PDA

View Full Version : Manga Nhật Bản có nhiều thú vị


LSB-Hunter
08-06-2003, 14:02
Nhật Bản là nước hàng đầu về truyện tranh. Manga Nhật Bản được xuất bản khắp thế giới trên các báo, tạp chí. Ta hăy nói đôi chút về công nghiệp Manga của Nhật.

Công nghiệp Manga ở Nhật là một cỗ máy khổng lồ. Có tới 20% tổng số xuất bản ở Nhật là Manga. Doanh số bán của Manga mỗi năm trong thập kỷ 90 vừa qua là khoảng 600 tỷ yên, bao gồm 350 tỷ yên từ tạp chí và 250 tỷ yên từ các tập đóng thành sách. Với dân số khoảng 120 triệu người, mỗi người dân Nhật đă chi 5000 yên cho Manga mỗi năm dưới nhiều h́nh thức khác nhau.

Ba nhà xuất bản lớn nhất về Manga hiện nay là Kodansha, Shogakkan và Shueisha. Theo sau đó là các nhà xuất bản : Futabasha, Akita Shoten, Shonen Gahosha, Hakuensha, Nihon Bungeisha và Kobunsha. Ngoài ra c̣n có một lượng lớn các nhà xuất bản nhỏ. Các nhà xuất bản lớn, ngoài Manga c̣n xuất bản nhiều thể loại sách khác nữa.

Người ta tính rằng hiện nay có khoảng 3000 họa sĩ vẽ Manga chuyên nghiệp ở Nhật. Mỗi cá nhân trong đó đều đă xuất bản ít nhất một bộ Manga, tuy nhiên đa só kiếm sống bằng cách làm trợ lư cho các họa sĩ Manga nối tiếng. Trong số đó, chỉ có 10% là có thu nhập trên mức trung b́nh nhờ vào việc vẽ Manga. Ngoài ra c̣n có rất nhiều họa sĩ Manga nghiệp dư, chỉ vẽ và xuất bản những tạp chí, sách nhỏ có tính cách kiểu fan, gọi là Doujinshi

LSB-Hunter
08-06-2003, 14:03
Tại hạ muốn mọi người đọc bài viết này để hiểu thêm nhiều về Manga. Bởi chính tạ hạ cũng là “cuồng nhân” về manga luôn

Giới thiệu về Manga ở Nhật Bản

Nhật bản là nước hàng đầu về truyện tranh. Manga Nhật bản được xuất bản khắp thế giới trên các báo và tạp chí. Trước tiên xin giới thiệu vài nét về công nghiệp manga Nhật bản.
Công nghiệp manga ở nhật bản là một cổ máy khổng lồ. Thử tưởng tượng 20% tổng số xuất bản ở Nhật là Manga. Doanh số bán của manga mỗi năm trong thập kỷ 90 là khoảng 600 tỉ Yen, bao gồm 350 tỉ từ tạp chí và 250 tỉ từ đóng tập thành sách. Với dân số 120 triệu người. Có thể tính ra rằng, mỗi người bỏ ra khoảng 2000 Yen mỗi năm cho manga, dưới hình thức này hay hình thức khác.
3 nhà xuất bản lớn nhất về manga là Kodansha, Shogakkan và Shueisha. Theo sau đó là 10 nhà xuất bản: Akita Shoten, Futabasha, Shonen Gahosha, Hakusensha, Nihon Bungeisha và Kobunsha. Đó là không kể hàng hà các nhà xuất bản nhỏ. Các nhà xuất bản lớn ngoài manga còn xuất bản các thể loại sách khác nữa.
Có người tính rằng có khoảng 3000 hoạ sĩ manga chuyên nghiệp ở Nhật bản. Tất cả cá nhân họ đều có xuất bản ít nhất một bộ manga nhưng đa số kiếm sống bằng cách làm trợ lý cho các hoạ sĩ Manga nổi tiếng. Chỉ 300 trong số họ, hoặc 10% là có thu nhập trên mức trung bình dựa vào vẽ manga. Thêm vào đó, có một lượng rất lớn các hoạ sĩ manga nghiệp dư, chỉ vẽ và xuất bản những tạp chí nhỏ có tính cách kiểu fan, gọi là dojinshi.


Manga Nhật Bản khác biệt với truyện tranh ở các nước khác với những tính cách sau:
1. Nhiều tập và thường dài.
Rất hiếm có manga nào ở Nhật Bản mà được sáng tác ra để xuất bản chỉ 1 cuốn. Thường thì được phát hành theo dạng nhiều tập, mỗi tập 20 đến 30 trang. Vì được xuất bản đầu tiên trên các tạp chí nên manga thường ở dạng trắng đen. Các tác phẩm nổi tiếng có thể được tiếp tục lên nhiều năm và lên hơn cả chục cuốn sách.
2. Đa dạng về đối tượng người đọc.
Manga Nhật bản có thể được chia ra các phân loại sau tuỳ theo lứa tuổi của độc giả của các tạp chí: tạp chí cho trẻ em (yonenshi), tạp chí cho tuổi mới lớn (shonenshi) và tạp chí cho “Trẻ” (yangushi, seinenshi). Nhóm thừ 2 bao gồm tạp chí cho người lớn (otonashi). Manga dành cho phụ nữ thì được chia ra làm manga dành cho con gái (shojoshi) và manga cho quí cô (redizu). Manga dành cho phụ nữ mang đặc diểm là tính cách nhân vật phức tạp và kiểu hành văn rất đặc trưng.
3. Dẫn lời tinh tế và phức tạp.
Dẫn dắt câu chuyện hay sutourii-man được phát triển mạnh ở Nhật bản hơn là loại truyện tranh một hoặc 4 khung. Manga đã đạt đến trình độ cao trong việc dẫn dắt câu chuyện và có thể nói là không thua gì fim. Trong khi các thành phần của fim là các cảnh (cut) thì ở manga nó là khung, hay còn gọi là Koma. Kiểu cách sắp xếp các koma rất tinh tế nên cho phép câu chuyện được thể hiện liền lạc. Sutourii-man chú trọng đến sự phát triển tính cách nhân vật trong khi truyện tranh các nước khác, như Pháp chẳng hạn thì chú trọng đến bối cảnh nhiều hơn. Trong manga, bối cảnh, không khi của câu chuyện được thể hiện một cách rõ ràng bằng từ ngữ thể hiện hành động. Do đó độc giả có thể nhập mình vào câu chuyện qua quá trình liên hệ bằng tâm lý với nhân vật. Đây chính là yếu tố thành công và ăn khách của thể loại manga.

Bài viết này tại hạ sưu tầm được ý mà

LSB-Hunter
08-06-2003, 14:04
[center:59500a3df2]Sự hình thành và phát triển Manga[/center:59500a3df2]

Chủ đề châm biếm và hài hước có nguồn gốc từ thế kỷ 19 ở Nhật Bản. Đầu thế kỷ 19, họa sĩ Hokusai đă rất nổi danh với thể loại này. Với việc h́nh thành một đất nước hiện đại vào năm 1858, Nật Bản cũng phát triển các phương tiện truyền thông đại chúng bao gồm báo và tạp chí có Manga. Nhưng cột mốc phát triển đáng kể nhất là sau thế chiến thứ 2. Do đó Manga ngày nay thật sự là Manga sau cuộc chiến và có chiều dài lịch sử hơn nữa thể kỷ.

Nói về Manga hiện đại phải kể đến công lao của cây đại thụ Osamu Tezuka. Vào năm 1947, Tezuka lấy cảm hứng từ cuốn sách "Đảo giấu vàng" (Treasure Island) của Robert Louis Stevenson và làm ra một bộ manga với tựa đề "New Treasure Island" xuất bản dưới dạng sách. Bỏ qua bối cảnh kinh tế suy thoái của ngay sau cuộc chiến và sự tàn lụi của ngành xuất bản, manga của ông đă ngay lập tức trở thành cuốn sách ăn khách nhất, bán được 400,000 bản. Lúc đó Tezuka mới 19 tuổi và đang là một sinh viên y khoa. "New Treasure Island" có một lối thể hiện khác hẳn các Manga đă xuất hiện trước đó và đă đặt nền móng và ảnh hưởng tới rất nhiều thế hệ họa sĩ ra đời sau đó. Bản thân Tezuka th́ tiếp tục vẽ cho tới lúc ông qua đời vào năm 1989. Một trong những tác phẩm được biết đến nhiều nhất của ông là Astro Boy.

Thập kỷ sau chiến tranh đă nổi lên rất nhiều họa sĩ Manga ngoài Tezuka và đă mang đến sự bùng nổ về Manga. Tuy vậy, Manga lúc đó vẫn chỉ được coi là dành cho trẻ em. Thế nhưng những người đă lớn lên cùng với Manga lại không từ bỏ được thói quen đọc Manga khi đă lớn. Thế hệ hậu chiến âu cũng là "thế hệ Manga".

Tới cuối thập kỷ 60, thế hệ Manga đă trở thành sinh viên đại học và Manga hiện đại bước qua một bước ngoặt mới. Đây chính là thời điểm người ta bắt đầu thấy có những Manga được vẽ để đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Phong trào sinh nổi lên cũng sử dụng Manga như một phương tiện chuyển tải mục đích và lư tưởng chính trị của họ và trong quá tŕnh đó, manga hiện đại đă chuyển hóa thành dạng Manga ta đang đọc ngày nay.

Vào khoảng những năm 80, kỹ thuật Manga bắt đầu cho thấy sự gọt dũa và các tạp chí Manga mang tính đă dạng như bây giờ. Ngày nay, Manga nổi lên như một phương tiện truyền thông cao cấp, thể hiện đủ thể loại từ giải trí như hài hước, giả tưởng cho đến tiểu thuyết, các cuốn hướng dẫn và ngay cả sách giáo dục. Nó được mọi người đọc và thưởng thức..

LSB-Hunter
08-06-2003, 14:05
Dành thời gian để thông cảm và hiểu họ , họ là những tác giả truyện tranh MANGA
Một đặc điểm khác biệt so với các đồng nghiệp ở Mỹ và Châu Âu là họa sĩ manga ở Nhật bản giữ toàn quyền sáng tạo lẫn bản quyền tác phẩm của mình.
Công việc nặng nhọc
Các họa sĩ manga, ngay cả những người thành công nhất có cuộc sống không lấy gì đáng làm ghen tỵ lắm. Hiếm có ai đi nghỉ xa cuối tuần. Đa số phải làm việc liên tục nhiều ngày, xa rời vợ con gia đình để thực hiện 5 hoặc 6 truyện cùng lúc cho nhiều tạp chí manga khác nhau. Không có gì lạ đối với một họa sĩ chỉ ngủ 5 hay 6 tiếng một đêm, có khi phải thức trắng để hoàn thành cho đúng kỳ hạn. Hiroshi Fujimoto trong cặp bài trùng Fujio-Fujiko mà độc giả Việt Nam ta rất quen thuộc với Doremon, tiết lộ: “Thời gian kỷ lục của tôi là làm việc liên tục khoảng 72 tiếng đồng hồ. Và đã có 2 lần như vậy. Trước tiên tôi chuẩn bị sẳn thức ăn và nước uống, một ít bánh rán thịt, hoành thành chiên ..vv Tôi có thể cầm thức ăn với 1 tay, tay kia cầm bút vẽ. Như thế liên tục 2 ngày 3 đêm không 1 phút ngơi nghỉ trừ những khi đi vệ sinh cá nhân. Đến khi vẽ xong, mắt tôi nhoà cả đi…”
Người ta bảo Tezuka Osamu có lúc làm việc kiết sức đến mức ông ta vẽ chân phi hành gia vũ trụ mang xăn đan samurai ! Và điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Takayuki Matsutani, người quản lý của Tezuka tính rằng ông đã vễ gần 150 ngàn trang truyện tranh trong vòng 40 năm ! Tổng cộng 100 triệu bản truyện tranh bìa mềm của ông đã được xuất bản. Một họa sĩ khác Shotaro Ishimori đã vẽ hơn 70 ngàn trang trong vòng 30 năm và có lẽ là người đang nắm kỷ lục vẽ 500 trang trong 1 tháng. Khối lượng đồ sộ này có thể đạt được do phong cách vẽ manga Nhật Bản khá đơn giản, đường vẽ viền là chính yếu, còn lại đều áp dụng cắt dán giấy tông xám đen hay màu có sẵn. Thêm vào đó các họa sĩ còn có nhiều trợ lý phụ giúp. Tuy vậy, họa sĩ manga vẫn là người phát họa câu chuyện và tình tiết, khung hình, nét vẽ chính vv... Hầu như không có người thay thế cho các họa sĩ truyện tranh ở Nhật Bản. Mỗi truyện tranh cùng các nhân vật trong đó được công chúng gắn chặt với tác giả. Ít ra thì ở Nhật Bản các họa sĩ có thể an tâm tác phẩm vẽ là của riêng họ. Khi họ qua đời tác phẩm cũng chấm dứt theo.
Nhưng tại sao làm việc quá sức như vậy ? Có 2 nhân tố là làm việc cật lực luôn được tôn sùng ở Nhật Bản và các họa sĩ truyện tranh thật sự yêu thích công việc họ làm. Một nhân tố nữa là khối lượng hoàn thành là dấu hiệu của sự ăn khách, đặc biệt là đối với các nam họa sĩ. Số manga đồng thời xuất bản trong các tạp chí khác nhau quyết định “cấp bậc” của tác giả và từ đó đến số tiền được trả cho mỗi trang vẽ và áp lực của nhà xuất bản thúc đẩy tác giả hoàn thành công việc. Nhưng hầu hết các họa sĩ manga cho biết, thoả thuận giữa tác giả và nhà xuất bản vẫn dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau thay vì hợp đồng. Chữ “tín” và đồng thời là sự bất ổn định thôi thúc các hoạ sĩ làm việc càng nhiều càng tốt trong khi tác phẩm mình còn ăn khách. Và thế là các họa sĩ trở thành nạn nhân của chính sự thành công của mình.
Thành quả làm việc cật lực là danh tiếng và thu nhập. Các họa sĩ manga ăn khách ở Nhật là những nhà triệu phú và tên tuổi hầu như ai cũng biết. Họ là chủ đề của các cuốn sách tự ký, hồi ký, các phim tài liệu truyền hình vv… Có cả truyện tranh về chính bản thân họ. Lúc nghỉ ngơi, các tác giả rong rủi đi cho chữ ký đông đảo công chúng hâm mộ. Tác giả nào giọng không đến nổi quá tệ thì cũng có thể hát và thu thành album để bán vv… Những người có cá tính như Taira Hara chẳng hạn thì tham gia vào các chương trình thảo luận trên truyền hình. Một số cho mượn tên hay đích thân xuất hiện trong các quảng cáo những sản phẩm chẳng liên quan gì đến truyện tranh. Tezuka Osamu từng lên TV quảng cáo cho máy đánh chữ.
Thu nhập
Tiền công trả cho các họa sĩ thông thường được tính theo trang và thay đổi từ 15 đến 250USD mỗi trang tùy theo cấp bậc và danh tiếng của tác giả trong ngành công nghiệp. Nam nữ như nhau. Các tập xuất bản thành sách thì họa sĩ được phí bản quyền 10%, sau đó bản quyền các nhân vật cho phim hoạt hình và đồ chơi thêm vài con số không sau con số thu nhập hàng năm của các họa sĩ.
Các họa sĩ manga luôn cố gắng giữ mức thuế thu nhập ở mức thấp nhất bằng cách lập nên công ty hoặc tận dụng các khoản khấu trừ thuế. Thế nhưng đôi lúc họ kiếm được quá nhiều tiền. Năm 1978 họa sĩ Shinji Mizushima nổi tiếng với loạt manga bong chày lọt vào Chojabanzuke, danh sách những người có thu nhập cao nhất nước. Ông kiếm được khoảng 1.3 triệu Đô la Mỹ. Manga bong chày của ông, Dokaben bán hơn 25 triệu số xuất bản giấy mềm. Ba năm sau, cặp bài trùng Fujio-Fujiko cũng lọt vào danh sách đó. Tổng cộng thu nhập của năm 1980 của hai ông khoảng 1.7 triệu US$, 3 lần năm trước (!) nhờ vào sự thành công của chú mèo người máy Doremon. Akira Toriyama đã phá mọi kỷ lục. Thu nhập của ông từ serie hài Dr Slump cùng hoạt hình dựa trên manga lên trên 2.4 triệu US$, 10 lần thu nhập năm trước (!!!). Toriyama năm 1981 chỉ mới 27 tuổi.
Yếu tố nào đưa đến sự thành công ?
Manga ở Nhật sẳn sàng mở rộng cánh cửa lên bục đài vinh quang cho bất cứ ai biết khai thác đúng gu của thị trường. Nhưng để tồn tại lâu dài thì đòi hỏi trí thức và khả năng làm việc cật lực. Hàng năm có cả trăm hoạ sĩ cho ra mắt manga đầu tiên. Chỉ một vài người thành công. Trong số họ, ít người được đào tạo chính qui. Nhiều người còn chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Yếu tố tiên quyết là óc sáng tạo phong phú và khả năng có thể tiếp tục cho ra mắt những câu chuyện làm thích thú độc giả.
Việc phát họa ý tưởng cho một câu chuyện có thể được thực hiện trong lúc nhìn ngắm một tờ giấy trắng, đi dạo quanh chung cư, hay ngay cả ngồi trong toilet. Cạn kiệt ý tưởng hay đi lệch xu hướng thời đại trong xã hội đầy ắp thông tin và thời thượng như Nhật Bản là sự bế tắc và dấu hiệu suy tàn của một hoạ sĩ manga. Vì vậy các hoạ sĩ tranh thủ dùng thời gian rảnh rỗi hiếm hoi sao cho hiệu quả nhất. Họ thường đọc sách và xem phim. Đặc biệt, phim ảnh là nguồn cảm hứng không thể thiếu. Nhiều họa sĩ đã nhanh chóng đem ngay những gì họ thấy trên màn ảnh vào cậu chuyện và lối thể hiện manga của họ.
Thậm chí một số ít họa sĩ dám hy sinh tất cả để tìm nguồn cảm hứng phục vụ cho việc sáng tác. Shinji Nagashima, hoạ sĩ có ảnh hưởng nhiều trong thập kỷ 1960 đã có lúc bỏ vợ và gia đình đến cư trú ở một căn hộ rẻ tiền ở Shinjuku, lúc đó là khu lao động nghèo của Tokyo. Quan sát hiện thực xung quanh, ông đã cho ra mắt manga kinh điển Futen, lượt thuật lại thế giới hippy ở Tokyo. Hiroshi Momiya một họa sĩ manga nổi tiếng với những manga băng đảng trường học đã thông báo ông bị trầm cảm và không thể vẽ nữa. Motomiya đi Hawaii để giải khuây. Sáu tháng sau, có bức hình trên một tạp chí đăng ông đang cầm súng trong trường bắn (một thú khả phổ thông của đàn ông Nhật Bản - thích súng ! ), chạy xe thể thao đời mới nhất và thư giản bên hồ bơi với những cô đầm tóc vàng óng ả trong bộ bikini rất sexy ^^. Có vẻ như ông bỏ hẳn nghề vẽ. Nhưng ngay khi trở về Nhật Bản, năng động hơn bao giờ hết, ông đã sáng tác ngay một loạt truyện tranh chính trị và thông báo là sẽ ứng cứ chiếc ghế trong đảng “Ăn Kiêng Nhật” (!) Dù gì thì cả Nagashima và Motomiya là những ngoại lệ. Ít có họa sĩ nào có khả năng bỏ vòng cuốn làm việc dồn dập thường nhật của mình.
Các nhà viết kịch bản chuyên nghiệp
Các họa sĩ thường là người nghĩ ra câu chuyện và thực hiện nó thành manga nhưng đôi khi cũng nhờ đến sự trợ giúp của những nhà viết kịch bản chuyên nghiệp. Với tri thức phong phú dồi dào họ có thể giúp đỡ rất nhiều cho họa sĩ manga với những cốt truyện bao hàm đủ các yếu tố ăn khách mà độc giả thường đòi hỏi. Đặc biệt là các họa sĩ trẻ chợt nổi lên nhanh nhờ vào một tác phẩm nào đó và rồi phát hiện là bản thân không có khả năng đáp ứng nhu cầu dồn dập của các nhà xuất bản: Thêm, thêm và thêm nữa !! Các họa sĩ trẻ thường ít có kinh nghiệp thực tế cần thiết để tạo nên những câu chuyện hấp dẫn và bị quá nhiều áp lực nên cũng chẳng có nhiều thời gian để tìm hiểu và tích lũy thêm những kinh nghiệm này.
Ba nhà viết kịch bản manga nổi tiếng nhất là: Jiro Gyu, Ikki Kajiware và Kazuo Koike. Gyu đã từng làm việc trong nhà máy panchiko, quản lý nhà hàng, chơi kèn sax ở nhiều quán bar Jazz và là cây viết thường xuyên cho các tờ báo. Ông cũng là tác giả của những manga được nhiều biết đến như Kugishi Sabuyan. Kajiware - đôi khi viết đến 600 trang một tháng có kiến thức sâu rộng về Karate, Judeo, Aikido và nhiều môn thể thao khác và đã tạo nên danh tuổi của mình qua kịch bản cho những manga thể thao ăn khách nhất ở Nhật. Koike, cựu quan chức của Bộ Nông Nghiệp Nhật Bản, tay chơi mah - jongg chuyên nghiệp và là người đóng góp thường xuyên cho serie Golgo 13. Ông đã viết kịch bản cho nhiều serie hành động, trong đó có manga samurai kinh điển Kozure Okami.
Mô hình hoạt động của các hoạ sĩ manga
Nhu cầu công việc ngày càng đòi hỏi các họa sĩ manga san sẽ bớt việc của mình cho người khác. Ngày xưa, một họa sĩ có thể vẽ nhiều nhất 100 trang 1 tháng. Gia đình và người thân sẽ giúp tô điểm, kẻ khung hay tẩy xóa những nét bút chì phát thảo..vv.. Nhưng đến những năm 60 khi các tạp chí truyện tranh cho con trai chuyển từ hàng tháng thành hàng tuần, họa sĩ manga bắt đầu phải thuê thêm trợ lý để giữ được vị trí của mình trong nghành công nghiệp. Ngày nay sự trợ giúp này hình thành nên mô hình cho phép tác giả cùng các trợ lý cho ra mắt 400 đến 500 trang truyện tranh một tháng. Đây cũng là một cách tiện lợi để khấu trừ các khoản thuế thu nhập phải nộp. Tùy mức san sẽ công việc cho trợ lý, có 2 tiếp cận khác nhau đại diện bởi Osamu Tezuka và Takao Saito.
Osamu Tezuka có 10 trợ lý cho việc vẽ manga là một thí dụ của tác giả tự thực hiện tất cả trong công việc sáng tạo. Ông tự nghĩ ra câu chuyện, vẽ tình tiết trong các khung, nét bút chì đầu tiên và nét vẽ chính thức của các nhân vật cùng cảnh nền. Trợ lý của ông chỉ việc tô đen một số vùng nhất định, áp dụng giấy tông để tạo hiệu ứng và thêm các tiểu tiết cho xe cộ, toà nhà và quần áo. Mô hình này hoạt động tốt với Tezuka vì ông là người làm việc có tốc độ và cường độ cao, nhiệt huyệt và khả năng sáng tạo tuyệt vời. Ông có thể vẽ manga cho con trai, con gái và người lớn với mức trên 300 trang 1 tháng. Nhưng nếu Tezuka ngả bệnh hay bận bịu những việc khác mọi thứ bị đình trệ. Và điều này hẳn là ông đã gây nhiều cơn đau tim cho các nhà biên tập ở nhiều tạp chí manga.
Takao Saito, tác giả Golgo 13 làm việc với 15 nhân viên trong công ty ông - Sito Productions và ký hợp đồng với 7 hay 8 người bên ngoài cung cấp kịch bản cho serie. Saito xem thực hiện manga giống như làm phim với bản than ông là đạo diễn. Khi nhận được đơn đặt hàng, ông giao cho 4 trợ lý tùy theo từng tài năng riêng cùng làm việc một nhóm. Ông khuyến khích sức sang tạo của mọi thành viên trong nhóm bằng cách tổ chức các cuộc thảo luận cởi mở về cốt truyện lẫn đường nét nghệ thuật. Đối với nhiều người trợ lý thì công việc là sự huấn luyện tốt và bước đầu tiên để vươn đến sự độc lập sau này. Saito có lúc chỉ tô bút chì mặt các nhân vật chính. Saito Production bị chỉ trích như quá thương mại và Mỹ hóa. Tuy nhiên Saito vẫn là người kiểm soát sáng tạo các tác phẩm của ông.
Mối quan hệ của họa sĩ và trợ lý phát triển như một sự tiếp nối quan hệ thầy trò truyền thống của Nhật Bản. Nó giúp liên kết mạng lưới giữa các hoạ sĩ trong ngành công nghiệp. Nhưng đồng thời là công việc kinh doanh và đòi hỏi họa sĩ manga kiêm luôn nhà quản lý. Anh ta phải “nắm” được các trợ lý của mình để đảm bảo họ có tình trạng sức khỏe và tinh thần tốt để có khả năng làm việc. Anh ta còn phải biết tránh né các fan hâm mộ cuồng nhiệt khi câu chuyện ăn khách và đôi khi cả nhà biên tập khi... trễ hạn đinh. Anh phải tự thương thuyết phí trả cho mỗi trang, thu thập thông tin, thực hiện PR cho bản thân. Và trên hết là bỏ ra thời gian ra thực hiện các manga !

Sưu tầm ở một trang WEB nào đó , tui không nhớ

LSB-Hunter
08-06-2003, 14:06
[center:1095cffd47]Đây là danh sách các truyện đã phát hành ở VN[/center:1095cffd47]
Anh em sinh đôi
Bác sĩ quái dị
Bác sĩ Kazu
Bạch diện thư sinh
Bảy sắc cầu vồng
Bảy viên ngọc rồng
Bông hồng tóc ngắn
Candy
Chú bé rồng
Cô bé chăm chỉ
Cô bé hoa anh đào
Cô gái thiên nữ
Cô tiên tí hon
Gia đình tiến sĩ Slump
Đôrêmon
Đứa con số phận
Hoàng tử có phép màu
Kị sỹ rồng thiêng
Khuyển dạ xoa
Nặng Lực siêu phàm
Người chị đảm đang
Người thày dũng cảm
Người sói
Nơ bướm thần kì
Ninja loạn thị
Ninja Hattory
Ninja Quitaro
Nữ hoàng Ai Cập
Pacman
Quyển sách thần kỳ
Một nửa Ranma
Rurouni Kenshin
Siêu nhân Kiniku
Subasa
Tiểu thư nhu đạo
Thám tử lừng danh Conan
Thám tử Kindaichi
Thanh kiếm biến hình
Thiên thần hổ tướng
Thiện ác đối đầu
Thợ săn tí hon
Thủy thủ mặt trăng
Thế giới huyền ảo
Truy tìm kho báu hải tặc
Trường học nụ cười
Vua cờ
Vua phép thuật
Vua trò chơi
Yaiba / Kitara

forday
08-06-2003, 16:12
FD thật là hâm khục Hunter lắm đó, không biềt hunter có từng là mem của TS không nữa, nhưng dù sao FD cũng rất hâm phục về bài viết của cậu, Fd cũng là một dân mê manga lẫn anime luôn nên đã đi qua không biết bao nhiêu là trang web có nói về chúng nữa nhưng thật sự là manga rất là hấp dẫn đối với những otaku như tụi mình vì dường như trong manga có một ma lực nào đó vậy đó ^_^ nó cuốn hút chúng ta vào thết giới truyện tranh của chúng thật sự là quá dễ dàng có phải không? Có rất nhiều trang web nói về truyện tranh rất là nổi tiếng chẳng hạn như: www.truyentranh.com [nhưng đang offline tạm thời không vào được], www.accvn.net, www.venovn.com [cũng dzậy], http://thegioitruyen.gwarant.net,.............. và còn rất là nhiều trang web khác nữa nhưng có lẽ là manga luôn luôn nằm trong trái tim của mỗi otaku như chúng ta
Thôi FD cũng không biết nói gì nhiều nữa nhưng dù sao đây cũng là cảm nhận của riên FD mà thôi ^_^ cám ơn bạn đã cho mình đọc bài viết của bạn ^_^

LSB-Hunter
08-06-2003, 21:55
Tiểu muội đang là học sinh cấp III đúng không ? Wá đúng ! Truyện tranh Nhật bản, huynh được đọc từ rất lâu rùi. Từ thời huynh còn học lớp 1 cơ. Thời đó huynh bị bố mẹ ngăn cấm đọc truyện hoài, bì họ sợ huynh không chịu học. Hì hì lo hão ! Học là chuyện của học, còn đọc Manga là chuyện đọc Manga đúng không , khác nhau hoàn toàn mà. Có những lần huynh trốn ra khỏi nhà trèo qua cổng để đọc cho bằng được tập truyện mới ( Dũng sĩ Hecman, Bẩy viên ngọc rồng, cậu bé giỏi võ. . . . . ) Say sưa đọc quên mất bị bố mẹ bắt gặp ở hàng đọc truyện xách tai về. Những lần đó thấy truyện hay kinh khủng luôn.
Bi giờ huynh thấy truyện tranh ngày xưa anh được đọc lại tái xuất bản liên tục. Tuy vậy anh vẫn mua , sưu tầm lại cho đủ bộ. Đó đó , đó là tình yêu Manga đấy. Bi giờ tuy là sinh viên đại học rùi nhưng 11h30’ tan học vẫn tạt qua hàng bán truyện tranh để mua truyện hay thuê truyện về đọc. Nhiều lúc bố mẹ bảo “lớn tướng còn đọc truyện con nít”
Hê hê , chắc các cụ nhà mình ghen tị vì trước kia không biết tới Manga là gì đấy.
Đúng như tiểu muội nói : “manga như có một ma lực nào đó”. Huynh không tài nào rứt ra khỏi Manga, sau này và mãi Zậy ……..
À nè http://www.truyentranh.com không sao đâu, huynh mới vào download mấy truyện nè

gillflower
09-06-2003, 10:27
hênhn,huynh cũng là fan của Clamp àh,quá tuyệt vời còn gì,mụi đây cũng thế,nói đến truyện tranh thì người ta vẫn biết đấn NB,xứ xở hoa anh đào tươi đẹp có các tác giả anime và manga nổi tiếng,từ hồi trước đến giờ mụi thích đọc truyện của ông GOSHO AOYAMA,(conan,yaiba,....)nhưng khi nhóm Clamp "bùng nổ" thì mụi đều yêu quý cả nhóm và tác giả này,hình như clamp nay còn 4 quý bà thì phải,còn nhỉu trang web nói vể TT lém,không kể hết đâu nhưng truyẻntanh.comn vẫn là web nổi tiếng nhất VN về số lượng nói về manga NB

janne
13-06-2003, 04:25
^^ truyentranh.com offline diễn đàn ^_^ còn mí cái kia vẫn chạy tốt ..^^ ( dzô diễn đàn bi giờ tổ bị sis nhớn bóc lột ^_^ ) clamp ^^ hâm mộ lâu gùi lâu gùi ^^ X nè ,MKR nì , CCS nì , chobit nì ,wish nì ............... ( chóng mặt qúa)
danh sách thíu rất nhìu ( khi M&A thống kê hơn 500 đầu truyện :P)
à mà otaku trong nì có bi nhiu ?! thật tuyệt khi phát hiện thêm 1 đồng chí ^^
manga là tuyệt vời nhất , khi mà tui ăn manga .ngủ manga ,choi manga....... ^_^ anime cũng là 1 thứ gây nghiện trên cả tuyệt dzời :D ( dính dzô nó thì túi tiền tiu tan :(( )
^^ mà lần sau lấy ở đâu cậu cố nhớ mà ghi nhé + thêm tên tác giả bài vít nưã ( đang có rắc rối trên mạng về vế đề này đấy ^^ )

forday
14-06-2003, 12:17
không biết nên nói như thế nào nữa hết đó thật sự FD rất là muốn đọc hết những bộ truyện nhưng mà không thể được, sự thật truyện tranh dường như quá hấp dẫn đối với những người yêu thích truyện tranh như chúng ta, thật sự truyện tranh không những có một sức hấp dẫn mà nó đã nói lên khá nhiều, torng truyện tranh có nhiều thể lọai chẳng hạn như hentai, yaoi, yuri,..... và còn nhiều đề tài khác nữa ,nói chung la không biết bao nhiêu là thể loại .............
[phù mệt quá để bữa khác nói tiếp dzậy^_^]

LSB-Hunter
18-06-2003, 01:05
Người lần đầu tiên đến với Manga khi đọc Shojo Manga thường rất ngạc nhiên v́ nó lạ và mang một phong cách rất khác. Shojo Manga là dành cho phụ nữ và tập trung nhiều vào chuyện t́nh cảm
Nói chung, Shojo Manga có mấy đặc điểm :
1.Hơn 90% người vẽ và đọc Shojo Manga là phụ nữ. Bắt đầu từ cuối thập kỷ 70, xuất hiện cái gọi là "làn sóng mới", Shojo Manga bắt đầu thu hút một số độc giả nam. Có sự phân biệt về manga sành cho phái nứ một phần là do thị trường to lớn của Manga, phần khác là do văn hóa "con gái" và văn hóa "con trai" ở Nhật bản bao giờ cũng chiếm hai cực khác nhau.
2.Các câu chuyện của Shojo xoay quanh quan hệ mẹ con, chuyện các cô gái nổi danh thành ngôi sao và chuyện t́nh cảm. Lỗi dẫn truyện thường là dễ đoán, nhiều t́nh tiết hay giống với phim truyền h́nh "sến" nhiều tập.
3.Tên, h́nh dáng và t́nh huống của các nhân vật trong Shojo Manga thường là từ tưởng tượng hay là lai phương tây. Các nhân vật được vẽ phóng đại với mắt có thể chiếm tới gần 1/3 khuôn mặt, tóc vàng và quăn. Chân hay dài và thon kiểu siêu người mẫu. Chúng tượng trưng cho mẫu người phương Tây lư tưởng qua con mắt của người Nhật.
4.Shojo Manga sử dụng lối dẫn truyện khác với Manga thường gặp, các khung nhiều khi được thiết không theo khuôn mẫu. Một khung có thể kéo dài cả trang và chân dung nhân vật có khi được kéo từ khung này sang khung kia với hoa ḥe trang trí ở nền.
Cách sử dụng h́nh ảnh của nhân vật đè lên nhiều khung và kiểu trang trí nền có nguồn gốc từ các tạp chí thời trang cho phụ nữ trước chiến tranh. Shojo Manga tuy nhiên đưa phong cách đó lên một tầm cao hơn bằng cách dùng nó để thể hiện một câu chuyện. Trong quyển Sexual Signatues : On being a man or a woman, các nhà t́nh dục học John Money và Patrica Tucker lư luận rằng : Thường th́ truyện khiêu dâm cho đàn ông thường miêu tả h́nh ảnh t́nh dục khác giới tính trong khi đó phụ nữ thường là đồng tính. Trong Shojo Manga cũng vậy, v́ vốn dành cho nữ độc giả nên chuyện t́nh cảm, yêu đương giữa các nhân vật đa phần là đồng giới.
Giữa thập kỷ 70, nổi lên "làn sóng mới" : Shojo Manga mà đa số các họa sĩ sáng tác đang độ tuổi từ 20-30. Những họa sĩ này làm những Manga về khoa học viễn tưởng, fantasy và con trai yêu nhau. Có vẻ như họ cảm thấy thể hiện con trai đồng tính yêu nhau là lăng mạn hơn nhiều so với việc thực tế t́nh yêu nam nữ, đồng thời nó cũng cho phép họa sĩ tự do và sáng tạo hơn trong việc sáng tác. Các Shojo Manga mới này ra khỏi làn ranh của phụ nữ và đă thu hút một lượng độc giả nam đáng kể. V́ vậy nên nhiều họa sĩ nữ đă bắt đầu được mời về vẽ cho các tạp chí dành cho nam.
Cuối những năm 80, bắt đầu xuất hiện một số tạp chí Manga gợi cảm trong thể loại Manga dành cho phụ nữ. Chúng đựơc phát hành bởi những NXB nhỏ nhưng dần dần thu hút nhiều độc giả của manga chính thống. Những manga này đặt hiếp dâm, loạn luân ... dưới con mắt nữ quyền, đồng tính nữ ái ... Tuy có nội dung hơi hoảng như vậy những không phải cái nào cũng khuấy động phản ứng của công chúng trước sex. Nhiều Manga mang kèm một cách nh́n tích cực và nhân bản về t́nh dục: khuyến khích nhân quyền và giải phóng phụ nữ.

Chúng ta cần phải biết đọc truyện như thế nào ? và nhận thức ra sao đó là điều quan trọng phải không các bạn. Học những điều tốt từ manga, bài trừ những tệ nạn do manga này mang lại. Với chúng ta một manga mình yêu mến thật trong sáng, thánh thiện với nhũng nội dung tình tiết mang tinh nhân bản sâu sắc. Chúng ta luôn đọc và suy ngẫm về Manga mới thấy được manga hay như thế nào và vì sao chúng ta yêu nó.

LSB-Hunter
23-06-2003, 13:59
Vốn tiếng anh rất tầm thường , nhưng tui thích đọc manga bằng tiếng anh hơn. Nếu có ai hỏi lí do vì sao thì tui sẽ trả lời

-Đọc manga tiếng anh để rèn luyện tiếng anh một cách tốt nhất. Đặc biệt dành cho hội thoại.
-Với cách đọc này các bạn sẽ dịch được hết ý nghĩa của câu chuyện. Một số truyện tranh các nhà xuất bản thường cắt vô tội vạ , đổi lời thoại của nhân vật. Đôi khi kiến cho người đọc thấy “bất hợp lý”
-Đặc biệt đọc manga tiếng anh thì sẽ tìm thấy một số truyện tranh chưa có mặt tại VN do download được ở trên mạng.  Đi trước thời đại
-Và một …. Cơ số lí do khác nữa ……

Dĩ nhiên tui cũng tìm đọc cả truyện đã được dịch thuật khi ….. “bí” không dịch được đống truyện download về

Cracker
19-09-2003, 19:17
Ui ui! Tui thich game Nhat va ca Phim hoat hinh Nhat nua you oi! FF la toi thich nhat. Sao ma dep the khong biet. Co ai co nhieu anh cua ho ko cho tui xin mot it di. Tui se cam on nhieu lam