PDA

View Full Version : Cổ tích, điển tích - phần I


LSB-LuongSonAnhHao
26-05-2003, 19:45
[center:790ae50dfa]Cổ tích, điển tích VN - phần I[/center:790ae50dfa]

Mục Lục

1. Con Voi Và Người Quản Tượng Già
2. Sự tích Cây Đào
3. Sự Tích Cây Pháo
4. Bánh Dày Bánh Chưng
5. Sự tích cá mập ...
6. Sự tích dưa hấu
7. Sùng Ka Mướn
8. Sự tích con ụt ịt
9. Người lấy cóc
10. Con chim lửa
11. Chim Đa Đa
12. Sự tích con Dã Tràng
13. Mai An Tiêm
14. Tấm Cám
15. Gấm Nàng Ban
16. Bi Ca Tán Sở
17. Vạn Lý Tìm Chồng
18. Củi Đậu Đun Hột Đậu
19. Khúc Phượng Cầu Hoàng
20. Chức Cẩm Hồi Văn

[center:790ae50dfa]Mời xem tiếp phần II[/center:790ae50dfa]

LSB-LuongSonAnhHao
26-05-2003, 19:46
[center:73e4c78f0e]Con Voi Và Người Quản Tượng Già [/center:73e4c78f0e][center:73e4c78f0e]Tác giả: Truyện Cổ Tích[/center:73e4c78f0e]

Ngày xưa, vào đời nhà Lê, nhà vua có nuôi một con voi rất khôn, dùng để cỡị Voi có 3 cái đai bằng vàng đeo chặt ở cộ Đến thời Lê mạt vận, con voi không chịu ở với ai nữạ Voi bỏ vào núi ở Truông Đay Thùng. Người quản tượng (giữ voi) có tên là đội Mậu cũng về hưụ Năm 70 tuổi, ông đau yếu nghèo không tiền mua thuốc, phải lên núi kiếm rễ cây làm thuốc. Đang lúc ông lom khom đào rễ cây, thì con voi chạy đến, nhận diện ra người giữ mình khi xưạ Voi lấy vòi quấn ngang bụng đội Mậu, cắm ngà xuống đất, chảy nước mắt, tỏ tình thương nhớ.

Lúc đầu, đội Mậu hoảng hồn, không nhận ra voi, sợ voi vật mình chết. Đến khi thấy voi kéo tay mình để vào chỗ đai vàng đã phủ rêu mốc, tỏ ý bảo hãy lấy đi, thì ông mới nhớ ra con vật mình đã chăn giữ thương yêu ngày xưạ Ông nghĩ bụng: Nếu như cạy đai vàng ra, thì cổ voi sẽ đau đớn, sẽ chảy máu, tội nghiệp nọ Nên ông xua tay, lắc đầu, tỏ ý từ chối không chịu làm vậỵ

Nhưng voi không chịu, cứ lấy tay đội Mậu đặt vào chỗ 3 đai vàng ở cộ Ông đành cố cạy, nhưng đến tối trời mà vẫn chưa cạy đai ra được. Ông cúi đầu lạy voi xin về, nhưng voi nhất định giữ ông lạị Đến gần canh hai, người quản tượng già vẫn không gỡ được đai vàng ở cổ voị Ông khóc bảo voi: "Ông quận ơi, chân tay tôi già yếụ Mà ở đây núi rừng tối tăm, nguy hiểm cho tôi lắm. Ông thương tôi với". Con voi chừng như thông cảm, quỳ xuống cho đội Mậu leo lên lưng voi ngồi, rồi đưa ông về.

Khoảng chừng canh tư, thì về tới nhà. Vợ con đội Mậu thấy voi đi vào sân, sợ hãi toan bỏ chạỵ Ông lên tiếng trấn an: "Đừng sợ, Ông quận này thuở trước theo hầu Vua, tôi theo giữ ông. Hôm nay ông gặp tôi trên núi, ông thương, đưa về đó mà."

Trong vườn sẵn có mấy sào mía, đội Mậu bảo vợ con chặt hết, đem đãi cho voi ăn. Ông còn mua cả 3 quan tiền rượu mời voi uống nữạ Trời gần sáng, voi tỏ ý muốn đi, lấy vòi đưa hai cha con ông đội đặt lên lưng mình, rồi lại chở họ trở về núị Đến nơi, thì trời sáng bạch. Voi lại bắt tay đội Mậu đặt vào chỗ có đai vàng, ý bảo phải lấy đai đị

Ông Mậu bảo con: "Ông quận đã cho, cha con mình phải nhận lấy". Người quản tượng già bèn cùng con trai lấy dao cạy ra được 2 đai vàng. Máu chảy ướt đẫm cổ voị Xót thương cho con vật có tình nghĩa, đội Mậu lạy voi xin thôị Ông kiếm lá thuốc rịt vết thương cho cầm máu, rồi ông ôm chân voi, khóc từ giã Đội Mậu đem số vàng voi cho về nhà. Từ đó, gia đình ông sống dư giã cho đến chết.

Khi quân Tây Sơn ra Bắc Hà, vua Quang Trung nghe dân chúng kể về con voi đời vua Lê đang ngự ở trên núi Đầu Tượng. Vua bèn sai quan quân vào núi tìm. Nhưng không ai thấy dấu vết của voi đâu nữa.

LSB-LuongSonAnhHao
26-05-2003, 19:47
[center:d70e683368]Sự tích Cây Đào [/center:d70e683368][center:d70e683368]Tác giả: Truyện Cổ Tích[/center:d70e683368]
Ngày xưa, ở phiá đông núi Sóc Sơn, Bắc Việt, có một cây đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào xum xuê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỹ dữ hay ma quái nào bén mãng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phớt của 2 vị thần linh. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sự luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành đào là bỏ chớy xa bay.

Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Luỹ phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái.

Ðể ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành đào về cắm trong lọ,nhỡ ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quỷ.

Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành đào về cắm trong nhà trừ ma quỷ, Lâu dần, người Việt quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này, không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa. Ngày nay, hoa đào hoa mai tươi thắm khắp nhà nhà vào dịp Tết, và sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hoà hợp được trang trí mấy ngày Xuân trong không khí vui vẻ, trong sáng.

LSB-LuongSonAnhHao
26-05-2003, 19:48
[center:251d34a29e]Sự Tích Cây Pháo [/center:251d34a29e][center:251d34a29e]Tác giả: Truyện Cổ Tích[/center:251d34a29e]
Ngày xưa, trong số các hung thần gây tai hới cho người Việt, có một thần tên là Na-ể Vị thần này dữ tợn, lới có thêm một bà vợ dữ dằn không kém chồng. Hai ông bà Na-Á thường ở lẩn quẩn trong bóng tối, chẳng sợ điều gì, ngoại trừ sợ ánh sáng và sự ồn ào. Cuối năm và đầu Xuân, khi các vị thần tốt phò trợ dân gian phải về trời chầu Ngọc Hoàng, 2 ông bà hung thần Na-Á hay tác oai tác quái.

Ngày Tết, để trừ tai hoạ do 2 ông bà Na-Á gây ra, người ta đã bày ra chuyện đốt pháo ầm ỹ, ồn ào và chói sáng. Dân chúng cũng thắp nhiều đèn đuốc trong nhà và ngoài ngõ, để đuổi 2 hung thần này. Người ta tin rằng tiếng pháo nổ và mùi thuốc pháo có thể xua đuổi được 2 vợ chồng hung dữ đó, để họ khỏi đến gieo chuyện chẳng lành ngày đầu năm.

LSB-LuongSonAnhHao
26-05-2003, 19:48
[center:d4594f0567]Bánh Dày Bánh Chưng [/center:d4594f0567][center:d4594f0567]Tác giả: Truyện Cổ Tích[/center:d4594f0567]
Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.

Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho".

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.

Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Lèo) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nàọ

Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con ngườị Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành"

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cáị

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

LSB-LuongSonAnhHao
26-05-2003, 19:49
[center:a1d75f7701]Sự tích cá mập .... [/center:a1d75f7701][center:a1d75f7701]Tác giả: Trần Hoàng Mai[/center:a1d75f7701]
Ngày trước có 3 người ăn ở bất lương.
Chúng cướp bóc nhiều của cải,giết người không gớm tay.Dân chúng cực khổ liền cho anh chàng Voi nổi tiếng hiền lành đi lên thiên cung kiện Ngọc Hoàng .Ngọc Hoàng cho kính chiếu yêu dò xét khắp 4 vùng trời .Thấy rõ tường tỏ sự việc ,Ngọc Hoàng sai thần Vạn Vật xuống trần thế để trị tội bọn cướp "xấu xố".
Thần Vạn Vật làm phép khiến cho tên "đầu đàn"biền thành con cá Mập vì người lão ta rất béo ...mập ...Hai thằng đàn em cũng bị biến....Nhưng vì chúng sợ quá ôm lấy nhau nên bị nhập lại thành 1.Vì một đứa tên là Nhà ,một đứa tên là Táng nên chúng biến thành cá NhàTáng .Anh chàng Voi thích quá nhảy lên chẳng may bị trượt chân,ngã đúng vào chỗ thần đang làm phép nên biến luôn thành con cá Voi .Và đó chính là câu chuyện tôi muốn nói cho các bạn

LSB-LuongSonAnhHao
26-05-2003, 19:55
[center:e00076965f] Sự tích dưa hấu[/center:e00076965f]
Ngày xưa có một người trẻ tuổi tên là Mai An Tiêm. Chàng là người ở một nước đâu tận vùng biển phía Nam, bị bán làm nô. Một hôm, chàng bị bọn lái buôn chở đến bán cho Hùng Vương. Mai An Tiêm học nói tiếng Việt rất chóng. Chàng nhớ nhiều chuyện, biết nhiều điều thường thức, lại lắm tài nghề. Càng ngày vua càng yêu dấu, không lúc nào rời. Năm ba mươi lăm tuổi, chàng làm quan hầu cận, có một ngôi nhà riêng ở gần cung vua. Vợ Mai là con gái nuôi của vua đã sinh được một trai lên năm tuổi. Mai có đủ mọi người hầu hạ, trong nhà của ngon vật lạ không thiếu thứ gì. Tuy oai quyền không lớn lắm nhưng chàng được mọi người sợ phục. Nhiều kẻ vẫn thường lui tới cầu cạnh. Nhưng thấy Mai có địa vị cao, cũng không hiếm gì những kẻ sinh lòng ghen ghét. Một hôm, trong một bữa tiệc đãi các quan khách, giữa lúc mọi người không ngớt lời xưng tụng mình, Mai An Tiêm nhún nhường bảo họ:

-Có gì đâu! Tất cả mọi thứ trong nhà này đều là vật tiền thân của tôi cả! Mai nói rất tự nhiên. Bởi vì tôn giáo xứ sở chàng bảo rằng cái sướng cái khổ hiện tại là kết quả của sự ăn ở tốt hay xấu của tiền kiếp. Nhưng trong số người dự tiệc có mấy viên quan hầu gần vua, vốn ghét chàng từ lâu. Chụp lấy câu nói mà họ cho là ngạo mạn đó, họ bèn vội vàng về tâu cho vua biết. Vua Hùng nghe nói vô cùng giận dữ. Vua gầm lên:

-Chà! Thằng láo! Hôm nay nó nói thế, ngày mai nó còn tuôn ra những lời bất kính đến đâu. Quân nô lệ phản trắc! Giam cổ nó lại cho ta! Buổi chiều hôm ấy, Mai bị bắt bỏ vào ngục tối. Bấy giờ chàng mới hiểu chàng lỡ lời. Mai tự bảo: "Nếu từ nay trở đi ta bị đày đọa là vì kiếp trước ta đã cư xử không phải". Trong khi đó thì ở triều, các quan họp bàn để xử án Mai. Nhiều người đề nghị xử tử. Có người đề nghị cắt gót chân. Nhưng lời tâu của một ông quan già làm cho Hùng Vương chú ý:

-Hắn bị tội chết là đúng. Nhưng trước khi hắn chết, ta nên bắt hắn phải nhận ra một cách thấm thía rằng những của cải của hắn đây là do ơn trời biển của bệ hạ, chứ chả phải là vật tiền thân nào cả. Tôi nghe ngoài cửa Nga Sơn có một hòn đảo. Cho hắn ra đấy với một hai tháng lương để hắn ngồi ngẫm nghĩ về "vật tiền thân" của hắn trước khi tắt thở. Vua Hùng gật đầu chấp thuận. Nhưng sau khi ra lệnh, vua còn dặn: "Cho hắn lương vừa đủ dùng trong một mùa, nghe không".

[center:e00076965f]* * *[/center:e00076965f]
Hôm đi đày, tuy ai nấy hết lời can ngăn nhưng vợ Mai An Tiêm vẫn nhất quyết theo chồng ra hải đảo. Nàng bồng cả con trai đi theo. Tất cả mọi người đều cho là việc rồ dại. Còn nàng thì tin ở lời chồng: "Trời sinh voi trời sinh cỏ. Lo gì!". Nhưng khi bước chân lên bãi cát hoang vu mịt mù, người thiếu phụ đó cũng không ngăn nổi cảm giác tủi thân, nức nở gục vào vai chồng:

-Chúng ta đành chết mất ở đây thôi. Mai ôm con, bảo vợ:

-Trời luôn luôn có con mắt. Cứ phấn chấn lên. Đừng lo! Hơn một tháng đầu, đời sống của vợ chồng đã tạm ổn. Nhà ở thì chui trong hốc đá đã được đan phên che sương gió. Nước uống thì đã có nước suối. Muối không có thì đã có nước biển. Nhưng còn việc kéo dài sự sống? Hai vợ chồng nhìn vào bồ gạo đã vơi: "Nếu chúng ta có được một nắm hạt giống thì quyết không lo ngại gì cả". Tự nhiên, một hôm có một đàn chim lớn bay từ phương Tây lại, đậu đen ngòm cả một bãi cát. Rồi chúng bay đến trước mặt hai vợ chồng kêu váng cả lên, thả xuống năm sáu hạt. ít lâu sau từ những hạt ấy mọc ra một loại cây dây bò lan xanh um cả bãi. Dây bò đến đâu, những quả xanh non mơn mởn nhú ra đến đấy. ít lâu sau nữa, vợ chồng ra xem thì quả nào quả ấy đã lớn lên như thổi, da xanh mượt, tròn to bằng đầu người. Mai trẩy một quả, bổ ra thấy ruột đỏ hồng, hạt đen nhánh. Vợ chồng con cái cùng nếm thấy vị thanh thanh dịu ngọt. Càng ăn càng mát đến ruột gan. Mai reo lên:

- Ồ! Đây là thứ dưa lạ, chưa từng thấy bao giờ. Hãy gọi nó là dưa Tây, vì thứ dưa này được bầy chim đưa từ phương Tây lại, từ đất liền ra cho chúng ta. Trời nuôi sống chúng ta rồi! Từ hôm đó hai vợ chồng cố trồng thêm cho thật nhiều dưa. Họ trù tính ăn dưa thay cơm để đỡ phải dùng số gạo đã gần kiệt. Một hôm vợ chồng Mai bắt gặp một chiếc thuyền đánh cá đi lạc ra đảo. Sau khi giúp họ sửa buồm lái để trở về đất liền, Mai còn đưa biếu một số dưa để họ đưa về cho mọi người nếm thử. Mai bảo họ chở gạo ra đổi lấy dưa. Chỉ cách mấy ngày, con thuyền thứ nhất đã đến cắm neo ở bến, chở ra cho hai vợ chồng khá nhiều gạo. Hai bên y ước: một bên nhận lấy số gạo còn một bên xếp dưa xuống thuyền. Từ đó trở đi, bữa ăn của họ đã khác trước. Ngồi bên nồi cơm trắng hơi lên nghi ngút, vợ Mai ôm lấy con, lẩm bẩm: "Trời nuôi sống chúng ta thực!" Cũng từ hôm đó, vợ chồng trồng thêm nhiều dưa nữa. Kết quả là thuyền buôn có, thuyền chài có, lũ lượt ra đỗ ở hải đảo đưa gạo, áo quần, gà lợn, dao búa, lại có cả các thứ hạt giống khác, để đổi lấy dưa. Những người trong thuyền nói với Mai:

-Thật quả từ xưa chưa hề có loại dưa nào quý đến thế. ở vùng chúng tôi ai cũng ao ước được nếm một miếng thứ "dưa hấu" này dù có phải đổi bao nhiêu gạo cũng không tiếc. Ngày ấy người ta tranh nhau mua dưa lấy giống cho nên chỉ trong vài ba năm giống dưa lan tràn khắp nơi. Tên tuổi vợ chồng Mai An Tiêm được truyền đi xa rộng. Dân gọi tôn là "Bố cái dưa Tây".

[center:e00076965f]* * *[/center:e00076965f]
Lại nói chuyện Vua Hùng một hôm la rầy viên quan hầu đã vì dốt nát để thợ dựng hỏng một ngôi nhà. Vua buột miệng than thở: "Phải chi có Mai An Tiêm thì đâu đến nỗi". Ngày hôm đó vua nhắc mãi đến chàng. Đã hai lần vua cho hỏi Lạc hầu xem hiện giờ Mai đang làm gì ở đâu. Lạc hầu đáp liều: "Chắc hắn không còn nữa!". Nhưng vua không tin. Vua sai ngay một tên nô khác cấp cho lương ăn và thuyền để hắn vào châu ái tìm Mai An Tiêm. Một tháng sau, hắn ta mang về cho vua một thuyền đầy dưa Tây và nói:

-Đây là lễ vật của ông bà Mai dâng bệ hạ. Hắn kể cho vua biết rõ những ngày tận khổ và tình trạng hiện nay của hai vợ chồng Mai. Rồi hắn tâu tiếp:

-Bây giờ ông bà Mai đã có nhà cửa ở ngoài ấy khá đẹp, có đến hơn mười người hầu hạ, có bãi dưa, có ruộng lúa và rất nhiều lợn gà... Vua Hùng càng nghe càng sửng sốt. Vua chắt lưỡi bảo mấy viên quan hầu cận ngày nọ đã tố cáo Mai:

-Hắn bảo là vật tiền thân của hắn, thật đúng chứ không sai! Vua bèn sai một đoàn lính hầu đi đón hai vợ chồng về, cho Mai trở lại chức cũ. Vua lại ban cho hai người con gái hầu để an ủi chàng. Bây giờ chỗ hải đảo, người ta còn gọi là bãi An Tiêm. Những người kế tiếp công việc của hai vợ chồng Mai trên đảo vẫn còn dòng dõi đông đúc. Họ lập thành làng gọi là làng Mai An. ở ngôi nhà cũ của Mai thì họ lập đền thờ hai vợ chồng chàng. Nhân dân gọi là "ông bà tổ dưa Tây" (hay dưa hấu)

LSB-LuongSonAnhHao
26-05-2003, 19:56
[center:ecf8973a9d]Sùng Ka Mướn[/center:ecf8973a9d][center:ecf8973a9d]Tác giả: Cổ tích[/center:ecf8973a9d]
Ở vùng của dân tộc "Khơ Mú "có một chàng trai tên là "Mướn". Một tay của chàng có thể nhấc bổng một quả núi to. Chàng yêu một cô gái tên là "Y Kê Nhơ ". Hôm đó Y Kê Nhơ vào rừng kiếm củ mài thì bị một" quái vật 1 mắt "cướp nàng về để cưới làm vợ. Mất Y Kê Nhơ, Mướn buồn lắm, cất công vào rừng tìm, đến hôm sau thì nghe thấy tiếng của ai đó cứ :Hú ...hu....hù ......hu. Nghe kĩ thì Mướn nhận ra đó là tiếng của quai vật 1 mắt đang ngáy. Nghi ngờ Y Kê Nhơ bị quai vật bắt thì đi tới xem và chàng đã nhìn thấy gì kia. Y Kê Nhơ đang bị giam giữ trong hang đá. Chàng vào trong đó cứu nàng Y Kê Nhơ ra. Thấy tiếng động quái vật tỉnh dậy và không thấy nàng Y Kê Nhơ đâu nữa liền ra khỏi hang đá và thấy Mướn đang dắt nang Y Kê Nhơ chạy trốn, thì quái vật biến thành ngọn gió đuổi theo. Mướn nhìn thấy ngọn gió thì biết đó là quái vật hiện thân liền vung gươm chém vào ngọn gió. Quỷ bị chấn thương hiện lại nguyên hình. Mướn đánh vào quỷ tới tấp, quỷ cũng vung đao chém lại nhưng Mướn đỡ được hết .Quỷ thổi gió làm mưa để đánh lại. Trận đánh diễn ra 3 ngày 3 đêm không phân thắng bại, cuối cùng Mướn lựa thế chém bay đàu quỷ. Mướn và Y Kê Nhơ cùng nhau đi về làng. Ngay hôm đó lễ cưới của Mướn với Y Kê Nhơ đượ tổ chức trọng thể. Từ khi đó Mướn và Y Kê Nhơ sống hạnh phúc tới đầu bạc răng long .

LSB-LuongSonAnhHao
26-05-2003, 19:57
[center:7003e70e87]Sự tích con ụt ịt[/center:7003e70e87][center:7003e70e87]Tác giả: Cổ tích[/center:7003e70e87]
Ngày xưa, có 1 anh chàng lười biếng tên là Lợn.
Một hôm đi chơi về anh ta thấy bố mẹ đang nói chyện với một thầy đồ ở bản bên để dạy cho cậu ta học chữ tại vì từ bé đến giờ cậu ta có đi học đâu mà biết chữ. Cậu ta đến trường có chịu học đâu, toàn chơi bời lêu lổng. Khổ vì con nên cha mẹ anh này đều mất sớm còn mỗi mình cậu ta. Chán nản cậu ta lại học hành chểnh mảng. Cứ gặp người nào là gây sư. Một hôm đang đi đánh bạc thì anh ta gặp 1 bà cụ già yếu
Anh ta nhìn bà cụ rồi đá bà cụ 1 cái rồi hô.....hố ....Anh ta nào ngờ đó chính là bà tiên cải trang để thử lòng người trần thế. Nghe nói danh anh ta hay gây sự liền tìm đến để thử nào ngờ y như bà dự đoán. Bà niệm luôn mấy câu thần chú, rôi biến anh ta thành con "Lợn" lười biếng. Đó chính là sự tích con "Lợn"hoặc là con "ủn ỉn". Đó chính là câu chuyện mà tôi muốn kể và cũng nhắn với các bạn rằng: Đừng nên lười biếng.

LSB-LuongSonAnhHao
26-05-2003, 19:58
[center:5a8cbf010e]Người lấy cóc [/center:5a8cbf010e][center:5a8cbf010e]Tác giả: Dân gian[/center:5a8cbf010e]
Ngày xưa, có hai vợ chồng nông dân hiếm hoi, cầu Trời khấn Phật mãi người vợ mới có thai, nhưng đến khi sinh ra, không phải là người mà lại là một con cóc.

Con cóc lớn lên, biết nói tiếng người, song hình thù sần sùi, xấu xí, khiến cha mẹ nó lấy làm buồn phiền, thường than thở với nhau: "Vợ chồng mình già cả, hiếm hoi, tưởng sinh được mụn con nối dòng, trông nom đỡ đần mình, ngờ đâu oan gia nghiệp báo lại sinh ra cóc, còn trông mong gì nữa"!

Cóc nghe thấy thế, khuyên cha mẹ đừng lo. Rồi ngay hôm sau cóc nhảy đi coi ruộng cho cha mẹ, và từ khi nó trông nom đồng áng thì chẳng có ai lấy trộm lúa ruộng nhà nó như trước nữa.

Một hôm, có mấy thư sinh đi qua ruộng nó, dẫm lên lúa, bỗng nghe có tiếng lanh lảnh như giọng con gái bảo rằng: "Xin các cậu đi cho có ý tứ kẻo làm nát lúa nhà em". Lũ thư sinh nhìn vào ruộng lúa, chẳng thấy ai, chỉ thấy một con cóc đang ngồi đó. Tiếng nói dịu ngọt làm cho một anh trong bọn đâm ra có cảm tình. Chàng thư sinh này bấy lâu đọc sách đạo thần tiên, tin tưởng có sự mầu nhiệm ở đời, nên về nhà nói với cha mẹ xin hỏi cóc làm vợ.

Ban đầu cha mẹ thư sinh tưởng con mình hóa dại, song anh ta cứ một mực đòi lấy cóc làm vợ cho kỳ được, nếu không thì thề quyết chẳng lấy ai. Người cha bèn kiếm cớ từ khước, bảo chỉ có một mình anh ta là con trai, cưới cóc về có sinh ra được con cái để nối dòng không? Thư sinh tin là sẽ có sự nhiệm màu xảy đến trong ngày cưới cóc về, Tiên Phật sẽ giúp cho cóc thành người có đức hạnh, nhan sắc hơn đời. Thấy con đã nhất quyết như vậy, cha mẹ anh ta cũng đành phải chiều theo, đem trầu cau đi hỏi cóc.

Đến ngày cưới, bên nhà trai mang đủ lễ vật, đồ nữ trang, quần áo cho cô dâu như người thường, chàng rể hy vọng Tiên Phật hóa phép cho cóc thành một cô gái xinh tươi như chàng vẫn mộng tưởng. Cả hai họ cũng trông mong như vậy, nhưng đến khi rước dâu, mọi người phải tức cười và xấu hổ vì đưa đón một con cóc nhảy về nhà chồng.

Cha mẹ chồng vừa rầu, phiền cho con trai, vừa chua xót vì con dâu cóc, liền cấp ruộng cho đôi lứa đi ở riêng. Thư sinh cũng buồn lòng, cặm cụi học hành, nghiên cứu các khoa học thần bí, hy vọng gỡ rối cho gia đình, nhất là đối với cha mẹ già đang khát khao có cháu bế. Cóc thì siêng năng công việc ở nhà, thức khuya dậy sớm khuyên chồng chăm chỉ bút nghiên.

Ngày ngày anh ta đi học về thì đã thấy cơm nước sẵn sàng, nhà cửa sạch sẽ ngăn nắp, mới nghĩ bụng rằng trong lúc vắng mình, chắc vợ trút lốt cóc thành người, chứ một con cóc thì làm sao lo việc nội trợ khéo léo được thế kia? Mấy bận anh ta thử rình, ra đi rồi thình lình trở về bất ngờ, hy vọng bắt gặp vợ là một cô gái xinh đẹp, song chỉ thấy một con cóc sần sùi ở nhà. Anh van nài cóc hóa thành người đẹp cho mình được sung sướng, nhưng cóc vẫn thản nhiên không tỏ vẻ gì cả.

Một tối, anh cho cóc hay tin mình được bổ đi dạy ở trường tỉnh, ngỏ thật rằng mình không thể đưa vợ đi theo nếu vợ vẫn giữ lốt cóc. Từ ngày cưới về anh ta đã chịu biết bao lời chế diễu của hàng xóm, bè bạn. Hơn nữa, cha mẹ vẫn thúc dục anh lấy thêm vợ khác để có con nối nghiệp tông đường. Cóc lặng yên nghe chồng than thở, khuyên chồng chớ nên quá buồn phiền, và xin phép hôm sau về nhà thăm cha mẹ.

Sáng ngày, cóc đi theo chồng, được một quãng thì nhảy vào một cái bụi bên đường. Thư sinh dừng bước lại thì thấy ở bụi cây đi ra một cô gái xinh đẹp lạ lùng, quá sức ước mong của anh bấy lâu. Anh sung sướng ngẩn ngơ nhìn người vợ đẹp lại gần, say đắm ngắm nghía vợ từ đầu đến chân rồi thiết tha xin vợ từ đây cứ giữ hình người. Biết là vợ đã trút lốt cóc ra trong bụi, anh ta kiếm cớ đi lùi lại sau rồi chạy lẻn đến bụi tìm lốt cóc mà dấu vào mình.

Đến nhà, cha mẹ thư sinh mừng rỡ thấy con dâu cóc đã hóa ra người xinh đẹp, dịu dàng. Anh chồng hân hoan thừa lúc mọi người không để ý đến, đem lốt da cóc bỏ vào bếp lửa cho tiêu tan. Hai vợ chồng ở lại nhà cha mẹ cả đôi bên luôn mấy ngày, vui vẻ tiệc tùng liên tiếp rồi mới trở về nhà.

Trên đường về vợ kiếm cớ vào bụi cây để tìm lại lốt cũ, không thấy, chồng mới cho hay là mình đã lấy đốt đi rồi. Vợ đành phải giữ nguyên hình người để về với chồng.

Hai vợ chồng ăn ở với nhau đằm thắm vui vẻ, vợ sinh được nhiều con cái, chồng học thi đỗ cao làm nên chức lớn, sống một đời sung sướng.

LSB-LuongSonAnhHao
26-05-2003, 19:59
[center:14bb97c899]Con chim lửa[/center:14bb97c899][center:14bb97c899]Tác giả: Dân gian[/center:14bb97c899]
Ngày xưa có một ông vua sinh được ba người con trai: Người thứ nhất tên là Hoàng Di, người thứ hai là Hoàng Vi và người thứ ba là Y Văn. Nhà vua cai quản cả một giang sơn phồn thịnh nhất so với các nước chung quanh và lâu đài của nhà vua cũng là toà lâu đài đẹp nhất thời bấy giờ . Vua có một khu vườn đầy hoa thơm cỏ lạ nhưng đặc biệt ngài thích nhất một cây táo thường nảy sinh ra những quả táo bằng vàng .

Một buổi sáng, cũng như thường lệ vua đi dạo chơi trong vường và dừng lại ngắm cây táo yêu qúi . Ngài lẩm bấm:

"Lạ quá nhỉ! Ta có cảm tưởng như có ai vào trong vườn này trộm ăn táo vàng của ta".

Vua liền đếm số quả táo trên cây rồi sáng hôm sau ra đếm lại, quả nhiên thấy mất thực .

Ai là người dám vào vườn nhà vua ăn cắp trộm nhỉ ? Mà lại ăn trộm chính những quả táo mà vua yêu qúi nhất ?

Ngay tối hôm đó vua ra rình dưới gốc cây. Vào khoảng nửa đêm, ngày thấy một con chim lạ xuất hiện, một con chim có đôi cánh đỏ rực như lửa và đôi mắt long lanh như kim cương. Con chim lạ đó mổ một quả táo vàng rồi bay đi.

Vua ngạc nhiên sững sờ, không thốt ra được một lời nào . Sáng hôm sau, ngài cho vời ba cậu con trai lại và bảo:

-Đêm qua chính mắt ta thấy một con chim lửa ăn trộm táo vàng của ta. Các con phải làm sao bắt sống được con chim quái ác đó . Con nào bắt được ta sẽ chia cho một nửa giang sơn ngay lập tức và sau này khi ta chết sẽ được nối ngôi.

Ba vị hoàng tử đồng thanh đáp:

-Thưa phụ hoàng, chúng con sẽ cố gắng hết mình để bắt sống cho được con chim lửa .

Đêm đó Hoàng Di ngồi rình dưới gốc cây. Nhưng chỉ mới ngồi được một giờ đồng hồ đã ngủ quên mất vì quá mệt . Con chim lửa xuất hiện mổ hai quả táo vàng bay đi.

Sáng hôm sau vua đến và hỏi:

-Thế nào con, hôm qua con có thấy chim lửa không?
-Thưa phụ hoàng không.

Đêm sau đến lượt ông hoàng hai canh gác . Nhưng cũng như anh, Hoàng Vi mới canh được một giờ đồng hồ cũng ngủ quên vì quá mệt . Chim lửa lại đến và lại mổ táo vàng bay đi. Và sáng hôm sau, cũng như anh, ông hoàng hai cũng nói dối vua cha là không hề thấy chim lửa .

Đêm thứ ba đến lượt hoàng tử Y Văn. Y Văn ngồi dưới gốc cây cố chống lại giấc ngủ dù đôi mắt ríu lại . Một giờ trôi qua, rồi hai giờ, rồi ba giờ . Đột nhiên khu rừng bừng sáng như ban ngày . Chim lửa hiện ra và sắp mổ vào những quả táo vàng . Y Văn nhè nhẹ tiến đến gần và nắm lấy đuôi chim. Chim vụt bay đi chỉ để lại trong tay hoàng tử một cái lông đuôi, một cái lông đỏ rực như lửa . Khu vườn sáng rực như có ai đem một bó đuốc rất to chiếu sáng .

Sáng hôm sau nhà vua cho cất cái lông đuôi vào trong kho và rất hài lòng, không còn lo nghĩ gì nữa vì đêm đó và đêm sau nữa không thấy chim lửa trở lại .

Vài ngày trôi qua, ngày nào nhà vua cũng vào trong kho nhìn lông chim vẫn đỏ rực như buổi đầu . Nhưng chẳng bao lâu vua lại nghĩ ra ý muốn bắt cho được con chim lửa . Vua lại vời ba người con đến và bảo:

-Ta vẫn giữ nguyên lời đã hứa . Con nào bắt được chim lửa sẽ được ta chia ngay một nửa giang sơn và sau khi ta chết sẽ được nối ngôi.

Hoàng Di và Hoàng Vi ghét Y Văn vì hoàng tử này đã bắt được một cái lông chim, nên từ biệt vua cha đi tìm chim lửa . Hai anh em đi với nhau để lại hoàng tử Y Văn ở nhà . Y Văn từ biệt cha lên ngựa đi một mình .

Y Văn phi ngựa rất lâu, mãi rồi cũng đến một cánh đồng cỏ xanh rì, bên trên có một cái cọc có viết mấy chữ . Chàng tiến lên và đọc:

"Kẻ nào đi thẳng đằng trước sẽ bị đói và rét . Kẻ nào đi thẳng về phía tay phải sẽ chu toàn được đời sống của chính mình nhưng sẽ mất ngựa . Kẻ nào đi về phía tay trái sẽ chết nhưng ngựa sẽ sống như thường".

Y Văn không còn ngập ngừng gì nữa . Chàng tiến về phải . Chàng lẩm bẩm: "Tiếc quá thế là mình sẽ mất ngựa . Nhưng thôi thế nào chả tìm được một con ngựa khác".

Chàng cưỡi ngựa đi trong rừng ba ngày mà chả gặp một ai. Đến ngày thứ ba mới gặp một con chó sói . Sói bảo:

-Hoàng tử tại sao lại đến đây? Hoàng tử không đọc những chữ viết trên cọc sao?

Sói vừa nói xong là con ngựa gục xuống chết liền . Sói cũng biến mất trong bụi rậm .

Y Văn buồn quá vì mất một người bạn thân từ lâu đời . Nhưng Y Văn can đảm tiếp tục cuộc hành trình . Hoàng tử đi luôn trong ba ngày liền và đến ngày thứ ba lại thấy chó sói xuất hiện trước mặt . Sói bảo:

-Hoàng tử ơi ! Tôi tiếc là hoàng tử đã mất ngựa . Tôi muốn giúp ông. Ông hãy trèo lên lưng tôi đi. Tôi sẽ đưa ông đi đến nơi nào ông muốn đến .

Y Văn ngạc nhiên, giải thích:

-Sói ơi! Ta muốn tìm bắt con chim lửa đã đến vườn phụ hoàng ta để ăn trộm những quả táo vàng .
-Tôi biết . Thôi ông trèo lên lưng tôi đi. Đừng sợ gì cả .

Sói phi nhanh hơn ngựa, phi suốt ngày, đến chiều tối dừng lại trước một toà thành có tường cao nghều nghệu . Sói bảo:

-Hoàng tử trèo lên tường đi. Hoàng tử sẽ thấy một khu vườn và con chim lửa đang bị nhốt trong một cái lông . Hoàng tử bắt chim nhưng nhớ đừng sờ vào lồng nghe chưa?

Y Văn trèo lên tường và tụt xuống khu vườn, quả nhiên trông thấy chim lửa bị nhốt trong lồng vì chung quanh chim ánh sáng đỏ rực như lửa . Chàng mở lồng bắt chim ra định trèo qua tường sang bên kia nhưng chợt nghĩ:

-Cái lồng bằng vàng đẹp quá . Vả lại không có lồng, mình biết nhốt chim vào đâu bây giờ ?

Y Văn tiến đến gần cái lồng và gỡ xuống . Nhưng vừa đụng vào lồng thì đột nhiên chuôn báo động vang lên, lính trong vườn chạy ra bắt Y Văn đưa vào nộp hoàng đế Đông Mai ngự trị trong khu đó . Hoàng đế Đông Mai hét lên hỏi Y Văn:

-Anh còn trẻ tuổi như thế mà đi ăn trộm, không biết xấu hổ sao? Anh là ai, từ đâu đến ?

-Thưa, tôi tên là Y Văn - Y Văn nói - Con chim lửa của ngài thường đến vườn của phụ hoàng tôi ăn trộm táo vàng nên phụ hoàng tôi mới cho tôi đến đây để bắt sống chim mang về .

-Dù sao anh cũng không nên làm như anh vừa làm xong. Nếu trước đây anh đến xin tôi con chim tôi sẽ cho anh ngay với tất cả các nghi lễ xứng đáng với một hoàng tử . Nhưng nay vì anh có lỗi anh phải làm điều này cho tôi. Đằng đầu kia thế giới có một ông vua tên là A Phông. Ông ta có một con ngựa bờm vàng . Nếu anh bắt được ngựa đem về đây, ta sẽ cho anh con chim lửa .

Hoàng tử Y Văn cúi đầu bước ra khỏi cung Đông Mai. Phải làm theo lậnh của Đông Mai nếu không thì cả nước sẽ biết mình là một tên ăn trộm . Y Văn buồn nản lắm .

Sói lại đứng đợi hoàng tử ở đầu tường .

-Sao hoàng tử lại trái lời tôi dặn ? - Sói hỏi .

Hoàng tử buồn rầu trả lời :

-Sói nói đúng, chính là lỗi tại ta.

Rồi hoàng tử kể cho sói nghe câu truyện với hoàng đế Đông Mai. Sói bảo:

-Thôi hoàng tử lại trèo lên lưng tôi đi. Tôi sẽ đưa hoàng tử đến chỗ con ngựa bờm vàng .

Sói phi nhanh như tên suốt một ngày đường mới tới chuồng ngựa trắng đẹp của hoàng đế A Phông. Sói lại bảo:

-Hoàng tử hãy nghe tôi đây. Hoàng tử vào trong chuồng ngựa lấy con ngựa bờm vàng đi, nhưng hoàng tử đừng đụng vào yên cương đó . Nếu không sẽ có nhiều chuyện bực mình .

Y Văn rón rén vào trong chuồng ngựa . Những người chăn ngựa ngủ say như chết . Y Văn dắt con ngựa bờm vàng ra ngoài . Nhưng trước khi đi ra, anh ghé mắt nhìn bộ yên cương bằng vàng treo trên tường . Bộ yên cương đẹp quá, Y Văn cầm lòng không đậu, vội lấy xuống, nhưng chuông lại reo, bọn người chăn ngựa thức dậy và cũng như lần trước, bắt Y Văn đem về trình hoàng đế A Phông. Cũng như lần trước, hoàng đế A Phông giận đỏ mặt tía tai và doạ sẽ công bố cho toàn dân biết Y Văn là một tên trộm .

Rồi ngài bảo:

-Đằng đầu kia thế giới có nàng công chúa xinh đẹp Hê Len. Nếu hoàng tử đem được nàng về đây ta sẽ cho hoàng tử con ngựa bờm vàng và hoàng tử có thể quay về tổ quốc mình với mọi nghi lễ dành riêng cho hoàng tử .
Y Văn đành chấp thuận điều kiện của A Phông, chàng đi ra, và lại gặp sói . Hoàng tử lại cúi đầu .

-Sói ơi! Sói nói đúng . Ta có lỗi quá nhiều .

Sói bảo:

-Đừng lôi thôi gì nữa . Hãy trèo lên lưng tôi, tôi sẽ đưa hoàng tử đến tận nơi.

Sói lại phi thật nhanh và đến một cánh cổng bằng vàng . Sói bảo:

-Đến nơi rồi . Bây giờ hoàng tử xuống đi, đứng đợi tôi ở gốc cây sến bên kia đi.

Y Văn nghe lời sói đến gốc cây sến ngồi chờ . Thời gian trôi qua dài lê thê cho tới khi trời tối . Lúc đó nàng công chúa Hê Len xinh đẹp từ trong nhà bước ra và đi qua cổng .

Sói lúc đó đang rình trước cổng, vội nhảy chồm lên, bắt lấy nàng công chúa, đặt lên lưng rồi chạy vội qua gốc cây sến và gọi Y Văn nhảy lên đằng sau nàng Hê Len xinh đẹp . Sói chạy hết tốc lực và chẳng bao lâu về tới kinh đô nhà vua A Phông. Tất nhiên những người hầu công chúa chạy về báo động nhưng khi mọi người chạy ra thì sói đã đi quá xa.

Trong lúc ngồi trên lưng sói, Y Văn tha thồ ngắm nghía nàng công chúa xinh đẹp, ngắm mãi và sau cùng đem lòng yêu nàng . Cho nên khi về đến kinh đô nhà vua A Phông, hoàng tử rất buồn khi thấy sắp phải xa người đẹp . Sói hỏi:

-Hoàng tử sao vậy ?

-Sói ơi! Làm sao không buồn rầu được khi phải đem đổi nàng Hê Len xinh đẹp nhường này lấy con ngựa bờm vàng . Nếu không đổi thì cả nước này đều sẽ biết tôi là một tên ăn trộm .

-Tôi đã giúp hoàng tử nhiều lắm rồi - Sói nói - Thôi hoàng tử hãy tin cậy nơi tôi đi. Hoàng tử sẽ được hài lòng .

Sói bày mưu cho hoàng tử và dặn phải làm đúng như lời mình dặn . Hoàng tử liền đem công chúa Hê Len giấu vào một bụi cây rồi cùng sói đi vào chầu vua A Phông. Đến cửa ngọ môn, sói biến thành một nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần trông giống Hê Len như đúc . Vua A Phông vui mừng tiếp đón hai người rất trọng thể . Vua bảo Y Văn:

-Hoàng tử rất xứng đáng được con ngựa bờm vàng và bộ yên cương bằng vàng lắm . Thôi hoàng tử cứ tự do đưa ngựa và yên cương đi. Chúc hoàng tử gặp mọi sự may mắn trên đường về .

Y Văn nhảy lên con ngựa phi nhanh như gió . Đến khu rừng nơi giấu Hê Len, Y Văn dừng lại đem nàng lên ngựa rồi phi nước đại . Đột nhiên hoàng tử kêu lên:

-Sói của ta đâu rồi nhỉ ? Nhớ sói quá, sói ơi!

Thế là lập tức sói hiện ra. Hoàng tử mừng quá, nhảy lên lưng sói nhường ngựa cho Hê Len rồi cả ba cùng đi như bay, cho đến khi về đến kinh đô hoàng đế Đông Mai. Nhưng mặt Y Văn lại sa sầm . Sói hỏi:

-Hoàng tử sao thế ?

-Sói ơi! Sói không thấy là công chúa Hê Len rất xứng đáng với con ngựa bờm vàng sao. Bây giờ mà đem con ngựa đổi lấy con chim lửa thì buồn quá .

-Thôi hoàng tử đừng buồn nữa . Tôi sẽ giúp hoàng tử một lần nữa . Nhưng hoàng tử phải theo đúng lời tôi mới được .

Nàng công chúa Hê Len và con ngựa bờm vàng lại được đem giấu vào trong một khu rừng gần đó rồi sói lại biến thành một con ngựa bờm vàng rất đẹp đi theo hoàng tử vào cung.

Hoàng đế Đông Mai hài lòng, cho Y Văn con chim lửa và cho luôn cả cái lồng bằng vàng .

Y Văn đem chim về đến khu rừng, đem Hê Len ngồi lên lưng ngựa rồi nắm chặt cái lồng và chim lửa, cả hai phi ngựa đi thật nhanh. Nhưng đột nhiên hoàng tử lại kêu lên:

-Sói của ta bây giờ đâu nhỉ ?

Lập tức sói hiện ra. Cũng như lần trước Y Văn nhường ngựa cho Hê Len còn mình lại trèo lên lưng sói và phi đi như gió . Đi thật lâu mới về đến chỗ con ngựa trước của Y Văn bị chết . Sói ngừng lại bảo:

-Đây là chỗ con ngựa của hoàng tử chết dạo nọ . Hoàng tử xuống đi. Hoàng tử đã có con ngựa bờm vàng rồi . Hoàng tử lên ngựa muốn đi đâu thì đi. Tôi không còn giúp hoàng tử được việc gì nữa đâu.

Nói xong sói chạy biến vào trong bụi rậm .

Hoàng tử rất buồn, thở dài buồn rầu rồi trèo lên ngồi đằng sau nàng công chúa Hê Len xinh đẹp rồi phi ngựa đi.

Họ đi rất lâu. Khi gần đến nhà chỉ còn cách chừng 20 dặm thôi, Y Văn xuống ngựa, cùng công chúa ngồi nghỉ ngơi dưới gốc cây. Bộ yên cương treo trên cây gần đó, lồng chim trong đó có con chim lửa để bên cạnh, hai người nằm dài trên cỏ nói chuyện với nhau rất vui.

Họ nói chuyện mải mê đến nỗi quên cả thời gian. Đột nhiên họ nghe tiếng chân ngựa dồn dập chạy đến và có hai chàng kỵ mã đứng dừng trước mặt họ . Đó là hai hoàng tử Hoàng Di và Hoàng Vi.

Ba anh em gặp nhau chào hỏi vui vẻ . Y Văn kể cho hai anh nghe câu chuyện kỳ lạ của mình . Hai người anh ghen tức liền nảy ra ý muốn cướp chim và ngựa cùng nàng công chúa Hê Len xinh đẹp nên nhảy đến bắt Y Văn trói vào gốc cây, rồi đem cả chim và nàng Hê Len nháy lên ngựa phi tuốt về thành .

Đi được một quãng hai anh em dừng lại và Hoàng Di nói:

-Thưa công chúa, hiện nay công chúa đang ở trong tay chúng tôi. Công chúa phải làm theo lời chúng tôi dặn . Chỉ ít phút nữa thôi chúng tôi sẽ về tới hoàng cung vào chầu phụ hoàng của chúng tôi. Công chúa phải nói cho ngài biết chính chúng tôi đã mạo hiểm đưa công chúa về đây, chính chúng tôi đã bắt được con chim lửa và ngựa bờm vàng .

Nhưng công chúa bưng mặt khóc . Hoàng Di rút gươm ra đe doạ .

-Nếu công chúa không làm theo lời chúng tôi, chúng tôi sẽ đâm chết công chúa ngay bây giờ .

Hai hoàng tử bàn nhau và thoả thuận là Hoàng Di sẽ lấy công chúa còn chim lửa và con ngựa bờm vàng sẽ thuộc về Hoàng Vi. Rồi họ lên ngựa thi nhau xem ai về thành trước .

Y Văn bị trói dưới gốc cây, đói và rét quá, chàng chịu đựng được trong bốn ngày rồi đến ngày thứ năm mệt và đói rét quá, đầu chàng gục trên ngực chỉ còn chờ chết . Quạ đã bắt đầu đến đậu đen trên cành cây trên đầu chàng, chỉ còn chờ chàng chết là sà xuống rỉa thịt .

Đến lúc đó tự nhiên sói từ trong bụi cây chạy ra và hét lên bảo con quạ đầu đàn:

-Hỡi quạ, các ngươi phải giúp ta mau cởi trói cho hoàng tử Y Văn chứ .

-Nhưng thưa ông sói, chúng tôi đang đợi hoàng tử chết để ăn một bữa tiệc thực to đây.

Sói giận điên lên, nói bằng một giọng run run:

-Ngươi phải giúp ta nếu không ta sẽ không để cho một con quạ nào sống sót trong khu rừng này .

-Xin vâng! Xin vâng!

Quạ đầu đàn ra lệnh cho các quạ con. Chúng xúm lại lấy mỏ mổ rất nhanh và liên tiếp vào sợi dây trói, chẳng bao lâu dây trói tuột ra và hoàng tử Y Văn ngã lăn xuống đất .

Sói ra lệnh cho quạ đi lấy nước đem về .

Dần dần nhơ sự săn sóc chu đáo của sói và quạ, Y Văn tỉnh lại, nhìn chung quanh ngạc nhiên vô cùng . Sói bảo:

-Nếu tôi không đến kịp và nếu các vị quạ ở đây không chịu giúp tôi thì hoàng tử đã chết từ lâu rồi . Hai anh hoàng tử tồi tệ quá, hoàng tử nhảy mau lên lưng tôi đi về thành cho kịp vì ông anh Hoàng Di của hoàng tử sắp làm lễ thành hôn với nàng công chúa xinh đẹp rồi .

Y Văn vội vã làm theo lời sói rồi chẳng bao lâu cả hai đã về tới cổng thành . Sói bảo:

-Thôi chúng ta chia tay nhau ở đây thôi. Tôi hy vọng rằng từ nay trở đi hoàng tử không cần đến sự giúp đỡ của tôi nữa . Thôi vĩnh biệt hoàng tử .

Y Văn vội vã chạy ngay vào hoàng cung trèo lên cầu thang bước vào phòng ăn trong hoàng cung lúc đó đang yến tiệc linh đình . Vua cha ngồi giữa, bên trái có công chúa Hê Len và bên phải có Hoàng Di. Hoàng Di ngồi bên trái công chúa . Vừa trông thấy Y Văn công chúa kêu lên:

-Thưa, đây mới là người đã mạo hiểm đưa tôi về đây.

Vua cha ôm hôn Y Văn rất âu yếm . Vua tưởng Y Văn đã chết, vì hoàng tử kia đã kể cho vua nghe là Y Văn đã chết . Vua muốn được nghe công chúa Hê Len kể lại đầu đuôi câu chuyện thực rõ ràng . Hê Lên nói hết cho vua nghe, nào chuyện bắt chim lửa, nào chuyện bắt con ngựa bờm vàng và chuyện bắt mình ra sao. Khi nghe Hê Len kể xong, vua tức giận quắc mắt nhìn hai ông con trai nhưng cả hai đã biến mất từ hồi nào .

Vua liền hạ lệnh cho bữa tiệc tiếp tục linh đình như cũ và cho Y Văn làm lễ thành hôn cùng công chúa .

Cặp vợ chồng đẹp đôi đó sống trong hạnh phúc tràn trề, trăm năm đầu bạc .

LSB-LuongSonAnhHao
26-05-2003, 19:59
[center:482519dfc6]Chim Đa Đa[/center:482519dfc6]
[center:482519dfc6]Tác giả: Dân gian[/center:482519dfc6]
Đã lâu rồi, ở dựa mé rừng tha có đôi vợ chồng người tiều phu ăn ở với nhau hai mươi năm rồi mà không có đứa con để vui nhà . 1 hôm vợ chồng bàn với nhau nên đến ngôi chùa ở gần triển núi ăn chay niệm phật để cầu con
Quả nhiên đi cầu tự trở về được ít lâu, thì vợ người tiều phu có thai, sinh được 1 con trai , đặt tên là Đa Đa . Lúc Đa Đa lên 7 tuổi thì mẹ nó qua đời . Còn lại 1 cha 1 con không ai sớm hôm săn sóc cho đứa trẻ, người tiều phu phải ngày ngày vào rừng đốn củi mãi tối mịt mới về, sự mệt mõi làm cho ông không đủ sức để săn sóc nuôi dưỡng con thơ . Sau nhiều lần cân nhắc ông không còn biết làm cách nào hơn là cưới thêm 1 người vợ kế ..
Người đàn bà này không được hiền lành như mẹ ruột of Đa Đa . Ngoài roi vọt , tiếng nặng tiếng nhẹ , chị ta còn bắt Đa Đa phải lặn lội trong cánh đồng chăn đuổi bầy vịt của chị ta nuôi . Đà vậy đến bữa, chị ta chỉ cho Đa Đa ăn cơm thừa canh cặn đói no mặc kệ , Vì vậy tối đến thấy cha về Đa Đa thường thút thít khóc kể với cha về nỗi dì ghẻ hành hạ chăn vịt, bị đòn roi còn lại cho ăn đói . Nhưng người cha không tin lời của đa đa ...
Càng ngày người dì ghé càng ghét cay ghét đắng Đa Đa nên càng nặng lời nhiếc máng, đánh đập tàn nhẫn khi không có cha của Đa Đa ở nhà . Rồi 1 hôm đợi lúc gần tối cha của Đa Đa sắp về , chị xúc 1 chén cát , lấy cơm trắng trải lên trên mặt chén cho Đa Đa bảo ăn . Đa Đa không dám cãi lời mẹ ghẻ , lại nghĩ tủi thân , hồi nào còn mẹ được ăn uống đầy đủ , nâng niu, săn sóc , nay thì cực khổ , cơm lại trộn cát bảo ăn , làm sao mà ăn được , Nên nó cứ cầm chén cơm mà khóc cho tới lúc cha nó lơn tơn xách rựa về nhà ..
Phần mệt nhọc , lại nghe tiếng dì ghẻ chanh chua mắng vốn : Đó ông xem, thằng Đa Đa hành hạ tôi đến bực, cơm đã dâng tận tay nó không chịu ăn ngồi khóc rấm ra rấm rứt như ma trù ma ẻo thì còn làm ăn gì được ..
Gã tiều phu nóng tính , nghe vậy bực mình rồi lại thấy chén cơm trong tay Đa Đa là cơm trắng ngon lành tại sao không ăn mà ngồi khóc . Nỗi khí xung thiên , gã vớ lấy khúc củi đánh thẳng Đa Đa , chẳng dè trúng nhầm đầu đứa bé ngã ra chết . Chén cơm trắng đổ tứ tung bày ra những hạt cát .. Bấy giờ gã mới hiểu được lòng dạ độc ác của người vợ kế thì đã muộn rồi . Ông chỉ còn cách chôn con và đuổi chị ta ra khỏi nhà ..
3 ngày sau ra thăm mả Đa Đa , gã tiều phu thấy từ dưới mả 1 con chim kỳ lạ sắc xám bay lên đậu trên cành nhìn ông rồi cất tiếng kêu :
Bát cơm cát trả cho cha, đánh bể óc ác la, ác la đa ..
Gã tiều phu biết ngay rằng hồn Đa Đa hoá thành chim , buông ra những tiếng kêu thê thảm

LSB-LuongSonAnhHao
26-05-2003, 20:01
[center:11fc01f86b]Sự tích con Dã Tràng[/center:11fc01f86b][center:11fc01f86b]Tác giả: Dân gian[/center:11fc01f86b]
Có hai vợ chồng một ông già tên là Dã Tràng. Trong vừờn họ có một hang rắn. Thường ngày la'm cỏ gần đấy, ông già vẫn thấy có một cặp vợ chồng rắn hổ mang ra vào trong hang .
Một hôm, con rắn chồng bò ra khỏi hang một mình. Ông nhìn vào, thấy rắn vợ nằm cuộn ở trong. Vì mới lột da nên mình mẩy của nó yếu ớt không cựa quậy đựoc. Một lúc lâu rắn chồng bò trở về, miệng thả một con nhái đút cho vợ ăn .

Ít lâu sau . Dã Tràng lại thấy rắn vợ bò ra khỏi hang một mình. Lần này rắn chồng đến kỳ lột da, nằm im thiêm thiếp, lớp da cũ còn bỏ lại bên hang . Hồi lâu, rắn vợ trở về, theo sau một con rắn đực khác khá lớn. Dã Tràng thấy hai con bò đến cửa hang thì dừng lại rồi quấn lấy nhau như bện dây thừng. Một lát sau, con rắn đực một mình bò vào hang . Dã Tràng biết con rắn đực này toan làm gì rồi. Ổng cảm thấy ngứa mắt, muốn trừ bỏ con rắn đó đi để cứu con rắn chồng đang lúc suy nhược. Lúc đó bên mình không có cái gì cả, ông bèn rút một mũi tên nhắm con rắn đực mới đến, bắn ngay một phát. Không ngờ mũi tên lại trúng vào đầu con rắn vợ chết tươi, còn con kia hoảng hồn chạy mất. Dã Tràng nghĩ cũng thương con rắn cái, nhưng trong cái thương có lẫn cả giận, nên ông chán nản bỏ đi về nhà. Từ đó ông không thèm để ý đến hang rắn nữa. Chừng dăm bảy ngày sau, một ho^m Dã Tràng nằm võng thuật chuyện vợ chồng con rắn cho vợ nghe và vui miệng, ông kể luôn những việc mình đã thấy và đã làm. Ông kể vừa dứt lời thì bỗng nghe trên mái nhà có tiếng phì phì. Cả hai ngừoi hốt hoảng nhìn lên thì thấy có một con rắn hổ mang rất lớn, đuôi quấn lấy mái nhà, đầu vươn gần chỗ ông nằm, miệng nhả một viên ngọc. Ông vừa cầm lấy thì bỗng nghe đựơc tiếng rắn nói :

- Ông là ân nhân mà tôi cứ ngỡ là kẻ thù. Mấy hôm nay tôi đợi ông trên máng nhà này chỉ chực mổ chết để báo thù cho vợ tôi . Nhưng hồi nãy nghe ông kể chuyện rõ ràng, tôi mới biết là lầm. Xin biếu ông viên ngọc nghe này. Đeo nó vào mình thì co thể nghe được mọi tiếng thú muông chim ở thế gian .

Từ kinh ngạc đến sung sướng, Dã Tràng nhận viên ngọc quý và từ đó không bao giờ rờ xa viên ngọc.

Một hôm, Dã Tràng đang hái rau, tự dưng có một bầy quạ đến đậu ở mấy ngọn cây nói chuyện lao xao . Chúng nó bảo Dã Tràng như thế này : "Ở núi Nam có một con dê bị hổ vồ. Hãy lên đó lấy về mà ăn nhưng nhớ để lòng lại cho chúng tôi với". Dã Tràng làm theo lời quạ, quả thấy xác một con dê trên núi Nam . Ông xẻo lấy một ít thịt xâu lại xách về. Đến nhà, ông vội mách cho xóm giềng biết mà đi lấy, không quên dặn họ để bộ ruột dê lại cho bầy quạ. Nhưng ông không ngờ người trong xóm nghe tin ấy, đưa nhau đi đông quá, thành ra họ lấy tất cả, chẳng chừa một tí gì.

Lũ quạ không thấy ruột dê, cho là Dã Tràng đánh lừa, bèn đổ xô đến vườn ông réo om sòm. Thấy vậy ông biết là người trong xóm đã làm hại mình, không giữ chữ tín với bầy quạ. Ông phân trần mấy lần nhưng bầy quạ không nghe, cứ đứng đó chửi mãi.

Tức mình, ông bèn lấy cung tên ra bắn vào chung. Chủ ý là để đuổi chúng đi chứ không định giết. Chẳng ngờ bầy quạ thấy vậy cho là ông lấy oán trả ân, liền cắp mũi tên có tên Dã Tràng ở đuôi, tìm dịp báo thù. Lúc bay qua sông, thấy một cái xác chết trôi, đàn quạ bèn đem mũi tên ấy cắm vào yết hầu xác chết. Khi quan sở đến làm biên bản, thấy mũi tên, liền đoán Dã Tràng là thủ phạm, sai lính bắt ông, hạ ngục.

Dã Tràng bị bắt bất ngờ, hết sức kêu oan, nhưng mũi tên là một chứng cớ sờ sờ làm cho ông đuối lý, đành chịu chui đầu vào ngục . Tuy nhiên, ông vẫn một mực xin quan xét giải ông về kinh để vua phân xử.

Trên đừơng giãi ông về kinh, trời tối bọn lính dừng lại quán ăn uống và nghĩ ngơi . Dã Tràng cổ bị gông, chân bị xiềng nằm trên đống rơm buồn rầu không ngủ đựơc. Lúc trời gần rạng, ông nghe có một đàn chim sẻ bay ngang đầu nói chuyện với nhau :

- Nhanh lên ! Chuyến này sẽ không lo đói nữa mà cũng chả sợ ai đánh đuổi cả.

Một con khác hỏi :

- Của ai mang đến bỏ vương vãi như thế ?

Con nọ trả lời :

- Của Vua nước bên kia . Họ toan kéo sang đánh úp bên này. Ngày hôm qua, quân đội kéo đi liên miên không ngớt. Những xe thóc vừa sắp đến biên giới thì bị sụp hầm đổ hết. Họ đang trở về lấy thứ khàc cho nên chúng ta tha hồ chén.

Nghe đoạn, chờ lúc bọn lính thúc dục lên đường, Dã Tràng bảo họ :

- Xin các ông bẩm lại với quan rằng việc oan uổng và nhỏ mọn, không nên bận tâm, mà giờ đây chỉ nên lo việc quốc gia trọng đại thôi, và còn cấp bách nữa là khác.

Bọn lính tra gạn ông mãi nhưng ông không nói gì thêm, chỉ nói rằng hễ có mặt quan, mình mới tỏ bày rõ ràng.

Khi gặp mấy vị quan đầu tỉnh, Dã Tràng liền cho họ biết rằng Hiến Đế ở phương bắc đã sai tướng cầm quân sang đánh úp nước mình. Hiện họ đang đóng quân đầy ở biên giới, chỉ vì bị sụp hầm, xe lương thực đổ hết, chưa tấn công đựơc. Bây giờ họ đang vận thêm lương, chờ đầy đủ sẽ vượt cửa ải sang Nam . Bọn quan tỉnh lấy làm lo lắng nhưng cũng cố hỏi ông có dám chắc như vậy không . Dã Tràng chỉ vào đầu mình mà nói rằng nếu có sai, ông sẽ xin chịu chết. Nhưng nếu lời của ông đúng thì xin bề trên thả ra cho . Ngay lúc đó, những tên quân dò thám được tung đi tới tấp mọi ngõ để lấy tin . Và nội ngày hôm sau, Dã Tràng đựơc thả vì lời mách của ông quả không sai và vừa vặn đúng lúc để chuẩn bị đối phó với địch. ....

Được tha, Dã Tràng đi bộ lần về quê nhà. Bóng chiều vừa ngã, ông mới đến vùng Hồng Hoa . Ông tìm vào nhà ngừơi bạn rất thân là Trần Anh nghỉ chân . Gặp lại bạn cũ, vợ chồng Trần Anh vui mừng khôn xiết. Nghe tin ông bị tra tấn giam cùm và suýt mất đầu, hai vợ chồng rất cảm thương bạn. Thấy bữa ăn tối đãi bạn không có gì, Trần Anh xuống bếp bảo vợ :

- Bạn ta đến, lại gặp lúc trong nhà chả có gì ăn . Sẳn có cặp ngỗng, con nó đã khôn lớn, ta làm thịt một con, ngày mai đãi bạn lên đường.

Ngươ'i vợ bằng lòng nhưng dặn chồng sáng sớm bắt ngỗng và cắt tiết vặt lông giúp mình một tay .....
Trong khi hai vợ chồng bàn tính thì cặp ngỗng ở ngoài chuồng nghe được câu chuyện . Ngỗng trống bảo ngỗng mái :
- Mình ơi ! Mình hãy ở lại nuôi con, tôi sẽ đứng sẳn cho chủ nó bắt. Ngỗng mái không nghe, xin chết thay cho chồng. Nhưng ngỗng trống nhất quyết hy sinh, nên chạy ra sân từ giã đàn con :
- Con ơi ! Các con ở lại với mẹ nghe . Cha sẽ không bao giờ gặp lại các con nữa.
Song ngỗng mái vẫn lạch bạch chạy theo, đòi chết thay chồng cho bằng được.
Lúc bấy giờ Dã Tràng nằm trên bộ ván đặt kề cửa sổ nên nghe được tiếng ngỗng than thở. Ông bỗng thấy thương con vật vô tội chỉ vì mình mà phải lìa đàn con bé bỏng. Ông toan nói trước với bạn, nhưng thấy bất tiện. Ông đành nghe ngóng ở chỗ chuồng ngỗng chờ lúc bạn ra bắt thì sẽ cản lại.
Suốt đêm hôm đó tuy mệt mà ông không dám ngủ. Quả nhiên, vào khoảng canh tư, Trần Anh thức dậy bước ra chuồng. Ngỗng trống xua ngỗng mái chạy rồi vươn cổ để cho bắt. Trần Anh sắp cắt cổ ngỗng thì Dã Tràng đã lật đật chạy xuống bếp nắm lấy dao . Ông nói :
- Xin bạn thả nó ra . Tính tôi không hay sát sinh. Nếu bạn giết nó thì tôi lập tức đi khỏi chỗ này.
Thấy bạn có vẻ quả quyết, Trần Anh đành thả ngỗng ra, rồi giục vợ chạy đi mua tép về đãi bạn.
Cơm nước xong, Dã Tràng từ giã bạn lên đường về nhà. Đến ao, ông đã thấy vợ chồng ngỗng cùng với bầy con đứng chực ở đấy. Ngỗng đực tặng Dã Tràng một viên ngọc và nói :
- Đa tạ ân nhân cứu mạng. Không biết lấy gì báo đền, chúng tôi xin tặng người viên ngọc này, mang nó vào người có thể đi được dưới nước dễ dàng không khác gì trên đường bộ. Nếu đem ngọc này xuống nước mà khoắng thì sẽ rung động đến tận đáy biển.
Ngỗng lại nói tiếp :
- Còn con tép là vật đã thế mạng chúng tôi thì từ nay, dòng dõi chúng tôi sẽ xin chừa tép ra không ăn, để tỏ lòng nhớ ơn !
Dã Tràng không ngờ có sự báo đáp quá hậu như thế, sung sướng nhận lấy ngọc rồi về.
Khi đến bờ sông, Dã Tràng muốn thử xem công hiệu của viên ngọc mới, liền cứ để nguyên áo quần đi xuống nước. Thì lạ thay, nước rẽ ra thành một lối cho ông đi thẳng xuống đáy sông . Ông dạo cảnh hồi lâu rồi cầm viên ngọc khoắng vào nước nhiều lần để thử xem thế nào.
Hôm đó, Long Vương và các triều thần đang hội họp ở thủy phủ bỗng thấy nhà cửa lâu đài và mọi kiến trúc khác bỗng nhiên rung động, cơ hồ muốn đổ. Ai nấy đều nháo nhác không hiểu duyên cớ. Vua lập tức truyền cho bộ hạ đi dò la sự tình.
Bộ hạ Long Vương theo con đường sóng ngầm lọt vào cửa sông thì thấy Dã Tràng đang cầm ngọc khoắng vào nước. Mỗi lần khoắng như thế, họ cảm thấu xiêu người nhức óc. Tuy biết đích là thủ phạm, họ cũng không dám làm gì, chỉ tiến đến dùng lời nói khéo mời ông xuống chơi thủy phủ.
Gặp Long Vu*ng, Dã Tràng cho biết đó là mình chỉ mới làm thử để xem phép có hiệu nghiệm chăng . Long Vương và triều thần nghe nói, ai nấy đều xanh mặt. Nếu hắn làm thật thì thế giới thủy phủ sẽ còn gì nữa ! Vì thế, Long Vương tiếp đãi Dã Tràng rất hậu. Ông muốn gì có nấy. Cho đến lúc ông ra về, Long Vương còn đem vàng bạc tống tiễn rất nhiều để mong nể mặt.
Dã Tràng lên khỏi nước có bộ hạ của Long Vương tiễn chân về tới tận nhà mới trở lại. Bà con xóm giềng thấy ông đã không việc gì mà lại trở nên giàu có thì ai cũng lây làm mừng cho ông . Từ đó Dã Tràng rất quý hai viên ngọc. Ông may một cái túi đựng chúng và luôn luôn đeo ở cổ.
Một hôm Dã Tràng đi bộ nữa ngày đường đến nhà một người bà con ăn giỗ. Lúc đến nơi Dã Tràng sờ lên cổ giật mình mới nhớ ra vì vội vàng quá nên ông đã bỏ quên mất túi ngọc ở nhà. Ông thấy không thể nào an tâm ngồi ăn được. Mọi người đều lấy làm ngạc nhiên thấy ông vừa chân ướt chân ráo đến nơi đã vội cáo từ về ngay .
Nhưng khi về đến nhà, ông tìm mãi vẫn không thấy túi ngọc đâu cả. Ông rụng rời cả người. Đi tìm vợ, vợ cũng không thấy nốt. Nóng ruột, ông lục lọi khắp nơi . Cuối cùng ông bắt được một mảnh giấy do vợ ông viết để lại gài ở chỗ treo áo. Trong đó, vợ ông nói rằng có người của Long Vương lên bảo cho biết hễ ai bắt được túi ngọc đưa xuống dâng Long Vương thì sẽ được phong làm hoàng hậu. Bởi vậy bà ta đã trộm phép ông, đưa túi ngọc xuống thủy phủ rồi, không nên tìm làm gì cho mệt. Đọc xong thư vợ Dã Tràng ngất đi . Ông không ngờ vợ ông lại có thể như thế được. Ông cũng không ngờ âm mưu của Long Vương thâm độc đến nước ấy. Nghĩ đến hai thứ bảo vật, ông tức điên ruột. Sau cùng, ông dự tính chở cát lấp biển thành một con đường đi xuống thủy phủ để lấy lại túi ngọc vì ông còn nhớ cả đường lối đến cung điện của Long Vương . Mặc dầu mọi người can ngăn, ông cũng không nghe, bèn dọn nhà ra bờ biển làm công việc đó. Ngày ngày ông xe cát chở đến bờ quyết lấp cho bằng được. Cho tận đến chết, Dã Tràng vẫn không chịu bỏ dở công việc. Chết rồi ông hóa thành con còng còng hay cũng gọi là con Dã Tràng ngày ngày xe cát để lấp biển. Tục ngữ có câu :

Dã Tràng xe cát biển đông .
Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì.
Hay là :

Công Dã Tràng hàng ngày xe cát,
Sóng biển dồn tan tác còn chi .

Hay là :

Con còng còng dại lắm không khôn.
Luống công xe cát sóng dồn lại tan.

Người ta nói ngày nay loài ngỗng sở dĩ không bao giờ ăn tép là vì chúng nó nhớ ơn loài tép đã thế mạng cho tổ tiên mình ngày xưa . Họ còn nói loài ngỗng có một cái màu trắng trên đầu là dấu hiệu để tang cho Dã Tràng để nhớ ơn cứu mạng

LSB-LuongSonAnhHao
26-05-2003, 20:01
[center:2a13450afd]Mai An Tiêm[/center:2a13450afd][center:2a13450afd]Tác giả: Dân gian[/center:2a13450afd]
Ngày xưa, vào đời Vua Hùng Vương thứ 18, vua có nuôi một đứa trẽ thông minh khôi ngô, đặt tên là Mai Yển, hiệu là An Tiêm. Lớn lên, vua cưới vợ cho An Tiêm, và tin dùng ở triều đình. Cậy nhờ ơn Vua cha, nhưng An Tiêm lại kiêu căng cho rằng tài sức mình tài giỏi mới gầy dựng được sự nghiệp, chứ chẳng nhờ ai. Lời nói này đến tai vua. Vua cho An Tiêm là kẽ kiêu ngạo vô ơn, bèn đày An Tiêm cùng vợ con ra một hòn đảo xa, ở ngoài biển Nga Sơn (Thanh Hóa, Bắc Việt).

Người vợ là nàng Ba lo sợ sẽ phải chết ở ngoài cù lao cô quạnh. Nhưng An Tiêm thì bình thản nói: "Trời đã sinh ra ta, sống chết là ở Trời và ở ta, việc gì phải lo". Hai vợ chồng An Tiêm cùng đưa con sống hiu quạnh ở một bãi cát, trên hoang đảo. Họ ra sức khai khẩn, trồng trọt để kiếm sống. Một ngày kia, vào mùa hạ, có một con chim lạ từ phương tây bay đến đậu trên một gò cát. Chim nhã mấy hột gì xuống đất. Ðược ít lâu, thì hột nãy mầm, mọc dây lá cây lan rộng.

Cây nở hoa, kết thành trái to. Rất nhiều trái vö xanh, ruột đỏ , An Tiêm bảo vợ: "Giống cây này tự nhiên không trồng mà có tức là vật của Trời nuôi ta đó". Rồi An Tiêm hái nếm thử, thấy vỏ xanh, ruột đỏ, hột đen, mùi vị thơm và ngon ngọt, mát dịu. An Tiêm bèn lấy hột gieo trồng khắp nơi, sau đó mọc lan ra rất nhiều.

Một ngày kia, có một chiếc tàu bị bão dạt vào cù lao. Mọi người lên bãi cát, thấy có nhiều quả lạ, ngon. Họ đua nhau đổi thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Rồi từ đó, tiếng đồn đi xa là có một giống dưa rất ngon ở trên đảo. Các tàu buôn tấp nập ghé đến đổi chác đủ thứ vật dụng và thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Nhờ đó mà gia đình bé nhỏ của An Tiêm trở nên đầy đủ, cuộc sống phong lưu.

Vì chim đã mang hột dưa đến từ phương tây, nên An Tiêm đặt tên cho thứ trái cây này là Tây Qua. Người Tàu ăn thấy ngon, khen là "hẩu", nên về sau người ta gọi trại đi là Dưa Hấu.

Ít lâu sau, Vua Hùng Vương thứ 18 sai người ra cù lao ngoài biển Nga Sơn dò xét xem gia đình An Tiêm ra làm sao, sống hay chết. Sứ thần về kể lại cảnh sống sung túc và nhàn nhã của vợ chồng An Tiêm, nhà vua ngẫm nghĩ thấy thầm phục đứa con nuôi, bèn cho triệu An Tiêm về phục lại chức vị cũ trong triều đình.

An Tiêm đem về dâng cho Vua giống dưa hấu mà mình may mắn có được. Rồi phân phát hột dưa cho dân chúng trồng ở những chổ đất cát, làm giàu thêm cho xứ Việt một thứ trái cây danh tiếng. Hòn đảo mà An Tiêm ở được gọi là Châu An Tiêm.

LSB-LuongSonAnhHao
26-05-2003, 20:02
[center:a31b18a41f]Tấm Cám [/center:a31b18a41f] [center:a31b18a41f]Tác giả: Dân gian[/center:a31b18a41f]
Ngày xưa, con Tấm, con Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Bố chúng nó mất rồi, mẹ con Tấm cũng mất rồi. Tấm ở với con Cám và dì ghẻ là mẹ con Cám.

Một hôm dì đưa cho mỗi đứa một cái giỏ, bảo đi bắt tôm bắt tép. Dì hứa rằng: "Hễ đứa nào bắt được nhiều thì cho yếm đỏ".

Hai đứa cùng mang giỏ đi ra đồng, Tấm bắt được nhiều, Cám bắt được ít. Cám bảo rằng: "Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng".

Lúc con Tấm hụp xuống thì con Cám ở trên bờ trút lấy cả tôm tép của con Tấm vào giỏ mình rồi mang về trước. Con Tấm lên dòm đến giỏ thì thấy mất cả, nó mới khóc hu hu lên.

Bụt hiện lên hỏi: "Làm sao con khóc"? Con Tấm kể sự tình cho Bụt nghe rồi lại khóc. Bụt bảo nó dòm vào giỏ xem có còn gì không. Con Tấm dòm vào thì chỉ thấy có một con bống mà thôi. Bụt mới bảo đem thả con bống xuống dưới giếng mà nuôi; cứ một ngày hai lần, mỗi bữa cơm đáng ba bát thì ăn hai còn bớt một bát để cho bống. Lúc đổ cơm xuống giếng thì bảo thế này: "Bống ơi bống! lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người".

Con Tấm nghe lời Bụt đem thả bống xuống giếng. Cứ đến bữa cơm nó ăn xong lại mang thùng ra giếng gánh nước, giấu bát cơm vào thùng đem cho bống. Lúc đổ cơm xuống giếng thì nói như lời Bụt dặn. Bống nghe thấy chẳng lần nào là không lội lên mặt nước để ăn.

Đến sau, mẹ con Cám biết ý mới cho đi rình. Con Cám lẻn đi thấy con Tấm đổ cơm xuống giếng và nói mấy lời như thế, thì nó học thuộc lòng lấy rồi về thưa chuyện lại cho mẹ nó nghe.

Hôm sau, mẹ con Cám bảo Tấm rằng: "Con ơi con! mai đi chăn trâu phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng gần mà làng bắt mất trâu".

Con Tấm vâng lời, hôm sau phải dắt trâu đi chăn đồng xa, ở nhà hai mẹ con con Cám đem bát cơm ra giếng, đổ xuống đấy rồi cũng nói như con Tấm nói mọi khi. Bống lội lên mặt nước thì mẹ con con Cám bắt lấy mang về làm thịt ăn.

Đến bữa cơm, con Tấm lại cứ đem cơm ra cho bống. Nhưng bận này không thấy bống nữa, chỉ thấy cục máu nổi lên mặt nước. Nó mới khóc òa lên. Bụt lại hiện lên hỏi: "Làm sao con khóc"? Con Tấm thưa rằng: "Con nuôi bống ở dưới giếng, mọi khi cho nó ăn nó vẫn lội lên mặt nước, mà hôm nay con đem cơm cho nó, không thấy nó nữa, chỉ thấy một hòn máu". Bụt bảo rằng: "Người ta bắt bống ăn thịt rồi. Con về nhà nhặt lấy xương nó. Con mua bốn cái lọ bỏ vào đấy rồi đem chôn ở bốn góc giường con nằm".

Con Tấm nghe lời Bụt, về nhà tìm xương bống. Có một con gà bảo nó rằng: "Cục ta cục tác, cho ta nắm thóc ta bới xương cho". Con Tấm lấy thóc ném cho gà, gà bới một chỗ thì thấy xương ngay. Tấm nhặt lấy bỏ vào lọ rồi đem chôn.

Được ít lâu nhà vua có mở hội. Hai mẹ con con Cám sắm sửa đi xem. Mẹ con Cám lấy một đấu thóc và một đấu gạo, trộn lẫn với nhau, rồi bắt con Tấm phải lựa riêng ra. Dì con Tấm bảo nó thế này: "Lúc nào mày nhặt xong thì mới được đi xem hội, hễ chưa xong thì không được đi". Nói thế rồi hai mẹ con nó đi. Con tấm ở nhà khóc. Bụt lại hiện lên hỏi: "Làm sao con khóc"? Nó thưa rằng: "Con khổ quá, dì con bắt phải nhặt bấy nhiêu thóc gạo, xong thì mới được đi xem hội. Đến lúc nhặt xong thì hết hội còn gì mà xem". Bụt bảo rằng: "Để ta cho một đàn chim sẻ xuống nhặt đỡ". Con Tấm sợ chim ăn mất thì dì về nó phải đòn. Bụt lại bảo rằng: "Rồi ta cấm không cho chim ăn, con đừng lo".

Đến khi lựa riêng xong rồi, con Tấm lại khóc. Bụt lại hỏi: "Làm sao con khóc"? Nó thưa rằng: "Con không có quần áo đẹp để đi xem hội". Bụt bảo rằng: "Con đi đào những cái lọ đã chôn ngày trước lên, thì muốn quần áo đẹp thế nào cũng có". Tấm mới đào lên, thì thấy quần áo, một đôi giày và một con ngựa. Tấm mừng quá, thắng bộ vào rồi đi xem hội.

Lúc Tấm đi qua bờ hồ, đánh rơi chiếc giày, không sao lấy lên được. Một lát sau, vua ngự đến gần đấy, voi đứng dừng lại kêu rầm rĩ lên. Vua thấy sự lạ mới phán cho quân lính phải xuống hồ, xem có cái gì lạ không. Tức khắc lính xuống hồ, mò thấy một chiếc giày đàn bà đẹp lắm. Vua phán cho tất cả con gái đi xem hội ướm thử. Hễ chân ai đi vừa thì vua lấy làm vợ.

Trong đám hội ai cũng ướm cả, cả mẹ con con Cám cũng chẳng từ. Nhưng chẳng có chân ai vừa, Tấm cũng xin ướm thử. Dì nó mắng rằng: "Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh bỏ ngoài bờ tre". Đến lúc Tấm ướm thì vừa vặn. Lính thị vệ đem ngay kiệu rước về cung.

Đến ngày giỗ bố, Tấm về nhà. Dì nó bảo nó trèo lên cây cau cắt mấy quả để cúng. Lúc Tấm trèo đến ngọn cây, thì dì nó đẵn gốc. Tấm thấy động bèn hỏi: "Dì làm gì ở dưới ấy thế"? Dì nó bảo rằng: "Dì đuổi kiến cho nó khỏi đốt con đây mà". Lúc đang cắt cau thì cây đổ, Tấm ngã xuống ao chết đuối. Dì nó lấy quần áo của nó mặc vào cho con Cám rồi đưa vào cung.

Con Tấm hóa ra chim vàng anh đến đậu ở vườn nhà vua, bảo lính giặt áo rằng: "Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi hàng rào rách áo chồng tao". Một hôm vua nghe tiếng chim hót, phán rằng: "Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh chui vào tay áo". Chim nhảy ngay vào, vua bắt bỏ vào lồng sơn son thếp vàng. Từ đấy cả ngày cả đêm vua chỉ chơi với chim.

Con Cám kể với mẹ, mẹ xui bắt chim làm thịt ăn. Về đến cung nó sai ngay lính giết chim ăn thịt, rồi vứt lông ra vườn. Lông chim hóa ra hai cây soan đào. Vua thấy đẹp, mắc võng vào hai cây ấy, rồi nằm chơi dưới bóng mát.

Con Cám về mách mẹ, và cứ theo lời mẹ xui, nó bắt lính đẵn cây lấy gỗ đóng làm khung cửi. Đến lúc dệt thì nghe tiếng kêu: "Kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra".

Con Cám lại về mách mẹ. Mẹ nó xui đốt khung cửi, nó cũng sai lính làm ngay. Những than tro lúc đổ ra đường lại hóa ra cây thị, chỉ có một quả đẹp lắm. Bà lão hàng nước đi qua thấy quả thị đẹp, bảo rằng: "Thị ơi thị! rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi chớ bà không ăn". Thị rụng ngay xuống, bà ta lấy mang về nhà.

Ngày nào đi chợ sắm đồ hàng, khi về cũng thấy cơm canh để phần tươm tất lắm, bà ta lấy làm lạ. Một lần bà lão giả vờ đi chợ, đến nửa đường thì lộn về. Rón rén lại dòm vào khe cửa, thấy có một cô tiên đang làm đồ ăn, bất thình lình bà ta chạy vào, thì cô tiên lộ cơ không biến đi được. Bà ta mừng lắm ôm choàng ngay lấy. Từ đấy thương yêu nhau như hai mẹ con. Lúc bà ta đi tìm quả thị thì chỉ thấy có cái vỏ không mà thôi. Bà ta lấy xé vụn ra rồi giấu biến đi một chỗ.

Có một hôm vua dạo chơi gần đấy, thấy trong hàng có một bà lão phương phi và phúc hậu, vua mới ghé vào. Bà ta lấy trầu nước kính dâng. Vua thấy trầu têm giống như hoàng hậu têm ngày trước, phán hỏi: "Trầu này ai têm"? Bà ta tâu là của con gái têm. Vua phán muốn xem mặt, bà ta bảo ngay con ra, thì chính là vợ vua ngày trước. Vua phán bảo rước về cung, Tấm lại làm hoàng hậu.

Con Cám thấy chị xinh đẹp mới hỏi rằng: "Chị Tấm ơi, chị Tấm! chị làm thế nào mà đẹp thế"? Tấm bèn bảo: "Em có muốn đẹp không"? Cám thưa chị có. Tấm bèn sai đào một cái hố sâu và đun một nồi nước to thực sôi, rồi bảo con Cám xuống cái hố ấy. Lúc Cám bước xuống hố thì Tấm sai đổ nước sôi xuống. Con Cám chết nhăn răng ra. Xác nó bỏ vào chĩnh, làm mắm đem biếu mẹ nó, bữa nào mẹ nó ăn cũng khen ngon. Có con quạ đậu trên mái nhà, kêu rằng: "Ngon gì mà ngon, ăn thịt con có còn xin miếng"? Mẹ nó giận lắm, mắng chửi quạ rầm rĩ lên và đuổi nó đi cho mau. Đến khi ăn gần hết mắm, thấy ở đáy chĩnh có đầu lâu con, thì lăn đùng ra chết tươi.

* * *

Có thuyết cho rằng Tấm Cám là nhân vật có thực ở ngoài đời, sinh vào thời triều Lý, cùng một thời với Lý Thường Kiệt, vị danh tướng đã đại phá quân nhà Tống. Đền thờ Tấm Cám gần đây còn dấu vết tại làng Dương Xá thuộc huyện Siêu Loại, tỉnh Bắc Ninh. Cứ theo khẩu truyền của bô lão cùng dân trong làng và văn cứ vào ngọc phả thần tích tại đền thờ Đức Bà (Tấm Cám) và đền thờ tướng quân Lê Thiệ, là dòng dõi Tấm Cám ở làng nói trên, thì câu chuyện khác với sự tích ta thường nghe kể cùng chuyện Tấm Cám bằng văn vần.

Tục truyền rằng phụ thân Tấm Cám tên húy là Lê Đại, mẫu thân là Vũ Thị Tĩnh, kế mẫu tức gì ghẻ cô Cám (chứ không phải cô Tấm) là người họ Chu. Cô Cám còn có tên chữ là Khiết Nương. Năm Cám lên ba thì mồ côi mẹ, 12 tuổi thì mồ côi cha. Em gái Cám do Chu Thị sinh ra tên là Tấm.

Sử chép rằng vua Lý Thánh Tông đã 40 tuổi mà chưa có con, đi cầu tự qua làng Thổ Lợi (sau đổi là Dương Xá) thuộc Bắc Ninh, người đi xem đầy đường. Có một cô gái đẹp đi hái dâu, thấy xa giá nhà vua đi qua, cứ đứng tựa khóm lan chớ không ra xem. Vua để ý đến người đẹp, truyền gọi vào cung, tuyển làm nàng phi, đặt tên là Ỷ Lan.

Trong lúc vua Lý Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành vắng, Ỷ Lan ở nhà có mang, Dương Hoàng Hậu không có con nên sinh ghen ghét, sợ nàng sinh được hoàng nam thì sẽ được vua sủng ái cất nhắc lên hơn mình. Dương Hậu mới biên thư tâu man với vua rằng mình có thai rồi độn bụng cho mỗi ngày một lớn thêm. Đến khi Ỷ Lan sinh hạ hoàng tử, Dương Hậu liền sai người bế trộm về nuôi, và giam Ỷ Lan lại, rồi gởi giấy báo tin cho vua đang ở đất Chiêm hay là mình sinh được hoàng nam, còn Ỷ Lan thì đẻ ra quái thai, chiếu tội cung nữ đã bắt giam vào lãnh cung.

Dương Hậu muốn ngầm giết Ỷ Lan nên trong khi giam cầm ở lãnhcung, năm ngày liền bắt nàng nhịn cơm để cho chết. Ỷ Lan nhờ người thân lượm trái thị chín rụng ở gần đó trao cho ăn mà sống được cho đến khi vua Thánh Tông trở về triều.

Thái Tử con Ỷ Lan bị Dương Hậu nhận làm con mình, vua Thánh Tông cũng tin thật, đặt tên là Càn Đức. Đến khi Càn Đức lên ngôi vua, tức là Lý Nhân Tông, mẹ đẻ là Ỷ Lan vẫn bị giam cầm ở lãnh cung mà không biết. Nhờ sư cụ Đại Điên mách bảo, mấy tháng sau khi lên ngôi vua, Nhân Tông mới biết chuyện, bèn bắt tội Dương Thái Hậu và cung nữ đã gạt tiên đế mà làm tội oan Ỷ Lan Thái Hậu (Cám).

Trước đó, em Cám là Tấm vào cung thăm chị, vua thấy nhan sắc liền nạp cung. Dương Hậu thấy hai chị em Ỷ Lan được vua sủng ái thì ghen ghét, rồi thừa lúc vua đi đánh giặc vắng, Dương Hậu độn bụng giả có thai, sợ lộ chuyện sau này, mới ngấm ngầm sai giết Tấm đồng thời giam Cám (Ỷ Lan) vào lãnh cung rồi định bỏ cho chết. Chu Thị được tin con mình là Tấm bị hại và con ghẻ là Cám bị giam cầm thì buồn rầu ốm mà chết. Sau khi được con là vua Nhân Tông gỡ hàm oan, Ỷ Lan được phong làm Hoàng Thái Hậu. Ỷ Lan vốn là người mộ đạo Phật, đi lễ vái khắp các đền chùa, và cuối cùng mất ở một ngôi chùa thuộc hạt Gia Lâm ngày nay.

Chuyện Tấm Cám của ta một phần lớn đã phỏng theo câu chuyện của Chiêm Thành, cùng là do chuyện lịch sử trên đây mà thêu dệt thêm theo tình cảm của dân tộc, qua bao nhiêu đời vẫn tồn tại trên cửa miệng người Việt Nam.

LSB-LuongSonAnhHao
26-05-2003, 20:03
[center:22b93cc1e5]Gấm Nàng Ban[/center:22b93cc1e5][center:22b93cc1e5]Tác giả: Nguyễn Tử Quang[/center:22b93cc1e5]
Nàng họ Ban, không biết tên, vốn là một cung phi của vua Thành đế nhà Hán (32 - 8 trước D.L.). Nàng làm nữ quan, chức Tiệp Dư, nên thường gọi nàng Ban Tiệp Dư.
Nàng đẹp, duyên dáng được nhà vua sủng ái.
Nhưng sau, nhà vua say mê Triệu Phi Yến. Bị nàng nầy gièm pha, nàng Ban sợ nguy cho thân nên xin vua cho hầu bà Thái hậu ở cung Trường Tín. Từ đó, sự sủng hạnh của vua đối với nàng ngày càng phai lần.
Tủi cho thân phận lâm cảnh phũ phàng, nàng buồn bã, lấy một thứ lụa bát tơ trắng gọi là Tề hoàn (lụa nước Tề) do nàng tự dệt lấy và làm thành một cây quạt tròn. Trên quạt, nàng đề một bài thơ để tự ví thân phận mình:
"Mới chế lụa Tề trắng.
Trong sạch như sương tuyết.
Đem làm quạt Hợp hoan,
Tròn hin giống mặt nguyệt.
Ra vào trong tay vua,
Lay động sinh gió mát.
Thường sợ tiết thu đến,
Gió mát cướp nồng nhiệt,
Nửa đường ân ái tuyệt."

Nguyên Văn:
"Tân chế Tề hoàn tố,
Hạo khiết như sương tuyết
Tài thành Hợp hoan phiến,
Đoàn đoàn tu minh nguyệt
Xuất nhập quân hoài tụ,
Động đạo vi phong phát.
Thường khủng thu tiết chí
Lương viêm đoạt viêm nhiệt.
Khí nguyên giáp tư trung,
Ân tình trung đạo tuyệt."

Nàng cung nữ họ Ban ấy tự ví mình như cây quạt Hợp hoan đã từng được vua nâng niu yêu chuộng. Nhưng rồi lại ném cất nó vào xó rương, vì gió thu mát đã cướp mất gió mát của quạt rồi. Thế là mối tình nửa đường đoạn tuyệt. Nhà vua nỡ say đắm kẻ khác, nghe lời gièm pha để nàng chịu nỗi duyên phận bẽ bang.
Vương Xương Linh, một thi hào danh tiếng đời Đường (618-907) cảm xúc nỗi duyên phận ghẻ lạnh của nàng cung phi họ Ban, mà đây cũng là số kiếp chung của khách hồng nhan vô phúc sa vào cung cấm, nên có làm 3 bài, đề là "Trường Tín thu từ" để vịnh nàng:
I
"Giếng ngọc cành ngô rụng lá vàng,
Buông rèm đêm đã lạnh hơi sương.
Lò hương, gối ngọc vô duyên quá,
Lắng giọt đồng rơi xiết đoạn trường"
Nguyên văn:
"Kim tỉnh ngô đồng lạc diệp hoàng,
Chu liêm bất quyển dạ lai sương.
Huân lung ngọc chẩm vô nhan sắc,
Ngọa thích Nam cung xuân lậu trường"
II
Ban mai quét tước mở đền vàng,
Nâng quạt nhìn thôi luống thở than.
Mặt ngọc không bằng con quạ rét,
Nó còn sưởi nắng điện Chiêu dương".
Nguyên văn:
"Phụng chửu bình minh kim điện khai,
Thả tương đoàn phiến tạm bồi hồi.
Ngọc nhan bất cập hàn nhan sắc,
Do đái Chiêu dương nhật ảnh lai".
III
"Đã đành bạc phận, ôi đau đớn,
Thấy vua trong mộng, tỉnh nhớ nhung.
Tây cung rn rực đêm yến tiệc,
Mơ màng nhớ lúc được vua ban".
Nguyên văn:
"Chân thành bạc mệnh cửu tầm tư,
Mộng kiến quân vương giác hậu nghi.
Họa chiếu Tây cung tri dạ ấm,
Phân minh phức đạo phụng ân thì."

Ba bài thơ theo điệu nhạc phủ. Tác giả tả tâm trạng u hoài của Ban Tiệp Dư: nỗi buồn đêm thu, mối buồn sáng thu lại mối sầu đêm thu.
Đêm trước u buồn, sáng dậy bâng khuâng, đêm đến sầu não, cả 3 bài thơ đều cực tả một nỗi buồn tha thiết. Mà nỗi buồn ấy mãi vương vấn, không bao giờ chịu buông tha người bạc mệnh ở lãnh cung.
Trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, đoạn thuật lời thán oán của nàng cung phi trong cung cấm, có câu:
"Nụ hoa chưa mỉm miệng cười,
Gấm nàng Ban đã nhạt mùi thu dung."

"Gấm nàng Ban" lấy ở điển đó.

LSB-LuongSonAnhHao
26-05-2003, 20:04
[center:420c61bad2]Bi Ca Tán Sở[/center:420c61bad2] [center:420c61bad2]Tác giả: Nguyễn Tử Quang[/center:420c61bad2]
"Bi ca tán Sở" là một bài hát do Trương Lương đặt ra cho hòa theo tiếng tiêu thổi để làm tan rã quân đội Sở Bá Vương Hạng Võ.

Trương Lương tự Tử Phòng, người nước Hán, đời Tần-Hán (221 trước - 195 sau Dương lịch), phò Hán Bái Công Lưu Bang. Lúc bấy giờ, Hạng Võ bị tướng soái nhà Hán là Hàn Tín bao vây tại Cửu Lý San ở phía bắc thành Từ Châu. Tuy lâm vào tinh thế nguy ngập: thiếu lương, nhưng bên cạnh vua Hạng còn 8 ngàn tử đệ theo từ lúc ban đầu, ở vào lúc cùng, họ quyết tử chiến mở con đường máu, thẳng về Giang Đông tu chỉnh binh mã để tiếp tục cuộc chiến đấu.
Như vậy là một mối nguy cho Hán, dù có đại thắng bằng binh lực tất phải trả một giá rất đắt bằng xương máu. Vì thế, Trương Lương hiến kế là tìm cách phân tán 8 ngàn tử đệ để cô lập Hạng Võ. Có thế mới bắt Hạng Võ được.
Trương Lương liền thừa lúc đêm khuya thanh vắng trời cuối thu lạnh lẽo, Trương đi qua lại từ Kê Minh San đến Cửu Lý San, vừa thổi tiêu vừa hát:

"Tiết trời cuối thu chừ, bốn phía đầy sương.
Trời cao nước cạn chừ, tiếng nhạn bi thương
Cực người biên thú chừ, ngày đêm bàng hoàng,
Thoát gươm mắc tên chừ, sa mạc phơi xương.
Mười năm xa quê chừ, cha mẹ đau buồn.
Vợ con mong nhớ chừ, gối chiếc chăn đơn.
Đồng ruộng bỏ hoang chừ, ai người trông nom.
Xóm có rượu ngon chừ, cùng ai thưởng thức,
Tóc bạc mong con chừ, tựa cửa sớm hôm,
Trẻ khóc gọi cha chừ, nước mắt trào thôn.
Gió bấc kia thổi chừ, ngựa Hồ nhớ chuồng.
Người xa quê hương chừ, nỡ quên xóm làng,
Một sớm giao phong chừ, thân bỏ sa tràng,
Xương thịt như bùn chừ, trên bãi trong mương.
Hồn phách bơ vơ chừ, không nơi tựa nương,
Tráng chí lừng danh chừ, phó trả hoang đường.
Đêm trường canh vắng chừ, tự hỏi thiên lương,
Mau bỏ Sở tan chừ, tránh chết tha phương,
Ta vâng ý trời chừ, soạn ca thành chương,
Ai biết mạng trời chừ, xin đừng mơ màng
Hán vương nhân đức chừ, không giết quân hàng.
Ai muốn về quê chừ, tha cho lên đường,
Chớ giữ trại không chừ, Sở đã tuyệt lương
Khi Võ bị bắt chừ, ngọc đá khôn lường.
Mượn tiếng Sở chừ, khuyên quân Sở hàng
Phổ thành điệu nhạc chừ theo sáu cung.
Tiếng tiêu Tử Tư chừ nơi Đan dương
Khúc hát Trâu Diễn chừ tại Yên đường.
Tiếng tiêu vang chừ, chín từng mây.
Gió thu về chừ, cuối thu nầy,
Sở kia mất chừ, chạy đâu đây!
Thời không đợ chừ, nhanh tựa bay.
Lời ca chừ, ba trăm chữ dài
Câu câu chữ chữ rõ ràng thay.
Khuyên người nghe cho kỹ càng,
Chậm tính, uổng đời thân chiến binh." (dựa theo bản dịch của Hải Âu Tử)

Nguyên Văn:
"Cửu ngoạt thâm thu hề tứ dã phi sương,
Thiên cao thủy hạt hề hàn nhạn bi thương.
Tối khổ thú biên hề nhựt dạ bàng hoàng,
Phi kiên chấp nhuệ hề cốt lập sa cương.
Ly gia thập niên hề phụ mẫu sinh biệt
Thê tử hà kham hề độc tú cô phường.
Tuy hữu du điền hề thục dữ chi thủ,
Lân gia tửu thục hề vọng xuyên thu thủy,
Trĩ tử ức niệm hề lụy đoạn can trường.
Hồ mã tư phong hề thượng chi luyến thổ,
Nhân sinh khách địa hề ninh vong cố hương
Nhật đán giao binh hề đạo nhẫn chi tử
Cốt nhục vi nê hề suy thảo hào lương.
Hồn phách du du hề võng tri sở ỷ,
Tráng chí liêu liêu hề phó chi hoang đường.
Đương thử vĩnh dạ hề truy tư thoái!
Cấp tảo tán Sở hề thố tử thù phương.
Ngã ca khởi đản hề thiên khiển cáo nhử,
Nhữ kỳ tri mạng hề vật vị diêu mang.
Hán vương hữu đức hề hàng quân bất sát,
Ai cáo qui tình hề phóng nhữ cao tường.
Vật thủ không doanh hề lương đạo dĩ tuyệt,
Chỉ nhật cầm Võ hề ngọc thạch câu thương.
Sở chi thanh hề tán Sở tốt.
Ngã năng xuy hề hiệp lục luật,
Ngã phi Tư hề phẩm Đan dương.
Ngã phi Trâu hề ca Yên thất
Tiên âm triệt hề thông cửu thiên.
Thu phong khởi hề Sở vong nhật.
Sở ký vong hề nhữ yên quy
Thời bất đãi hề như lôi tật.
Ca hề ca hề tam bách tự.
Tự cú tự cú hữu thâm ý.
Khuyến quân mạc tác đẳng nhànkhan
Nhập nhĩ quan tâm đương thục ký."

Trương Lương tập quân Hán học tiếng Sở hát theo.
Canh khuya, đêm vắng, khí trời lạnh lẽo, lá vàng rụng bay lả tả, tiếng tiêu thâm trầm, giọng hát bi thảm đồng vọng vào dinh Sở. Ban đầu, Sở quân chỉ buồn bã than thở, nhưng sau cùng, nghe đến chừng nào thì càng cảm thấy ruột gan tan nát, rồi nước mắt đầm đìa......đoạn bàn nhau bỏ trốn.
Chỉ trong một đêm, tám ngàn tử đệ cùng quân sĩ các dinh, mười phần bỏ trốn hết bảy, tám.
Binh Sở không đánh mà tự nhiên vỡ tan để Sở vương phải ôm hận đầy lòng, buông lời than ai oán:

"Lực bạt san hề khí cái thế,
Thời bất lợi hề chuy bất thệ"......

Tạm dịch:

"Sức nhổ núi chừ khí hơn đời,
Thời bất lợi chừ ngựa chẳng đi".....

LSB-LuongSonAnhHao
26-05-2003, 20:05
[center:3e7dfba461]Vạn Lý Tìm Chồng [/center:3e7dfba461][center:3e7dfba461]Tác giả: Nguyễn Tử Quang[/center:3e7dfba461]
Nhà Tần (306-209 trước D.L.), đời vua Tần Thủy Hoàng (221-209 trước D.L.) có người con gái họ Hứa tên Mạnh Khương. Chồng của nàng họ Phạm, tên Thực, người ở miền Quan Trung nước Sở. Vốn con nhà danh giáo, từ nhỏ nàng đã hấp thụ đạo đức, thư hương theo tinh thần gia phiệt.
Mạnh Khương kết hôn được ít lâu thì nhằm lúc vua Tần mưu tính một công cuộc kiến trúc vĩ đại. Nguyên sau khi thôn tính xong 6 nước: Yên, Triệu, Hàn, Ngụy, Tề, Sở, Thủy Hoàng muốn bảo vệ ngai vàng và phòng ngừa cuộc xâm lăng của bọn Hung Nô ở miền Bắc, mới truyền xây Vạn Lý Trường Thành để làm biên giới từ Lũng tây ở mạn tây đến Liêu Đông ở mạn đông. Thành cao từ 15 đến 30 thước, chân rộng 25 thước, dài 3600 cây số. Cứ từng quãng lại có cửa ải đồ sộ.
Thủy Hoàng đặt công trình lớn lao ấy dưới quyền chỉ huy của đại tướng Mông Điềm và dưới sự kiểm soát của Thái Tử Phò Tô. Nhà vua truyền huy động đến 30 vạn nông dân để xây trường thành, lại dùng đến 50 vạn người bắt làm binh phòng giữ miền Lĩnh Nam. Ngoài ra hơn 70 vạn người bị cung hình (bị cắt sinh thực khí) chia đi làm cung A phòng, hoặc xây lăng ở Ly Sơn.
Vua truyền huy động đến hàng triệu thanh niên từ 18 đến 45 tuổi đi sưu dịch. Những người nầy không biết bao giờ mới trở về hay không chắc có ngày trở về nữa. Vì thế, trong nhân dân, vợ khóc chồng, mẹ khóc con vô cùng thảm não.
Chồng nàng Mạnh Khương phải tuân lệnh nhà vua. Cha chồng mất để lại mẹ chồng, Mạnh Khương phải thay thế chồng phụng dưỡng mẹ và dưỡng dục con thơ. Nhà ngày một suy sụp, nàng phải giã gạo, quay tơ để mưu sinh. Đối với mẹ chồng, nàng vẫn làm tròn nhiệm vụ của một người dâu thảo.
Phần nỗi già, phần thương nhớ con, bà mẹ phát bệnh nặng rồi qua đời. Mạnh Khương phải lo cư tang báo hiếu. Đằng đẵng mấy năm trường trông đợi chồng nhưng bặt vô âm tín. Nghe được tin đồn ở miền bắc, vì tuyết sương lạnh lẽo, vì công việc quá khó nhọc nên có nhiều người ốm chết, Mạnh Khương thương chồng nên nhất định đến tận ải quan, mong tìm chồng để an ủi, giúp đỡ, san xẻ gánh nặng. Nàng gởi con cho người thân rồi ra đi.
Nàng theo đường vạn lý. Từ miền hồ Động Đình nước Sở (một nước lớn thời Xuân Thu ở vào vùng Hồ Bắc, Hồ Nam ngày nay) lên phía bắc đến kinh đô Hàm Dương. Nàng lại nghe đồn: bọn người sưu dịch đã lên vùng tây bắc, nên lại đi từ miền sông Hán Thủy đến dãy núi Tần Lĩnh về hướng tây, đoạn theo dòng sông Tất xuyên mà đi thẳng lên phía bắc. Trải qua bao cảnh nắng mưa, sương gió, tuyết, nhưng nàng vẫn không nản lòng. Đến sông Hắc Thủy và bến Mã Lan, bị bùn lầy quá nhiều làm chậm bước tiến. Nàng lại men theo mé trường thành, thẳng về hướng đông. Hỏi han từng người, nhưng nàng vẫn thất vọng vì chẳng ai biết được tin chồng của nàng.
Cuối cùng, Mạnh Khương đến một bãi sa mạc ở miền đông. Giữa lúc ấy, bỗng mây đen vần vũ phủ nhuộm u ám cả bầu trời. Gió bắc thổi giật giọng từng cơn vô cùng lạnh lẽo. Ngựa từ đâu lại cất tiếng hí vang những giọng thảm thê bi đát. Trước mặt nàng lại bày ra một đống xương trắng ngổn ngang, ghê rợn.
Trước cảnh tượng, nàng hỏi: "Có lẽ chồng ta đã thác mất rồi, mà thác ở đây chẳng?" Và, nàng lại nghĩ thêm: "Có lẽ phần anh linh của chồng báo điềm lạ cho ta". Nàng bèn khấn vái vong linh của chồng và cầu hoàng thiên phò hộ: nếu chồng nàng thác rồi thì xin cho một biểu hiện để biết. Đoạn, nàng cắn móng tay, rỏ máu vào những đống xương.
Từ đống xương nầy cho đến đống xương khác, mãi đến khi nàng rỏ một giọt máu vào một chiếc đầu lâu nọ thì chiếc đầu lâu lại thấm máu và đỏ rực lên. Nàng hiểu ngay đấy là dấu hiệu Trời cho để biết đây là hài cốt của chồng. Nàng liền ôm chầm lấy ngay bộ xương, khóc lóc thê thảm suốt cả ba ngày đêm.
Câu chuyện nầy thấu đến tai thái tử Phò Tô, con trưởng của Tần Thủy Hoàng và đại tướng Mông Điềm, lúc bấy giờ đương đóng đại bản doanh tại đất Lư Long, một ải quan trong tỉnh Hà Bắc ngày nay. Rồi cả hai cấp tốc sai người đánh xe đến Trác Lộc, chỗ của nàng Mạnh Khương đương khóc. Thái Tử Phò Tô gọi nàng hỏi chuyện và tìm hiểu căn do nỗi oan ức của nàng. Nàng bây giờ đã kiệt sức, phều phào thưa:
- Vì chồng tôi đã chết nơi biên thùy, tôi cũng xin chết theo để được cùng nhau họp mặt ở suối vàng!
Nói xong, nàng nghẹn ngào, hấp hối, ngã quỵ rồi tắt thở. Đồng thời, một dãy tường mới xây sụp đổ theo.
Nghe chuyện bi thảm và xem cảnh hãi hùng, hai người nao nao cảm động. Cả đến tướng sĩ và dân phu đều thương xót mà rưng rưng nước mắt.
Thái Tử Phò Tô hạ lịnh hành lễ mai táng. Lễ truy tặng phẩm hàm Tả Tướng quân cho Phạm Thực và truy phong tước hiệu Trinh Phu Nhân cho Mạnh Khương. Phò Tô truyền chôn hai cỗ săng vào một mộ cách cửa Sơn Hải Quan chừng 8 dặm, cách ven Bột Hải chừng một dặm (1 dặm = 576m).
Khi lễ an táng vừa xong, trời bỗng nổi cơn giông tố cuốn tung cát, sỏi, đá lên phủ lấy nấm mộ như một hòn núi. Trên đỉnh, những hòn đá chồng lên nhau như hình một người đàn bà trông chồng.
Thấy việc hiển linh lạ lùng, người ta lập gần nơi nầy một miếu đá gọi là: "Khương nữ tử". Đời sau, tại Cổ Bắc Khẩu, tỉnh Hà Bắc và ở Lộ An, tỉnh Sơn Tây, người ta cũng có dựng miếu đặt cùng một tên ấy. Vì sùng mộ nhân đức của nàng, những bá tính xa gần thường đến chiêm bái.
Đời nhà Tây Hán (206-25), nhà Đông Hán (25 trước D.L. - 220 sau D.L.), nhà Ngụy (220-265), mộ nàng Mạnh Khương được triều đình lập cho nhiều bia đá. Sang đời nhà Minh (1368-1644), miếu của nàng được trùng tu vẻ vang.

LSB-LuongSonAnhHao
26-05-2003, 20:06
[center:0b2ecaeb9c]Củi Đậu Đun Hột Đậu[/center:0b2ecaeb9c][center:0b2ecaeb9c]Tác giả: Nguyễn Tử Quang[/center:0b2ecaeb9c]
Đời Tam Quốc (220-264), Tào Thực tự Tử Kiến là con thứ ba của Tào Tháo, vốn có tài làm thơ hay, được tiếng là đệ nhất thi nhân đời Tần Hán nhưng có tính phóng túng. Tào Tháo thương lắm nhưng không thể truyền ngôi cho một chàng giàu tâm hồn nghệ sĩ ấy được.
Tháo chết, truyền ngôi cho con cả là Tào Phi. Thực bản tính ngông nghênh bất phục, có ý chống lại ông vua anh. Phi giận lắm, truyền người bắt Thực đến định làm ti. Nhưng vì yêu tài Thực nên Phi bảo:
- Ta với mầy tuy tình anh em nhưng nghĩa vua tôi, sao dám cậy tài miệt lễ? Ngày tiên quân hãy còn, mầy thường đem văn chương khoe giỏi lòe đời. Ta rất nghi, có lẽ mầy nhờ người khác làm giúp. Vậy giờ đây ta ra hạn: đi bảy bước phải làm xong một bài thơ. Nếu làm được thì tha tội chết; bằng không xong, ta quyết chẳng dung.
Thực nói:
- Xin ra đề cho.
Trên điện sẵn có treo bức tranh thủy mặc, vẽ hai con trâu chém nhau bên bức tường đất. Một con rơi xuống giếng chết. Tào Phi trỏ vào bức tranh, bảo:
- Hãy lấy bức họa kia làm đề. Nhưng trong thơ cấm phạm vào những chữ "Ngưu", "Đẩu", "Tường", "Trụy", "Tỉnh", "Tử" (trâu, chọi, tường, rơi, giếng, chết).
Thực đi khoan thai. Vừa hết bảy bước, liền cất tiếng ngâm:

"Hai tấm thân đi đường,
Trên đầu bốn khúc xương.
Gặp nhau tựa sườn núi,
Bỗng đâu nổi chiến trường.
Đôi bên đua sức mạnh,
Một địch lăn xuống hang.
Đâu phải thua kém sức,
Chẳng qua sự lỡ làng".

Nguyên Văn:

"Lưỡng nhục tề đạo hành,
Đầu thượng đới ao cốt.
Tương ngô do sơn hạ,
Huất khởi tương đường đột.
Nhị định bất câu cương,
Nhất nhục ngọa thổ quật.
Phi thị lực bất hư,
Thịnh khí bất tiết tất".

Tào Phi cùng tất cả quần thần đều giật mình, nức nở khen. Phi lại hỏi:
- Bảy bước thành thơ, ta còn cho là chậm. Mầy có thể ứng khẩu đọc ngay một bài được chăng?
Thực đáp:
- Xin ra đề cho.
Phi nói:
- Ta với mầy là anh em. Cứ lấy câu đó làm đầu đề. Nhưng cũng cấm dùng hai chữ "Huynh", "Đệ".
Thực chẳng cần nghĩ ngợi một giây, ứng khẩu đọc ngay:

"Củi đậu đun hột đậu
Đậu trong nồi khóc kêu:
Cùng sinh trong một gốc,
Bức nhau chi đến điều".

Nguyên Văn:

"Chữ đậu nhiên đậu cơ,
Đậu tại phẩu trung khấp.
Bản thị đồng căn sinh,
Tương tiễn hà thái cấp".

Phi nghe cảm động, sa nước mắt, liền tha cho, nhưng giáng Tào Thực làm An Hương Hầu.

Ở Việt Nam trong thời Tây Sơn (1771-1802), hai anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ xuýt đánh nhau để tranh quyền. Nguyễn Nhạc yếu thế, phải khóc nói với em:
- Bì oa chữ nhục, đệ tâm hà nhẫn?!
Nghĩa là: nồi da nấu thịt, lòng em nào nỡ?! nên Nguyễn Huệ cảm động rồi cả hai hòa nhau.

Ở tỉnh Bình Định, mỗi khi người ta đi săn được hươu nai gì thì lột da ra làm nồi mà nấu thịt. Do đó, ca dao Bình Định có câu:

"Da nai nấu thịt nai,
Việc đời như thế không ai động lòng.
Thịt nai mà chín bên trong,
Da nai cũng cháy còn mong nỗi gì!"

Cảm động lời nói của Nguyễn Nhạc, người Bình Định đem lời nói đó diễn bằng câu ca dao:

"Lỗi lầm anh vẫn là anh,
Nồi da xáo thịt sao đành hỡi em?".

Đời nhà Nguyễn (1802-1945) vua Tự Đức giết anh là Hồng Bảo để củng cố địa vị ngai vàng của mình. Một hôm, trong một buổi chầu, nhà vua vô ý để răng cắn nhằm lưỡi mới khiến quần thần làm bài thơ chơi, nhưng trong thơ cấm dùng tiếng "Răng", "Lưỡi".
Đây là bài thơ của cụ Nguyễn Hàm Ninh:

"Ngã sinh chi sơ nhữ vị sinh,
Nhữ sinh chi hậu ngã vi huynh.
Bất tư cộng hưởng trân cam vị;
Hà nhẫn tương vong cốt nhục tình"

Tạm dịch:

"Thuở tớ sinh ra, mầy chửa sinh,
Mầy sinh sau tớ, tớ là anh.
Ngọt bùi chẳng nghĩ cùng nhau hưởng,
Xương thịt đành tâm nỡ dứt tình".

Nhà vua khen hay, thưởng một chữ một nén vàng; nhưng vì cho bài có ý "móc", nên bắt phạt mỗi chữ đánh một roi.
"Củi đậu đun hột đậu", "Nồi da xáo thịt", "Răng cắn lưỡi" thành ngữ điển tích nầy đều có một ý nghĩa như nhau.

LSB-LuongSonAnhHao
26-05-2003, 20:07
[center:5ee8defc40]Khúc Phượng Cầu Hoàng[/center:5ee8defc40][center:5ee8defc40]Tác giả: Nguyễn Tử Quang[/center:5ee8defc40]
Tư Mã Tương Như, tự Tràng Khanh, người ở thành đô đời nhà Hán. Người rất đa tài, văn hay, đàn giỏi.
Khi lìa quê lên Tràng An để lập công danh, đến con sông đầu làng, Tương Như viết trên cầu một câu: "Bất thừa cao xa tứ mã, bất phục quá thử kiều" (không ngồi xe cao bốn ngựa, không qua lại cầu nầy nữa).
Nhưng vốn con người phóng lãng hào hoa rất mực nên mua được chút quan nhỏ, làm trong ít lâu, chán, cáo bệnh, qua chơi nước Lương, rồi trở về nước Thục. Đến đâu, Tương Như cũng dùng bút mực và cây đàn để giao thiệp bằng hữu.
Trong khi đến đất Lâm Cùng, Tương Như vốn sẵn quen với Vương Cát là quan lệnh ở huyện, nên đến chơi. Cát lại mời Tương Như cùng đi dự tiệc ở nhà Trác Vương Tôn, vốn viên ngoại trong huyện. Nghe tiếng Tương Như đàn hay nên quan huyện cùng Trác Vương Tôn yêu cầu đánh cho một bài.
Họ Trác vốn có người con gái xinh rất đẹp tên Văn Quân, còn nhỏ tuổi mà sớm góa chồng, lại thích nghe đàn. Tương Như được biết, định ghẹo nàng, nên vừa gảy đàn vừa hát khúc "Phượng cầu Hoàng" (chim phượng trống tìm chim phượng mái):

"Chim phượng, chim phượng về cố hương,
Ngao du bốn bể tìm chim hoàng,
Thời chưa gặp chừ, luống lỡ làng.
Hôm nay bước đến chốn thênh thang.
Có cô gái đẹp ở đài trang,
Nhà gần người xa não tâm tràng.
Ước gì giao kết đôi uyên ương,
Bay liệng cùng nhau thỏa mọi đường". (bản dịch của Trúc Khê)

Nguyên Văn:

"Phượng hề, phượng hề quy cố hương,
Ngao du tứ hải cầu kỳ hoàng,
Thời vị ngộ hề vô sở tương,
Hà ngộ kim tịch đăng tư đường.
Hữu diệm thục nữ tại khuê phường,
Thất nhĩ nhân hà sầu ngã trường.
Hà duyên giao cảnh vi uyên ương
Tương hiệt cương hề cộng cao tường".

Trác Văn Quân nghe được tiếng đàn, lấy làm say mê, đương đêm bỏ nhà đi theo chàng. Trác ông tức giận, quyết từ con.
Đôi trai gái đó mở một quán nấu rượu. Vợ chồng cùng cặm cụi làm.
Sau Hán Vũ Đế đọc bài "Tử Hư Phú" (bài phú chép những sản vật ở từng miền cũng như một bài địa lý có vần, tuy khéo thực nhưng kém giá trị về văn chương) của Tương Như, khen tài giỏi mới vời vào triều, ban chức tước. Lại sai chàng cầm cờ tiết, thay nhà vua về Ba Thục chiêu an bọn phụ lão tùng phục nhà Hán. Lần nầy thỏa chí bình sinh, Tương Như áo gấm vinh quy được người đón rước long trọng. Nhưng làm quan ít lâu, lại chán, cáo bệnh lui về quê.

Trong "Bích câu kỳ ngộ" có câu:

"Cầu hoàng tay lựa nên vần,
Tương Như lòng ấy, Văn Quân lòng nào".

Và trong "Đoạn trường tân thanh" của Nguyễn Du cũng có câu:

"Khúc đâu Tư Mã phượng cầu,
Nghe ra như oán, như sầu phải chăng!" đều do điển tích trên.

LSB-LuongSonAnhHao
26-05-2003, 20:08
[center:eaf1d55da6]Chức Cẩm Hồi Văn[/center:eaf1d55da6][center:eaf1d55da6]Tác giả: Nguyễn Tử Quang[/center:eaf1d55da6]
Đời nhà Tấn (265-419) ở đất Thần Châu có nàng Tô Huệ, tự Nhược Lan. Nàng có dung nhan kiều mỵ, tài đức song toàn, văn chương xuất chúng. Khi Tô được 20 tuổi, cha mẹ đính gả cho hàn sĩ Đậu Thao, người cùng quê. Vợ chồng ăn ở đầm ấm. Nàng Tô rất mực chìu chồng, đảm đương tất cả mọi việc gia đình để cho Đậu Thao có đủ thì giờ theo đuổi trau giồi nghiên bút. Người ở quanh vùng đều cho là hạnh phúc và hết sức ngợi khen nàng.
Sau, Đậu Thao đỗ đạt làm quan, may mắn được nhậm chức tại Thần Châu, không phải đi đâu xa cả. Gia đình đã đầm ấm hạnh phúc lại càng đầm ấm hạnh phúc hơn.
Nhưng rồi vì công vụ cần thiết, vua truyền Đậu Thao ra trấn đất Lưu Sa. Vì nơi gian lao hiểm trở nên Đậu Thao đành phải để vợ ở nhà.
Thời gian qua......
Ba năm chờ đợi, nàng Tô ngày càng sức vóc mỏi mòn, dung nhan tiều tụy. Đêm đêm bên ngọn đèn khuya, nàng ngồi âm thầm đối bóng, tủi phận hờn duyên, lo ngại thân chồng mà giọt châu tầm tã. Lòng đau dằng dặc, nỗi nhớ triền miên nên hồn thơ dâng trào lên ngọn bút làm thành 10 bài tứ tuyệt. Nàng lại lấy gấm vuông độ chừng 1 thước, dùng chỉ ngũ sắc dệt 10 bài tứ tuyệt ấy lên trên theo hình trôn ốc, từ ngoài xoáy tròn vào trung tâm bức gấm.
Nàng thêu khéo, chữ hay, nên bức gấm trông cực kỳ tuyệt mỹ. Xong, nàng tự tay dâng lên nhà vua. Thấy lạ, vua truyền cho quần thần đọc, nhưng cả triều không ai đọc được. Vua đành gọi nàng.
Đứng giữa triều, Tô cất tiếng ngâm với một giọng não nùng bi thảm:

"Quân thừa hoàng, chiếu an biên thú,
Tống quân tống biệt Hà kiều lộ.
Hàm bi yểm lụy tặng quân ngôn
Mạc vong ân tình tiện trường khú.

Hà kỳ nhất khứ âm tín đoạn,
Ý thiếp bình vi xuân bất noãn.
Quỳnh dao giai hạ bích đài không.
San hô trướng lý hồng trần mãn.

Thử thời đạo biệt mỗi kinh hồn,
Tương tâm hà thác cánh phùng quân.
Nhất tâm nguyện tác thương hải nguyệt
Nhất tâm nguyện tác lãnh đầu vân.

Lãnh vân tuế tuế phùng phu diện,
Hải nguyệt niên niên chiếu đắc biên.
Phi lai phi khứ đáo quân bang
Thiên lý vạn lý giao tương kiến.

Thiều thiều lộ viễn quan san cách,
Hận quân tái ngoại trường vi khách.
Khứ thời tống biệt lư diệp hoàng
Thùy kính kỷ kinh mai hoa bạch.

Bách hoa tán loạn phùng xuân tảo,
Xuân ý thôi nhàn hướng thùy đạo.
Thùy dương mãn địa vị quân phan,
Lạc hoa mãn địa vô nhân tảo.

Đình tiền xuân tảo chính phân phương,
Bảo đắc tần tranh hướng họa đường.
Vị quân đàn đắc Giang Nam khúc,
Phó ký tình thâm đáo sóc phương.

Sóc phương thiều đệ san hà việt.
Vạn lý âm thư trường đoạn tuyệt.
Ngân trang chẩm thượng lệ chiêm y,
Kim lũ la thường hoa giai liệt.

Tam xuân hồng nhạn đệ giang thanh,
Thử thị ly nhân đoạn trường tình,
Tranh huyền vị đoạn trường tiên đoạn,
Oán kết tiên thành khúc vị thành.

Quân kim ức thiếp trọng như san,
Thiếp diệt tư quân bất tạm nhàn.
Chức tương nhất bản hiến Thiên Tử,
Nguyện phóng nhi phu cấp tảo hoàn".

Bài nầy có nhiều người dịch. Dưới dây là bản dịch của Hoàng Quang.

"Chàng vâng chiếu ra yên cõi ngoại,
Thiếp đưa chàng tới lối cầu sông.
Ngậm sầu giọt lệ nhắn lòng,
Chớ tham chốn khác mà vong tình nầy.

Trông tin tức tới nay thăm thẳm,
Để buồng hương chẳng ấm hơi xuân.
Từ ngày đôi ngã cách phân,
Màn dần bụi bám, thềm dần rêu phong.

Tưởng ly biệt nỗi lòng kinh sợ,
Thiếp với chàng bao thuở gặp nhau.
Nguyện làm trăng giữa biển sâu,
Nguyện làm mây phủ trên đầu non cao.

Trăng giữa biển năm nào cũng thấy,
Mây đầu non đường mấy cũng thông.
Bay qua bay lại bên chồng,
Dầu ngàn muôn dặm xa trông như gần.

Quan san ấy mấy lần trở cách,
Hiềm nỗi chàng làm khách rất lâu.
Chàng đi mới ố bông lau,
Mà nay mấy đ trắng mầu hoa mai.

Hoa trăm thức xuân vui hớn hở,
Xuân giục người than thở với ai.
Dương kia đủ những tơ dài,
Hoa kia rã cánh không người quét cho.

Sân xuân sớm thơm tho trăm thức,
Chốn họa đường lựa bậc đàn tranh.
Giang Nam năm khúc rành rành,
Mượn đầu năm móng gởi tình sóc phương.

Sóc phương ấy đôi đường diệu vợi,
Âm thư này nhắn gởi không thông,
Gối riêng nước mắt tuôn dòng,
Xiêm thêu áo vẽ lâu cùng mực tan.

Ba xuân tới tiếng nhàn nhắn gởi,
Xuân giục người bối rối như tơ.
Năm dây còn đó sờ sờ;
Buồn đà đứt ruột, gảy chưa rồi đàn.

Chàng thương thiếp còn hơn núi nặng,
Thiếp nhớ chàng tình chẳng kém thua.
Dệt đem bức gấm dâng vua,
Xét lòng dạ thiếp tha cho chồng về."

Ngâm xong, nàng Tô nước mắt đầm đìa. Nhà vua quá cảm động không dám nhìn nàng, vội hạ chiếu cho Đậu Thao về ngay.
Mười bài thơ ấy được truyền tụng, với bức gấm thêu, ai cũng nức nở khen cho Tô là mt bậc kỳ tài. Trước họ gọi bức gấm thơ ấy là ỀToàn Loa ĐồỂ (bức đồ hình tròn trôn ốc), sau lại cho tên không xứng với giá trị của tác phẩm nên đổi là "Hồi Văn Cách" (bài văn có tác dụng làm cho người đi biên thùy được trở về), nhưng cũng vẫn chưa thấy thỏa đáng. Cuối cùng, họ lại đổi và thêm tên tác giả là "Tô Huệ Chức Cẩm Hồi Văn".

Thông cảm mối tình sâu đậm của nàng Tô, cổ nhạc Việt Nam có người đã dựa theo bài "Chức Cẩm Hồi Văn" mà sáng tác một bài hát điệu Nam Ai, cũng nhan đề "Tô Huệ Chức Cẩm Hồi Văn". Lời lẽ lưu loát, ý tình nồng nàn. Nhưng không biết tên tác giả là ai. Bài như thế nầy:
"Khi vâng chiếu chỉ ra đề cờ,
Từ chàng đi, thiếp bặt tin đợi chờ.
Hồng nhạn kêu thu sông Hớn bơ vơ.
Áo não nùng khiến dạ ngẩn ngơ.
Trách bấy ông Tơ gieo chi mối sầu như tóc tơ.
Nghĩ mấy lời từ hồi ban sơ.
Nhớ những khi thiếp nguyện trăm năm tam tùng thờ.
Chàng mần răng ý lẳng lơ.
Chân đi thăm thẳm, mắt ngóng luống nhớ cách núi ải, biết chừ trao thơ.
Má phấn duyên phai lạt, hồng nhàn trông đợi chờ
Trướng lý để bụi trần nhơ.
Kìa cờ ai, nghe tiếng trống vẫn bóng xa xa
Hay là chiếu triệu chồng ta.
Chốn giang biên, chàng ôi có hay chăng là
Để lụy tương tư nầy như chút phận Hằng Nga.
Đêm đông quạnh quẽ, tiếng quyên hòa.
Gìn lòng son nỡ để cho trăng già
Luông tuồng bao nỡ vắng bặt nhạn tin qua.
Hay là ong bướm đã say đắm mê hoa,
Chim ô thước qua sông Ngân Thường,
Nỡ nào để cho loan phụng Sâm Thương.
Chẳng biết no nao cá nước hội một trường,
Kẻo năng nề hai chữ uyên ương.
Ong bướm dẫu say mê hoa hường,
Cũng đoái tưởng chút nghĩa tào khương.
Chim bao nài bay qua cho tỏ tường.
Để trông đợi tháng ngày thương.

Trông tin chàng, đêm nằm mơ màng,
Tỉnh giấc hoè trằn trọc thở than.
Năm canh sầu riêng lo cho bạn vàng,
Phận làm trai hiếu nghĩa trung cang
Bệ ngọc trên báu kiếm sắc phán.
Chốn giang biên ra khử trừ đảng gian.
Nước non xa muôn dặm, da người bọc mình chàng.
Tuyết sương lạnh nơi chốn Đồng Quan
Chàng trừ mô ra giai đấu khởi ngụy bang,
Cho rồi, đặng trở về Trường An.
Kẻo để tương tư nầy mày xanh sầu võ vàng.
Soi đài gương luống thẹn hồng nhan.
Châu rơi lã chã lệ tuôn đôi hàng,
Hiềm vì ai xui duyên nợ lỡ làng.
Ngàn trùng xa cách như khách ở ngoại bang.
Bao nỡ bỏ cái nghĩa Ngưu Lang,
Thuở ra đi lau lá vàng,
Bây chừ đã trắng mai rỡ ràng.
Cung quế xơ rơ bóng nguyệt đã tàn.
Ơn kia chưa trả oán nọ liền mang.
Nghe tiếng dế năm canh mơ màng,
Ngỡ lạc ngựa chàng đã hồi bang.
Bởi duyên cớ nào bạc đen lòng phụ phàng.
Để gió thảm mưa sầu khan.
Chẳng biết nơi nao yên gót trở về
Trên ngai vàng bạc thẻ bêu kia.
Răng rứa bạn niềm tây nhớ nghĩa, nhớ nghĩa
Hổ phận nầy như chút phận bèo kia.
Mây bay khói tỏa in cờ rìa,
Trống trường thành giục điểm canh khuya.
Bâng khuâng nhớ chàng như nhạn chít lìa.
Thiếp lạy ông Trời: chớ có phân chia.
Từ chàng ra chốn cung đao,
Thiếp trông tin chàng tựa cá trông sao.
Ôm gối phụng chờ trông áo não, áo não.....
Sao quên lời núi hẹn sông giao.
Ai đi lấp thảm cho khuây má đào
Tương tư nầy rằng thấu cung cao.
Ơn trên tha về đặng tỏ nỗi âm hao".