PDA

View Full Version : Gia Cát Khổng Minh


Trang : [1] 2

LSB-RongLuaBacCuc
17-04-2003, 09:06
Theo thiển ý của tại hạ thì Ngô và Thục tuy là 2 nước gần nhau nhưng kẻ trước người sau luôn nhăm nhe chiếm cứ lãnh thổ, ghanh đua hiền tài tướng sĩ. Phải chăng Tào Tháo chủ quan trong trận đại chiến Xích Bích một phần là bởi yếu tố trên ? Nếu vì như vậy thì quả thật Tháo đã đánh giá quá thấp đối thủ và tự cho mình là người giỏi nhất trong thiên hạ. Tuy nhiên không thể nói rằng trong trận chiến này Tháo thua bởi 2 nước Thục, Ngô mà ông ta chỉ thua mỗi tài gọi mây gió của Khổng Minh mà thôi. Thử hỏi một câu rằng nếu Khổng Minh không cầu gió Nam thì Tháo có thể đại bại trong trận chiến đó không :?:

@@ Tứ Kỳ Tứ Khoái
17-04-2003, 17:54
NGỌN GIÓ ĐÔNG NAM LÀ MỘT YẾU TỐ quyết định sự thắng lợi cho nhóm Ngô, Thục và sự thảm hại của Tào Tháo, một ngọn gió mà trong mùa giá lạnh thật là một sự trở chứng bất thường của hóa công.

Với ngọn gió ấy, hầu hết những ai đọc qua Tam quốc diễn nghĩa đều cho là do Khổng Minh tạo ra; và như thế Khổng Minh là người có tài kêu mưa gọi gió. Không có Khổng Minh kế hoạch hỏa công của Chu Du không thành, do đó Khổng Minh mới chính là người định đoạt định mệnh của ba nước Ngô, Thục và Ngụy.

Thiên hạ bàn thế, RLBC đầu lĩnh cũng cho rằng như vậy.
Nhưng xét lại cho kỹ thì theo thiển ý Tứ mỗ thật trái lại.
Khổng Minh tài lắm, tài đến mức độ cho đến ngày nay, nhân dân Trung Quốc vẫn còn truyền tụng câu ngữ "Ba anh hàng thịt thành một ông Gia Cát". Nghĩa là ba người ngồi góp ý kiến thì sẽ thành những mưu kế tài giỏi như kế của Gia Cát Khổng Minh. Chẳng những thế, dưới ngọn bút phê bình của các học giả sau, Khổng Minh còn là một tay vương tá, một quân sư muôn đời (vạn đại quân sư Gia Cát LƯợng).

Tài thật, nhưng Khổng Minh không phải là bậc thần thánh, tranh cướp đưọc cả quyền hóa công như người ta đã nghĩ.

Nếu qủa Khổng MInh là người có tài kêu mưa gọi gió bất cứ lúc nào, sao khi đánh hỏa công cha con Tư Mã Ý ở TÀ Cốc, ông lại không làm cho trận mưa tắt đi để đến nỗi kẻ địch sắp chết lại hồi sinh, chạy thoát ra khỏi vòng phục binh. Chính trận này Khổng Minh khi nhìn trời đổ mưa làm tắt ngọn lửa của mình, đã phải ngửa mặt lên trời than:

- Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên!

Nghĩa là công việc tính toán là do người còn thành hay bại là do trời.

Chỉ một bằng chứng trên, cũng thấy rõ Khổng Minh tài thật, nhưng hoàn toàn không phải có thể kêu mưa gọi gió như nhiều người đã lầm tưởng bấy lâu, nhất là sau ngày có bộ Tam quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung ra đời.

Đọc đến đoạn này chắc sẽ có một vài huynh đệ thắc mắc hỏi tại hạ rằng: "Nếu Khổng Minh không tài cầu phong sao đắp đàn Thất Tinh để làm lễ tế trời gọi gió và sau khi tế xong thì ngọn gió Đông Nam bắt đầu nổi dậy?

Tại hạ xin mạo muội thưa rằng, việc cầu phong của Khổng Minh chỉ là một kế dựa vào thiên thời để tuyên truyền cho mình, cùng gạt bọn Đông Ngô, không có gì lạ cả.

Nói thế, chúng ta hiểu rằng tuy Khổng Minh không có tài cầu mưa gió, nhưng ông đã có tài thiên văn. Với tài ấy, Khổng Minh có thể căn cứ vào thiên tượng như trăng sao, mây ráng mà đoán biệt được trời sẽ thay đổi ngọn gió. Chuyện cầu phong này nếu đem so với chuyển đảo vũ (cầu mưa) của Trạng Lợn nước ta khi sang sứ Tàu thì cũng gần tương tự. Chỉ khác, một đằng thì xem các thiên tượng còn một đàng, cụ Trạng Lợn nhà ta, thì xem địa tượng, tức những rễ si, cỏ gà, khi nào thấy nó nẩy rễ trắng nõn, báo điềm trời sẽ có mưa to, thì lúc ấy mới lên đàn cầu tế để cho người Tàu phải kinh tâm khiếp đảm về những kỳ tài của nhân vật nước Nam.

Chuyện cầu phong của Khổng Minh cũng thế, nghĩa là ông đã biết trước sẽ có gió Đông Nam, nhưng khôn ngoan không nói rõ cho bọn Chu Du, Tôn Quyền mà lại khoe mình có thụat cầu đảo cho càng phải nể sợ hơn trước.

Lại nữa, lúc ấy là lúc bọn Đông Ngô tuy mặt ngoài thì đồng minh ra vẻ, nhưng bên trong lại lập kế ám hại Khổng Minh để diệt trừ hậu hoạn, không muốn Khổng MInh được thoát Ngô về Thục.

Khổng Minh biết thế và biết bọn Chu Du thi hành độc thủ cho tay sai là bọn Đinh Phụng, Từ Thạnh đem quân đến thất tinh đàn giúp Khổng Minh làm lễ rồi hễ cầu xong thì giết đi. Nhưng Khổng Minh cao tay ấn hơn, nên đã hẹn Triệu Vân đem binh tướng đến đón đi bí mật. Bọn Đinh Phụng, Từ Thịnh thấy Khổng Minh xuống đàn, lên đàn luôn để làm lễ, không ngờ đến lần nọ, lại là lần Khổng Minh xuống để đi luôn. Bọn này khi hay, đã quá trễ. Chúng phóng thuyền rượu theo, bị Triệu Vân bắn gãy cột cờ phải quay mũi trở lại.

Nói tóm lại, việc cầu phong chỉ là kế hoạch tuyên truyền, một mưu mẹo để gạt đối phương mà đàn Thất tinh là cái chỗ tạo ra, bắt kẻ muốn hại mình phải đưa mình đến đó để mình thoát khỏi nơi hang hùm nọc rắn.

Ý nghĩa và nội dung cuộc cầu phong của Khổng Minh ngẫm chỉ có thế, đâu phải là câu chuyện thần thánh.

LsB-DuongGiaDeNhatBao
18-04-2003, 15:31
Gia Cát LƯợng Khổng Minh

Khổng Minh, chính tên Gia CÁt Lượng là người ở DƯơng Đô (nay thuộc tỉnh Sơn Đông), sinh năm 181, mất năm 234, mồ côi cha từ thuở nhỏ, ở với chú, thường tự cho mình có tài như Quản Trọng, Nhạc Nghị, nhưng chưa gặp thời nên ở nhà cày ruộng. Lưu Bị nghe danh, ba lần lại nhà mời rước ông mới chịu ra cộng tác. Khi về giúp Lưu Bị, ông đã qua Đông Ngô giúp Chu Du đánh tan quân Tào Tháo ở trên sông Xích Bích, ông được Lưu Bị tôn làm quân sư. Khi họ Lưu xưng Đế, Khổng Minh được phong chức Thừa tướng.

Ông mất hồi 54 tuổi, được truy tặng là Trung Vũ Hầu nên đời thường gọi Gia Cát Vũ Hầu.

Suốt hai đời Tiên Chúa (Lưu Bị) và Hậu Chúa (Lưu Thiện) mọi việc chính trị, quân sự, và kinh tế ở THục đều do một tay Khổng Minh chủ trương và thi hành. Ông giỏi về binh thư binh pháp, có tài về nội trị, ngoại giao, có thể nói là văn võ kiêm toàn, tài đức lưỡng bị... nên được hậu thế coi là một tấm gương sáng cho muôn đời, muôn thuở...

LSB-RongLuaBacCuc
19-04-2003, 13:37
Tại hạ cũng có suy nghĩ giống như TKTK huynh đài song do lần post bài trước không còn nhiều thời gian nên tại hạ chưa đưa ra được chính kiến và nhận xét về nhân vật Khổng Minh, thật là sai xót lớn không thể bỏ qua.
Nói về Khổng Minh trước hết phải nói rằng ông ta là người rất biết sử dụng nhân tài song có những việc mà như TKTK huynh có nhắc tới là ý người không thể định được mệnh trời. Điều này được thể hiện khá rõ ràng ở nhiều chi tiết của truyện mà người ta có thể dễ dàng nhận ra như đoạn gạt lệ chém Mã Tốc, nói khích Trương Phi, để lại di chúc cho người chém Nguỵ Diên, cho Vân Trường chặn Tào Tháo ở đường Hoa Dung...
Thứ đến là tài xem thiên văn của Khổng Minh cũng rất điêu luyện. Trong khi đang bàn việc quân cơ ông bỗng thấy một ngôi sao lớn rớt xuống thì trong lòng thất kinh "Nước Thục sắp mất đi một viên đại tướng" y như rằng bên ngoài có người chạy vào báo hung tin Hổ tướng Thường Sơn Triệu Tử Long đã qua đời do tuổi già. Việc lập đàn Thất Tinh cầu gió Đông cũng có thể nói liên quan đến tài xem thiên văn của Khổng Minh. Ấy là còn chưa kể đến việc Quan Vũ chặn Tào Tháo ở đường Hoa Dung, mặc dù Khổng Minh biết trước rằng vận của Tháo vẫn chưa thể đến hồi kết nhưng ông vẫn cho Vân Trường đi ấy là cái khôn khéo của ông nhằm giúp Vân trường trả được cái nợ khi xưa Vân Trường thất thủ ở Hạ Bì.
Tiếp đến là tài quân cơ của Khổng Minh. Việc dùng binh của ông cũng có lắm cái tài nhưng đỉnh điểm và kỳ công nhất vẫn là Bát Quái trận đồ với 8 cung đầy huyền bí người lạc vào trận đồ này thì chỉ có 1 phần sống mà tới 9 phần chết. Khi đó Tôn Du là người duy nhất lạc vào trận đồ này nhưng may thay số vận chưa hết nên đã được bố vợ của Khổng Minh dẫn đường thoát thân.
Kết lại thì thấy rằng Khổng Minh là con người tài đức đều có cả. Nước Thục may thay có được vị quân sư như vậy. Song tài xem thiên văn của Khổng Minh vẫn là hơn cả. Chính ông đã dặn bố vợ mình rằng "Sau này sẽ có người lọt vào trận Bát Quái nhưng số vận người này chưa hết khi đó cha hãy dẫn người đó ra"

AnhHungLuongSon
19-04-2003, 16:09
Mao Tôn Cương và Kim Thánh Thán, hai nhà phê bình văn học nổi tiếng nhất nhì Trung Hoa là những người để Khổng Minh vào một trong "Tam Quốc tam tuyệt" đã viết trong bài "Đọc Tam quốc chí pháp" những ý kiến sau đây:

Xét lại khắp sử sách cổ kim, các vị tướng văn hiền đức rất nhiều, nhưng quả không ai bằng Khổng Minh là một vị hiền tướng danh cao muôn thuở. Khi xử thì ôm gối gảy đàn, làm một ẩn sĩ phong lưu, khi xuất thì quạt lông khăn cuốn, vẫn không thay đổi phong độ một tao nhân nhã khách. Khi ngồi trong lều tranh, đã biết trước thiên hạ phải chia ba, tức là thông đạt thiên thời. Vâng cố mệnh trọng đại, mà phải sáu lần đem quân ra Kỳ Sơn, ấy là tận tụy nhân sự. Bảy lần bắt, bảy lần tha Mạnh Hoạch, ám cửa trận kỳ ảo, trâu gỗ ngựa máy, biến hóa khôn lường như quỷ thần, so tài với Quản Nạch, sánh đức ngang Y Lỹ. Thật là đệ nhất kỳ nhân trong cái rừng Tể tướng hiền lương kim cổ...

Đọc đoạn văn trên, theo ngu ý của tiểu đệ thì hai ông Mao Tôn Vương và Kim Thánh Thán vẫn không chui ra khỏi cái vỏ ốc của sử quan Nho giáo, vì xưa nay người ta vẫn nói như vậy quá nhiều rồi.

Đáng để ý là nhà học giả Trung Hoa hiện đại đã nói về Khổng Minh với những lời lẽ hoàn toàn ngược lại của hai họ Mao, Kim.

LSB-KỳCôngKỳThủ
21-04-2003, 22:43
Đọc lịch sử Trung Hoa ta thường thấy mỗi một lần gặp loạn ly, vàng thau lẫn lộn, lại có một số người học rộng tài cao, xuất loại bạt tuỵ, đi ở ẩn. Vì họ không muốn xông pha trong tro bụi thời thế. Ví dụ đời hỗn loạn Xuân THu có Tràng Thu, Kiệt Nịch, Sở Cuồng, Tiếp Dư. Thời Tấn mạt có nhóm Trúc Lâm thất hiền. Thời loạn Tam Quốc (đồng thời với Khổng Minh) thì có Thôi Bình Châu, Thạch Quảng Nguyên, Mạnh Công Uy, Tư Mã Đức THáo, v.v...

Nhưng, những kẻ nói trên mới thiệt toàn là những kẻ ẩn sĩ, vì họ không muốn dính với bụi đời ô trọc. Còn Khổng Minh - một thanh niên mới 27 tuổi đời, đầy sinh lực và cương nghị, ông đối với đời rất lạc quan và tích cực, ông rất tự tin vào cái tài học của mình, nếu gặp thời đắc dụng thì cũng là một tay kinh bang tế thế. Cho nên, việc ông tạm vào ở ẩn Ngọa Long cương , chỉ là thời gian ông đợi chờ cơ hội.

Việc kiếm người của Khổng Minh không phải xin yết kiến, đưa chương trình kế hoạch cho những kẻ đang lên voi, mà ông chỉ nằm một nơi, ai biết mình tìm tới khẩn khoản, mời mọc thì sẽ ra tay giúp.

Nhưng trong khi nằm chờ như thế, họ Khổng cũng còn sợ "quýt ngọt bị lấp lá" để bị mai một uổng phí một đời, cho nên khi nằm khoèo ở Ngọa Long Cương ông đã làm những thi ca cho bọn nông dân trong làng, cho cả em ruột ông , và cả ông nhạc ông ngâm nga để tự quảng cáo cho mình, thiệt là khéo léo và tinh vi.

Một chánh khách của một cường quốc bên Tây phương có nói: "Khi tuyên truyền tới một mức độ nào đó, sẽ trở thành nghệ thuật; nghệ thuật tới một trình độ tinh vi, tế nhị nào đó sẽ trở thành lợi khí tuyên truyền".

Vậy nghệ thuật tuyên truyền để tự quảng cáo cho mình của Khổng Minh khi còn ở Ngọa Long Cương thiệt là một thứ nghệ thuật tuyệt đỉnh. Chẳng những thế mà khi ba anh em Lưu Bị lần mò vào Ngoạ Long CƯơng để tìm ông, khi chưa biết người biết mặt, chỉ mới nghe được những câu thi, câu ca của ông qua cửa miệng dân làng hát khi cày ruộng, và em ông, cụ nhạc ông, mà ba anh em họ Lưu đã phục đến sát đất.

Sách Tam quốc chí chép: Khi ba anh em Lưu Bị cùng đoàn tùy tòng vừa tới trước gò Ngọa long, thấy xa xa có mấy người đang cày ruộng bên suờn núi, miệng hát nghêu ngao:

Thượng thiên như viên cái,
Lục địa như kỳ cục,
Thế nhân hắc bạch phân,
Vãng lai tranh vinh nhục.
Vinh giả tự an an
Nhục giả định lục lục.
Nam dương hữu ẩn cư.
Cao ngọa miêng bất túc.

Tạm dịch:

Trời tròn như lọng che,
Đất xoay như cuộc cờ,
Tuồng đời đen trắng lẫn,
Tranh nhau vinh với nhục.
Kẻ vinh mặt vênh váo,
Người nhục thân chen chúc,
Người ẩn sĩ Nam dương,
Nằm ngủ không nháy mắt.

Thật hai câu kết của bài thơ Khổng Minh đã tự giới thiệu mình một cách hết sức tài tình và khéo léo.

Ba anh em Lưu Bị khi nghe hết bài thơ liền gò cương ngựa gọi mấy gã nông phu tới hỏi:

- Người nào làm thơ ấy?

Mấy gã nông phu đáp:

- Bài này do Ngọa Long tiên sinh làm ra.

Thế là bài ca đã chinh phục họ Lưu từ phút đầu.

Lần thứ hai khi anh em họ Lưu tới trước thảo lư thấy bên đống củi có một thanh niên trẻ tuổi, vừa sưởi bếp vừa ngâm...

Họ Lưu lắng tai nghe:

Phượng ngao tường ư thiên nhập hề, phi ngô bất thệ.
Sĩ phục xử ư nhất phương hề, phi chúa bất y!
Lạc cung canh ư lũng mẫu hề, ngô ái ngô lư
Liêu kỳ ngạo ư cầm thư hề, dĩ đãi thiên thời!

Tạm dịch:

Phượng hoàng bay tít ngàn trùng,
Khi chưa gặp được ngô đồng cứ bay
Sĩ phu ẩn dật nơi này.
Khi nào gặp chúa ta thời ra tay.
Sớm khuya vui với ruộng rầy.
Thảo lư hãy tạm tháng ngày thảnh thơi.
Tiêu dao vui thú cầm đài.
khi nào gặp thế gặp thời sẽ hay!

Khi nghe hết bài ca, anh em Lưu Bị chắc mẩm anh chàng này nhất định là Khổng Minh. Vì nội dung bài ca đã tự nói lên quá rõ rệt. nhưng sau hỏi ra lại không phải, mà là Gia CÁt quân, người em ruột họ Khổng.

Chưa hết, làm thơ ca cho người làng và em đọc để quảng cáo cho mình, Không Minh còn làm thi ca để nhờ ông bố vợ quảng cáo giùm thêm nữa.

Sô là trước khi ba anh em Lưu Bị từ biệt Gia Cát Quân, em ruột Khổng Minh, ra tới nửa đường lại gặp một lão trượng chống gậy trúc từ đằng xa đi lại, miệng cũng ngâm nga. Độc giả chúng ta chớ vội hiểu lầm đây cũng là một sự ngẫu nhiên mà chính là một chiến thuật tuyên truyền do Khổng Minh bố trí, nói theo bây giờ là tuyên truyền xám vậy.

Khi nghe hết bài thơ, họ Lưu lại gò cương ngựa để hỏi thăm lão trượng, lão trượng xưng tên là Hoàng Thừa Ngạn, nhạc phụ của Khổng Minh, đồng thời cũng nói là bài thơ mà lão trượng vừa ngâm là do Khổng Minh làm.

Kế hoạch tuyên truyền của Khổng Minh quả thiệt là tài tình chud dáo.

Khổng Minh không những dùng thi văn để quảng cáo cho mình mà còn dùng thơ văn của mình hoặc xuyên tạc thơ văn của kẻ khác để phục vụ cho công tác gián điệp của ông. Chứng cớ:

Khi Tào Tháo huy động hàng trăm vạn hùng binh tới đánh Đông Ngô. Tháo định hạ xong Đông Ngô cũng sẽ quét luôn Tây Thục. Khổng Minh tự luwong TÂy THục lúc bấy giờ, Lưu Bị đang còn non yếu lắm, không thể đương nổi ovwsi Tào Tháo. Trong khi Lỗ Túc cho ông tin riêng là Đông Ngô đàu hàng TÀo Tháo, thì ôi thôi! TÂy Thục của ông cũng đâu còn gì nữa.

Vai trò du thuyết mà danh từ thời đại gọi là gián điệp sang Đông Ngô xúi bẩy việc cự lại Tào Tháo, là một vấn đề thiên nan vạn nan mà ông tự thấy trong hàng ngũ tướng tá của Lưu Bị không ai đảm đang nổi ngoại trừ bản thân ông. Thế rồi ông xin với Lưu Bị tự mình phải đi đóng lấy vai thuyết khách gián điệp ấy. Đoạn ông cùng với Lỗ Túc sang Đông Ngô. Trước hết ông đã dùng hết khả năng 3 tấc lưỡi chinh phục được vua Ngô là Tôn Quyền và bọn mưu thần chủ hàng bên Ngô, đứng đầu là Trương chiêu. Thế nhưng, ngần ấy cũng vẫn chưa đủ, vì ở Đông Ngô lúc bấy giờ, quyền tối hậu quyết định vẫn ở tay Chu Du, một vị nguyên soái vừa trẻ tuổi vừa có tài và tín nhiệm.

Gặp nhau phút đầu tiên. Chu Du vẫn cũng một ý kiến không thể kháng cự được với Tào Tháo như đám văn thần ở nước Ngô.

Nhưng Khổng Minh nói:

- Với hoàn cảnh và điều kiện của Đông Ngô trong hiện tại, việc đẩy lùi quân Tào Tháo không cần dùng tới một tên lính, hay tới một thanh gươm nào cả.

Chu Du càng ngạc nhiên hỏi:

- Tiên sinh có diệu kế gì đây?

Khổng Minh chậm rãi đáp:

- Theo tôi, Đông Ngô chỉ có mất hai người con gái là đủ lui quân Tào Tháo.

Chu Du càng ngạc nhiên hơn nữa, nên hỏi vặn:

- Sao dễ dàng thế? Hai người con gái ấy là ai?

Khổng Minh thản nhiên đáp:

- Lúc Lượng tôi còn ở Long Trung đã nghe một câu chuyện Tào Tháo có cho người xây cất một cái đài trên sông Thương Hà, đặt tên "Đồng tước đài". Đài ấy cực kỳ nguy nga tráng lệ, Thái sai trang hoàng tô điểm rất lộng lẫy, rồi truyền lệnh tìm những gái đẹp khắp thiên hạ đem chứa trong đó. Tháo vốn dĩ là con dễ xồm. Gã nghe tin ở Giang Đông đây có ông Cụ họ Kiều sinh được hai cô gái, cô chị là Đại Kiều, cô em là Tiểu Kiều, cả hai đều là những tuyệt thế giai nhân nên ngày đêm mở ước, có lần gã đã phát thề: một là bình định bốn bể, xây dựng quân công chính nghiệp, thứ là lấy được hai nàng Kiều ở Giang Đông đem về đài Đồng Tước, vui hưởng tuổi già. Được vậy mới thiệt là khoái chí. Nay Tháo huy động hàng trăm vạn quân tới đây. Thực ra cũng chỉ vì hai cô gái đẹp ấy. Vậy Tướng quân còn gì mà không cho người tìm Cụ họ Kiều, bỏ ra một số tiền mua, rồi đem nộp cho Tào Tháo? Tháo được mỹ nữ ấy, sẽ híp mắt lại mà đem quân về, đây là một kế Phạm Lãi hiến Tây Thi đó.

Chu Du khi nghe nói tới Đại Kiều và Tiểu Kiều đã hơi chột dạ, nhưng cũng là tay trí thức nên y còn hỏi vặn Khổng Minh:

- Tiên sinh có gì làm bằng chứng?

- Bẩm có chứ! Khổng Minh ứng khẩu.

- Nguyên Tháo có đứa con thứ tên là Tào Thực, tự Tử Kiến, là tay hay chữ nhất hiện đại. Khi Tháo xây xong đài Đồng Tước có sai Thực làm bài phú Đồng tước đài. Nội dung bài này có ý khoe nhà Hán đáng giữ ngôi Thiên tử và thề lấy được hai nàng Kiều.

Chu Du bị Khổng Minh đập vào lòng tự ái, nhất là khiêu bát tới cơn ghen, nhưng gã cũng còn cố hỏi gặng:

- Tiên sinh có nhớ được bài đó không?

- Vì là một kiệt tác nên tôi cũng nhớ để lúc nhàn hạ đọc cho vui.

- Tiên sinh thử đọc xem thế nào?

Sau một tiếng đằng hắng để lấy giọng, Khổng Minh đọc một mạch cả 40 câu của bài phú "Đồng tước đài". Nhưng tới hai câu thứ 13 và 14 ông ta cố tình xuyên tạc nguyên văn của Tào Thực để phục vụ cho một công tác gián điệp đã sẵn sàng dự tính:

- Nguyên văn hai câu này của Tào Thực là:

Liên nhị kiều vu đông tây hề,
Nhược trường không chi chuế đống,

Có nghĩa là:

Bắc hai cầu tây đông nối lại,
Như cầu vòng sáng chói không gian

Còn KHổng Minh khi đọc lại đổi ra:

Lãm nhị kiều ư đông nam hề
Lạc triêu tịch chi dữ cộng

Có nghĩa là:

Tìm hai Kiều Đông Nam về sống
Vui cùng nhau giấc mộng sớm hôm.

Thiệt là xuyên tạc tài tình hết chỗ nói, nhất là ở điểm lợi dụng chỗ đồng âm dị nghĩa của chữ Hán để xuyên tạc chữ "Kiều". Kiều là cây "cầu" lại xuyên tạc ra Kiều là "con gái".

Khi nghe Khổng Minh đọc hết bài phú, Chu Du đùng đùng nổi giận hét:

- Thằng giặc già họ Tào dám hỗn láo thế ư! Tao thề phải giết mày!

Khổng Minh giả đò đứng dậy can:

- Ngài đừng nóng giận, làm hỏng mất việc lớn... xưa Thiên tử nhà Hán còn phải gả công chúa cho vua Hung nô để giảng hòa. Nay Đông Ngô tiếc gì hai cô thôn nữ ấy!

Chu Du uất ức nói:

- Thế ra tiên sinh chưa biết sao? Đại Kiều là chính phối của Tôn Bá Phù (Tôn Sách, tức chị dâu Tôn Quyền) còn Tiểu Kiều là vợ của Du đây.

- Khổng Minh giả vờ thất sắc, đứng dậy xin lỗi, tuy nhiên, ông đã mở cờ trong bụng, vì kế hoạch khiêu khích của ông đã thành công thoả mãn.

LSB-dep_trai_lang_tu
22-04-2003, 23:01
ầy ừ,gia cát lượng là cao thủ về kinh tế chính trị và xã hội,chỉ tại sinh ra vào thời loạn lạc nên không giúp cho xã hội được gì nhiều,tài năng quả là xuất chúng,đáng để cho lớp hậu sinh học tập
lưu bị có trong tay 7 đại cao thủ nhưng không nắm đưọc thiên hạ vì chỉ có lòng dân
tôn quyền trong tay chỉ có chu du(một đại cao thủ)
tào tháo có cả vua,triều đình,tư mã ý(đại cao thủ lẫy lừng)
thật tiếc cho tài năng của đại cao thủ khổng minh không thể hiện hết được tài năng của mình,không viết lên cho riêng mình một bản anh hùng ca đời đời ghi nhớ

LSB-RongLuaBacCuc
23-04-2003, 10:49
7 đại cao thủ của nước Thục mà huynh đài muốn nói tới phải chăng là : Bàng Thống, Khổng Minh, Quan Vũ, Hoàng Trung, Triệu Vân, Trương Phi, Mã Siêu ? Tuy nhiên tại hạ vẫn còn thấy thiếu một người đó là Khương Duy
Huynh đài có nói rằng nước Nguỵ có Tư Mã Ý là đại cao thủ, nước Ngô có đại cao thủ là Chu Du song theo thiển ý của tại hạ thì cả hai đại cao thủ của 2 nước Nguỵ và Ngô không ai sánh bằng Khổng Minh của nước Thục.
Khi xưa Chu Du năm lần bảy lượt đối đầu với Khổng Minh kể từ mưu kế cho tới võ...mồm đều luôn là kẻ thất thủ, yếu thế tới độ phải ngẩng mặt lên trời mà than rằng: "TRỜI ĐÃ SINH DU SAO CÒN SINH LƯỢNG".
Ấy là chưa kể đoạn Khổng Minh uốn lưỡi bảy tấc mắng các nho sĩ Giang Đông kẻ nào người nấy tức sôi máu cũng đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt mà không nói lên lời nào.
Còn về phần Tư Mã Ý của nước Nguỵ không phải kể chắc ai trong các vị có đọc qua bộ truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa đều biết tới đoạn Khổng Minh chỉ ngồi trên thành gảy đàn, mở cổng thành cho dân thả gia súc chăn nuôi mà đuổi được trăm binh vạn mã của Tư Mã Ý.
Khổng Minh vốn tài cao học rộng là như vậy, hiền đức là như thế song lẽ trời vốn không thuận theo lòng người, số vận của nhà Hán đã hết Tào Tháo tuy không trực tiếp là kẻ cướp ngôi nhưng con trai ông ta là Tào Phi đã làm điều này. Là người biết trước kết cục của cái thế Chân Vạc tuy nhiên Khổng Minh vẫn ra sức phò tá Lưu Bị mặc cho "Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên"

LSB-dep_trai_lang_tu
23-04-2003, 21:34
Ầy ừ,gia cát lượng quả có tài cao,học vấn uyên thâm nhưng người quân tử phải có cái gian hùng mới trị được tiểu nhân gian manh,tư mã ý có tất cả,lại còn biết hi sinh đời bố củng cố đời con nên sau này thiên hạ được nhà họ tư mã thu về một mối,khổng minh đáng tiếc là phải phò tá a đẩu quá ngu si nên cuối cùng ôm hận chết vẫn canh cánh sứ mạng mà lưu bị giao phó.Với lại khổng minh xét cho cùng chỉ là quan văn còn tư mã ý văn thông võ thạo(giống tại hạ),tất nhiên thiên hạ sẽ về tay người giỏi nhất rồi.Các hạ thấy ý kiến vậy có gì sai sót không

Anh Hùng Nan Quá Mỹ N
27-04-2003, 17:22
Quả đúng như KCKT huynh đã nói qua.
Một đời của Khổng Minh chưa lúc nào ông ta tự đề cao mình một cách trực tiếp, nghĩa là vỗ ngực tự xưng ta đây thế này hay thế nọ... Nhưng nếu có vị nào bảo rằng họ Khổng không tự đề cao thì lại sợ không đúng. Theo tại hạ, họ Khổng có hai phương pháp tự đề cao mình là:

1) Đề cao kẻ khác để gián tiếp đề cao mình.
2) Đề cao mình bằng cách nhún mình.

Cách ngôn Trung Hoa có câu: "Tự đề cao mình không những đã đề cao không được, mà còn bị người ta tìm cách dìm xuống Tự nhún mình xuống thấp chẳng những đã không bị thấp chút nào, mà còn được người ta đề cao" (dẫn nhị tự tôn, tắc bất tôn nhi phản ty; dẫn nhi tự ty, tắc bất ty nhi phản tôn). Khổng Minh khi xử thế đã hoàn toàn áp dụng đúng cách đó.

1) Đề cao kẻ khác để gián tiếp đề cao mình.

Trường hợp một:

...
khi ba anh em Lưu Bị tìm vào Thảo lư lần thứ ba. Nhân nhắc tới tên TƯ Mã Đức Tháo và Từ Nguyên TRực, Khổng Minh nói:

Đức Tháo, Nguyên TRực mới là những cao sĩ đa mưu, túc trí đời nay, còn Lương tôi chỉ là một nông phu nhỏ tuổi tầm thường. Sao tướng quân lại bỏ những viên ngọc tốt để đi tìm một viên sỏi tầm thường?

Trường hợp thứ hai:

Nguyên Trương Phi là một mãnh tướng, thiếu mưu lược. Nhưng sau khi chịu sự chỉ huy huấn luyện của Khổng minh, là người chuyên môn dùng mưu lược, nên Trương Phi đã tiến bộ nhiều trong việc biết áp dụng mưu lược để tha cho Nghiêm Nhan.

Sau khi Phi dẫn hàng tướng Nghiêm Nhan về, Lưu Bị mừng rỡ nói với Khổng Minh:

- Trương Phi em tôi, nguyên là một người nóng nảy thiếu mưu cơ, thế mà từ khi được quân sư giáo dục nó đã tiến bộ nhiều trong việc dùng mưu kế.

Khổng Minh nói:

- Đâu phải vì Lượng tôi khéo giáo dục mà được! Đó là hồng phúc của Chúa công, và lòng trời muốn giúp cho xã tắc nhà Hán.

Thật là nực cười.
Hồng phúc là cái gì? Giữa hồng phúc của Lưu Bị và nhà Hán, ta không thấy có cái tương quan, hệ quả gì cả, sự tiến bộ của Trương phi trong việc áp dụng mưu trí. Đó chẳng qua là ông quan văn lắm mẹo họ Khổng tự nhún mình để tự đề cao mình một cách rất tinh vi cái mà danh từ thời đại bây giờ gọi đó là thủ đoạn ma giáo.

tại hạ có việc phải đi nên không thể tiếp tục viết xong, đợt sau tại hạ sẽ đưa ra thêm vài trường hợp nữa và sẽ chỉ một vài khuyết điểm của Khổng Minh để chứng tỏ rằng Khổng Minh không phải là người chỉ hoàn toàn có ưu điểm và cao siêu như dep_trai_lang_tu đã viết.

LSB-dep_trai_lang_tu
28-04-2003, 00:02
ầy ừ,tại hạ có nói là khổng minh tài giỏi hoàn hảo lúc nào vậy,tại hạ chỉ muốn nói rằng,nếu không có văn võ song toàn thì làm sao nắm được thiên hạ trong tay,khổng minh chỉ đa mưu túc trí nhưng trói gà không chặt,thư sinh kiểu đó là khó làm ăn gì được,mới ngoài 30 mà khổng minh đã danh nổi như cồn thì kiêu ngạo là tất nhiên,với cả ai có tìa mà lại không kiêu ngạo bao giờ đâu(kẻ giỏi nhất là kẻ biết nắm thời cơ,nhìn rõ thời thế,biết chớp cơ hội,trên thông thiên văn,dưới tường địa lí,võ công thâm hậu,bốc phét là thần,tàn bạo vô cùng,gian hùng quỉ quyệt)
nếu làm chính trị như kiểu yêu nươc thương dân,giết kẻ chống đối mà day dứt cả đời thì đi làm sư ở chùa còn hơn,khổng minh đáng tiếc là......,thiên hạ chỉ vào tay người giỏi nhất,mà tư mã ý thì đúng là số một,trước khi làm vua thì quân tử phải biết làm con chó phục vụ,làm sai nha tạp dịch,làm con kiến dẫm phát là chết,nếu mà không có trải qua trận mạc thì làm sao có ngày dẫm lên đầu lên cổ kẻ khác được
bài viết của tại hạ có phần hơi xúc phạm và ngông cuồng,mong mọi người cho biết ý kiến

lsb-haohanluongson
29-04-2003, 01:10
quả nhiên cách nghĩ về thiên tài của ĐTLT huynh rất sâu sắc, khâm phục!

Nay xin được tiếp theo kỳ trước.
....
Trường hợp thứ ba:

Sau khi Đông Ngô đóng vai thuyết khách gián điệp thúc đẩy cho vua tôi Tôn Quyền, Trương Chiêu, Chu Du thay đổi từ thái độ đầu hàng Tào Tháo sang thái độ chống lại, rồi ông lại giúp Chu Du trong những công tác hệ trọng, như lấy tên sắt của Tào Tháo; chặn đường cướp lương Tào cho Ngô, cuối cùng là dùng hỏa công đánh tan gần trăm vạn quân Tào ở trên sông Xích Bích. Thế mà khi trở về Tây Thục trước sự xưng tụng tán dương của mọi người, ông bình tĩnh tuyên bố:

- Đâu phải là công trạng và mưu trí của Lượng tôi, mà do ý trời và lòng người không dung một kẻ gian tà như Tào Tháo.

Trước một sự thật hiển nhiên như thế, nhưng lại không xưng lấy công lao mình, không phải là những độc giả hay phê bình tầm thường, mà nếu ta đọc lời viết của Kim Thánh Thán và Vương Ứng Lân - hai nhà phê bình văn học nổi tiếng Trung Hoa cũng sẽ thấy hai ông này phục Khổng Minh sát đất, gọi Khổng Minh là tinh thần đạo đức, luân lý rất cao. ngoại trừ Quách Mạt Nhược mới dám cho là thiếu tànhh thật, căn tính của cấp tiểu tư sản trí thức.

Trường hợp thứ tư:

Mã Tắc là một tướng của Tây Thục, TẮc là người rất cừ cả về lý luận chính trị lẫn quân sự, nhưng là thứ lý luận suông, lý luận không có thực hành, thêm vào đó TẮc lại có tính ba hoa, khoác lác, cho nên sinh thời Lưu Bị không dám giao phó một công tác hệ trọng nào.

Sau khi Lưu Bị chế, Khổng Minh vì quá tự tin vào sức giáo dục của mình như ông đã giáo dục Trương Phi nên ông đã dùng Mã TẮc và ủy nhiệm cho TẮc đi trấn giữ Nhai Đình, là một nơi quan yếu của Thục khi Lục xuất Kỳ Sơn. Quả nhiên bố con Tư Mã Ý đã dùng mưu để đánh chiếm mất Nhai đình. Được tin Nhai đình thất thủ, ông dẫm chân nói:

- Ôi thôi! Đại sự hỏng bét rồi! ĐÂy là lỗi của ta!

Thì ông còn đỗ lỗi ấy cho ai được nữa? ĐÀnh rằng lỗi ở Mã Tắc, nhưng xét người giao việc là lỗi của ông. Ấy thế mà khi chiếu quân pháp chém đầu mã TẮc, ông đã vừa mếu máo vừa nói:

- Thế mới biết sức tri nhân của Lượng còn thua đức tiên đế (chỉ Lưu Bị) nhiều quá! Nếu như người đương còn thì TÂy Thục làm gì có chuyện thua thiệt này!

Tự nhận lấy điều lỗi mình và đề cao Lưu Bị ở đây, càng làm cho người ta khâm phục ông hơn.

Trường hợp thứ năm:

Khi ông đang trên đường công tác sang bên Ngô, ông có viết thư giới thiệu một người bạn tên là BÀng Thống cho Lưu Bị. Nhưng vì khả năng tri nhân có hạn của họ Lưu, nên khi mới gặp không biết nổi khả năng của BÀng Thống. Khi ông ở Ngô về, liền hỏi đến Bàng Thống. Lưu Bị trả lời, hiện đang bổ nhiệm làm tri huyện Lỗi dương. Ông tỏ vẻ ngạc nhiên gần nhw hoảng hốt, nói:

- Chết chửa, một người tài đức như Bàng Sĩ Nguyên mà làm tri huyện, thì chẳng khác nào dùng dao mổ trâu để mổ gà.

Lưu Bị hỏi: ông ấy so với Quân sư thế nào?

Khổng Minh đáp:

Bàng Sĩ Nguyên hơn tôi gấp mười lần!

Nói ra câu ấy thiết nghĩ Khổng Minh có hai dụng ý:

1) Để Lưu Bị cấp tốc trọng dụng BÀng Thống theo ý muốn của mình.
2) Trong khi tự hạ mình thì giá trị mình lại càng cao hơn.

đợt sau xin được nói về những khuyết điểm của Khổng Minh

LSB-KiepThuyDu
29-04-2003, 22:22
Khổng Minh là người KHÔNG TIN TRỜI? NHƯNG...

Tại sao tại hạ dám bảo Khổng Minh là một người không tin trời và nói mỗi khi ông làm hỏng việc gì thì ông lại bịa ra ông trời để đổ cả vào đó. Xin mời các vị cùng xem như tư liệu tại hạ lượm lặt trong Tam Quốc Chí ra:

trước tiên xin tóm tắt lại đôi dòng ý Kỳ Công Kỳ Thủ huynh:
Xét trong lịch sử cổ kim, mỗi lần gặp loạn lý, lại có một số người học rộng tài cao họ nhìn thời thế, hay là bánh xe tất yếu của lịch sử đang biến động mà sức hữu hạn của con người không thể kềm chế nổi, cho nên họ đã đi ở ẩn, họ là những người thuộc phái nhân sinh quan tiêu cực. Ví dụ: Hứa Do, Sào Phủ, TRàng Thư, Kiệt Nịch, Sở Cuồng, Tiếp Dư v.v... Trong khi đó cũng có những người thuộc phái nhân sinh quan tích cực, tự tin vào sức vãn hồi thế cuộc của con người, như Khổng Tử, Liễu Hạ Huệ, Lệnh Doãn Tử Văn, Mạnh Tử v.v... Khổng Minh thuộc phái tích cực này....

Việc ông tạm ẩn ở Ngoạ Long Cương chỉ là thời gian đợi tìm người mà thôi. Ông không tin sức người không thể làm nổi. Vì vậy mà sau khi ông nhận lời ra giúp Lưu Bị, một người bạn của ông, cũng là một ẩn sĩ tức Tư Mã Huy đã nói rằng:

- Khổng Minh đã gặp được chúa, nhưng chưa gặp được thời (Khổng Minh đắc kỷ chúa, Vị đắc kỷ thời).

Chữ thời mà Tư Mã Huy dùng ở đây là cái thời mà Hán triều mạt này, không thể khôi phục lại xã tắc được nữa. Lưu Bị, Khổng Minh không thể trùng tu lại cơ nghiệp nhà Hán, cũng như thầy trò Khổng Tử không thể khôi phục lại đế vị nhà Chu.

Riêng Khổng Minh, ông tích cực tự tin vào năng lực, nên ông đã nói với Lưu Bị:

- Ngài có thể dùng nhân hòa (muốn có nhân lực phải có nhân hòa) để lập lại cái thế chân vạc và từ đó sẽ tiến tới thống nhất thiên hạ, trùng tu Hán thất.

Khổng Minh chỉ tin ở sức con người như thế, nên khi còn ngồi trong thỏa lư nhận định thời cuộc với anh em Lưu Bị, ông đã nói "đắc thời thuận thế có ai hơn Viên Thiệu, thế mà vẫn bị Tào Tháo tiêu diệt, đâu phải vì trời mà là vì điều kiện nhân sự". Như vậy ta thấy rằng, Khổng Minh không tin ở ông trời, mà ông chỉ tin vào sức người, nhất là con người của chính ông.

Tại hạ nói thế, có lẽ sẽ có vị bảo rằng: "đọc trong TAm quốc chí thấy rất nhiều chỗ Khổng Minh nói về ông Trời". Tại hạ hoàn toàn đồng ý ở điểm đó. Nhưng ông trời mà họ Khổng thường mang ra, chỉ mỗi khi ông làm hỏng việc, ông đều đổ cho ông TRời để che dấu cái sở đoản của mình. Cái mẹo quan văn che dấu sở đoản của Khổng Minh thật là tài tình, đến nỗi sau trận Xích Bích, Tháo thua chạy đến đường ở Hoa Dung, Quan Vân TRường lại để cho Tháo đi qua. La Quán TRung bàn về vấn đề này rằng: "vì Khổng Minh biết trước số mệnh Tào Tháo chưa tới lúc chết". Nhưng xét kỹ lại thì sao? Sự thực đó là một việc không ai ngờ, chính Khổng Minh cũng không ngờ, khi Tào Tháo cùng đường ở Hoa Dung, gã nhắc lại những ơn cũ, kèm theo là những lời kêu van khất mệnh thảm thiết bi ai làm cho bao nguồn tình cảm thực chất của con người, nhất là con người nặng tình cảm như Quan Vân Trường trỗi dậy trong con người "mặt đỏ râu dài", rồi để cho Tào Tháo chạy qua. Thế là lập trường và lý trí của họ Quan đã bị tình cảm của TÀo Tháo đánh bại.

Lưu Bị sẽ xử trí thế nào đây? Khổng Minh sẽ làm sao bây giờ? Tam Quốc Chí viết: Khi Quan Vân Trường vác xác không về để chịu thi hành quân lệnh, Lưu Bị quát:

- Tào Tháo là một thằng giặc số một của cả thiên hạ, nhất là của xã tắc nhà Hán, tại sao mày lại tha hắn đi? Quốc pháp vô thân...

Rồi họ Lưu truyền đem VÂn TRường ra chém, nhưng Khổng Minh ngăn lại và nói:

- Lượng tôi xem khí tượng trên trời, cái mạng của TÀo Tháo chưa tới lúc chết trong giờ phút này, cho nên cố ý giao cho VÂn Trường đi để có dịp trả cái ơn cũ của hắn cho hết.

Thiệt là một ông quan văn lắm mẹo, nếu không muốn nói là một kẻ ma giáo, vì ông đã cố tình gán ép cho ông trời cái tiếng oan, (nếu thiệt là có ông trời). Giả sử lúc đó mà ông sai Triệu Tử Long hay Trương Phi di phục kích ở Hoa dung đạo thì chả có ông trời nào giữ nỗi cái đầu TÀo Tháo đâu.

Xét về điểm này ta phải tìm hiểu tâm lý và thủ đoạn ứng xử của Khổng Minh:

- Nếu cực lực bàn với LƯu Bị mà không thi hành quân lệnh, thì rồi đây quân lệnh, quân pháp sẽ mất hết giá trị và hiệu lực.

- Nếu để Lưu Bị thi hành quân lệnh chém đầu Quan Công thì:

a) Sẽ làm tổn thương tới tình huynh đệ.
b) Tây Thục sẽ mất một trong ngũ hổ đại tướng, càng làm cho hai đối phương Ngô, Ngụy phấn khởi, và Tào Tháo chạy mất rồi.
c) Chỗ chính yếu nhất nữa là Khổng Minh đã không biết xét người giao việc cho nên đại sự mới hỏng hết.

Vậy lối thoát của Khổng Minh, không còn cách nào khác là cách đổ cho ông TRời. Đổ cho ông trời không những không gặp phản ứng (làm gì có ông trời mà phản ứng) mà mọi việc hoàn toàn bảo đảm, trong khi đó cả sở đoản của ông không những không ai biết, mà người ta , cho mãi tới bây giờ còn bái phục ông là một người "thông thiên văn, đạt địa lý, thức thời cơ, thông nhân sự".

Nói cho đúng, Khổng Minh là một người không dám thẳng thắn nhận khuyết điểm của mình, trong trường hợp xét người giao việc, nên ông đã đổ lỗi cho Trời, để che giấu lỗi của mình.

lsb-haohanluongson
30-04-2003, 20:41
Đa tạ KTD huynh!
Hoàn toàn đồng ý cùng cách trình bày của huynh.
Khổng Minh cũng là một con người bằng xương bằng thịt sống dưới ánh sáng mặt trời, chịu quy luận tương đối chi phối, đương nhiên ông ta cũng có những ưu điểm, nhưng cũng không khỏi có những khuyết điểm. Chỉ tiếc rằng từ trước tới nay, người ta đã nhìn ông bằng cái nhìn thần thánh, nên ông đã không chịu "thực sự cầu thị" nêu lên những khuyết điểm của Khổng Minh, nằm ngay trong sách vở. Chỉ cần ta chịu khó suy nghĩ một chút ta sẽ thấy được ngay. Ví dụ lớn nhất về khuyết điểm của KHổng Minh chắc có lẽ là chiến lược về vấn đề quân lương.

Khổng Minh đã giúp anh em Lưu Bị hoàn thành cái thế chân vạc (tam phân đình túc) xưa nay người ta khen đến không tiếc lời cho Khổng Minh là mưu trí tài giỏi. Nhưng người ta đã quên rằng bên Ngô bên Ngụy không có Khổng Minh, người ta vẫn giữ được cái thế chân vạc.

Chỉ biết rằng đời dụng binh của Gia Cát Khổng Minh, những lần thất bại chua cay đều vì chiến lược, nói cụ thể, ông không biết giải quyết chu đáo vấn đề quân lương nên ông đã thất bại đến sanh bệnh mà chết.

Đời ông 6 lần cất quân qua đánh Ngụy (lục xuất Kỳ Sơn) là 6 lần thất bại chua cay, đều do vấn đề hết lương đưa tới cả, vì đã có lần ông cho quân vây tướng Tư Mã Ý, nhưng vị tướng đa mưu này đã nắm được chỗ yếu của ông là vấn đề quân lương, nên chỉ đóng kín cửa thành chứ không chịu xuất chiến với quân tướng bên Thục. Cuối cùng, ông phải dùng kế chọc tứ Tư Mã Ý bằng cách cho người đưa biếu một bộ quần áo của đàn bà.

Nhưng cái đòn chính trị khiêu khích tiểu xảo ấy ông có thể thi thố với bọn tầm thường ở dưới cờ mình như bọn Quan Vân Trường chẳng hạn, còn tay túc trí đa mưu như Tư Mã Ý, thì ông sẽ thất bại thảm thê. Vì khi nhận được bộ áo quần đàn bà kia, Tư Mã Ý đã cười ha hả nghĩ:

"Ông quan văn lắm mẹo ơi! Tôi biết quá rồi, quân lương ông sắp hết, tôi cứ cố thủ với ông mãi, để tới khi ông phải nhổ trại rút đi, lúc bấy giờ tôi mới mở trận truy kích ông."

Quả vậy, trận đó Khổng Minh đã thất bại hoàn toàn, như "Ngụy thư" có chép:

"Lượng lương tận thế cùng, ưu hoạn thổ huyết, nhất tịch thiên dinh độn tẩu, nhập Cốc đạo phát bệnh tốt".

Nghĩa là:

"Gia Cát Lượng thế cùng vì hết lương, lo âu đến thổ huyết, một buổi chiều tự đốt hết doanh trại bỏ trốn, vào Cốc đạo phát bệnh mà chết"

Cả sáu trận "Lục xuất Kỳ Sơn" ông đều vì hết lương thực mà thất bại, không biết đã vì lý do nào mà không khắc phục nỗi khuyết điểm lớn về chiến lược ấy?

LSB-DoUy-DaiTrieu
03-05-2003, 20:31
Thiết nghĩ khuyết điểm của Khổng Minh chẳng lẽ chỉ có bấy nhiêu? Theo Đô Úy hai khuyết điểm lớn khác Khổng Minh mắc phải ta xét đến là:

1) Thiếu chính sách đường lối xây dựng con người để tiếp tục sự nghiệp

Theo sử sách ghi nhận: Gia Cát Khổng Minh là người có biệt tài dùng người nhưng lại thiếu chính sách đào tạo dể không những cho mình mà còn là người thừa kế sự nghiệp lớn lao mà mình đang đeo đuổi.

Luôn mấy năm ông nắm trọn quyền bên Tây Thục. Các tướng dưới quyền Khổng Minh cả về mặt quân sự lẫn chính trị đều không có gì là trội hơn bên Ngô, Ngụy nếu không muốn nói là lép vế hơn, nên nội khi ông nằm xuống, bên Tây Thục thiếu tướng chỉ huy quân đội, như không biết trong cuốn sách nào có chép: "Thục Trung vô đại tướng, Liêu Hóa tác tiên phong".

Khổng Minh nằm xuống rồi, bên Tây Thục còn lại một mớ người tầm thường, bọn Dương Nghi, Tưởng Uyển, người có lòng thương vua mến chúa nhưng lại bất tài. Còn Khương Duy là người có ít nhiều khả năng quân sự, nhưng khi Khổng Minh còn, Khương Duy chỉ là người thi hành mệh lệnh, Khổng Minh không biết đào luyện cho Duy trở nên vị chỉ huy, chống chỏi thời cuộc. Sai lầm lần nữa, là đời mình lúc xuất Kỳ Sơn, đã không làm nên trò trống gì, tới khi nằm xuống Khổng Minh lại để di chúc cho Khương Duy thay mình làm câu chuyện "Cứu phạt Trung Nguyên". Hỏi sao mà cuối cùng TÂy Thục không thất bại nặng nề??

2) Thiếu tin tưởng ở người khác rồi đâm ra bao biện

Vai trò lãnh tụ giai cấp chỉ huy giỏi là người biết xét nguwòi giao việc đúng, chứ không phải bao biện việc gì cũng giữ lấy mà làm, hay không dám giao cho ai cả. Người lãnh tụ bao biện chỉ là thứ lãnh tụ tầm thường.

Đọc lịch sử xưa:
Một hôm Hán Văn Đế hỏi thừa tướng Chu Bột:
- Năm nay bộ Hình đã xử mấy vụ án? Và trong kho tàng hiện nay còn bao nhiêu tiền và bao nhiêu gạo thóc?
Chu Bột trả lời không được, lúc đó có Trần Bình ngồi bên cạnh trả lời hộ rằng:
- Việc đình án xin bệ hạ hỏi quan đình úy, việc tiền lúc xin bệ hạ hỏi quan thủ kho!
Văn Đế lại hỏi:
- Vậy quan thừa tướng làm gì?
Trần Bình đáp:
- Quan Thừa tướng giúp thiên tử trị thiên hạ bằng mọi việc nội trị và ngoại giao, yên nguy của sơn hà xã tắc. Quan thừa tướng không phải là người biên sổ và xem xét sổ sách hàng ngày.

Xuyên qua câu chuyện trên, ta thấy rằng: việc thân hành tự xem lấy sổ sách (Thân hiệu bộ thư) của Khổng Minh mà các cây bút phê bình Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa thường ca ngợi, phải chăng là một hành động "quân tử Tào" chứ không phải là tư cách của một lãnh tụ cả quân sự lẫn chính trị như Khổng Minh???!!!

LSB-RongLuaBacCuc
22-05-2003, 11:44
Tại hạ cũng xin đóng góp vài lời về Khổng Minh như sau:
Khổng Minh dẫu sao cũng chỉ là một con người bằng xương bằng thịt, nói ông ta không bao giờ phạm phải sai lầm là điều vô lý và quá tôn sùng nhân vật này, nhưng tại hạ không đồng tình với ý kiến của LSB-KiepThuyDu huynh ở chỗ...

ta thấy rằng, Khổng Minh không tin ở ông trời, mà ông chỉ tin vào sức người, nhất là con người của chính ông.

Tại hạ không dám quả quyết rằng Khổng Minh là người biết trước thời vận là người nhất mực tài giỏi trong thiên hạ bởi vì chúng ta đâu có sống ở thời kì đó, những gì chúng ta biết được cũng chỉ là qua các tài liệu lịch sử và chính bộ truyện Tam Quốc mà thôi. Trong bộ truyện Tam Quốc chắc hẳn huynh cũng từng đọc qua đoạn Lưu Bị 3 lần lên núi Kỳ Sơn mời Khổng Minh phò giúp. Lưu Bị phải lên núi những 3 lần không phải vì Khổng Minh kiêu ngạo mà vì Khổng Minh biết rằng số vận của nhà Hán đã hết dù cho cố níu kéo cũng không đem lại kết quả nào nhưng đến lần lên núi thứ 3 của Lưu Bị thì Khổng Minh đã quyết định xuống núi ấy là bởi vì ông cảm cái nghĩa trọng dụng nhân tài của Lưu Bị mà liều một phen chống lại mệnh trời vậy

Tại hạ thiết nghĩ đã là con người thì phải luôn biết tự tin vào chính bản thân mình. Tại hạ xin nhấn mạnh rằng tự tin và cố chấp là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn. Khổng Minh lại là thừa tướng của nước Thục trong tay cầm hàng vạn binh mã nếu ông không tự tin vào bản thân rằng ông có thể thay đổi thời vận do trời sắp đặt thì sao có thể thống lãnh đại binh

Tử Long
15-06-2003, 23:58
Các vị anh hùng viết nhiều quá, ai cung có cái đúng cả , Tl ko dám tranh cãi, nhưng có vị anh hhùng ma nan qua mỹ nhân làm Tl khó phục.

Trường hợp một:

...
khi ba anh em Lưu Bị tìm vào Thảo lư lần thứ ba. Nhân nhắc tới tên TƯ Mã Đức Tháo và Từ Nguyên TRực, Khổng Minh nói:

Đức Tháo, Nguyên TRực mới là những cao sĩ đa mưu, túc trí đời nay, còn Lương tôi chỉ là một nông phu nhỏ tuổi tầm thường. Sao tướng quân lại bỏ những viên ngọc tốt để đi tìm một viên sỏi tầm thường?

Nhún mình cácc hạ cũng ko cho, nếu KM nói "À, sứ quân tìm đúng người rồi đấy" thì các hạ sẽ nói thế nào về KM đây
Sau khi Phi dẫn hàng tướng Nghiêm Nhan về, Lưu Bị mừng rỡ nói với Khổng Minh:

- Trương Phi em tôi, nguyên là một người nóng nảy thiếu mưu cơ, thế mà từ khi được quân sư giáo dục nó đã tiến bộ nhiều trong việc dùng mưu kế.

Khổng Minh nói:

- Đâu phải vì Lượng tôi khéo giáo dục mà được! Đó là hồng phúc của Chúa công, và lòng trời muốn giúp cho xã tắc nhà Hán.

Thật là nực cười.
Hồng phúc là cái gì? Giữa hồng phúc của Lưu Bị và nhà Hán, ta không thấy có cái tương quan, hệ quả gì cả, sự tiến bộ của Trương phi trong việc áp dụng mưu trí. Đó chẳng qua là ông quan văn lắm mẹo họ Khổng tự nhún mình để tự đề cao mình một cách rất tinh vi cái mà danh từ thời đại bây giờ gọi đó là thủ đoạn ma giáo.

Thứ nhất, cái câu Lưu Bị nói gì gì đó về việc KM dạy dỗ TP quả thật từ trước tới giờ Tl đọc TQ ko biết bao nhiêu lần mà ko hề thấy 1 câu như vậy, các hạ liệu có cần phải thêm câu đo 1vào để nói KM là muốn đề cao chính ông hay ko?
Còn các chuyện như dạy mọi người hát, đọc thơ của mình, người ta có thích có thấy hay thì mới làm theo chứ. Việc họ hát hay đọc thơ của KM ko lẽ là chủ ý của KM sao, cac1 hạ dường như xuyên tạc KM hơi nhiều và trí tưởng tượng khá phong phú

Bệnh Quan Sách
10-12-2003, 01:52
Cái mà người đời sau thường nhắc đế nhất về khổng minh thứ nhất ông là một chình trị gia , thứ hai mới là nhà quân sự thiên tài ngoài ra còn nhiều cái nữa nhưng đa phần là tam sao thất bản huặc là hư cấu văn học , hãy đọc 10 đại thừa tương hay là khổng minh toàn tập hay dọc phân Gia cát thế gia của tư mã thiên , các bạn sẽ hiểu rõ hơn về nhân vật này , còn nói ra ở đây tôi cũng đồng ý với các bạn nhưngcũng còn có vài điều thấy đau mắt quá nói ra em rằng cái nhau mất
còn nhắn RL nhé ko phải là Khổng minh kiêu ngạo mà cũng ko phải là là vì ông muốn thử lòng thành của Lưu bị mà 3 lần ghé thảo lư của lưu bi thì chỉ có lâncuối là gặp đc chỉ là do tình cờ ông có nhà mà thôi ... nhận lời của lưu bị nhưng lúc đó ông cũng chưa thật tự tin vì đó mới chỉ là giai đoạn cuối của quá trình học tập mà thôi , nhưng nhờ đó mà chúng ta mới có cái để mạn đàm của ngày hôm nay, Rl nói ở đây là toàn nói về mảng hư cấu văn chương ko nói về đời thật của Khổng Minh

LSB-RongLuaBacCuc
10-12-2003, 08:30
...còn nhắn RL nhé ko phải là Khổng minh kiêu ngạo mà cũng ko phải là là vì ông muốn thử lòng thành của Lưu bị mà 3 lần ghé thảo lư của lưu bi thì chỉ có lâncuối là gặp đc chỉ là do tình cờ ông có nhà mà thôi ... nhận lời của lưu bị nhưng lúc đó ông cũng chưa thật tự tin vì đó mới chỉ là giai đoạn cuối của quá trình học tập mà thôi , nhưng nhờ đó mà chúng ta mới có cái để mạn đàm của ngày hôm nay, Rl nói ở đây là toàn nói về mảng hư cấu văn chương ko nói về đời thật của Khổng Minh
Nói như huynh đệ ở trên có nghĩa là cứ gặp mặt được Khổng Minh là có thể kéo ông ta về phò giúp cho mình vậy ?

Thứ nhất tại hạ chưa bao giờ nói là Khổng Minh kiêu ngạo, mà chỉ nói rằng Lưu Bị ba lần lên núi Kỳ Sơn mới có thể mời Khổng Minh về phò giúp.

Thứ hai như huynh đệ nói là tới lần thứ 3 Lưu Bị lên núi mới gặp Khổng Minh, cứ cho đó là sự thật đi chăng nữa thì thiết nghĩ một người trọng hiền tài, phất cờ theo danh nghĩa là con cháu hoàng tộc, có dòng dõi hoàng thất như Lưu Bị cũng khó có thể lôi kéo được một nhà chính trị gia lớn như Khổng Minh ngay lập tức, điều đó chẳng phải là quá dễ dàng sao ? tại hạ đồng ý với huynh đệ ở chỗ văn chương thì thường có hư cấu, nhưng hư cấu cũng phải có tính logic, hợp lý của nó.

LSB-LyQuy
20-03-2004, 07:39
Thực ra Khổng Minh là một người có tài về mưu lược và bói toán. Còn nhớ ông đã lợi dụng sương mù để đoạt lấy hàng vạn mũi tên của TT. Nếu nói Khổng Minh cso tài kêu mưa gọi gió thì không đúng. Chẳng qua ông biết trước được rằng vào ngày đó sẽ có gió đông nam lên cũng giả đò Chu Du mà lên đàn cầu phong thôi. Chuyện hô mưa gọi gió chỉ có trong Tây Du Ký chứ không thể có trong một người thường được. Các nhân vật trong TDK là nhưng nhân vật chỉ có trong tưởng tượng còn GCL là một nhân vật có thật. Đúng là nếu ông có tài hô mưa gọi gió thì cha con Tư Mã Ý đã chết rồi và lịch sử đã hoàn toàn khác hơn rất nhiều. GCL biết rằng số TT chưa chết, chính vì thế ông không dám làm sai ý trời. Ông cho Quan Công đứng đón TT ở hẻm Hoa Dung, một là ông biết giưa QC và TT có mối kết hảo khác với người khác, mặt khác ông cũng muốn cái tiếng nhân đạo của Quan Công được một lần nữa tăng lên thêm. Hận mỗ cả đời xem tam Quốc chỉ nhớ mãi câu nói của Khổng Minh khi ông bị ốm ngồi trên xe đẩy mà rằng:
"Từ nay ta không còn được ra trận đánh giặc nữa! Trời xanh thăm thẳm, hận này biết bao giờ nguôi...!"
Một câu nói vói những người khác thì chắc không có gì nhưng với Hận mỗ thì là một câu nói rất hay, rất tâm huyết và Hận mỗ thấy nó quả là hợp với mình nên nhớ mãi.
Nói tóm lại Khổng Minh là một bậc kỳ tài hiếm có trong lịch sử Trung Quốc. Hãy đọc các truyền thuyết về các trận đánh của ông: Thất cầm Mạnh Hoạch và Lục suất Kỳ Sơn" để biết them về ông nghen.

LSB-VanThang
20-04-2004, 07:44
Hận huynh đài!
Thất cầm Mạnh Hoạch thì còn có thể cho là Khổng Minh tài giỏi. Nhưng Lục xuất Kỳ Sơn thì KM đâu có làm nên trò trống gì?! Chỉ tổ tốn cơm tốn gạo, hao tổn sức lực. :D Nếu nói Khổng Minh giỏi thiên văn thì tại sao ông ta không đốt chết Tư Mã Ý trong hang Hồ Lô đi??? Chẳng qua KM tính sai nên khi đã sắp diệt được Tư Mã Ý (có ý nghĩa quyết định cho việc thâu tóm Ngụy quốc) trong hang Hồ Lô thì bị trời mưa. KM lại còn giả vờ nói câu "hành sự tại nhân thành sự tại thiên" nữa chứ! Cái ông KM này khi đoán đuợc gió Đông Nam trong trận Xích Bích thì cho đó là tài của mình, khi đoán sai ở hang Hồ Lô thì đổ cho trời. Tại hạ không phục KM ở điểm này.

LSB-ThuyDuong
25-06-2004, 16:58
Đây là bài cuối của TD ở Đông Tây Kim Cổ, không biết sau này có điều kiện vào đọc các bài mới không. Nhưng cũng xin mở ra 1 câu hỏi để các vị thảo luận:
Khổng Minh có những sai lầm trong dùng người không? Cụ thể là trong quan hệ với Ngụy Diên?
Ngụy Diên là 1 tướng tài, sức khỏe chẳng kém ngũ hổ tướng của Thục. Ngụy Diên trước là bộ hạ của Lưu Tôn ở Tương Dương, khi Lưu Bị lánh nạn chạy qua gọi Lưu Tôn mở cửa thành thì bị Tôn cho bắn tên xuống, Ngụy Diên chém tướng canh thành để mở cửa cho Lưu Bị nhưng ông này lại đi tiếp, Ngụy Diên- người có ý theo Lưu Bị từ lúc ấy phải lưu lạc sang Trường Sa theo Hàn Huyền.
Sau này khi Quang công đánh Trường Sa, so tài với Hoàng Trung. Hàn Huyền nghi 2 người thông đồng, lôi Hoàng Trung ra chém, thì chính Ngụy Diên giết Hàn Huyền, cứu Hoàng Trung, giúp Quan công lấy được Trường Sa. Công ấy không phải nhỏ!
Thế mà Khổng Minh lại đòi chém Ngụy Diên vì lý do phản chủ. Ai cũng biết Hàn Huyền chỉ là "chủ tạm" và cái tội "phản chủ" quá mơ hồ! Sau này khi Lưu Bị vào Xuyên, biết bao nhiêu người "phản chủ", nhưng KM có đòi chém ai đâu!
Theo Lưu Bị, Ngụy Diên rất gắng sức và rất trung thành nhưng không bao giờ được đề cao, đóng góp của Ngụy Diên cho Lưu Bị lớn hơn nhiều so với Mã Siêu chẳng hạn!
Khi Khổng Minh ra Kỳ Sơn lần 1, Ngụy Diên đề nghị xuất quân qua đường hang Tí Ngọ đánh thẳng đến Trường An. Nếu KM làm theo kế ấy thì xong việc rồi. Nhưng ông vốn không chịu tin tưởng Ngụy Diên nên đã không nghe theo.
Trước khi qua đời, KM đặt sẵn kế đề phòng Ngụy Diên làm phản. Có thực Ngụy Diên định làm phản không? Hay chỉ là tranh giành quyền lực với Dương Nghi, 1 kẻ rõ ràng không có tài bằng Diên mà lại được KM tín nhiệm cho nắm binh quyền. Sau này ta thấy Dương Nghi chả tử tế gì! Dương Nghi từng thổ lộ: "Khi thừa tướng vừa mới mất, giá ta đem toàn bộ quân sang hàng Ngụy".
Còn những lời huênh hoang bất phục của Ngụy Diên khi thấy Dương Nghi được nắm quyền thì không có tí gì gọi là "mưu phản" cả, đại ý: "Thừa tướng tuy mất còn có ta đây. Dương Nghi chỉ là chưởng sử làm sao nắm được binh quyền? Hắn chỉ nên rước ma về an táng còn để ta cầm quân đánh Ngụy!"
Cái kiêu ngạo thông thường của kẻ có tài, nhưng không hề có ý mưu phản.
Mong các vị thảo luận xem trong trường hợp cụ thể Ngụy Diên này, Khổng Minh có sai lầm hay là không?

bagiai
25-06-2004, 17:36
Có lẽ trong truyện Tam Quốc không ai được ca ngợi như Gia Cát Lượng (GCL). Ca ngợi đến mức quá đáng, biến GCL thành một nhân vật thần thoại có khả năng hô phong hoán vũ, chính việc ca ngợi quá này làm nhân vật này có vẻ như từ Phong Thần hay Chinh Đông Chinh Tây lạc sang, hơi lạc lõng so với "mặt bằng chung" của các nhân vật trong Tam Quốc, giá như GCL cũng được mô tả "người" như Tào Tháo với đủ thất tình lục dục của con người thì nhân vật này sẽ hay hơn nhiều. Nói về đóng góp vào tiến trình lịch sử, GCL, cứ theo diễn biến trong truyện, là người đề xướng nên thế chân vạc (tiếng là ông ta đoán trước, nhưng đọc tam quốc thì ai cũng thấy chẳng có GCL thế chân vạc đâu có thành nổi, ông ta thực ra mới là tác giả chính của chiến lược này, chẳng qua khi trình bày với Lưu BỊ phải nhún nhường theo đúng quy củ của một người đi làm bầy tôi mà thôi). Kết quả cuat thế chân vạc này là 70 năm tam quốc phân tranh, đầu rơi máu chảy. Nếu ông ta thực sự chẳng có chí làm quan, thích an hưởng thái bình thì thông minh như ông ta làm gì không biết Tào Tháo nam chinh thành công sẽ thống nhất được TQ, diệt hết các lực lượng cát cứ, như vậy dân đen đã có thể đỡ khổ bao nhiêu. Cho nên GCL cũng chỉ là người mang tâm nhập thê như ai, học thuyết chiến lược cũng đã sửa soạn sẵn sàng, ông ta chỉ chờ có một người như Lưu Bị để thi thố thôi. Đến đây có thể thấy GCL tài cũng chỉ đến "tam phân thiên hạ", chí cũng chỉ đến "gan óc lầy đất" với người, chẳng được chí lớn thống nhất thiên hạ như Tào Tháo hay nhà Tư Mã. Tài năng hạn chế của GCL đã khiến La Quán Trung cho dù muốn ca ngợi ông hết mức cũng phải thừa nhận sai lầm ấu trĩ của ông ta trong 6 chuyến ra Kỳ Sơn vô tích sự. Đại tướng Nguỵ Diên thẳng thắn nói lên phản đối thì bị ông ta chèn ép (bagiai cũng lấy làm lạ cho cách GCL đối xử với Nguỵ Diên, bao nhiêu người phản chủ cũ về với Lưu Bị thì được coi là " bỏ chỗ tối ra chỗ sáng", kể cả những kẻ rất cơ hội tiểu nhân như Mạnh Đạt, còn Nguỵ Diên thì ngay từ đầu đã bị ông ta "khoanh vùng" chỉ đợi cơ hội là chèn ép đủ điều, e rằng Tào Tháo, Tôn Quyền hay Tư Mã Ý chẳng ai đối xử với tướng tá thiếu độ lượng đến vậy), còn tay Mã Tốc chỉ "lý thuyết suông" là giỏi lại được tin dùng để đến nỗi gây ra thảm hoạ ở Nhai Đình. Rồi cả chuyện khi Lưu Bị muốn đánh Ngô báo thù, giá GCL đứng ra xin được cầm quân ra trận thay Bị thì hẳn không có trận thua thê thảm ở Hào Đình. GCL đã gặp phải những chướng ngại lớn hơn sức ông ta có thể kham nổi, nên cuối cùng La Quán Trung, dù rất ưu ái Lượng, cũng phải thừa nhận ông ta kiệt sức bất lực trước mộng lớn không thành, để đến mức suy sụp chết vì lao. Quả là kết thúc buồn. Giá như GCL thực sự tránh được "bả vinh hoa", ông ta có thể có cuộc đời nhàn hạ thanh thản hơn, mà trăm họ trung hoa cũng tránh được mấy chục năm trời binh lửa.

bagiai

LSB-LyQuy
25-06-2004, 18:16
Mong các vị thảo luận xem trong trường hợp cụ thể Ngụy Diên này, Khổng Minh có sai lầm hay là không?

Khi Quan Công đánh Trường Sa, Nguỵ Diên chém Hàn Huyền, cứu Hoàng Trung. Nhưng khi vào ra mắt Lưu Bị và Khổng Minh thì bị ngay Không Minh kêu lính lôi ra ngoài chém đầu với lý do: "Ăn lộc của chủ mà lại phản lại chủ đó là tội bất trung. Nương náu nhờ thành trì mà lại dâng thành đó là bất nghĩa". Ngoài ra Khổng Minh còn nói thấy sau gáy của Ngụy Diên có "phản cốt" sau này tất làm phản. Nói thật thì có khi chính Lưu Bị và Quan Vũ lúc ấy cũng chẳng biết cái mà được Khổng Minh gọi là "phản cốt" ấy nó là cái thứ gì. Nếu phân tích ra thì "cốt" nghĩa là xương, vậy là nếu người nào có cái xương như thế ở gáy thì sau tất làm phản chăng?
Không biết tại sao Khổng Minh ngay từ đầu đã có ác cảm với Ngụy Diên chứ đúng như lời Thuy Duong nói thì Ngụy Diên là một vị tướng có tài. Nếu nói về công trạng của Diên từ khi về với Lưu Bị cho đến khi bị Mã Đại chém chết thì còn nhiều gấp bội lần so với Mã Siêu - một trong ngũ hổ tướng của Lưu Bị.
Mã Siêu từ sau trận đánh với Trương Phi rồi về hàng Lưu Bị, được phong hổ tướng nhưng hầu như chẳng có một chút công lao gì cả. Đã thế còn chết trẻ. Như vậy việc mã Siêu được phong hổ tướng có phải vì Siêu giỏi hay vì Siêu là dõng dõi vương gia? Mà thực chất trong chuyện phong hổ tướng, lệnh phong thì của Lưu bị nhưng chủ yếu cũng do Khổng Minh bày đặt ra cả mà thôi. Trong suốt quá trình đánh trận, Khổng Minh liên tục sử dụng Ngụy Diên nhưng rất ít khi khen thưởng cho Diên mỗi khi Diên hoàn thành nhiệm vụ. Rất ít khi nghe theo lời Diên tuy rằng đó là những kế sách hay. Trong khi đó lại rất tin tưởng vào những người bất tài vô dụng. Nếu mọi người đã đọc Tam Quốc rồi sẽ nhớ đến chuyện Mã tốc ( vốn là em ruột của Mã Lương - mưu sỹ riêng của Quan Công). Khi Lưu tiên chủ hấp hối tại thành Bạch Đế, lúc đang dặn dò Khổng Minh thì bất chợt nhìn thấy Mã Tốc đứng trên phía đầu giường. Lưu tiên chủ kêu Mã Tốc ra ngoài rồi hỏi Khổng Minh rằng: "Theo thừa tướng thì Mã Tốc là con người thế nào?". Khổng Minh nói: " Mã Tốc là một vị tướng giỏi". Lưu Bị lắc đầu nói rằng: " Mã Tốc không phải là người có thể dùng vào việc lớn". Khổng Minh khi ấy gật gù vẻ nghe theo. Vậy nhưng đến khi sau này Mã Tốc làm mất thành Nhai Đình, hao binh tổn tướng. Khổng Minh chém Mã Tốc rồi mới khóc mà rằng: "Ta nhớ đến lời dặn của tiên chủ khi xưa....". Rõ ràng trong việc sử dụng người, Khổng Minh cũng không phải là người biết nhìn!
Khổng Minh là một người vốn có tài nhưng vẫn chỉ là một con người bình thường như bao con người khác. Vẫn có những sai lầm, vẫn có sự ghen ghét, đố kỵ...và chính cái sự không biết cách dùng người là nguyên nhân tại sao 6 lần xuất quân ra Kỳ Sơn đều thất bại.

Chu Vũ
26-06-2004, 08:10
Tại hạ đọc truyện , xem phim cũng đủ , nhưng không nhiều ý kiến về nhân vật Gia Cát Lượng . Đọc qua cũng biết La Quán Trung đã bỏ nhiều công sức cho GCL , nhào nặn , xây đắp cho nhân vật này toàn vẹn đến mức quá lý tưởng hoá . Nên tất yếu người đọc đều thích Gia Cát Lượng , vì ông biết dùng người , độ lượng , là bậc " tế thế chi tài " . . .

LSB-LyQuy
27-06-2004, 19:13
@Chu Vũ đã viết:
Tại hạ đọc truyện , xem phim cũng đủ , nhưng không nhiều ý kiến về nhân vật Gia Cát Lượng . Đọc qua cũng biết La Quán Trung đã bỏ nhiều công sức cho GCL , nhào nặn , xây đắp cho nhân vật này toàn vẹn đến mức quá lý tưởng hoá . Nên tất yếu người đọc đều thích Gia Cát Lượng , vì ông biết dùng người , độ lượng , là bậc " tế thế chi tài " . . .
Chu Vũ nói thế thì đúng là chưa dọc kỹ Tam Quốc thật rồi. Như Lý gia này đã nói rất nhiều ở bài trên, GCl vốn dĩ là một người tài giỏi mà cả Tào Tháo lẫn Tôn Quyền đều thèm muốn trong đám mưu sỹ của mình có một người như thế. Vậy nhưng thực sự con người GCl cũng luôn luôn có những sai lầm nhất định và khá quan trọng. Chính những sai lầm ấy mà cho dù đã rất cố gắng ông ta vẫn không thể thống nhất Trung Quóc để cứu lấy nhà Hán như mong ước của Lưu Bị truyền lại trước khi mất. Riêng viẹc bảy lần bắt rồi tha Mạch Hoạch đã cho thấy rõ GCL chỉ thích ra oai chứ không hề nghĩ đến chuyện tính mạng quân sỹ và công sức người dân bỏ ra. Tính mạng của quân sỹ ở đây là gì? Đó là cứ mỗi lần bắt rồi tha cho Mạnh Hoạch thì lại thêm ít nhất có vài trăm đến vài nghìn quân sỹ tử trận. Nếu GCl không mắc bệnh "sỹ", để những người lính ấy vào những trận đánh khác thì có hơn không? Còn công sức của người dân ở đây chính là cái công sức ngày ngày người dân bỏ ra ở ruộng cày, làm lên lúa ngô cho quân sỹ dùng để đánh giặc. Nhưng GCL đã quá phung phí vào một trận đánh quá ư là chẳng ra sao cả. ĐÓ mới chỉ là một trong nhiều cái mà Lý gia nói ra đây để mọi người hiểu rằng GCL không phải là một người giỏi nhất như ta tưởng.

Lái Lợn
28-06-2004, 16:55
Khịt, Khổng Minh cũng là người thôi, mà đã là thằng người thì thằng đíu nào chả có lỗi lầm, Không Minh cũng vậy như chuyện dùng thằng ku Mã Tốc để mất Nhai Đình rùi hì hục vác quân đánh Kỳ Sơn 7 lần vẫn là công cốc cũng là một sai lầm lớn của Gia Cát Lượng vậy

Còn về chuyện của Nguỵ Diên thì cũng có một khả năng cả Khổng Minh và Nguỵ Diên đều bị oan trong vụ này . Khi ND bị giết thì Không Minh cũng đi trước một bước , lúc chém đầu ND xong Dương Nghi nói là do Võ Hầu để lại nhưng nếu xét về khía cạnh quyền lực thì cũng có khả năng Dương Nghi mạo danh Võ Hầu giết ND để củng cố quyền lực loại trừ một kẻ có thể gây anh hưởng đến mình. Sẵn việc khi Không Minh định chém ND là một chuyện mọi người đều biết khi ND về hàng thì rất có thể xẩy ra khả năng Dương Nghi mới chính là người giết chết Nguỵ Diên chứ không phải Võ Hầu

Nguỵ Diên đi theo Lưu Bị lập nhiều công trạng điều này ai cũng công nhận duy có cái chết của ND người sau đổ lỗi hết cho Khổng Minh nhưng liệu có xẩy ra khả năng trên không ?

LSB-TruongThanh
28-06-2004, 18:58
Bác Lái Lợn nói chí phải. Khổng Minh tuy được coi là "thượng thông thiên văn", "hạ đạt địa lý" nhưng có lẽ ông còn thiếu cái "trung tri nhân sự". Có tài hô phong hoán vũ, mưu sâu kế hiểm nhưng chung qui thì ông vẫn là người. Người thì làm sao tránh được cái sai lầm?
Bàng Sĩ Nguyên tử trận do sự ganh tị nhỏ nhen, Quan Vân Trường bị bắt bởi tính tự cao, Tào Mạnh Đức chết vì lòng đa nghi. Những người được xem là hiền tài nói trên đều chết vì một thói xấu của mình. Riêng Gia Cát Khổng Minh thì bệnh chết, đó cũng là cái hay của ông chứ nhỉ? Nhân vật nào mà chẳng có khuyết điểm dù đó là đại anh hùng hay đại gian hùng. Nhân vô thập toàn

Lái Lợn
28-06-2004, 21:27
Riêng viẹc bảy lần bắt rồi tha Mạch Hoạch đã cho thấy rõ GCL chỉ thích ra oai chứ không hề nghĩ đến chuyện tính mạng quân sỹ và công sức người dân bỏ ra


Lý nhi nói vậy là sai rồi, Khổng Minh 7 lần thả Mạch Hoạch là kế lâu dài, đại trí đâu thể nói như Lý nhi được . Dân man di vốn tráo trở nếu Khổng Minh giết Mạnh Hoạch thì lại có 1 thằng ku khác lên thay , lại quấy rối đất Xuyên :D lại đánh đấm , lại người chết , giết Mạnh Hoạch là hạ sách , làm Mạnh Hoạnh sợ vãi cả hàng không dám làm phản mới là thượng sách. Nếu Mạch Hoạch thật sự quy hàng thì Khổng Minh có thể ăn no ngủ kỹ không phải lo bị man di quấy phá nữa, có phải sướng đời hơn không :P

Nếu giết Mạnh Hoạch thì đơn giản quá, Khổng Minh chẳng cần lao tâm khổ trí bày mưu tính kế như vậy đâu Lý nhi à :)) . Đó là đại kế mong Lý nhi đừng hiểu nhầm vậy để Không Minh chết từ đời tám hoánh nào rùi nghe Lý nhi nói lại chả ấm ức không nhói nhên nhời :))

LSB-LyQuy
29-06-2004, 07:46
Thế lái heo đệ đệ nghĩ sao về 6 lần ra Kỳ Sơn của KM? Hay là cũng là kế lâu dài cả đấy? Mạnh Hoạch 7 lần bị bắt rồi lại tha...rồi lại bắt....rồi lại tha...phù...mệt quá! Chứng tỏ đám "tọoc" này không đáng ngại như Lái nói đâu mà cần phải thuần phục chúng một cách quá như thế. Chúng nó rốt cục cũng chỉ là một lũ chó giữ nhà, cả đời bo bo ngồi một chõ chứ đâu có biết đánh đông dẹp bắc như mấy vị kia trong Tam Quốc. Tất nhiên "thất cầm Mạch Hoạch" là một thuyết nói lên sự tài giỏi của KM nhưng đó chỉ là cái lợi của riêng cá nhân KM còn về tính mạng của binh sỹ, hao tốn lương thực quả lá vô ích với một tên mọi rợ như mạnh Hoạch. Đáng lẽ ra nên để cái đó mà ra Kỳ Sơn thì hay hơn chăng?

LSB-MaiPhiLong
23-07-2004, 16:10
Khổng Minh cũng chỉ do La Quán Trung đề cao mà thôi,KM có tài nhưng không từ môt thủ đoạn nào để thành việc trân Xích Bich và Giáp Mây chính là hai trận tàn bạo nhất của ông ta

LSB-LyQuy
07-08-2004, 10:11
Khổng Minh cũng chỉ do La Quán Trung đề cao mà thôi,KM có tài nhưng không từ môt thủ đoạn nào để thành việc trân Xích Bich và Giáp Mây chính là hai trận tàn bạo nhất của ông ta
Muốn là một vị tướng giỏi. Muốn bình định được thiên hạ thì không thể không tàn bạo được Triệu Vân à. "Nhân từ là tự sát" mà đệ!

Thien Long Than Kiem
07-10-2004, 10:46
Thời Tam Quốc Diễn Nghĩa,nước Thục có một vị quân sư tài ba,nổi tiến là tiên đoán như thần,đó chính là Gia Cát Lượng,hay là Khổng Minh.Vậy tại sao ông lại có thể tiên đoán mọi việc như thần vậy,hay chỉ dựa vào việc ngắm trăng sao mà đoán vận mệnh.Nếu là như vậy thì cũng phải khâm phục ông,thời đó,chính những quân sư là người quyết định số mạng của cả một đoàn quân.Cũng chính vì thế mà Lưu Bị đã phải ba lần vời Khổng Minh về phò trợ đủ biết tài năng của ông như thế nào.Quân cơ diệu toán thật tài tình,dưới sự phò trợ của ông,nước thục bao phenm thoát khỏi sóng gió nguy hiểm,chiến thắng lừng lẫy nhiều trận lớn mà đến nay sử sách vẫn còn ghi lại.Những trận chiến oai hùng mà bi tráng đều dính dáng tới ông một phần,khả năng suy luận,óc phán đoán đã giúp ông trở thành một trụ cột vững chắc cho Lưu Bị.Có thể nói,Tam Quốc Diễn Nghĩa là thời có rất nhiều nhân tài,anh hùng mà chúng ta cần học tập và tôn thờ,tiêu biểu cho ý chí kiên cường,sự trung thành phò trợ tướng thật đáng kinh ngạc.Khổng Minh luôn là một con người mà chúng ta cần phải nói đến.

LSB-LyQuy
07-10-2004, 11:31
Chủ đề về Khổng Minh đã có từ trước. Lý gia nhập bài này với chủ đè cũ, TLTK tiếp tục vào bàn luận thêm cùng mọi người nha.

LSB-TruongThanh
08-10-2004, 07:09
Nếu đem Khổng Minh ra so với Tử Phòng thì tại hạ bắt Trương Lương phóng ăn tám. Hehe. Ông này biết ăn theo thế, ở theo thời hơn nhưng tham vọng (hay ước vọng?) thì thấp hơn Gia Cát. Nghĩ thấy càng giống cụ Trạng Trình
"Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao"
P/S: Chỉ xét về việc tri thiên mệnh, thấu tâm cơ chứ không bàn quân sự!

LSB-RongLuaBacCuc
08-10-2004, 18:15
Hận huynh đài!
Nếu nói Khổng Minh giỏi thiên văn thì tại sao ông ta không đốt chết Tư Mã Ý trong hang Hồ Lô đi??? Chẳng qua KM tính sai nên khi đã sắp diệt được Tư Mã Ý (có ý nghĩa quyết định cho việc thâu tóm Ngụy quốc) trong hang Hồ Lô thì bị trời mưa. KM lại còn giả vờ nói câu "hành sự tại nhân thành sự tại thiên" nữa chứ! Cái ông KM này khi đoán đuợc gió Đông Nam trong trận Xích Bích thì cho đó là tài của mình, khi đoán sai ở hang Hồ Lô thì đổ cho trời. Tại hạ không phục KM ở điểm này.Vạn huynh hẳn có nghe tới câu cơ hội lớn chỉ đến với ta một lần trong đời mà thôi, điều quan trọng là ta có nắm bắt được nó hay không ?
KM chắc hẳn cũng biết rằng trời sẽ mưa khi trận đánh ở hang Hồ Lô đến đoạn kết, song cơ hội để giết được Tư Mã Ý chỉ đến một lần đó chứ sau này chắc khó lòng có được cơ hội nào khác như thế nữa, bởi vậy ông mới quyết định đánh trận này với mục đích dù không diệt được Tư Mã Ý thì cũng làm cho quân Ngụy hao binh tổn tướng, ấy là chưa kể đến tư tưởng của quân Ngụy sau trận đấu đó sẽ hoang mang như thế nào ? Song đại sự không thành mặc dù kế hoạch đạt được 1/3 mục tiêu nhưng KM vẫn than Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên âu cũng là lẽ hợp lý. Cũng như khi chơi cờ tướng, nước chiếu tướng bắt xe đến trước mắt nhưng cuối cùng chỉ bắt được một con pháo thì chẳng phải là tiếc lắm sao ?
Khổng Minh có những sai lầm trong dùng người không? Cụ thể là trong quan hệ với Ngụy Diên?RL lại không nghĩ rằng đây là sai lầm của KM bởi thực chất con người Ngụy Diên như thế nào ?
Thực chất Ngụy Diên chỉ là kẻ gió thổi chiều nào ta xoay chiều nấy, phản Lưu Tôn không thành mới quay sang Hàn Huyền, bị Hàn Huyền - một con người hẹp hòi và luôn đa nghi có định kiến là kẻ phản chủ, mặc dù không bằng lòng nhưng phải bằng mặt vì dù sao Tây Xuyên cũng cần có một dũng tướng như Ngụy Diên, Diên nhận ra lòng dạ của Hàn Huyền như vậy cũng ấm ức nuôi chí phản bội từ lâu, nhân dịp họ Lưu đánh vào Tây Xuyên nên Ngụy Diên mới thực hiện được mộng bấy lâu. Sau này thấy nhà Thục suy tàn hắn lại tiếp tục nuôi chí làm phản để theo nhà Ngụy, cơ hội tốt nhất đã đến khi KM - cái gai trước mắt của hắn qua đời song Ngụy Diên đã mãi mãi không thể làm được điều ấy.

LSB-TruongThanh
09-10-2004, 17:50
Như đã đề cập ở trên, Khổng Minh tuy thượng thông thiên văn, hạ đạt địa lý nhưng trung chẳng tri nhân sự. Chuyện của Nguỵ Diên chưa rõ lắm, còn trường hợp Mã Tắc thì sao? Đã được Lưu Huyền Đức cảnh tỉnh nhưng Gia Cát vẫn bỏ ngoài tai! Có phải do quá ỷ tài, hay vì kém trí?

Gia Cát Khổng Minh không thức thời như Trương Tử Phòng. "Ngũ xuất Kỳ Sơn" biết là bất thành mà vẫn ngoan cố cãi mệnh trời

Vạn chưởng quản bất phục Ngọa Long than câu "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên". Tại hạ rất đồng tình. RL huynh dường như chỉ bước vòng quanh, chưa giải thích vấn đề chính yếu!

LSB-RongLuaBacCuc
09-10-2004, 20:36
Vạn chưởng quản bất phục Ngọa Long than câu "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên". Tại hạ rất đồng tình. RL huynh dường như chỉ bước vòng quanh, chưa giải thích vấn đề chính yếu!Trương Thanh huynh đệ hiểu vấn đề chính yếu ở đây là gì ?
Như đã đề cập ở trên, Khổng Minh tuy thượng thông thiên văn, hạ đạt địa lý nhưng trung chẳng tri nhân sự. Chuyện của Nguỵ Diên chưa rõ lắm, còn trường hợp Mã Tắc thì sao? Đã được Lưu Huyền Đức cảnh tỉnh nhưng Gia Cát vẫn bỏ ngoài tai! Có phải do quá ỷ tài, hay vì kém trí?Chuyện Mã Tốc tại hạ chẳng muốn bàn đến làm chi cho tốn giấy mực vì sao Trương huynh đệ biết không ? Mã Tốc vốn là kẻ bất tài vô dụng KM muốn gạt bỏ người này từ lâu song chẳng có cớ nào, âu chỉ có việc đưa Mã Tốc vào con đường chết là hợp lý, gạt lệ chém Mã Tốc xem ra cũng chỉ là vở kịch mà KM đã giàn dựng sẵn thôi.
Gia Cát Khổng Minh không thức thời như Trương Tử Phòng. "Ngũ xuất Kỳ Sơn" biết là bất thành mà vẫn ngoan cố cãi mệnh trời
Há chẳng phải KM biết hình thành thế chân vạc rồi thiên hạ vẫn về tay nhà Ngụy hay sao ? Lục xuất Kỳ Sơn cũng vậy dù biết không thể lấy được Kỳ Sơn nhưng KM vẫn trái với mệnh trời, người tài thường muốn đương đầu với thử thách, thử thách càng lớn, khó khăn càng nhiều thì đó lại chính là động lực thúc đẩy lớn nhất để ta chinh phục. Không xuất Kỳ Sơn mà cứ ru rú ở nhà như Tôn, Chu, Lục thì sẽ được thiên hạ ca ngợi là biết nhìn thời thế hay sao ? Như vậy có đúng là con người của KM hay không ?
Nếu nói Khổng Minh giỏi thiên văn thì tại sao ông ta không đốt chết Tư Mã Ý trong hang Hồ Lô đi???Nói như vậy thì cứ thông thiên văn, am địa lý thì có thể giết được Tư Mã Ý sao ? Kẻ sĩ tử thường có câu thiên thời, địa lợi, nhân hòa cả ba yếu tố ấy đủ cả thì đại sự mới thành. KM có địa lợi, có nhân hòa nhưng yếu tố quyết định là thiên thời lại không có. Trận đánh này có phần giống trận đại chiến Xích Bích chỉ khác ở chỗ là yếu tố thiên thời không có mà thôi.
Cái ông KM này khi đoán đuợc gió Đông Nam trong trận Xích Bích thì cho đó là tài của mình, khi đoán sai ở hang Hồ Lô thì đổ cho trời. Tại hạ không phục KM ở điểm này.Dựa vào đâu mà Vạn huynh lại cho rằng KM đoán rằng trận này sẽ không có mưa và dùng hỏa công là thượng sách ? Chi tiết nào trong Tam Quốc mà tại hạ chưa đọc qua chăng ? hay một tài liệu nào đó. Rất mong Vạn huynh post lên để huynh đệ LS cùng được thưởng thức. Cổ nhân thường có câu hô phong hoán vũ chứ tại hạ chẳng nghe thấy câu nào đại loại như xua mây đuổi mưa cả. Vấn đề này tại hạ cũng đã nói rất rõ ở bài trước nên chẳng cần trình bày nhiều làm gì.

P/S: Trương huynh đệ lần sau nên đọc kỹ bài viết xem người ta nói gì thì hãy nói chứ đừng kết luận về người khác vội vã như thế. Tại hạ rất mong được xem bài trả lời của huynh đệ.
LSB-RongLuaBacCuc

LSB-TruongThanh
09-10-2004, 20:59
Vấn đề chính yếu ở đây là gì à?
Vạn Thắng muốn chê Khổng Minh kém tài vì không lường được việc trời mưa khi đốt Tư Mã. Ấy vậy khi sự bất thành lại đổ cho thiên mệnh. Trong khi cầu gió nên chuyện thì dương dương tự đắc. Tức muốn bảo Khổng Minh chẳng phải tuyệt thế kỳ nhân như La Quán Trung thường ca tụng. Rồng Lửa huynh làm một lô sáo rỗng, trích câu, dẫn cú nhưng chẳng thấy giải thích gì thoả đáng cho vấn đề này. Thật tình tiểu đệ đây chẳng hiểu được! Hí hí

Khổng Minh dàn cảnh chém Mã Tắc? Chỉ vì chém một tiểu tướng bất tài mà bỏ cả đại sự? Đánh đi đánh lại cho đến chết vẫn chẳng nên chi. Thật là tài cao lắm.

Tôn, Chu, Lục! Chưa thấy ai chê Chu Công Cẩn và Lục Bá Ngôn cả. Họ Chu kém tài Khổng Minh nên thất bại, việc nhà binh vẫn thế. Còn Lục Tốn chẳng phải đã đánh cho nhà Thục thất kinh đấy sao?

Hô phong hoán vũ hay gọi gió cầu mưa gì cũng như nhau. Đem từng câu từng chữ mà bắt bí người khác. Há chẳng phải thường tình lắm ru? Viết nhầm và hiểu sai khác nhau nhiều mà

Tiểu đệ trước khi viết bài vẫn thường xem rõ ràng sau trước, hiếm chụp giựt bậy bạ lắm. Lời nói tuy chẳng đạo mạo đường hòang nhưng xem ra cũng có ít nhiều cốt khí, hí hí
Không hề có ý cự cãi gì với Rồng Lửa huynh, huynh đừng nộ khí xung thiên mà tổn hại tình cảm

P/S: Người lớn tuổi dễ nổi nóng khi tán hươn tán vượn với U20. Hehe

LSB-RongLuaBacCuc
10-10-2004, 08:20
Vấn đề chính yếu ở đây là gì à?
Vạn Thắng muốn chê Khổng Minh kém tài vì không lường được việc trời mưa khi đốt Tư Mã. Ấy vậy khi sự bất thành lại đổ cho thiên mệnh. Trong khi cầu gió nên chuyện thì dương dương tự đắc. Tức muốn bảo Khổng Minh chẳng phải tuyệt thế kỳ nhân như La Quán Trung thường ca tụng. Rồng Lửa huynh làm một lô sáo rỗng, trích câu, dẫn cú nhưng chẳng thấy giải thích gì thoả đáng cho vấn đề này. Thật tình tiểu đệ đây chẳng hiểu được! Hí hí
Tiểu đệ trước khi viết bài vẫn thường xem rõ ràng sau trước, hiếm chụp giựt bậy bạ lắm. Lời nói tuy chẳng đạo mạo đường hòang nhưng xem ra cũng có ít nhiều cốt khí, hí hí
Không hề có ý cự cãi gì với Rồng Lửa huynh, huynh đừng nộ khí xung thiên mà tổn hại tình cảm
P/S: Người lớn tuổi dễ nổi nóng khi tán hươn tán vượn với U20. HeheThỏa đáng hay không thì người đọc và người viết tự hiểu, tại hạ chỉ đưa ra khả năng hoàn toàn có thể xảy ra để chứng minh rằng KM không như Vạn huynh nghĩ. Trương huynh đệ nghĩ như thế nào mà lại cho rằng đó là một lô sáo rỗng, sáo rỗng hay không xin chẳng bàn đến làm chi kẻo lạc đề. Huynh đệ cũng lên tự hỏi là mình đang nộ khí xung thiên hay là tại hạ :D
Khổng Minh dàn cảnh chém Mã Tắc? Chỉ vì chém một tiểu tướng bất tài mà bỏ cả đại sự? Đánh đi đánh lại cho đến chết vẫn chẳng nên chi. Thật là tài cao lắm.Theo Trương huynh đệ thì cứ lắm binh quyền trong tay hô chém ai thì chém giết ai thì giết chắc là tiện lắm lắm :))
Tôn, Chu, Lục! Chưa thấy ai chê Chu Công Cẩn và Lục Bá Ngôn cả. Họ Chu kém tài Khổng Minh nên thất bại, việc nhà binh vẫn thế. Còn Lục Tốn chẳng phải đã đánh cho nhà Thục thất kinh đấy sao?Chẳng gặp gian nan thử thách như Công Cẩn thì đâu có biết đến thất bại, có thất bại mới có thành công. Không ai chê họ Chu bởi ông ta hoàn thiện đến mức chẳng có chiến tích lẫy lừng nào cả để có cái thất bại mà thiên hạ phải chê.
Còn Lục Tốn thì đáng nể thật khi làm cho nhà Thục thất kinh trong tư thế Bắc cự Tào Tháo, đông hòa Tôn Quyền ấy vậy mà cũng phải nhờ đến nhạc phụ của KM dẫn dắt qua cái gọi là Bát Quái Trận Đồ :=

Hô phong hoán vũ hay gọi gió cầu mưa gì cũng như nhau. Đem từng câu từng chữ mà bắt bí người khác. Há chẳng phải thường tình lắm ru? Viết nhầm và hiểu sai khác nhau nhiều màCâu này thì miễn bàn luận, huynh đệ viết mà tại hạ chẳng hiểu huynh đệ viết ra để làm gì, xin mời refresh lại bài trước :p

LSB-LyQuy
10-10-2004, 16:53
Không hiểu mấy vị đang bàn luận về cái tài của KM hay là mấy vị đang bàn luận về cái tài cửa nhau vậy hả? Rồng Lửa và Trương Thanh - một người là cựu trưởng nhóm ĐTKC, một người là quản lý đương nhiệm, ai cũng có sự hiểu biết của mình cả nên tốt nhất là hãy đi sâu vào chủ đề chính của nó chứ đừng có những câu mang ý nghĩa khích bác nhau như thế. Hy vọng tiếp tục phân tích về cái tài của Khổng Minh chứ không phải phân tích cái tài của nhau làm gì. OK!

LSB-TruongThanh
10-10-2004, 19:54
Hí hí, xin bó!
Khổng Minh dzách lầu. Hảo la, hảo la! Hé hé
Em luôn kính lão đắc thọ nhé. Anh Lý chớ nói em gây sự với Rồng Lửa huynh mà em mang tiếng hỗn láo
Thôi, ai bàn tiếp đi!
P/S: U20 vẫn chưa hòa đồng được vào "thế giới người lớn". Ha ha

Sử Tiến
12-10-2004, 08:00
Gia Cát Khổng Minh không thức thời như Trương Tử Phòng. "Ngũ xuất Kỳ Sơn" biết là bất thành mà vẫn ngoan cố cãi mệnh trời.

Trước tiên xin nói ngay rằng Chư Cát Khổng Minh và Trương Tử Phòng không ăn nhậu gì với nhau hết. Mục đích của Tử Phòng là báo thù cho chúa cũ. Sau khi Bá vương diệt vong, thiên hạ thu về một mối, bản thân ông có thể nhận lấy một chức vị ở lại giúp nhà Hán. Nhưng ông thấy Cao tổ là người chỉ có thể đồng cam cộng khổ chứ không thể chung hưởng vinh hoa, vì đó mà không do dự sải cánh hạc thẳng đường mây theo gót Phạm Thiếu Bá. Còn Khổng Minh mắc chứng gì phải rút lui? Nhờ có Ngọa Long mà Tây Thục có thể tranh phong cùng Đông Ngô và Bắc Ngụy, chiếm một vị trí đáng kể trong thế chân vạc. Vận nước được vững như bàn thạch hoàn toàn trông cậy vào một mình ông. Như vậy, "thức thời" bỏ đi quy ẩn là nghĩa làm sao? Vả chăng, Thục chúa chưa hề có thái độ bạc đãi ông, hay tỏ ra là một Hán Cao tổ thứ hai.

LSB-TruongThanh
12-10-2004, 08:27
Ối trời ơi, thấy Sử huynh vào mừng hết lớn, tưởng đâu bênh vực dùm ta ai dè lại đè tiếp. Hichic!
"Thức thời" mà đệ đề cập đây là việc khác, chứ có bảo Khổng Minh đi qui ẩn, qui tiên gì đâu. Gia Cát biết khó lòng thâu Ngụy mà vẫn tiến hoài, đánh mãi. Bằng như cứ giữ thế của mình thì chắc gì mất nước. Ấy là cái không thức thời vậy
Tuy hai ông này không dính dánh dây mơ rễ má chi nhau. Nhưng so cái cách xử thế, ứng biến của mỗi người cũng có thế nhận xét hơn kém........(đã nói ở trên, chỉ so chuyện đoán thiên mệnh, tri nhân tâm chứ chẳng bàn quân sự.....)
Lưu Bị hậu đãi Khổng Minh, còn Lưu Thiện ú ù thì lại không tin tưởng, nghe lời dèm pha của mấy bà hoạn riết không chừng cũng cho uống rượu thuốc luôn chứ chẳng chơi. Hé hé
P/S: Thôi, em nghỉ. Mòn hết chất xám rồi :=

Sử Tiến
12-10-2004, 09:24
Té ra huynh suy diễn lầm. Bỏ lỗi, bỏ lỗi!

Dẫu sao huynh thấy đệ so sánh Tử Phòng với Khổng Minh cũng có phần khập khiễng. Trương "thức thời" theo phò Bái công làm nên nghiệp cả. Chư Cát "không thức thời", theo phò Lưu Huyền Đức, cuối cùng mạng chung chốn sa trường. Nếu như ông chịu giúp rập cho Tào Mạnh Đức ắt cũng được mang tiếng "thức thời"?

Ngọa Long chịu ơn tri ngộ của họ Lưu rất nặng, dẫu biết khó lòng thâu Ngụy vẫn tiến binh xuất Kỳ Sơn. Chuyện này đâu phải ông không rõ. Lần cuối cùng Lưu Bị tới thảo lư cầu hiền, Khổng Minh đã đưa ra ba kế sách phân tách rạch ròi. Nói Chư Cát không thức thời thì hơi quá. Chẳng qua ông ta muốn đền đáp phần nào cái thái độ chiêu hiền đãi sĩ của Lưu.

PS. Sau khi Khổng Minh lìa trần, khối thịt bò A Đẩu mới đổ đốn ra đó chứ.

Bạch Tiểu Băng
29-10-2004, 08:18
Chà , bây giờ mới nghía thấy chủ đề này . Nói về Không Minh , ko ai phủ nhận ông là người có tài mưu lược chỉ huy quân đội và đặc biệt là rất trung thành với Lưu Bị , nhưng ngâm nghĩ thì thấy ông nhân vật có những lầm lỗi rất lớn :
1 Sai lầm về tư tưởng :Nhân vật Không Minh là một trí thức của thời đại , phân tích thời cuộc sắc sảo , nhưng lại đem thân ra phò Lưu Bị để khôi phục nhà Hán là một tư tưởng lỗi thời ." Chim khôn chọn cây mà đậu , người khôn chọn chúa mà thơ " . Khổng Minh chọn Lưu Bị để thờ có còn là bậc đại trí thức nữ hay không?
Nói tiếp về Lưu Bị , ông đã vì tư ý tư thù huy động lực lượng mở cuộc tấn công Đông Ngô-tức là chưa xứng đáng với tư cách của một vị chủ tướng , một minh quân , một nhà lãnh đạo tối cao của quốc gia . Xét nét cho kĩ thì rõ ràng Lưu Bị ko phải người có khả năng xây dựng đại nghiệp nmhà Hán , mặc dù nó đã lỗi thời . Trong hoàng tộc họ Lưu còn còn Lưu Chương Lưu Biểu có quyền thế mà cũng ko dám khỏi binh để khôi phục nhà Hán , huống hồ một anh họ Lưu , gia cảnh đấ sa sút phải làm nghề khâu giầy , dệt chiếu .
2 Sai lầm thứ 2 , sai lầm về việc sử dụng nhân tài :
Cất quân vào đánh Tây Xuyên Khổng Minh cử Bàng Thống đi cùng Lưu Bị , Bàng thống vì bị Trương Nhiệm bắn chết do đó KM vào Tây Xuyên cùng Lưu Bị . Việc Kinh Châu giao lại cho Quan Vân Trường , đây là một sai lầm lớn của KM về dùng người . QVT chỉ là một chiến tướng vũ dũng có thừa nhưng mưu trí và kiến thực chính trị chỉ ở mức trung bình . Khi QVT bị Đông Ngô sát hại , KM cũng đã nói : Quan công vì tính tình cương quá lại hay cậy mình khoẻ nên có cái vạ này . Đã biết vậy mà vẫn bố trí giữ Kinh Châu là nghĩa làm sao ?
Lại nói đến Mã Tốc . Rồng lửa huynh đệ nói :
Mã Tốc vốn là kẻ bất tài vô dụng KM muốn gạt bỏ người này từ lâu song chẳng có cớ nào, âu chỉ có việc đưa Mã Tốc vào con đường chết là hợp lý, gạt lệ chém Mã Tốc xem ra cũng chỉ là vở kịch mà KM đã giàn dựng sẵn thôi.

Nếu nghĩ rằng việc KM giao cho Mã Tốc giữ đường Nhai Đình con đường trọng yếu để vận tải lương thực cho quân Thục thì thật là sai lầm . Nhai Đình lọt vào tay quânNguỵ mất luôn cả thành Liệt Liễu , quân Thục chỉ còn đường rút quân . Bắc phạt lần đầu thất bại cũng vì thế . Nếu KM bày mưu hao binh tổn tướng như thế chỉ để có cớ chém Mã Tốc thì sao có thể coi KM là quân sư thiên tài được cơ chứ . Hơn nữa khi chém Mã Tốc , KM đã dâng biểu tự hạ chức mình , thiết nghĩ một đại trí thức nhưKM ko đời nào vì một Mã Tốc mà phá tan đại nghiệp . Chỉ có thể lí giải rằng KM thiếu thận trọng trong việc dùng người .
Thừa tướng Gia Cát Khổng Minh một vị quân sư của muôn đời đã ko giúp được tiên chủ hậu chủ xây dựng cơ đồ mà còn để đến tình trạng ko cứu vãn nổi .

LSB-Ngọc Diện Thư Sinh
29-10-2004, 12:37
Các huynh đệ thể hiện rất đúng các quan điểm của mình để bàn luận về Gia Cát Lượng Khổng Minh (GCLKM).Đệ rất muốn phát biểu ý kiến của mình nhưng không biết phải thêm vào như thế nào nữa. Nhưng theo đệ nghĩ rằng trên đời này không có ai là hoàn hảo cả ngay cả GCLKM cũng vậy thôi vì ông cũng chỉ là con người bằng xương bằng thịt chứ chẳng phải thần thánh chi do vậy ông cũng có những sai lầm của một con người nhưng dù ông có những sai lầm thì mọi người cũng không phủ nhận ông ta là bậc hiền tài, tài năng của ông ta được thể hiện qua nhiều khía cạnh (quân sự, thiên văn...). Và có một người đã nhận xét tài năng của GCLKM như sau: "trời đã sinh ra Du sao còn sinh ra Lượng" đó là câu nói của Chu Du một con người cũng có thể nói là tài năng trong Tam Quốc. Chỉ trong một câu nói đó nó đã thể hiện được sự tâm phục khẩu phục của Chu Du đối với GCLKM và câu nói đó cũng một phần đã nói lên được tài năng của GCLKM.

xin được sự chỉ giáo của các huynh đề về nhận xét này

Lý Thám Hoa
30-10-2004, 03:19
Nói như em Tiểu Băng thì đợi đến kết cục rồi hẵng đầu quân cho Tư Mã Ý thì mới đáng là sắc sảo, mới là đại trí tuệ? Vậy theo em thì phải thế nào mới được gọi là "tư tưởng hợp thời"?

Nên nhớ rằng tuy ẩn cư, nhưng với ngoại hiệu Ngọa Long, GCL là người cao ngạo bậc nhất, độc đoán bậc nhất. Với tính cách của người này thì Tào Tháo không bao giờ thu nhận. Tuy luôn nói là đến với Lưu Bị do họ Lưu nhân nghĩa, chính khí hơn người nhưng trong đó 1 phần là ngoài Lưu ra, GCL khó mà cộng tác với ai một cách hoàn hảo. Em có dám chắc là GCL không suy xét khi theo về với Lưu Bị ?

Vụ Mã Tốc, Quan Vũ ... chỉ là những tai nạn nhỏ buộc phải có trong 1 thế trận trùng điệp. Đáng nói ở đây là ngòi bút của La tiên sinh đã tô màu thần tiên lên chiếc áo Gia Cát Lượng, nào là hô phong hoán vũ, cầu đảo, ... cho nên làm độc gỉa hết sức hụt hẫng khi GCL vấp phải những thất bại.

Khách quan 1 chút đi ! Đem những thất bại của ông mà so với những chiến thắng oanh liệt xuyên suốt, không gọi là thiên tài thì là cái gì ?

Không những vậy, thời Tam quốc sở dĩ GCL được xem là thiên tài bậc nhất, vì nếu không có ông cũng chẳng có Tam Quốc, chẳng có thế chân vạc. Lưu Bị, Tào Tháo, anh em họ Tôn ... hay bất kỳ ai khác đều có thể chết đi mà không gây ảnh hưởng lớn trầm trọng đến quốc gia. Thế nhưng cái chết của GCL cũng đồng nghĩa với nhà Thục diệt vong! Khổng Minh còn thì Tam Quốc còn, như vậy có khác gì Tam Quốc và KM gắn liền thành 1 khối. Còn không đáng gọi là nhân vật số 1?

Bạch Tiểu Băng hình như thích những thiên tài kiểu Thánh Gíong thì phải. 1 mình 1 ngựa 1 thanh tre, đánh tan tác quân thù trong 1 trận rồi bay lên trời luôn. Khỏi có lôi thôi gì cả.

LSB-LyQuy
02-11-2004, 09:57
2 Sai lầm thứ 2 , sai lầm về việc sử dụng nhân tài :
Cất quân vào đánh Tây Xuyên Khổng Minh cử Bàng Thống đi cùng Lưu Bị , Bàng thống vì bị Trương Nhiệm bắn chết do đó KM vào Tây Xuyên cùng Lưu Bị . Việc Kinh Châu giao lại cho Quan Vân Trường , đây là một sai lầm lớn của KM về dùng người . QVT chỉ là một chiến tướng vũ dũng có thừa nhưng mưu trí và kiến thực chính trị chỉ ở mức trung bình . Khi QVT bị Đông Ngô sát hại , KM cũng đã nói : Quan công vì tính tình cương quá lại hay cậy mình khoẻ nên có cái vạ này . Đã biết vậy mà vẫn bố trí giữ Kinh Châu là nghĩa làm sao ?
Hận mỗ xin hỏi Bạch cô nương một câu thôi, mong cô nương chỉ giáo là nếu lúc đó Khổng Minh không giao Kinh Châu cho Quan Công thì có thể giao trọng trách đó cho ai được đây? Trương Phi chăng? Chắc cô nương đọc Tam Quốc rồi thì sẽ thấy Trương Phi đã vì rượu mà làm mất Từ Châu và hai chị dâu vào tay Lã Bố rồi chứ? Triệu Vân chăng? Điều này càng không ổn vì Triệu Vân chỉ quen làm tướng cận vệ chứ không biết đến chuyện giữ thành. Ngụy Diên à hay là Tôn Càn....???
Rất mong bạch cô nương chỉ giáo!

Bé_Bé_Bằng_Bông
02-11-2004, 10:19
Bé hỏi anh hận tình một câu thôi nà .Ai bảo anh là Triệu Vân không quen làm tướng chấn thành