh có tay chân, anh cầm miếng gỗ cắt đầu mình được, còn tôi mình mẩy trụi lủi, tay chân không có thì làm sao mà chặt lấy đầu

Rùa làm ra vẻ hào hiệp bảo:

- Nếu anh không nghi ngờ, tôi sẽ tình nguyện giúp anh.

Rắn mừng rỡ trở về kêu hết họ hàng ra bờ sông. Rùa cũng gọi thân thích tới cầm từng miếng gỗ chặt rơi đầu rắn.

Vì tham lam ngu độn nên Rắn đành thiệt mạng. Từ đó quyền bá chủ trên sông về phần Rùa.

LSB-RongLuaBacCuc
26-10-2003, 13:57
[center:e71ddbeee2]Chuyện Anh Bán Vải[/center:e71ddbeee2]

Một hôm có một anh bán vải đi ngang qua một kiểng chùa xiêu vẹo, hoang tàn. Anh ngồi than thở, cảm thấy có tội lớn đối với Phật Trời. Trong chùa có tên ác tăng rình nghe được . Hắn bàn tán với anh bán vải: Anh nên giúp của để tu bổ chùa này. Anh bán vải mừng rỡ bằng lòng giúp một số tiền. Đêm đó tên ác tăng thiết tiệc rồi nói: Anh phải làm phước cho trọn, cần tu bổ tất cả kiểng chùa này, từ chánh điện tới hậu liêu, sửa lại cửa tam quan, đúc chuông mới. Anh bán vải hoảng hồn. Tôi nghèo lắm, một mình làm sao gánh nổi sở phí. Bây giờ tôi có bao nhiêu vàng bạc trong tôi xin cúng hết. Tên ác tăng không chịu, muốn lấy tất cả số vải của anh và giết anh ta luôn thể để phi tang. Anh bán vải nài nỉ, khóc lạy xin tha tội. Sau cùng tên ác tăng bằng lòng cho anh bán vải tự thắt cổ. Lúc ấy tình cờ có ông quan đi ngang chùa, chợt thấy đứa con gái bận quần đỏ chun theo lỗ vách tường mà vào chùa, ông quan hồ nghi chuyện lạ, dừng ngựa lại, ra lịnh cho quân hầu đuổi theo... Vào chùa, chợt thấy cái phòng đóng cửa kín mít, ông quan yêu cầu mở gấp. Tên ác tăng cản lại. Bẩm thượng quan! Trong phòng có quỷ. Vị quan nổi giận, phá cửa gặp một người đang thắt cổ ngất ngư. Chừng cứu sống lại được, anh bán vải bày tỏ đầu đuôi. Vị quan mới hiểu người con gái lạ thường khi nãy là điềm Trời Phật giáng xuống cứu người lương thiện. Tên ác tăng bị chém đầu. Anh bán vải và vị quan nọ hiệp cùng dân góp công, góp của tu bổ kiểng chùa ấy thịnh vượng.

LSB-RongLuaBacCuc
26-10-2003, 14:00
[center:c92f504309]Khỉ Đỏ Đít[/center:c92f504309]

Ngày xưa, có một người giàu nứt đố đổ vách mà tính tình lại rất bủn xỉn, hà tiện và hết sức khe khắt đối với kẻ nghèo khổ. Vợ người phú hộ cũng giống như chồng, chỉ biết bo bo chắt bóp giữ tiền, cả đời không hề bỏ một đồng giúp ai. Hai vợ chồng không có con cái, chỉ nuôi một đứa tớ gái xấu xí giúp việc. Trái với chủ nhà, người ở rất tốt bụng, thấy các người đến cửa xin ăn bị xua đuổi tàn nhẫn, lấy làm thương hại, thường đem lời ngọt ngào an ủi.

Một hôm, vào lúc xế chiều, vợ chồng kẻ trọc phú đang ngồi ăn, có một bà lão ăn mày quần áo rách tả tơi, gầy yếu chỉ còn da bọc lấy xương, lọm khọm đến cửa kêu van đã nhịn đói mấy hôm và xin một ít cơm ăn. Hai vợ chồng phú hộ không thèm ngó đến, sai con ở đuổi đi. Người tớ gái miễn cưỡng vâng lời rồi theo bà lão ăn mày ra ngoài dặn nhỏ bảo bà ta đợi ở gốc cây bên đường, đợi chủ ăn xong nó sẽ lén đưa cơm ra cho. Bà lão ngồi chờ, một lát thấy đứa tớ gái rón rén mang đến cho một gói lá chuối bọc cơm và cá.

Cho xong con ở vội vàng toan chạy đi thì bà lão ăn mày níu lại cảm ơn và bảo nó hôm nào chủ sai nó đi vào rừng lấy củi, hãy đến tắm ở suối cách đó hai dặm, tức khắc người sẽ đẹp ra.

Vài hôm sau, củi hết, bà phú hộ sai con ở vào rừng kiếm về. Đứa tớ gái nhớ lại lời bà lão, tìm đến con suối đã dặn, xuống tắm một lúc, rồi lên lượm củi vác về nhà.

Từ hôm đó, nó thấy khác trong người, mỗi ngày mỗi biến đổi, trở nên xinh đẹp lạ thường. Vợ chồng người phú hộ nhận thấy đứa ở xấu xí tự nhiên bỗng có nhan sắc tuyệt vời, bèn nảy ra ý định nhận nó làm con nuôi, hy vọng sẽ có rể làm quan lớn. Như vậy là vừa giàu có lại thêm danh vọng mà không phải mất tiền mua. Bàn tính lợi hại rồi vợ chồng mới ngỏ lời với đứa tớ gái nhận nó làm con nuôi. Mồ côi cha mẹ từ lâu, bà con họ hàng cũng không có ai, đứa ở nhận lời. Vợ chồng người phú hộ mời làng đến làm giấy tờ đàng hoàng, chắc mẩm sẽ đòi được nhiều của thách cưới cô gái nuôi xinh đẹp.

Sau đó ít lâu, một hôm bà phú hộ hỏi con gái nuôi nhờ đâu mà được thành ra nhan sắc đẹp đẽ như vậy. Cô gái nuôi tình thật kể lại những lời chỉ bảo của bà lão ăn mày độ nọ. Nghe nói thế, vợ lão phú hộ dò chỗ suối tiên, rồi ngay hôm sau, cùng chồng tìm đến nơi để tắm, hy vọng sẽ hóa nên trẻ đẹp.

Theo lời con gái nuôi, vợ chồng tìm ra giòng suối, vội vàng cởi hết quần áo nhảy ùm xuống nước hụp lặn nhiều lượt. Đang lúc ngâm mình nước bỗng nóng sôi lên, vợ chồng nhảy lên bờ, thấy da thịt ngứa ngáy, cho là suối tiên biến hóa bắt đầu hiệu nghiệm. Song lần này suối tiên biến hóa trái ngược hẳn, hai vợ chồng phú hộ ngứa gãi khắp mình, và gãi đến đâu thì thấy mọc lông đến đấy, chẳng mấy chốc đầy người, cả hai hóa thành khỉ. Họ cuống cuồng lên, quên cả quần áo, cứ thế mà chạy thẳng về nhà, muốn nói thốt không ra lời được nữa, chỉ ú ớ thành những tiếng kêu thét.

Người con gái nuôi trông thấy hai con vật lông lá dữ tợn muốn xông vào nhà, sợ hãi kêu ầm ĩ cả lên. Bà lão ăn mày độ nọ lại hiện ra bảo cô gái rằng:
"Con chớ sợ, hai con vật này là hai vợ chồng lão phú hộ hà tiện và ác nghiệt bị Trời phạt hóa kiếp đó".

Rồi Phật Quan Âm đã hiện ra làm bà lão khuyên cô gái lấy hai hòn đá nung đỏ đặt ở trước cửa để ngăn trừ đôi khỉ đến quấy phá. Cô gái vừa thương tâm vừa lo sợ làm theo lời Phật dạy, rồi đóng cửa lại ở trong nhà. Hai vợ chồng khỉ trở lại khẹc khẹc đòi của, gào rú, lồng lộn một hồi mệt mỏi rồi ngồi phịch xuống hai hòn đá nung lửa. Bị phỏng cháy trụi cả lông ở sau đít, đôi khỉ hoảng sợ bỏ chạy tuốt vào rừng ở luôn không dám quay trở lại nữa. Cũng vì thế mà từ đó giống khỉ sinh ra là đỏ đít.

LSB-RongLuaBacCuc
26-10-2003, 14:06
[center:3992d69153]Nhân Sâm[/center:3992d69153]

Ngày xưa, có hai vợ chồng người tiều phu nghèo khổ, làm lụng vất vả quanh năm. Tờ mờ sáng đã ra đi làm, đến tối mịt mới về nhà mà cũng không kiếm đủ gạo ăn. Hai vợ chồng có một đứa con trai còn nhỏ, mỗi ngày để ở nhà cho một phần cơm chỉ ăn vừa lưng dạ. Trong cảnh thiếu ăn đó, hai vợ chồng lấy làm ngạc nhiên nhận thấy con mình ngày một béo tốt, hồng hào khỏe mạnh như đã được chăm nuôi tẩm bổ khác thường. Đứa con còn bé chưa nói năng gì được nên cha mẹ nó muốn hỏi han về sức khỏe lạ lùng của con cũng đành chịu. Được vài năm đứa bé lớn lên như thổi, bắt đầu biết trò chuyện, cha mẹ nó mới hỏi xem phần cơm mỗi ngày để dành cho con ăn có đủ không. Thằng bé trả lời chẳng biết mùi cơm ra sao vì cứ mỗi khi cha mẹ nó vừa đi khỏi nhà là bầy khỉ ở rừng kéo đến ăn sạch cơm.

Hai vợ chồng người tiều phu quá nỗi kinh ngạc, hỏi con trong mấy năm trời không cơm ăn mà sao lại được khỏe mạnh như vậy. Đứa con ngây thơ mới kể cho hay rằng trong lúc cha mẹ nó vắng nhà, có một thằng bé láng giềng cũng trần truồng như nó, vẫn đến chơi đùa, và chính đứa bé đáng yêu kia đã truyền sức khỏe sang cho nó. Nghe con nói như thế, cha mẹ nó lại càng lấy làm lạ, nghi hoặc thêm, vì chung quanh ấy lối mươi dặm chẳng có nhà cửa của ai cả. Người tiều phu nghĩ ngợi, đoán chừng đứa bé đến chơi với con mình là Người Sâm (nhân sâm), hồn của cây sâm mọc quanh quẩn gần đâu đây.

Đến sáng hôm sau, người tiều phu đi ra chợ mua một cuộn chỉ tơ mang về dặn dò con là hễ thằng bé kia đến chơi thì lấy chỉ buộc vào chân hoặc tay nó. Đứa con hứa sẽ làm theo lời cha bảo. Qua ngày sua, vợ chồng người tiều phu đi khỏi nhà như lệ thường, song không vào rừng lấy củi mà rình nấp gần đấy. Nhân sâm lại đến túp lều coh*i với thằng bé con người tiều phu, cũng như mọi ngày, và đứa bé theo lời cha dặn, lấy chỉ buộc vào cổ tay bạn.

Vào lúc giữa trưa, hai vợ chồng người tiều phu ra khỏi chỗ nấp, đột ngột trở về nhà, bắt chợt cả hai đứa bé đang nô đùa. Thằng bé sâm vội vàng bỏ chạy rồi biến mất vào cây. Người tiều phu lần theo dấu chỉ đã buộc vào cổ tay Nhân Sâm mà tìm ra được cây sâm. Tham và ngốc, gã hấp tấp đào xới quá mạnh tay làm chết mất thằng bé Sâm và chỉ lấy được từng miếng rễ cây sâm. Cũng vì thế mà ngày nay người ta chỉ có được các nhánh rễ sâm mường tượng hình dáng người. Người Sâm chết vì sự vụng về của gã tiều phu, từ đó Sâm không còn công hiệu giúp cho người ta được trường sinh bất tử nữa, mà uống sâm chỉ được bồi dưỡng sức khỏe thôi.

LSB-RongLuaBacCuc
26-10-2003, 14:09
[center:efab19522e]Giao Long[/center:efab19522e]

Ngày xưa, tại xã Khúc Phụ, Thổ Bình, châu Chiêm Hoá thuộc tỉnh Tuyên Quang miền Bắc Việt Nam, có một bà lão goá, không có con. Bà ở thôn Mô Cuống, mỗi ngày thường đến thác Cuống bắt tôm bắt cá về ăn.

Một ngày kia, bà lão trông thấy một quả trứng màu trắng, to gần bằng trứng gà. Bà cảm thấy sợ, bèn lượm trứng vứt ra xạ Nhưng rồi hai ba lần khác, bà cứ lại gặp quả trứng này ở mấy nơi khác. Bà bèn đem về nhà, cho gà ấp.

Chừng khoảng một tháng sau, quả trứng bí mật này nở ra một con vật thân dài, tựa như con lươn. Bà bèn bỏ nó vào một chĩnh nước. Con vật lớn rất nhanh. Bà lão đưa nó qua một cái vạị Nó lại lớn chật vạị Bà đem thả nó xuống suối Mô Cuống, mới hay đó là con Giao Long.

Con vật này sắc trắng, thuộc loài thuỷ tộc, nhưng thỉnh thoảng nó lại hoá thành người, nói được tiếng ngườị Giao Long gọi bà lão là mẹ nuôi, và bắt tôm bắt cá nuôi bà. Nhờ vậy, mỗi lần đến kỳ cúng giỗ, bà lão đến bên giòng nước gọi tên "Cuống, Cuống". Khi thấy con Giao Long trồi đầu lên mặt nước, bà bảo: "Ngày mai nhà có giỗ, con nhớ bắt cho mẹ một ít cá". Giao Long lập tức vâng lời, bắt nhiều cá để lên bờ cho mẹ nuôi đến lấy về. Bao nhiêu người ăn, số lượng cá cũng đủ.

Về sau, có một con Giao Long khác, sắc đen, ở giòng thác lớn Sa Hương thuộc xã Miên Hương, cách đó mấy dặm. Nó lội ngược dòng đến thác Cuống, đánh nhau với Giao Long sắc trắng, vì muốn chiếm lấy nơi nàỵ Cuộc giao chiến kéo dài 3 ngày, chưa rõ con nào thắng. Bỗng thấy Giao Long trắng chạy về nhà cầu cứu mẹ nuôi, nói với bà hãy đến dòng thác giúp nó một taỵ Nó dặn mẹ: "Khi nào thấy thân hình đen trồi lên mặt nước, thì mẹ lấy dao mà chém".

Bà lão nghe lời, hôm sau, giờ ngọ, ra bờ thác, cầm theo một con dao dài và sắc bén. Bà hốt hoảng thấy 2 con Giao Long đang đánh nhau, quậy đục cả mặt nước. Bà cầm dao chờ sẵn, khi thấy thân hình đen nổi lên mặt nước liền chém xuống thật mạnh. Nhưng chẳng may, lại trúng nhằm con Giao Long trắng của bà.

Con vật trồi lên, rên xiết: "Mẹ ơi, mẹ đã chém lầm vào bụng con rồi Số mệnh con phải chịu như vậy, xin mẹ đừng thương tiếc con". Nói xong, Giao Long trắng biến mất. 3 ngày sau, xác nó nổi lên ngay chổ ấỵ Dân trong vùng trông thấy, vớt Giao Long đem về chôn ở cánh đồng trước nhà bà lãọ

Ngày nay, mộ Giao Long vẫn còn. Người ta gọi là Mộ Thần Cuống, được sùng bái như vị thần linh. Mỗi năm, vào dịp tháng 2, dân ở 4 xã vùng này kéo tới cúng tế Giao Long.

LSB-RongLuaBacCuc
26-10-2003, 14:11
[center:93de0f5607]Ba Tượng Phật Sống[/center:93de0f5607]

Năm đó, chúa Nguyễn Ánh bị Tây Sơn truy nã nên phải bỏ thành Gia Định mà chạy về phía làng Tây Sơn Nhì. Trời vừa tối, Chúa Nguyễn đến một kiểng chùa. Quá mệt mỏi, phần thì quân Tây Sơn đang rượt phía sau, Chúa Nguyễn cùng hai vị quan hộ vệ đành vào chùa mà trốn. Trong chùa, lúc ấy có ông sư già đang tụng kinh. Sau khi nghe Chúa Nguyễn bày tỏ sự thật, sư cụ nói:

Xin các vị vào phía sau thay xiêm đổi áo, y theo lời bần tăng, phải làm như vầy... Chập sau quân Tây Sơn kéo tới, xúm bao vây ông sư nọ mà hỏi:

- Nguyễn Ánh đâu rồi? Nói mau bằng không ta chém đầu.

Sư cụ nói:

- Mô phật, xin các ông cứ lục xét chùa. Nếu có bần tăng cam chịu tội.

Viên chỉ huy bèn đem cây đèn trên bàn Phật xuống mà rọi từ trong ra ngoài. Bỗng nhiên, hắn dòm xuống bàn phật mà la lớn:

- Ba đứa nào đây? Quân đâu! Mau chém nó.

Chừng xét kỹ lại, rọ ràng là ba cốt phật. Hỏi sao không để trên bệ, sư cụ trả lời đó là mấy cốt Phật của chùa ở làng kế bên đem gởi, chùa ấy vừa bị sập, chùa bên này không có chỗ trống nên để tạm dưới đất. Nghe hữu lý, quân Tây Sơn rút lui. Sau đó, Chúa Nguyễn Ánh cùng hai vị quan hộ vệ từ trên bàn Phật bước xuống, vô cùng mừng rỡ, khen gợi sư cụ. Số là khi nãy sư cụ có sáng kiến khiêng tượng Phật xuống đất. Thay vào đó, ba người tị nạn khoác áo cà sa leo lên bệ ngồi chắp tay không nhúc nhích giả như tượng thật. Quân Tây Sơn nào có ngờ!

LSB-RongLuaBacCuc
26-10-2003, 14:14
[center:95fd266996]Con Chó Biết Nói[/center:95fd266996]

Ngày xưa, có một ông già giàu nhất làng. Tiền bạc của ông kiếm được phần nhiều là do những món nợ ăn lời quá vốn, hoặc những âm mưu cướp giật ruộng đất, nhà cửa của dân lành. Càng có nhiều tiền lão càng cay nghiệt. Không bao giờ lão chịu bố thí, cứu giúp cho chòm xóm. Lúc nào lão cũng lăm lăm kiếm nhiều tiền hơn nữa để trở thành phú hộ ăn trên ngồi trước thiên hạ.

Lão có nuôi một con chó mực, lão thương con chó còn hơn con ruột. Lão cho con chó ăn ngon như lão, cho ngủ trên giường và chăm sóc kỹ lưỡng. Lão thường ao ước:

- Giá như con mực này biết nói tiếng người thì ta sẽ trở thành một người nổi tiếng nhất làng. Ta sẽ làm tiền thiên hạ mỗi khi ai muốn nghe nó nóị Và nhờ vậy mà ta sẽ có nhiều tiền, ta sẽ ăn trên ngồi trước ngườị

Một anh đầy tới biết ý muốn của lão chủ, nghĩ kế làm tiền chủ cho bỏ ghét. Anh lựa lúc chủ vui mà nói rằng:

- Thưa ông chủ, tôi biết một vị tu sĩ trong núi có phép dạy chó nói tiếng ngườị Nếu ông cho tôi dắt chú mực đi học, chắc chắn trong ba tháng sẽ nói được như tôị

Lão già khoái quá hỏi giá bao nhiêụ Anh đầy tới tính phỏng lối năm nén bạc. Lão liền đưa cho anh năm nén bạc và một nén làm lộ phí.

Anh đầy tới dắt chó ra đị Anh không đi vào núi mà lại đưa chó về nhà cha mẹ mình ở cách đó khá xạ Anh giao chó cho cha mẹ nuôi và trăm năm nén bạc, nhờ cha mẹ mua ruộng cho anh. Ở chơi vài ngày rồi anh trở lại nhà chủ, thưa rằng:

- Ông tu sĩ nhận tiền và hứa sẽ dạy chú mực biết nói trong hai tháng. Ông ta đòi thêm ba nén bạc nữa về lớp dạy gấp rút nàỵ

Lão già bằng lòng lắm, hy vọng sẽ có con vật đặc biệt nhất làng. Lão đi khoe khắp nơi và hăm rằng kẻ nào khinh khi lão sẽ bị chó chửi thay lãọ

Thời gian trôi qua, đến ngày hẹn, lão trao ba nén bạc nữa cho anh đầy tới và cho thêm hai nén đi đường. Anh chàng khôn ranh ôm bạc về nhà nhờ cha mẹ cất, chờ anh về cưới vợ. Anh gọi con chó lại vuốt đầu tỉ vẻ cám ơn nó. Vài hôm sau anh trở lại nhà chủ một mình.

Lão già ngạc nhiên thấy không có con chó, lật đật hỏi:

- Chó mực đâu? Chó mực đâu? Sao mày lại về một mình?

Anh làm bộ âu sầu kể lại rằng:

- Thưa ông chủ, tôi không ngờ chú mực lại vô ơn bội nghĩa đến thế. Ông tu sĩ đã dạy nó nói được tiếng người đàng hoàng như tôi, vừa thấy tôi là chú kêu tên tôi ngaỵ Tôi hỏi thăm sức khỏe của chú để thử tài ông thầy, thì chú trả lời ron rót y như tôi nói chuyện với ông chủ vậỵ Chú nói rằng: "Tôi về nhà rồi chủ tôi sẽ biết. Tôi sẽ kể hết tội ông chủ làm lâu nay, như cho vay lấy lời cắt cổ, gạt người ta lấy của, kiện cáo đoạt nhà, cướp ruộng thiên hạ, lo lót quan trên, hãm hại dân lành. Tôi sẽ tố cáo ông chủ trước mặt quan phủ để ngài bắt lão chủ bỏ tù, tịch thu tài sản mới được...".

Thưa ông chủ chú còn nói nữa, nhưng tôi không dám thuật hết cho ông chủ nghe, tóm lại chú biết hết các chuyện ám muội của ông chủ và nhất định cho ông chủ vào tù. Tức quá tôi lấy búa chém đứt đầu nó rồị

Lão già toát mồ hôi hột. Lão đâm lo vì tội ác rành rành như thế, nếu con chó nói hết thì lão không tránh khỏi tai họạ Lãm cảm ơn anh đầy tớ đã giúp lão giết con vật "chó chết" và cứu lão thoát nạn. Lão cho anh ba nén bạc gọi là thưởng công anh.

Từ đó lão bớt dần tính ác độc và bủn xỉn, lão sợ những con vật rồi đây sẽ biết nói và sẽ không bỏ qua những việc làm có tội của lão

Còn anh đầy tới, anh xin nghỉ làm ở nhà chủ, anh về nhà với cha mẹ lo làm ruộng, rồi anh cưới vợ, cất nhà riêng. Anh nuôi con chó mực như các con chó khác, và nó cũng chỉ "biết nói" gâu gâu mà thôi

LSB-RongLuaBacCuc
26-10-2003, 14:23
[center:4c577a53eb]Sự Tích Con Tằm[/center:4c577a53eb]

Ngày xưa, có một người con gái tên là Tơ cha mẹ đều mất sớm, phải đem thân đi ở hầu hạ một bà góa giàu có. Tánh tình của bà chủ nhà ác nghiệt quá đỗi khiến một hôm thị Tơ phải bỏ trốn đi, chạy vào một khu rừng, nghĩ bụng thà chết vào miệng thú dữ còn hơn là ở mãi trong cảnh khốn khổ bị hành hạ hàng ngày. Thị Tợ đi được một quãng khá xa, phần bấy lâu nay ăn uống thiếu thốn đuối sức, phần vất vả băng rừng lội suối, nên ngã ngất nằm trên một tảng đá.

Thần núi ở đấy thấu rõ tình cảnh đáng thương của cô gái hiền lành thơ ngây mới theo dõi che chở.

Khi thị Tơ bừng mắt tỉnh dậy tưởng chừng mình như vừa qua một giấc chiêm bao. Cảnh vật chung quanh khác hẳn lúc nàng ngất đi. Nàng thấy mình nằm ở trong một cái động, rêu trải mềm dịu như nhung, dưới chân một giòng suối đang chảy qua kẽ đá êm đềm như tiếng nhạc. Trước mắt nàng, vừa tầm tay với, vô số những trái cây ngon chín thắm lủng lẳng ở dây leo buông xuống như rèm che cửa động. Đang đói khát sẵn, nàng đưa tay lên hái ăn ngấu nghiến ngon lành.

Sau bữa ăn thanh đạm ấy, trong người nàng cảm thấy khỏe nhẹ khác thường. Thần núi hiện hình một ông lão râu tóc bạc phơ, tay chống gậy trúc bước đến gần nàng. Trông thấy cụ già phúc hậu, thị Tơ vái chào kính cẩn. Ông lão làm ra vẻ ngạc nhiên, hỏi nàng ở đâu đến đây, làm sao lạc lõng một mình giữa rừng núi hoang vắng. Thị Tơ chân thành kể lại đầu đuôi mọi nỗi về kiếp sống đầy đọa của mình. Ông lão lắc đầu tội nghiệp cho nàng rồi khuyên nhủ:

- Cháu trốn như vậy là phải. Cháu cứ ở lại đây, có lẽ được yên thân hơn, có lão trông chừng cho.

- Thưa cụ, cụ là ân nhân của cháu, xin cụ cho cháu được biết cụ ở đâu.

- Cả khu rừng núi này là nhà của lão. Lão sống bằng nghề đốn củi, nên nay đây mai đó luôn. Cháu đừng lo ngại, thỉnh thoảng có lão lại thăm. Nếu có việc gì cần đến lão, cháu cứ tới mỏm đá này gọi "Ông tiều ơi" là có lão đến ngay.

Sáng hôm sau, ông lão trở lại cho thị Tơ một bọc quần áo mới để thay bộ đồ cũ rách nát. Từ đó, thị Tơ sống một cuộc đời thanh thản, tự do, không phải lo đến ngày mai, không buồn rầu nghĩ đến ngày qua. Dần dần chim chóc, các thú trong rừng đến làm quen với nàng, ngày ngày mang lại cho những trái cây ngon ngọt, quý lạ để dùng làm thức ăn. Sống như thế, nhan sắc thị Tơ ngày một rạng rỡ như đóa hoa rừng đang độ tốt tươi.

Vào thuở bấy giờ, ở Thượng giới có một vị thần đam mê khoái lạc, sau khi biến cõi thiên đình thành một chốn trác táng rồi chán những lạc thú trên trời, thần tìm xuống trần gian. Nhờ phép tắc siêu phàm, vị thần biến hóa ra đủ mọi hình dạng để cám dỗ đàn bà con gái nhan sắc. Từ giới thượng lưu cho đến bình dân, thần hiện ra khắp nơi, khi là vị quan trẻ đẹp, tài hoa lỗi lạc, khi là một thanh niên tuấn tú, phong nhã, đa tình, để lôi cuốn bao nhiêu người đẹp vào trong vòng sắc dục. Không một người đàn bà, con gái nào bị để ý đến mà tránh khỏi sức thu hút của thần để khỏi rơi vào vòng đam mê. Thần đã chán chê khoái lạc trong giới thượng lưu xa hoa, một hôm đi tìm lạc thú ở nơi thôn dã, qua khu rừng vắng, không một bóng người, tình cờ gặp cô gái rừng xanh đang nô đùa với bầy chim cùng muông thú. Sau phút sững sờ trước sắc đẹp của thị Tơ, lòng dục bùng cháy lên, thần mon men rẽ lá tiến lại định vồ lấy người đẹp. Một tiếng chim kêu thất thanh, cả cô gái cùng muông thú vội vàng bỏ chạy trước người lạ, thần ra sức đuổi theo. Thị Tơ quen sống giữa thiên nhiên đã trở nên nhanh nhẹn khác thường, chạy đi như gió, thần bèn giở phép phóng theo. Trong lúc thần sắp chụp được thì con nai lớn đến quỳ xuống cho thị Tơ leo lên lưng mà thoát khỏi tay dâm thần.

Nai đưa tới động, thị Tơ sợ hãi không dám bước ra ngoài nữa. Nàng trèo lên mỏm đá, gọi "Ông tiều ơi" ba lần thì thấy ông lão hiện ra. Ông lão căn dặn nàng cẩn thận và trao cho nàng một chiếc vòng ngọc, đeo vào tay có thể muốn tàng hình lúc nào cũng được. Nhờ thế mà nàng tránh khỏi sự săn đón của vị thần muốn chiếm đoạt nàng.

Thấy công đeo đuổi của mình không có kết quả, thua trí một sơn nữ, thần nổi giận thề quyết bắt nàng cho kỳ được. Nhờ phép siêu phàm, thần giăng một sợi lưới rộng lớn với những sợ chỉ thật nhỏ và thật chắc bao vây cả khu rừng. Cô gái không dè nên bị mắc vào lưới, may nhờ một con bạch tượng dùng ngà đâm thủng, cứu thoát nàng một lần nữa. Nàng gọi đến ông tiều. Ông lão lão hiện ra khuyên nàng lần sau có bị vướng lưới thì kêu đến tên Phật Bà Quan Âm.

Vì sợ mắc bẫy nên đã lâu thị Tơ không dám ra khỏi động. Nhưng rồi lòng ham muốn tự do chạy nhảy lại thúc dục nàng đi. Lần này nàng hướng về phía khác để tránh sự theo dõi của vị thần si tình. Song nhờ phép thần thông, vị thần biết được giờ nàng đi và nơi nàng đến, nên giăng lưới trước bắt được. Nhớ lời ông lão dặn, nàng kêu đến tên Phật Bà Quan Âm, thì nhiệm màu thay, tất cả các sợi chỉ lưới đều rút gọn lại thu tròn bằng một hạt đậu lạc. Trong lúc nàng mở miệng gọi đến lần thứ hai thì trái chỉ theo hơi nàng thở hút vào trong bụng.

Thấy phép tắc thần thông bị một cô gái thu mất, lòng tự ái của thiên thần bị kẻ phàm trần trêu ngươi quá đỗi, vị thần nổi trận lôi đình nghĩ cách trả thù. Lập tức thần nhắn gọi ngay Thiên Lôi ở dưới quyền mình trước kia đến. Thần Sét rủ các bạn, thần Gió, thần Mưa, thần Sấm, thần Chớp, cùng đến ra mắt. Vị thần mê gái liền nhờ Thiên Lôi giúp mình đánh cho tan tành quần áo cô gái đang nô đùa với bầy thú giữa rừng kia, song đừng làm hại đến người nàng. Thần Sét vâng lời, rồi chỉ trong nháy mắt, giữa lúc cô gái đang vuốt ve mấy con nai con bên giòng suối, thì mây đen kéo đến kín trời, gió nổi lên dữ dội, sấm dậy ầm ầm, chớp nhoáng chằng chịt, mưa tuôn xối xả. Thị Tơ bỏ chạy về động, bỗng một tiếng sét nổ vang trời, rung chuyển cả núi rừng nhắm bổ xuống người nàng. Thị Tơ không hề hấn gì, song lớp quần áo che đậy người nàng đã tan biến đâu mất. Vị thần đứng trên một mỏm đá cao chứng kiến cảnh tượng ấy, phá lên cười đắc thắng, rồi sôi nổi chạy về phía người đẹp trần truồng.

Nhưng thần lại phải thất vọng một lần nữa, vì chiếc vòng ngọc đeo ở tay đã giúp cho thị Tơ thành ra vô hình.

Đêm xuống, thị Tơ khó nhọc lần mò về đến trong động. Nàng thẹn thùng với tất cả chung quanh, tưởng chừng như vật gì cũng có mắt đang tò mò nhìn mình. Trần truồng, nàng không dám gọi đến ông lão hay lũ thú rừng quen biết đến cứu giúp. Nàng lui vào cuối động, rét run lẩy bẩy. Tấm lưới thần đã nuốt vào bụng làm cho nàng khó chịu, nôn ra, thành một đống chỉ mềm dịu, bền chắc. Lạnh quá, nàng lấy quấn vào người làm một thứ mền đắp ấm áp. Thế rồi nàng dần dần tắt thở trong cái ổ chỉ êm dịu ấy. Trước khi linh hồn rời khỏi thể xác, nàng thành khẩn nghĩ đến những kẻ nghèo nàn, khốn khổ, thiếu quần áo che thân, phải chết lạnh lẽo như nàng, tự nguyện sẽ giúp cho họ may mặc, đem những sợi chỉ này dệt thành quần áo. Vì thế mà nàng chết đi hóa thành con tằm.

Để thực hiện lời nguyện ước, hồn nàng mang theo đống chỉ tơ đến giăng ở ngọn cây dâu trong vườn Thượng uyển, nơi hoàng hậu cùng vua thường ngự tới mỗi chiều. Khi hoàng hậu ngang qua, hồn nàng mới nhả ra các sợi tơ vàng óng ánh tung bay cho gió mơn man. Hoàng hậu ngạc nhiên hứng lấy, thấy chỉ tơ đẹp, ánh vàng, mềm dịu, bứt thử mới hay là sợi tơ trông mong manh mà dẻo chắc lạ thường. Dâng lên vua xem, hoàng hậu ước mong được mặc một chiếc áo dệt bằng những sợi tơ vàng đẹp ấy.

Nỗi mong ước của hoàng hậu được nhà vua sai thực hiện. Tất cả những sợi tơ vàng trong vườn ngự uyển đều được thu góp lại, bao nhiêu thợ dệt tài giỏi trong nước được triệu vào cung, rồi chẳng mấy chốc, một tấm lụa vàng cực kỳ mềm dịu, bền chắc, rạng rỡ dâng lên trước mắt vua. Hoàng hậu vui mừng sai cắt ngay cho mình một chiếc áo dài, để hôm sau ra triều ngự cạnh vua. Cả triều sửng sốt trước vẻ đẹp của chiếc áo hàng mới làm tăng thêm bội phần nhan sắc của người mặc. Vua mới cho triều thần hay là chính hoàng hậu đã khám phá ra thứ chỉ tơ quý lạ đó, và cho phép các quan cùng nhà giàu có trong nước được bắt chước hoàng hậu may mặc thứ hàng mới kia.

Từ đó nghề trồng dâu, nuôi tằm bắt đầu nẩy nở, đáp lại nguyện vọng thiết tha của cô gái quê mùa thị Tơ.

LSB-RongLuaBacCuc
26-10-2003, 14:26
[center:94c638d8ff]Sự Tích Hồ Ba Bể[/center:94c638d8ff]

Ngày xưa, ở vùng Bắc Cạn, mỗi năm dân làng Năm Mẫu đều có tổ chức lễ cúng Phật lớn, gọi là lễ Vô Giá. Dân chúng khắp miền mạn ngược tề tựu lại rất đông. Một hôm, có một bà lão bệnh cùi đến làng dự lễ. Quần áo bà rách rưới, tả tơị Người bà bốc mùi hôi hám, rất khó chịu, khiến mọi người phải lánh xạ Bà lão hủi này đến nhà nào xin ăn, đều bị xua đuổi, mắng nhiếc. Người ta sợ lây bệnh cùi hủị

Tuy nhiên, có người biết động lòng thương hạị Ðó là một người đàn bà goá, ở với con traị Bà không kinh tởm, gọi bà lão hủi vào nhà cho ăn uống no đủ. Sau đó, bằng lòng cho bà lão ăn mày ngủ nhờ một đêm, ở góc vựa lúa, trong lềụ Ðến nửa đêm, hai mẹ con bỗng giật mình thức giấc, nghe có tiếng động ầm ầm dữ dội từ phiá vựa thóc. Mở cửa vựa thóc ra, không thấy bà lão cùi đâu, mà là một con rắn lớn uốn mình ầm ầm như tiếng sấm. Hai mẹ con kinh hãi trở ra, thao thức, lo sợ, không ngủ được nữạ Ðến sáng, thấy bà lão đi ra từ vựa thóc, nói:

-"Tôi thật sự không phải là người, chỉ giả dạng ăn mày để thử lòng từ thiện của tín hữu nam nữ đến làng Năm Mẫu lễ Phật. Tất cả mọi người đều xua đuổi tôi, ngoại trừ 2 mẹ con nhà nàỵ Họ đều là khẩu Phật tâm xà, sẽ không tránh khỏi hình phạt của bề trên đã giao phó cho tôi thi hành. Hai mẹ con bà biết thương kẻ khốn cùng, cho nên tôi xin báo trước là sắp có tai hoạ lớn xảy rạ Hễ khi nào thấy có nước nguồn bắt đầu đổ về đây, thì hai mẹ con hãy mau mau chạy lên đỉnh núi mà tránh".

Nói xong, bà lão biến mất. Qua ngày hôm sau, trong lúc mọi người đang chen nhau đến dữ lễ Phật giữa làng, bỗng nhiên, nước ở đâu cuồn cuộn đổ tới tứ phía, tràn vào thung lũng. Người ta trèo lên mái nhà, trèo lên câỵ Nhưng nước cứ dâng tràn đầy lên mãi, ngập cả những nóc nhà và cây caọ Tất cả mọi người đều bị chết ngộp, trừ 2 mẹ con bà goá kia đã chạy vội thoát lên được trên đỉnh núi cao

Trên núi, 2 mẹ con dựng lên một gian nhà nhỏ sinh sống. Nơi này, về sau trở thành một ngôi làng đông đúc, và ngày nay vẫn có tên là làng Năm Mẫụ Cả thung lũng bị nước tràn ngập thì hoá thành 3 cái hồ rộng lớn, mênh mông như bể, nên người ta gọi là Hồ Ba Bể. Nước ở ba hồ lưu thông nhau, nhưng ghe thuyền không thể đi được từ hồ này sang hồ kia, vì có các đập đá lớn ngăn trở. Hồ Ba Bể rộng bát ngát, nước trong xanh như ngọc bích, nổi bật giữa núi rừng hùng vĩ của miền thượng du Bắc Việt.

LSB-RongLuaBacCuc
26-10-2003, 14:32
[center:d6201a4949]Liễu Hạnh Công Chúa[/center:d6201a4949]

Ngày xưa, vào năm Thiêu Hựu, đời Hậu Lê (1557) ở thôn An Thái, làng Vân Cát, huyện Vụ Bản, thuộc tỉnh Nam Ðịnh ngày nay, có một gia đình nhà họ Lệ Phu nhân Lê Thái Công mang thai gần đến kỳ sinh nở, mắc phải bệnh suy nhược, chỉ thích ăn toàn là hoa quả. Không có thuốc men nào chữa khỏi

Một hôm, có một vị đạo sĩ đến ra mắt, xin chữa bệnh cho phu nhân. Trước bàn thờ, người đạo sĩ này đọc mấy câu thần chú, rồi vứt chiếc buá ngọc xuống đất. Ông Lê Thái Công bỗng ngã ra bất tỉnh, rồi thấy mình được đưa lên Thiên Ðình. Tại đây, Thái Công thấy mình dự một bữa tiệc lớn, do Ngọc Hoàng khoản đãị Ông thấy Công Chuá Quỳnh Nương lỡ tay làm rơi chén ngọc, bị đày ải xuống trần gian.

Khi Thái Công tỉnh dậy, thì hay tin là phu nhân vừa hạ sinh được một cô con gáị Thái Công sung sướng đặt tên con là Giáng Tiên.

Lớn lên, Giáng Tiên xinh đẹp thêm, giỏi văn thơ, đánh đàn thổi sáo và soạn nhiều bài hát rất haỵ Năm 18 tuổi, nàng kết duyên cùng Ðào Lang, là con nuôi của một vị quan trí sĩ ở cùng làng.

3 năm sau, vào ngày mồng 3 tháng 3, Giáng Tiên đột ngột từ trần. Người ta nói nàng là tiên trở về thượng giớị Tuy nhiên, Ngọc Hoàng thấy nàng chưa hết hạn đi đày, bắt nàng phải trở xuống thế gian. Lần này, nàng xuất hiện dưới lốt một vị nữ thần, đi theo là 2 ngọc nữ Quế Nương và Thị Nương. Theo lệnh thiên đình, 3 vị tiên nữ đã hiện xuống giữa ban ngày ở vùng Phố Cát, tỉnh Thanh Hoá.

Ba nàng tiên đã lập chỗ trú ngụ giữa một nơi phong cảnh kỳ tú của nước Việt. Chẳng mấy chốc, cả vùng đều biết tiếng các vị tiên nữ, vì những phép linh ứng của 2 nàng. Dân chúng tỏ lòng biết ơn, đã xây một ngôi đền thờ cạnh núi, để thờ phượng. Ðền thờ này được gọi là đền thờ Công Chuá Liễu Hạnh.

Công Chuá Liễu Hạnh thường hiển hiện ban phúc lành cho dân gian. Triều đình nghe danh tiếng, đã phong tặng nàng làm Thượng Ðẳng Phúc Thần.

Vào cuối đời Lê, có một vị lão quan 80 tuổi, một hôm nằm mộng thấy Công Chuá Liễu Hạnh đi giữa 2000 tiên nữ theo hầu, mang đến cho ông một chiếu sắc của Ngọc Hoàng. Trong giấc mơ, ông thấy Công Chuá Liễu Hạnh lên xe mây, có nhiều cờ xí lộng lẫy trùng điệp dẫn đường, và thấy có vô số nhạc công đi theọ Người ta đoán rằng Công Chuá đã mãn kỳ hạn ở trần gian, nay đã trở về trờị

Trong thời gian còn ở Thanh Hoá, Công Chuá Liễu Hạnh đã ngao du khắp nước Việt, nhất là ở Lạng Sơn. Nàng thường hay lui tới các thắng cảnh ở Kinh Ðộ Có lần, nàng đã giả dạng làm một cô hàng bán rượu ở Hồ Tây, để hoạ thơ với danh sĩ Phùng Khắc Khoan cùng hai người bạn của ông họ Ngô và Lý.

Sau khi Liễu Hạnh về trời, hai tiên nữ Quế Nương và Thị Nương thường đứng ra làm trung gian cho dân chúng cầu xin đến Công Chúạ Dân gian tin tưởng Bà Chuá Liễu, lập đền thờ bà khá trọng thể ở Phủ Giầy, Nam Ðịnh, nơi nàng đầu thaị Dân cũng lập đền thờ Bà Chuá Liễu ở Phố Cát và Ðền Sòng tại Thanh Hoá, nơi nàng xuống trần lần thứ hai

Tại Hà Nội, có Ðền Sùng Sơn ở đường Hàng Bột, thờ phượng bà Chuá Liễụ Hàng năm, đến ngày huý của Công Chuá Liễu Hạnh, người ta tưng bừng rước lễ, dân chúng đã đi trảy hội rất đông.

LSB-RongLuaBacCuc
26-10-2003, 14:35
[center:06aa8a0047]Đôi Ngỗng[/center:06aa8a0047]

Ngày xưa, có một người hết sức giàu có, muốn sống một cuộc đời ăn uống thỏa thích, nên ngày hai bữa mâm cơm bao giờ cũng đầy thừa những thức ăn ngon lạ. Một hôm nhà giàu có khách, một người bạn cũng rất sành ăn uống. Luôn mấy hôm, trong nhà toàn nghe những tiếng dao thớt, nấu nướng.

Đãi khách ăn không còn thiếu một thức ngon nào, mộthôm chủ nhà đi qua sân sau, trỏ cho bạn thấy một đôi ngỗng đẹp, bảo sẽ giết thịt để làm tiệc tiễn hành hôm nào khách về.

Thuở ấy loài ngỗng đang còn rất hiếm và thịt ngỗng là một thức ăn sang trọng, ch? có nhà quyền quý mới nếm được mùi. Hai con ngỗng nghe hiểu tiếng người, lấy làm đau xót vô hạn, vì lời hẹn của chủ nhà là bản án tử hình đối với chúng. Đêm đến, đôi ngỗng kêu than, khóc lóc với nhau để vĩnh biệt trước, rồi khi gà bắt đầu gáy, con ngỗng trống hôn hít vợ xong tới đứng sẵn bên cửa chuồng, đợi người bếp đến bắt đem thịt. Con ngỗng mái đoán biết ý chồng, muốn ngăn cho chồng khỏi chịu chết trước thay mình, mới tranh lấy chỗ, rồi hai vợ chồng ngỗng, con nào cũng muốn hy sinh, giành lấy cái chết về mình để cứu bạn trăm năm. Cứ thế mà đôi lứa tranh giành nhau cho tới khi ngày sáng. Luôn mấy đêm liền cảnh đòi chết liên tiếp diễn ra ở trong chuồng ngỗng. Rốt cuộc để tránh khỏi sự tranh giành nhau nữa, cả hai cùng thỏa thuận ngủ ngang hàng, song song cạnh nhau. Hai con lại cùng thề nguyền rằng sau khi một trong đôi lứa chết đi thì con còn sống lại sẽ ăn chay suốt đời để nhớ kẻ đã mất.

Những tiếng thở than, tranh giành của đôi ngỗng vẳng đến tai của người khách. Mấy lần khách lại gần chuồng để nghe câu chuyện của hai vợ chồng ngỗng vì khách hiểu được tiếng nói của các loài chim. Những lời thề nguyền, trối trăn tha thiết của đôi ngỗng làm động lòng khách sành ăn.

Qua hôm sau, khách ngỏ lời từ giả chủ nhân và bảo rằng mình không thích ăn thịt ngỗng, bởi đã mấy lần nếm qua rồi mà thấy thịt loài này không ngon. Lời bịa đặt ấy đã cứu mạng cho đôi vợ chồng ngỗng. Song từ đó, chúng vẫn giữ lời thề trước, chỉ ăn toàn rau cỏ, ngũ cốc thôi, chứ khôn động tới thịt các sinh vật khác. Cũng từ ngày ấy loài ngỗng theo thói quen ngủ sát cạnh nhau.

LSB-RongLuaBacCuc
26-10-2003, 14:36
[center:706dc19027]Đôi Sam[/center:706dc19027]

Ngày xưa, có hai vợ chồng người thuyền chài nghèo khó rất mực thương yêu nhau. Một hôm chồng ra khơi đánh cá, gặp biển động, sóng gió to, không thấy trở về. Người vợ ở nhà mong đợi không được tin gì, nghĩ chồng đã chôn mình vào bụng cá, thương khóc thảm thiết, muốn đâm đầu xuống biển chết theo, để được gặp lại chồng ở thế giới bên kia. Trong lúc đau thương, người vợ bỗng nằm mơ thấy một vị thần hiện ra bảo:
"Ta là Ngư thần, thấy chị chung tình với chồng như thế, nên thương tình đến mách bảo là chồng chị hiện đương còn sống. Ta cho chị viên ngọc này để vượt biển mà gặp chồng. Nhưng hãy nhớ kỹ là khi ngậm viên ngọc vào miệng để bay thì phải nhắm mắt lại và đừng để rơi viên ngọc, không thì sẽ nguy đến tính mạng".

Chị vợ tỉnh dậy, thấy viên ngọc sáng trong tay, còn vị thần đã biến đâu mất. Đợi sáng ngày, chị ta thử bỏ viên ngọc vào miệng, rồi nhắm mắt lại thì bỗng nhiên gió thổi ù ù, rồi cả người nhấc bổng lên không mà bay đi. Đến khi gió lặng, chị vợ mở mắt ra thì thấy mình trên một bãi cát ở hòn đảo giữa biển, và trước mặt là chồng mình. Người chồng đã bị bão làm đắm thuyền trôi dạt đến đây. Hai vợ chồng bất ngờ gặp lại nhau, hết sức mừng rỡ, kể lại mọi việc từ khi xa cách, rồi bàn định cùng nhau trở về.

Người chồng ôm ngang bụng vợ, chị vợ bỏ ngọc vào miệng rồi bay qua biển, giữa đường, anh chồng vui sướng được trở về, hỏi chuyện vợ. Chị vợ mở miệng trả lời, viên ngọc rơi xuống biển, cả hai vợ chồng ôm nhau chìm theo, chết hóa thành đôi sam.

Giống sam không bao giờ rời nhau, và mỗi khi nước rút, người ta thường thấy sam đực ôm lấy sam cái như hai vợ chồng người thuyền chài đã ôm nhau bay qua biển ngày xưa.