PDA

View Full Version : Lương Sơn Diễn Đàn Điển Tích


Trương Hán Thủ
25-07-2003, 12:53
Ngô quân sư - Say mà vẫn tỉnh

Bấy giờ ở Lương Sơn mở tửu quán, anh hùng trong sơn trại và các đại hiệp kéo nhau đến đông đúc lắm. Nơi nơi đâu cũng là nơi nâng ly cụng chén nghe rất vui tai.

Một hôm, Tốn Giang và Ngô Dụng đến quán gọi tiểu nhị mang rượu lên. Họ Tống thấy họ Ngô gọi tới 9 đĩa rau:

- Sao quân sư lúc ào cũng kêu 9 đĩa rau với rượu mà chỉ dùng rượu không thôi là sao vây?

Họ Ngô bấy giờ uống liền ba chén thì nói:

- Huynh cứ trông mắt lên mà coi.

Họ Tống lắc đầu không hiểu ra sao cả. Đến chừng ngà ngà say, cả hai không ngỗi vững nữa gục cả đầu xuống bàn. Họ Tống kêu to nói:

- Đau quá, quân sư, sao cái bàn này cứng vậy?

Họ Ngô bấy giờ đang gục mặt xuống 9 đĩa rau kia thì thào đáp:

- Ngươi có thấy ta tính toán như thần không?

Họ Tống mới gật đầu tâm phục lắm lắm, từ đóngày càng tin cẩn Ngô Dụng, mọi việc nhất nhất đều giao cho họ Ngô cả. Cho đến giờ Ngô Dụng vẫn là đại quân sư của Lương Sơn Diễn Đàn lại là một trong những đại Đàn chủ.

Trương Hán Thủ
06-11-2003, 10:28
Bấy giờ ở trước của tửu quán của Trương Hán Thủ ở Lương Sơn có dựng một cái tượng của chiến tướng tay chỉ vào cửa quán, trông oai phong lẫm lẫm lắm.

Vạn Thắng lại rất hay gặp chuyện buồn trong tình cảm bèn đến đó giải khuây. Cứ mỗi lần uống ngà ngà xong, định cất bước ra ngoài thì lại thấy một đại chiến tướng chỉ tay mặt nghiêm trang ra điều bắt quay lại quán.

Lần thứ hai uống xong ra cửa, vẫn thấy bức tượng đứng uy nghi chỉ tay ngược lại, họ Vạn nghĩ: "Chắc là Người thấy mình uống chưa đủ đô nên chưa cho về đây! Đã thế thì vào làm chai nữa".

Lần thứ ba mò ra được đến cửa, ngẩng đầu lên thấy đại chiến tướng "nhảy múa và ra chiều lắc đầu xua tay lia lịa", Vạn Thắng mới yên tâm bò lên lwưng ngựa ra về. Lết qua chân tượng, Vạn còn lẩm bẩm: "Đại huynh mà không can, tại hạ còn uống đến sáng!".

Từ đó, Trương Hán Thủ chủ quán thấy thế bèn đặt thật nhiều tượng ở xung quanh chỉ tay vào quán, quả nhiên lãi tiền rượu năm đó tăng gấp 3 đến 5 lần.

langtulangthang
06-11-2003, 10:30
Sau đây là điển tích về TRƯƠNG Hán Thủ

Trương Hán Thủ hắn là một người rất có khiếu văn chương hắn cùng langtulangthang(là tại hạ) đã cùng nhau đối ẩm làm thơ ko biết bao nhiêu lần.Hắn chính là người viết "Lương sơn chuyện" còn tại hạ là người viết" Lương sơn anh hùng ca" một ngày buồn tình hắn và tại hạ đã cùng nhau đấu thơ.Đó là 1 cuộc đấu vô cùng cân tài cân sức .Lúc đó tại hạ đã ra vế đối:"Cờ bạc rượu chè muôn đời thịnh" hắn lập tức đối lại là"Học hành thi cử vạn kiếp suy" vế đối này chính tại hạ còn thấy choáng.Thế nhưng cuộc đời bao giờ cũng có người thua kẻ thắng đến khi tại hạ ra câu đố:" Nơi này đại trượng phu lưng còng đầu cúi.Chốn ấy tiểu nữ tử áo vén đai bung"thì hắn nói sau này có duyên gặp lại hắn sẽ trả lơiThế mà nay trở về Lương Sơn hắn lai quên lời hứa năm xưa....

Trương Hán Thủ
06-11-2003, 10:39
Lại có chuyện thế này...

Tống Giang và Ngô Dụng rất hay uống rượu khuya vì sợ uống ban ngày sẽ bị các huynh đệ trong Lương Sơn biết mà chê cười. Hôm đó cả nhị vị đều tuý luý ở quán Tửu Lầu mà không biết đường đi lối về nữa. Đi dựa vào nhau mà đi về Tụ Nghĩa Đường, Tống Giang lo lắng hỏi họ Ngô

- Quân sư này, ta đã về đến Tụ Nghĩa Đường chưa nhỉ, tại hạ lo đi lạc, sáng mai các huynh đệ trong Đại trị mà nhình thấy thì anh em ta mất thanh danh lắm.

Họ Ngô từ tốn trả lời

- Tống trại chủ chớ lo, tại hạ đã tiên liệu trước rồi.

Tống Giang hỏi:

- Tiên liệu ra sao vây?

Họ Ngô đáp:

- Giờ thì đại ca sờ đầu đệ xem có mấy cục u rồi?

Họ Tống ngạc nhiên nhưng cũng sờ thử mà nói:

- Có 3 cái, nhưng tại sao quân sư lại hỏi vậy?

Họ Ngô cười nói:

- Vậy là còn 2 cái cột buộc ngựa thì về đến nhà. Trước khi đi tại hạ đã ghi nhớ cả rồi, có 5 cái cột cả thảy.

Hộ Tống bèn phục xuống đất mà nói:

- Ngô quân sư tính như thần. Sơn trại được đến ngày nay cũng là nhờ có quân sư vậy.

Sáng sau bèn thưởng cho Ngô Dụng 2000 lạng, và liên tục đòi họ Ngô dẫn đi nhậu tiếp.

Trương Hán Thủ
10-11-2003, 08:42
(Thở dài...)

Đại Lãng Tử không hiểu chuyện sâu thẳm trong thiên hạ rồi. Lương Sơn lược sỉư là bộ sách quá lớn, lại chưa được anh hùng các nơi hưởng ứng, tại hạ e không thành công. Cứ luận bàn nhân văn thế thái theo hướng nhỏ, sau này có biến trong giang hồ mới làm được chuyện lớn hơn.

Viết lựơc sử Lương sơn bây giừ không ổn đâu. Ngay cả ý tứ, chí hướng cũng không được mọi người tán đồng và chú ý.

Bạch Tiểu Băng
10-10-2006, 10:35
Truyện kể thế này, ngày ấy Trương Thanh với Quỳnh Anh kia vốn tâm đầu hợp ý, ngày ngày ríu rít bên nhau. Cả hai đã đến tuổi cập kê nên hai bên gia đình đang rậm rịch chuẩn bị cưới hỏi.
Quỳnh Anh hỏi Trương Thanh:
- Trương ca có yêu muội ko?
Trương Thanh gật đầu mà rằng:
- Yêu chứ.
Quỳnh Anh lại tiếp :
- Thế tại sao yêu muội
Trương Thanh vừa húp soạt bát bánh đúc thứ 3 vừa ậm ừ:
- Vì muội cho ta ăn bánh đúc.
Quỳnh Anh chưa thôi:
- Vậy ca có muốn lấy muội làm thê tử không?
Trương Thanh đưa bát thứ 4 lên miệng:
- Có chứ. Được ăn bánh đúc, dại gì ?
Quỳnh Anh kiên nhẫn hỏi tiếp:
- Thế ca có yêu Rồng Đen ko?
Trương Thanh vứt bát thứ 5 sang một bên :
- Có chứ
- Tại sao?
Húp soạt bát thứ 6:
- Vì nàng ấy cho ta ăn tiết canh.
Quỳnh Anh nóng mặt:
- Thế ca ca còn thích ăn gì nữa
Trương Thanh quệt mồm:
- Gì cũng muốn ăn.
Quỳnh Anh giằng bát bánh đúc thứ 8 húp soạt:
- Vậy ca ca chỉ đáng giá 7 bát bánh đúc thôi.
Sau hôm đó Trương Thanh với Quỳnh Anh nên nghĩa vợ chồng. Câu chuyện 7 bát bánh đúc se duyên được lưu truyền tới tận bây giờ.

VangTrangDang
20-03-2007, 09:25
Vạn Thắng – danh bất hư truyền
Mừng cậu quay trở lại. MN

Nguyễn Nam Thắng, người ở Tây Thổ, con một chủ buôn rượu giàu có, từ nhỏ đã nổi danh với tài ngửi hương đoán rượu. Lên tám thông thuộc tính chất mùi vị của một vạn loại rượu cả hảo hạng lẫn bình dân trong thiên hạ nên được gán danh Vạn Thắng. Lên chín, thuộc qui luật biến đổi men và giá cả từng loại rượu. Lên mười, một buổi được cha dẫn xem xưởng rượu gia truyền, không may, Thắng sẩy chân ngã vào một máng rượu. Người ta cứu được chàng, song tài ngửi rượu đánh rơi ở máng rượu thì không vớt lên được nữa. Từ đó Thắng mải mê với nghề nấu rượu và thưởng rượu. Cha chàng lúc đầu tỏ ý không vui, sau thấy con uống nhiều mà say chẳng bao nhiêu dần cũng yên bụng, để chàng tự do thoả chí.

Năm lên mười bốn, Thắng nổi danh với Chỉ Thiên Tửu - một loại rượu do chàng tự chế. Tiếng đồn lan rộng như sóng trên bể chiều nổi gió, người ta lại lui tới nhà chàng như mắc cửi. Vốn người đẹp đẽ thông minh đĩnh đạc, Thắng như bỏ bùa mê cho biết bao cô gái mà tự thân không hay không biết. Trong đám con gái si chàng có Liên Hoa là diễm phúc được kề gót người thương. Nàng là cô gái có mái tóc dài mượt như gió, đôi má hồng bầu bĩnh, đôi mắt trong như nước hồ, đôi tay thon trắng muốt như đọt măng và đôi môi chỉ cân hé cười đã thoáng toả hương dịu ngọt. Nàng đúng thật là một đoá sen hồng, Thắng có lần đã thốt lên như vậy.

Mười tám tuổi, Thắng ngỏ lời với Hoa bằng một bình rượu chàng mày mò cất ủ từ nhuỵ sen. Thắng có ngờ đâu bình rượu ngỏ tình ấy lại làm đứt đường duyên ngỡ như êm đẹp của chàng. Tiếng về người con gái thơm tợ hoa sen truyền đi trong những buổi tiêu dao ngâm vịnh cùng bình rượu Liên Hoa như gấm dệt thơ, càng dậy hương đượm sắc. Năm ấy nàng mười sáu tuổi, đang độ rằm xuân, tình duyên hé nụ, bỗng biệt tích không để lại vết gì. Người thương hại bảo nàng bị bắt cóc, kẻ nanh nọc rằng nàng tham vàng bỏ ngãi. Song tất thảy đều không hay biết nàng ở đâu. Thắng sầu thảm đến quên ăn quên ngủ, chỉ uống Liên Hoa Tửu. Liên Hoa là thứ rượu dễ say, chưa ai uống quá mười ba chén, nhưng Thắng uống đến ba ngày mới lăn ra bất tỉnh. Người nhà săn sóc thuốc thang thế nào cũng không giúp Thắng hồi tỉnh được, may có một vị cao nhân ở núi Phiếm Luận dùng một bài thuốc gồm một vạn tép chanh được sao tách gia giảm rất công phu cho uống.Thắng tỉnh lại, trong lòng vẫn khôn nguôi sầu muộn. Cha mẹ vì thương con mấy lần tính chuyện mai mối Thắng đều khéo léo gạt đi. Một buổi đẹp trời, Thắng lạy cha mẹ mà rằng:
-Con bất hạnh duyên ước đã đành, nay sống trong cảnh cũ thì không dứt được hoài nhớ người xưa. Dám thưa cha mẹ để con bước chân khỏi nhà, tự xây nghiệp lớn.
Trước khi con đi, mẹ Thắng nắm tay quyến luyến mà rằng:
-Cha mẹ xót tình ruột rà nào muốn xa con, nhưng con đã quyết, âu cũng là duyên phận của con. Cha mẹ chẳng nỡ ngăn đường cấm ngõ. Nhưng phàm việc gì cũng nên cẩn trọng, không vì danh lợi mà đánh mất chữ nghĩa tín.
Cha Thắng không nói gì. Song khi con đã đi, ông sai người đuổi theo đưa cho một cái đao nặng.

***

VangTrangDang
20-03-2007, 10:33
VT là VT.

`Ba năm ròng đường đất, Thắng vẫn chưa thấy chốn nương thân vừa ý. Một hôm trời đã chạng vạng tối, chàng mới tìm được chỗ nghỉ chân. Trước mặt chỉ có một tửu điếm nhỏ, xung quanh hoang vắng lạnh lẽo. Chàng vội bước đến, định bụng xin nghỉ tạm và tìm ít việc vặt để lót bữa cơm.

Cửa sổ tửu điếm hắt ánh đèn khêu sáng rỡ, Ngũ Vị Tửu toả hương lâng lâng khiến bước chân Vạn Thắng như bị quyến dụ, bay bổng. Đến gần, Thắng thấy trong quán có hai thanh niên dung mạo tuấn tú, khăn áo phảng phất ánh hào quang xanh biếc. Người thanh niên cầm quạt, phe phẩy đuổi lũ ruồi nhặng rối rít quanh bàn, dáng linh hoạt mà ung dung tự tại. Người kia mắt xếch, nét mặt tĩnh lặng như gương đồng, ngồi trên một chiếc ghế làm bằng xương cẩu được điêu khắc tinh xảo. Họ đang đối ẩm:
- Núi Lương Sơn anh hùng múa kiếm! - Một chàng ngâm nga.
- Bến Thuỷ Bạc hào kiệt mài dao! – Chàng kia nhanh nhẹn đối lại.
Thắng gạt mành tre xăm xăm bước vào: - Lương Sơn Thuỷ Bạc chốn nao? Anh hùng hào kiệt xin chỉ giúp.
Chàng trai cầm quạt đáp: - Nếu muốn tìm Lương Sơn Bạc anh phải đóng thuyền to, chuẩn bị lương thực để vượt bể lớn. Còn nếu anh muốn hỏi vui về cái Lương Sơn Bạc của chúng tôi thì xin ngồi lại cùng đối ẩm.
- Xin hỏi cao danh quí tánh của hai vị là chi để tôi còn đối đáp cho tiện.
- Tôi tên Linh, danh xưng Tống Giang. Còn đây là anh trai tôi tên Long, danh xưng là Ngô Dụng – chàng trai mắt xếch vồn vã rót rượu mời. – Chúng tôi có vài người bạn hay lui tới rất thích đàm đạo chuyện anh hùng thời loạn nên đặt tên gọi quán là Lương Sơn Bạc
Bấy giờ, Thắng đã ngồi xuống cạnh bàn, tay vơ chén rượu nhạt uống cạn, mắt ý tứ quan sát xung quanh. Quán xá tuy nhỏ nhắn nhưng xem chừng bày biện rất tao nhã. Trên vách xanh dịu có mấy bài tứ tuyệt nét bút phóng khoáng. Vạn Thắng đọc mấy câu thơ mà lòng sảng khoái vô cùng. Tiện tay đưa bình rượu dốc cạn, xem chừng thấy còn chưa thoả.. Hai vị chủ nhà luôn tay tiếp rượu, càng lúc càng ngạc nhiên vì tài thưởng rượu của Vạn Thắng. Nhân cuộc say cùng tao nhân, Vạn Thắng trút hết nỗi sầu khổ bấy lâu day dứt . Tống Giang nghe xong, chau mày mà rằng: “Không ngờ kẻ tài hoa dường ấy lại nặng trĩu mối duyên tơ oan trái. Nếu Vạn huynh không chê chốn nhà tranh cơm dưa đạm bạc thì chúng tôi nguyện giữ làm khách quí trong nhà. Được kết nghĩa với huynh, lòng tôi mãn nguyện lắm thay!”

Từ đó, họ kết nghĩa tâm giao. Vạn Thắng sẵn vốn am hiểu sâu rộng về rượu, nay lại được dịp trổ hết tài năng thì trở nên hoạt bát, quán xá ngày càng đông khách lạ thường. Tống Giang lấy làm yêu mến, ân cần. Ngô Dụng mến tài mến sức mà không quản việc riêng chung, dốc hết lòng mở mang quán xá, nhà cửa, thu nạp người tài. Họ mong muốn tạo dựng một đại trại mang khí chất hào hiệp, mã thượng và hùng mạnh.[I][RIGHT]Hết phần I[/R

VangTrangDang
04-04-2007, 09:54
Thấm thoắt ngày qua, Lương Sơn Bạc đã trở thành một đại trại long nương hổ ẩn. Anh hùng nữ hiệp văn võ cao thâm mỗi ngày phải cọng thêm vài vị, sổ sách dù thay ngày ba quyển vẫn không sao ghi chép hết những chuyện cao nhân ẩn sĩ so đấu ky kì. Lúc bấy giờ Tống Giang trở thành Trại Chủ, Ngô Dụng làm Quân Sư, Vạn Thắng giữ một chức Chưởng Quản. Một hôm, có một vị khách mang mặt nạ đến thách rượu cùng Vạn Chưởng Quản.

Bình sinh, Vạn Thắng coi chuyện thị phi, mất được như cỏ dại, không mảy may quan tâm, riêng việc uống rượu so tài lại rất hứng thú. Kể đến nay, Sơn trại đã ghi nhận hơn một vạn cuộc tỷ thí của chàng . Có những lần xảy ra chóng vánh, lại có vài cuộc rất quyết liệt, song Vạn Chưởng Quản luôn là người thắng cuộc.

Chàng sai người dọn ra bốn mươi chín bình rượu ngon nhất đặt lên bàn. Kẻ kia lấy trong tay áo một bình rượu nhỏ, đem đặt trước mặt, dáng điệu nho nhã, thanh lịch hơn người. Vạn Thắng dù đang lúc phấn chấn, hồ hởi cũng không khỏi tò mò, chợn nghĩ, bèn hỏi:
- Hẳn người là cao nhân ở nơi xa đến? Xin hỏi người quí tánh đại danh là gì để có bề đối đáp?
- Vạn Chưởng Quản, xin người cứ gọi tôi là Mặt Nạ.

Họ giao ước ai lăn ra bất tỉnh trước tất thua cuộc. Vạn Thắng khá vững tin vào khả năng của mình nên uống không tiếc sức. Chàng uống nhiều đến nỗi những kẻ mới nghe tiếng, chỉ muốn dèm pha cũng phải thốt tiếng trầm trồ khâm phục. Trong khi đó vị khách bí ẩn có tên Mặt Nạ lại nhỏ nhẹ uống ngụm nhỏ, cẩn thận không để rơi vãi một giọt rượu nào.

Bốn canh giờ chậm rãi trôi, vầng dương ỉu nhợt đã tựa vào mấy ngọn dương xỉ cuối chân trời, người xem bắt đầu bồn chồn lo lắng. Hai người vẫn giữ thế cân bằng. Vạn Thắng ngồi dạng chân, bụng đã to như độn mấy lần gối. Mặt Nạ vã mấy lần mồ hôi, xung quanh ghế ngồi nước đọng thành vũng trong vắt. Họ đã uống gần hết số rượu có trong Thi Đài, Văn Quán, Ngô Dụng còn sai người thương lượng với Tiểu Nữ để lấy rượu ở Ẩm Thực vốn chỉ để sưu tầm, không cho không bán. Chợt ánh mắt của Vạn Thắng bắt đến bình rượu của khách. Loại bình nhỏ, vỏ tẩm dầu bóng chẳng có gì đặc biệt. Điều đặc biệt là ở chỗ, Mặt Nạ không hề giới thiệu gì về nó cả. Vả chăng, Vạn Thắng rất ham thích nếm các loại rượu mới lạ, nên sự bí ẩn bình rượu kia lại càng tăng phần quyến rũ. Mặt Nạ đoán được tâm ý, từ tốn đem rượu rót mời.

Cầm chén rượu đưa lên môi, bỗng Vạn Thắng như có điện giật qua người. Mặt Nạ vẫn bình thản cạn chén, đoạn ngẩng lên dò ý. Mặt Vạn Thắng tựa than hồng, bừng bừng như muốn nổ tung. Sau rốt, chàng lăn ra bất tỉnh mà không kịp nói gì.

***

VangTrangDang
11-04-2007, 10:07
Truyện cũ nên ít người hiểu được. Mong quản lý sửa lại như cũ.

Ba ngày trôi qua, Vạn Thắng dần dần hồi tỉnh, trong người nôn nao bồi hồi khó chịu, song vẫn chưa nhớ nổi chuyện gì đã xảy ra. Chàng gọi kẻ dưới đến hỏi:
- Hình như ta ngủ đã lâu, có chuyện gì xảy ra chăng?
- Vâng thưa Chưởng Quản, người đã ngủ được ba ngày kể từ hôm người nhận lời thách rượu với một cao nhân xưng là Mặt Nạ.
Chàng lảo đảo đứng dậy:
- Ta phải tìm người ấy ở đâu?
- Cô nương này đang ở Nghị Sự Sảnh, chờ ngài tỉnh rượu đấy ạ.

Nguyên khi xây dựng Nghị Sự Sảnh, Ngô Dụng có ý làm nơi đàm đạo chuyện chính sự. Song vì Sơn Trại là nơi trú chân của nhiều đạo phái khác nhau. Hiềm khích xảy ra khi họ bàn chuyện chính trị khiến Nghị Sự Sảnh phải chịu những tổn thất nặng nề. Sau này, Tống Giang vời Vạn Thắng cai quản Nghị Sự. Chàng cho người căng vải trắng lên tường, tự tay thiết kế một chiếc khiên đồng trên đó khắc lời nhắc nhở: “Chuyên bàn đến thời sự, bỏ qua chánh trị”. Chiếc khiên được ghép sát lề cửa, cơ cấu hoạt động tinh vi bảo đảm bất cứ ai có hành động bất thường đều bị giữ ở ngoài Nghị Sự Sảnh, không cho phá quấy. Nhờ đó Nghị Sự Sảnh trở nên yên thuận.

Xăm xăm bước đến sảnh Nghị Sự, Vạn Thắng quên mất mình đang ở trạng thái nửa tỉnh nửa còn mê, chân không giày, đầu không mũ, áo sống xộc xệch. Chàng bị chính chiếc khiên đồng ngăn càn quấy giáng một cú, ngã sóng xoài trên nền gạch. Nghe tiếng động, Mặt Nạ bước ra ngoài, vội kêu người dìu chàng vào trong sảnh.
- Chưởng Quản, người không sao chứ?
- Liên Hoa!
- Muội là Mặt Nạ, Vạn huynh xin cứ gọi như vậy.

Bấy giờ, Mặt Nạ đã rũ bộ nam y dày dặn, bỏ mặt nạ, tóc buông lửng phía sau. Nàng vận một chiếc áo hoa mềm mại, tay giữ khăn nải, vẻ hơi bối rối. Mặt Nạ quả không phải là Liên Hoa, song cũng là một mỹ nữ khuynh thành. Nàng có gương mặt thanh tú, nước da sáng như tuyết bắt nắng xuân, dáng môi đầy đặn tươi hồng, khẽ hé mở như nụ hoa hàm tiếu. Riêng nói về Vạn Thắng thì không sao dấu nổi vẻ thất vọng. Vừa hay Tống Giang cùng Ngô Dụng bước vào, mọi người cùng ngồi xuống hỏi han, trò chuyện.

Mặt Nạ tên thật là Lê Diệu Hoa, người Đông Hải, vốn tính tình phóng khoáng, giao du rộng. Cách đây ba tháng, nàng đến Tây Thổ để ngoạn cảnh, nhân tiện ghé thăm Vạn tửu gia - vốn có chút quen biết vơi thân mẫu nàng. Được hay Mặt Nạ thường xuyên ngao du tận non cùng bể, Vạn gia có nhờ nàng tìm một thanh niên chính là Vạn Thắng.

- Thân mẫu ta có khoẻ không, Hoa muội?
- Cả nhà huynh vẫn khoẻ. Bác có nhờ muội chuyển đến huynh chén rượu Liên Hoa cùng phong thư.
Nói đoạn, Mặt Nạ mở khăn, trao bình rượu và phong thư cho Vạn Thắng, rồi cáo từ. Nàng trở gót nhanh đến nỗi, Tống Giang, Ngô Dụng chưa kịp đáp lễ, thoắt đã mất hút trong ánh tà dương.

Bên bàn Nghị Sự, Vạn Thắng chẳng mảy may để ý đến sự ra đi đột ngột vừa rồi. Chàng xúc động bóc thư, trên giấy hoa, nét chữ quen thuộc của mẹ chàng vỏn vẹn tám chữ: Liên Hoa Tửu ngộ, nhi nữ khôn lường.
Hết phần II

LSB-HoTamNuong
30-07-2007, 20:41
Tong Giang Nong Fu, Hộ Quân Đầu Lĩnh sau thời kỳ làm quan thanh liêm kiêm chủ tịch hội sổ số kiến thiết LS với phương châm "ích trại, lợi nick" thì đai vàng, nhà cao, trắng trẻo, bụng béo, chán bào ngư vi cá, chán Lầu xanh, gác tím nên thừa mệnh làm chuyến khâm sai vi hành về vùng thôn dã cho “gần gũi dân chúng”. Đi theo chỉ dẫn một bằng hữu là thầy đồ Kiết cùng 100 quân hầu và 3 vạn 9 nghìn tì nữ.
Sáng sáng, Tong đầu lĩnh chạy bộ dưỡng sinh 5 phút cho ấm bụng, rồi sẵn đường lên cáng đi vào khu chợ làng thăm thú dân tình. Tuy đã có lênh cấm đốt pháo, nhưng mỗi khi cáng đi qua đâu dân chúng đều xầm xì “ thanh liêm”, “béo tốt”, “thảnh thơi”, “cpn”, vv và vv… rồi thì tiếp theo là giấy hồng giấy đỏ bay rợp trời, và hàng loạt tiếng vỗ tay rượt sau đuôi.
Tong đầu lĩnh thấy cảm động lắm, bỏ nhỏ đồ Kiết :” tội cho bà con, phải chi cụ Võ không lộng quyền ban lệnh cấm đột pháo thì dân ta đâu phải mất công vỗ pháo tay như vậy”. Thầy Kiết vội đỡ lời :” Không không, chúng dân họ nói làm thế cho Đầu Lĩnh là còn ít đấy... Mà Tong đầu lĩnh vô tư đi, pháo này loại mới, gọi tắt là phong long !”

lãng tử buồn
28-08-2007, 15:57
TGNF thân quản lý Xóm Hẻo, một bận rảnh bèn đi dạo quanh quanh xóm hòng tìm chuyện hay hay, chợt thấy một quán dựng ngay chính ình giữa xóm đề biển: "Ích Xóm, Lợi Nick". Nghé mắt trông vô thấy một thằng lai căng, béo phị đang vừa ngồi nhổ lông nách vừa hát nghêu ngao:

"...ta đây vốn thiệt Lổ Chu
ta con ông Sấm cháu bà Thiên Lu
ngày xưa ta ở trên trời
đứt dây rơi xuống làm người trần gian
gió đông đưa đẩy lên ngàn
buồn tình ta dựng quán này mần ăn
ư, ử, ừ ư..."

TGNF nghe hát thì ngứa tai và giận lắm bèn chọc gậy và quát:

- Mạ thằng nì, xóm ni ông là là nhứt. Mi mần ăn chi chi thì cũng fải xin fép ông mày chứ. Vả lại xóm ông mày ngàn năm jăn jật, tàng hổ phục long, đâu có đất cho hạng lừa lọc như mày ở đây.

Kẻ ấy nghe xong, mặt không biến sắc rút tiền xòe trước mặt mà đếm, miệng ngâm nga tiếp:

"...ta đây vốn gọi Chủ Lô
ta con cu Tống, cháu thằng Trương Thanh
ngày xưa tao cũng như mày
đứt dây động đậy làm thằng Chủ Lô
gió xuân đưa đẩy la đà
kêu ca tao chấp cả ba họ mày...
ư ứ ử ừ ư..."

NF nghe hát xong, kinh hồn táng đởm, thề không bao giờ đối mặt với bọn Trùm, bọn Chủ nữa, từ đó lô đề ngày càng phát triển như ngày nay.



Chuyện Vui, chuyện Vui, không được giận. Mất hết ý nghĩa của câu chuyện, và oai fong.