PDA

View Full Version : Những nhân vật nữ nối liền hai triều đại


lsb-kieunuong
07-10-2003, 16:17
Truóc tiên đó là bà Hoàng Thái Hậu Dương Vân Nga .
1 cái gạch nối giữa hai triều đại Đinh và tiền Lê . Bà làm Thái hậu khi vừa tròn 21 tuổi , cái tuổi của sự ăn chưa no lo chưa tới nhưng bà đã phải gánh vác trên vai mình trách nhiệm nặng nề của đất nước . Thù trong giặc ngoài , con bị bắt cóc , sức ép thật là to lớn đối với 1 nguòi goá phụ .
Có lẽ mọi người sẽ cho rằng bà là 1 người ko giữ phụ đạo , chồng chết mồ chưa xanh cỏ mà đã tái giá . Nhưng trước tình thế nước sôi lửa bóng đó nước nhà cần có 1 người lãnh đạo , ngôi Vua cần 1 đấng minh quân thì việc trở thành Hoàng hậu đầu tiên của triêu Lê thì ko có gì đáng trách cả .

Ko biết mọi người có nghĩ như vậy ko .

LSB-RongLuaBacCuc
13-10-2003, 17:00
kieunuong có định đưa một vài nhân vật nữ lên không, nếu không thì nên đổi tên Topic này là Hoàng Hậu Dương Vân Nga không biết ý của kieunuong thế nào :?:

quaitieutu
21-10-2003, 05:32
cũng không hẳn vậy.Các sử gia đã gọi Dương Văn Nga là ...Thái Hậu chứ không phải là ...vợ Lê Hoàn ,do đó về khía cạnh lịch sử có vẻ như các sử gia xếp Bà Thái Hậu này vào ...người của triều đại trước chứ không phải là ..vợ vua Lê Hoàn.Dương Vân Nga rất là ...may mắn,một công đôi chuyện,Lê Hoàn là người mà DVN đã ...yêu thầm từ lâu vì khi cưới Đinh Bôk Lĩnh thì DVN còn rất trẻ trong khi Đinh Bộ Lĩnh thì ...già,Lê Hoàn lúc này đang là tướng giỏi còn ĐBL thì không còn như xưa,DVN đối với DBL chỉ có nghĩa chứ không có tình,còn Lê Hoàn thì thầm yêu trộm nhớ,trong hoàn cảnh lúc đó,việc chuyển giao quyền lực cho Lê Hoàn là ..thế bắt buộc đồng thời cũng...đúng như mong ước của bà mà :D:D:D.Lê Hoàn cũng cần phải...hợp thức hoá việc chuyển giao quyền lực nên chấp nhận là điều tất yếu.Thập Đạo Tướng quân đi nước cờ này rất siêu/:D:D

quaitieutu
21-10-2003, 05:35
Tiếc thay Lê Hoàn dạy dân được nhưng lại ...dạy con không được. Cha làm thầy con đi đốt sách, Tề gia trị quốc ...bình thiên hạ,ông này cái đầu tiên không có nhưng lại có mấy cái sau nghĩ cũng ....vui thật :D:D:D

Banshee
21-10-2003, 15:48
Nói đến Dương Vân Nga, mình cũng có mấy lời. Không chỉ có thể nói Dương Vân Nga không giữ phụ đạo mà xét trên lễ giáo thời xưa đâu có "nhẹ" vậy ? Phải nói là đại nghịch vô đạo mới đúng. Người phụ nữ trong thời ấy không được phép có hai chồng chứ đừng nói đến bậc mẫu nghi thiên hạ, chồng chết chưa lâu đã tái giá --> vô đạo. Xét trên cái nhìn của nhà Đinh, bà là hoàng hậu của triều Đinh mà đem cơ nghiệp nhà Đinh trao cho Lê Hoàn --> đại nghịch.

Triển Đại Hiệp
25-10-2003, 08:28
Tiểu Muội không nghĩ là Dương Vân Nga theo cách mà các bạn nghĩ. Thực ra vì thời xưa, con gái đâu thực sự có quyền hành gì. DVN phải trao quyền cho Lê Hoàn là một việc tất yếu, giúp Lê Hoàn lên ngôi vua một cách danh chính ngôn thuận làm cho những kẻ tiểu nhân khác phải tâm phục nghe theo lời hiệu triệu của Lê Hoàn đánh giặc, tránh cảnh "nồi da, nấu thịt" (Hãy nhớ là thời đó, sự trung quân ái quốc đối với Đinh Bộ Lĩnh còn rất nhiều). Một người con gái yếu đuối mà biết nghĩ cho dân tộc như vậy là đáng quý chứ sao các Huynh, Đệ trên Lương Sơn lại cho rằng là Đại Nghịch Vô Đạo.

hoa mi toc nau
05-11-2003, 11:39
Em nghĩ rằng không nên quá khắt khe với những việc làm của bà. Chúng ta là thế hệ đi sau không nên phán xét thế hệ trước phải không ạ ?

Lái Lợn
05-11-2003, 16:48
Theo tôi nếu đứng về quan niệm phong kiến thì quả thật DVN là đại nghịch vô đạo trong thời kỳ đó, mang cơ nghiệp nhà Đinh trao cho Lê Hoàn nhưng đứng về góc độ lịch sử tôi thấy rằng dù động cơ của DVN trao lại ngôi vua cho Lê Hoàn có là gì nữa thì cũng không thể phủ nhận được công lao của DVN trong lúc đó. Nếu không như vậy trong hoàn cảnh đó 2 người con của ĐBL còn quá bé không thể thống lĩnh bá quan chống giặc ngoại xâm thành công được, DVN thì là người đàn bà trong thời kỳ đó không thể làm như vậy được vả lại liệu DVN có đủ sức không.

tieuphi
12-01-2004, 12:52
Sử gia phong kiến lên án Dương Thái hậu nặng nề về tội tư thông với thuộc tướng của chồng rồi trao quyền bính nhà Đinh cho dòng họ khác. Sự lên án này dễ hiểu vì họ đứng trên quan điểm phong kiến.
Thời hiện đại lại có những ý kiến đề cao Dương Vân Nga quá đáng. Chiến tích của Lê Hoàn trước quân Tống xâm lược khiến người ta muốn tô vẽ cho ông, làm như cái gì của ông và phe cánh ông cũng đều tốt đẹp cả. Thật ra không hoàn toàn như vậy. Tiểu Phi được biết những người dòng dõi Nguyễn Bặc (trung thần nhà Đinh, nổi dậy chống Lê Hoàn chuyên quyền rồi bị sát hại) đã công bố những bức thư ngỏ phản đối 1 số tác phẩm sân khấu về Dương Vân Nga chứa đựng những thông tin sai lệch về Nguyễn Bặc (ví như vu cho ông là thông đồng với giặc). Khi nào tập hợp đủ tư liệu, Tiểu Phi sẽ gửi đến Lương Sơn Bạc cho anh em bàn luận.

TieuHoaVinh
08-02-2004, 10:17
Năm 979, nhân lúc Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn say rượu, nằm ở sân điện, một tên quan hầu là Đỗ Thích giết chết cả hai.(có nhiều giả thiết về cái chết này
1 Đầu độc bằng lòng lợn(Về sau tại hạ không nhớ ngày nào nhưng đúng ngày gỗ của nhà vua thì người ta kiêng ăn lòng lơn)
2 Bị cắt đầu
Sau khi Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết chết, đình thần tìm bắt được Đỗ Thích và đem giết chết đi rồi tôn người con nhỏ là Đinh Tuệ, mới sáu tuổi lên làm vua. Quyền bính ở cả trong tay Thập Đạo Tướng quân Lê Hoàn. Lê Hoàn lại có quan hệ chặt chẽ với người vợ góa của Đinh Tiên Hoàng là Dương Thái Hậu nên uy thế rất lừng lẫy. Các công thần cũ của Đinh Bộ Lĩnh như Nguyễn Bặc, Đinh Điền đem quân vây đánh Lê Hoàn nhưng bị Lê Hoàn tiêu diệt và giết cả.
Lê Đại Hành 980-1005
Nhà Tống lợi dụng sự rối ren trong triều nhà Đinh, chuẩn bị cho quân sang xâm lược Đại Cồ Việt. Thái hậu Dương Vân Nga trao long cổn (áo bào của vua Đinh Tiên Hoàng - tượng trưng cho uy quyền của nhà vua) cho Lê Hoàn và cùng quan lại, quân lính tôn Lê Hoàn lên làm vua.
Lê Hoàn lên ngôi, lấy hiệu là Lê Đại Hành, lập nên nhà Tiền Lê

Việc này có thể trách Dương Vân Nga hay không? đó là câu hỏi nhưng theo tại hạ có hai lĩnh vực
1 Đã có chồng rồi mà còn tư thông với bộ tướng của vua thì đáng trách thật
2 Việc trao Long bào cho Lê Hoàn việc này chưa thể nói được.....cũng có thể đây là sáng suốt cũng là nước cờ cuối cùng nhưng cũng có thể.......

LSB-ThuyDuong
22-06-2004, 13:56
TD đã đọc 1 tài liệu thú vị về Dương Vân Nga có những thông tin sau:
- Dương thị là con gái Dương Tam Kha, cháu nội Dương Đình Nghệ- nghĩa là bà sinh ra trong 1 gia đình "danh gia vọng tộc".
Ta nên nhớ Dương Đình Nghệ là người mở đầu cho công cuộc giảnh độc lập của dân tộc, sau khi bị Kiều Công Tiễn giết hại thì con rể ông là Ngô Quyền mới tiếp tục sự nghiệp dang dở của ông với chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
Cái tâm lý "đất nước này là của họ Dương" rất mạnh nên khi Ngô Quyền chết, người em vợ Dương Tam Kha đã cướp ngôi, mở màn cho "loạn 12 sứ quân".
Con gái Dương Tam Kha về sau trở thành vợ Đinh Bộ Lĩnh (có thể là 1 cuộc hôn nhân chính trị) hẳn cũng có nhiều tham vọng quyền lực như cha mình, nhưng là tham vọng của 1 người đàn bà, muốn vun vén cho con cái mình.
- Triều Đinh. 2 người con lớn của Đinh Bộ Lĩnh là Đinh Liễn và Đinh Hạng Lang đều không phải là con Dương thị. Sự tranh giành quyền lực diễn ra rất khốc liệt ngay từ khi Đinh Bộ Lĩnh chưa qua đời. Đinh Bộ Lĩnh bỏ trưởng lập thứ, Đinh Liễn liền giết Hạng Lang. Dương thị thấy cảnh đó không khỏi rùng mình và lo lắng cho mình và con mình.
1 người đàn bà có tham vọng như Dương thị phải làm gì? Bà ta phải câu kết với Lê Hoàn-người chỉ huy quân đội. Chuyện tư thông giữa bà với Lê Hoàn là có thật.
- Câu chuyện Đỗ Thích nằm mộng rồi giết Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Liễn thật khó tin! Thích làm vậy để làm gì? Sao giết vua dễ dàng (nghĩa là phải giỏi giang lắm) mà lại để bị tóm quá dễ dàng (nghĩa là kém cỏi) như vậy? Nếu Thích là người có mưu lược, có tham vọng sao không tính toán những nước cờ cho chắc ăn? Ai được lợi sau vụ Đỗ Thích giết vua? Đinh Toàn, Dương thị và Lê Hoàn. Hoàn toàn có thể thấy Đỗ Thích chỉ là con tốt thí trong 1 âm mưu đảo chính được thực hiện rất tinh vi.
- Thế là chú bé Đinh Toàn làm vua. Lê Hoàn quyền hành ngày càng ngang ngửa. Thái hậu tư thông với họ Lê và chuyện ép con nhường ngôi cho "chồng" là chuyện tất yếu phải đến. Những cái gọi là nguy cơ Tống xâm lược... chỉ là thứ biện hộ của các sử gia VN giai đoạn "chống bành trướng xâm lược", phục vụ cho tuyên truyền chính trị thời đó mà thôi!
- Chuyện Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp khởi binh chống Lê Hoàn chỉ là theo lẽ "trung thần nhà Đinh chống thoán đoạt" thôi, không liên quan gì đến Tống cả! 1 năm sau khi cuộc khởi nghĩa này bị Lê Hoàn dập tắt, Tống mới đem quân vào VN!
- Chuyện gì đi chuyện đó! Lê Hoàn phá Tống là 1 chiến công và ông cần được coi là 1 anh hùng trong lịch sử VN. Nhưng chuyện ông thông đồng với Dương thị mưu cướp ngôi là có thật. Nói cho công bằng, chiến công của Lê Hoàn còn có công của những Nguyễn Bặc, Đinh Điền đã XD đội quân VN trước ông. Và cũng cần lưu ý là nhà Tống bên TQ rất yếu về quân sự, luôn bị Liêu Hạ vặt. Sau này Lý Thường Kiệt của mình còn dám tấn công sang tận Ung Châu!

Hình như TD vẫn còn tài liệu này trên đĩa, nhưng font VNTime ngày xưa. Nếu có thể chuyển được sang Unicode thì sẽ post lên sau.

bagiai
24-06-2004, 22:24
Nói "những" mà bàn mãi về một người thì hơi buồn. Bagiai mạo muội đưa ra nhân vật số hai còn ác liệt hơn, ấy là bà Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung. Có thể nói cùng với Trần Thủ Độ, Trần Thị Dung là người có công lớn nhất trong việc đưa họ Trần lên thay họ Lý làm thiên tử. Cuộc hôn nhân của bà với Trần Thủ Độ làm bagiai chẳng khỏi nhớ đến câu chuyện buôn vua của Lã Bất Vi. Một người phụ nữ vào thời ấy mà có bản lĩnh làm những việc như thế quả là can đảm có thừa. Bagiai rất kém bản lĩnh nên luôn khâm phục những người như vậy. Vì lợi ích của dòng họ, Trần thị Dung đã cam lòng kết hôn với ông vua điên điên khùng khùng Lý Huệ Tông để rồi sau đó đạo diễn cho cả hai cô con gái ruột của mình lấy hai anh em trai con của Trần Thừa: Thuận Thiên công chúa thì lấy Trần LIễu, Chiêu Thánh công chúa thì lấy Trần Cảnh. Đến đây lại dính đến cuộc đời oái oăm có một không hai của nữ hoàng thứ ba trong lịch sử VN (nếu kể cả đến Hai Bà Trưng): Lý Chiêu Hoàng. Vì tình cờ cô công chúa nhỏ này được bà mẹ ghê gớm lôi xềnh xệch lên ngai vàng (chắc cũng vì lý do cô còn quá nhỏ dại dễ bảo) nên Trần Cảnh (ngành thứ) được vận đỏ làm vua, còn ngành trưởng (Trần Liễu) phải ngậm đắng nuốt cay làm bề tôi. Là một người con có hiếu của họ Trần, nhưng có lẽ không có người mẹ, người vợ VN nào lại tàn nhẫn như người phụ nữ ghê gớm này. Chuyện Trần Thủ Độ ra tay ám toán Lý Huệ Tông (lúc đó đã bỏ ngôi vua đi tu) có lẽ với bà chỉ là sự giải thoát nhẹ nhõm với ông chồng hờ để trở về trong vòng tay của Thủ Độ. Còn hai người con gái rứt ruột đẻ ra cũng chỉ là hai con tốt thí trong tay người mẹ bất từ. Nóng lòng muốn Trần Cảnh có con trai nối dõi, thấy Chiêu Thánh mãi không có thai mà Thuận Thiên công chúa và Trần Liễu lại rất xuôi chèo mát lái về đường tử tức, Trần Thủ Độ (chắc hẳn hoàn toàn ăn ý với bà vợ hiền) đã bắt Trần Liễu phải đổi vợ (hình như lúc đó còn đang mang thai) cho em trai, đồng thời giáng Chiêu Thánh hoàng hậu xuống làm công chúa đuổi khỏi cung đình. Mãi mấy chục năm sau, sau cuộc chiến kháng Nguyên lần thứ nhất, Trần Cảnh mới lôi cô vợ cũ đã nhường cả ngai vàng cho mình ra làm phần thưởng ban cho Lê Phụ Trần, một viên tướng đã có công cứu giá, làm vợ! Đối xử với nhau có tình có nghĩa đến thế là cùng!!! Chẳng vậy dân gian đã có câu than dùm cho số phận Lý Chiêu Hoàng:

Trách người quân tử phụ tình
Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao.

Nhưng có điều bi hài ở chỗ Chiêu Thánh công chúa xuất giá lần thứ hai khi đã 40 tuổi mà vẫn có con với người chồng sau, vậy thì chuyện "không con" trong cuộc hôn nhân đầu tiên là tại ả hay là tại anh đây? Thật là thú vị. Về phần Trần Thị Dung, cho dù cuộc đời riêng có nhiều chuyện tế nhị khó đánh giá, những đóng góp của bà trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên đã được sử sách ghi lại và cũng là lý do khiến bà được phong Quốc mẫu. Trong lịch sử phong kiến VN kể từ sau thời Bắc thuộc, nhìn lại trước sau thì Trần Thị Dung quả đáng được phong đệ nhất nữ anh hùng vậy.

Vài lời thô thiển góp vui, rất mong được biết thêm nhiều nữ anh hùng đất Việt nữa;

Bagiai