PDA

View Full Version : Triều Lý - 216 Năm (1009_1225)


LSB-RongLuaBacCuc
13-03-2003, 09:56
[center:5e0dffcd1f]Triều Lý - 216 Năm[/center:5e0dffcd1f]
Mục Lục
Chiếu Dời Đô Của Vua Lý Thái Tổ
1. Vua Lý Thái Tổ
2. Vua Lý Thái Tông
3. Vua Lý Thánh Tông
4. Vua Lý Nhân Tông
5. Vua Lý Thần Tông
6. Vua Lý Anh Tông
7. Vua Lý Cao Tông
8. Vua Lý Huệ Tông
9. Lý Chiêu Hoàng

LSB-RongLuaBacCuc
30-03-2003, 20:41
[center:bbfad46c38]Quốc hiệu: ĐẠI VIỆT
Kinh đô: THĂNG LONG[/center:bbfad46c38]
[center:bbfad46c38]CHIẾU DỜI ĐÔ CỦA VUA LÝ THÁI TỔ[/center:bbfad46c38]
Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng của mình mà tự tiện chuyển dời ?Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài,phong tục phồn vinh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất lấy làm đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của vua Cao Vương ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi phải chịu cảnh thống khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ sao ?
LÝ THÁI TỔ - 1010

LSB-RongLuaBacCuc
01-04-2003, 08:38
[center:37f0e34c86]1. Vua Lý Thái Tổ[/center:37f0e34c86]
[center:37f0e34c86]Tên Huý: CÔNG UẨN[/center:37f0e34c86]
[center:37f0e34c86](974_1028)[/center:37f0e34c86]

Lý Thái Tổ là người hương Cổ Pháp (trước đó tên là Diên Uẩn) thuộc châu Cổ Pháp (nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Ông sinh năm Giáp Tuất niên hiệu Thái Bình nhà Đinh năm thứ 5. Mẹ ông là bà Phạm Thị. Tục truyền rằng bà Phạm Thị làm vãi ở chùa Thiên Tâm gặp người thần rồi mang thai sinh ra Lý Công Uẩn. Thiền sư Lý Vạn Hạnh lúc đó trụ trì tại chùa Thiên Tâm lên dư luận cho rằng Vạn Hạnh là cha đẻ của Lý Công Uẩn.
Thuở ấu thơ Công Uẩn được thiền sư Lý Khánh Văn, em trai của thiền sư Vạn Hạnh, trụ trì chùa Cổ Pháp nuôi dạy. Đến tuổi thiếu niên Công Uẩn được Vạn Hạnh đón lên chùa Thiên Tâm dạy dỗ. Lý Công Uẩn sớm thể hiện tư chất thông minh, vẻ người tuấn tú khác thường. Sử cũ ghi lại như sau: "Vạn Hạnh thấy khen rằng đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên, tất có thể giải quyết được mọi việc khó khăn, làm người tài giỏi trong thiên hạ"
Lý Công Uẩn là người khẳng khái, có sức khoẻ phi thường. Lúc vừa 20 tuổi, ông vào kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) làm quan võ cầm quân trong triều Tiền Lê. Khi vua Lê Trung Tông bị em trai là Long Đĩnh sai người lẻn vào cung giết chết để cướp ngôi, "bày tôi đều chạy trốn, duy chỉ có Điện tiền chỉ huy sứ là Lý Công Uẩn ôm xác mà khóc". Uy đức của Lý Công Uẩn cũng từ đó mà nổi như cồn đến nỗi Long Đĩnh là kẻ rất tàn bạo nhưng cũng phải vị nể vài phần, khen là người trung, cho làm Tứ sương quân, Phó chỉ huy sứ rồi thăng lên chức Tả Thân Vệ Điện Tiền Chỉ Huy Sứ.
Long Đĩnh không chỉ tàn bạo mà còn là kẻ vô cùng ác độc, y từng róc mía lên đầu sư...khiến lòng dân không còn hướng về nhà Tiền Lê nữa. Khi Long Đĩnh (Ngoạ Triều) qua đời, sử cũ ghi rằng chi hậu Đào Cam Mộc khuyên Lý Công Uẩn lên làm vua: "...Thân vệ là người khoan thứ, nhân từ, lòng người đều qui phục. Hiện nay trăm họ quẫn bách, không chịu nổi mệnh trên, Thân vệ nhân tình thế đó lấy ân đức mà vỗ về thì người ta tất đua nhau theo về như nước chảy chỗ trũng, ai có thể ngăn được."
Tuy vậy Công Uẩn không tự giành ngôi vua. Mãi đến khi "Việc cần kíp, sợ sinh biến" triều thần khanh sĩ họp lại suy tôn, dìu Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ lên chính điện lập làm Thiên tử, lên ngôi Hoàng đế năm 1009. Từ đó, triều Tiền Lê chấm dứt, triều Lý được thành lập, mở ra một kỷ nguyên mới cho nước nhà.
Sau khi lên ngôi vua, Lý Thái Tổ đại xá cho cả nước, xoá bỏ tù ngục kiện tụng, cho phép hễ ai có việc tranh giành, được đến tận triều đình mà tâu bày, nhà Vua sẽ thân ra phân xử. Tháng 2 năm Canh Tuất (1010), nhà Vua về thăm quê nhà Cổ Pháp, ban tiền lụa cho các bậc kỳ lão, yết lăng Thái Hậu và đo 10 dặm đất làm cấm địa thuộc Sơn Lăng (Thọ lăng Thiên Đức, nơi yên nghỉ của các vị vua triều Lý ngày nay).
Lý Thái Tổ rất coi trọng việc giữ yên đất nước. Năm 1011, nhà Vua thân chinh đi dẹp loạn, chấm dứt được sự chống đối của người Cử Long (Thanh Hoá). Năm 1013, nhà Vua lại cầm quân đi dẹp loạn Hà Trắc Tuấn châu mục châu Vị Long (Hà Tuyên). Năm 1020 Lý Thái Tổ đã phong cho Thái tử Lý Phật Mã là Khai Thiên Vương, giao cho cầm quân đi dẹp loạn các nơi và đi đánh giặc phía nam, đánh người Đại Nguyên Lịch trên đất Tống quấy nhiễu biên giới (1022)
Lý Thái Tổ còn là một Phật tử thuần thánh nên sau khi lên ngôi, nhà Vua hết sức coi trọng sự truyền bá Phật Giáo, xây dựng và tu sửa chùa chiền, nhiều công trình còn nổi tiếng đến ngày nay. Năm 1019, nhà vua đã sai sứ thần sang Trung Quốc thỉnh kinh đem về để tại kinh viện Đại Hưng.
Lý Thái Tổ làm vua được 19 năm (1009_1028). Người qua đời ở điện Long An thọ 55 tuổi, táng ở lăng Lòng Chảo trong Thọ lăng Thiên Đức hương Cổ Pháp, giữa rừng Báng bên dòng sông Tiêu Tương. Thần dân và triều đình thờ người ở đền Đô.

LSB-RongLuaBacCuc
01-04-2003, 10:31
[center:e1936a138f]2. Vua Lý Thái Tông[/center:e1936a138f]
[center:e1936a138f]Tên Huý: PHẬT MÃ[/center:e1936a138f]
[center:e1936a138f](1000_1054)[/center:e1936a138f]
Lý Thái Tông là con trai trưởng của Lý Thái Tổ và Hoàng hậu họ Lê tên hồi nhỏ là Đức Chính sinh ngày 26_6 năm Canh Tý, niên hiệu Ứng Thiên năm thứ 7, đời Lê, ở phủ Trường Yên. Ông được Lý Thái Tổ lập làm Đông Cung Thái Tử. Khi Lý Thái Tổ qua đời nhờ có Lê Phụng Hiểu trung dũng, đồng lòng cứu nạn phò tá đưa lên ngôi Hoàng đế. Ông ở ngôi được 26 năm thì qua đời (1054), táng ở Thọ Lăng Thiên Đức quê nhà.
Lý Thái Tông là người trầm mặc cơ trí, biết trước mọi việc, sùng mộ đạo Phật, gần gũi và thương yêu dân, rằng: "Việc đánh dẹp phương xa làm tổn hại đến công việc nhà nông. Thế mà có ngờ đâu, mùa đông năm naylại được mùa lớn. Nếu trăm họ đều no đủ thì trẫm còn lo gì thiếu thốn? Vậy, xá cho thiên hạ một nửa tiền thuế năm nay để an ủi nỗi khó nhọc lội suối, trèo đèo những ngày đi đánh giặc."
Một lần Lý Thái Tông cày ruộng ở Bố Hải, mọi người can rằng: "Đó là công việc của nhà nông, Bệ hạ cần gì phải làm."
Nhà vua trả lời: "Trẫm mà không chính mình cày ruộng thì lấy đâu có gạo làm tế phẩm để thờ cúng nhà tông miếu và lấy gì để nêu gương cho thiên hạ."
Lý Thái Tông lo việc nước, coi trọng từ việc nhỏ đến việc lớn. Năm 1040, phát triển nghề thủ công, tìm cách dệt lấy gấm không dùng gấm nhà Tống, cũng năm này lập trạm Hoài Viễn để làm chỗ trú ngụ cho khách nước ngoài, mở rộng quan hệ ngoại giao. Năm 1042, ông sai soạn định luật lệnh thành môn loại và điều mục để người xem dễ biết gọi là Hình Thư, phản ánh các thiết chế của chính quyền, đưa xã hội vào nền nếp, kỷ cương "Các quan phải luôn tự hỏi mình, sửa mình là quan của triều Lý. Dân phải luôn tự hỏi mình, sửa mình là dân của triều Lý".

LSB-RongLuaBacCuc
02-04-2003, 09:33
[center:f940fe296e]3. Vua Lý Thánh Tông[/center:f940fe296e]
[center:f940fe296e]Tên Huý: NHẬT TÔN[/center:f940fe296e]
[center:f940fe296e](1023_1072)[/center:f940fe296e]
Lý Thánh Tông là con trưởng của Lý Thái Tông và Thái Hậu Mai Kim Thiên. Ông được sinh ra ở cung Long Đức ngày 25_2 năm Quý Hợi. Năm Thiên Thành thứ nhất (1028) ông được phong làm Đông Cung Thái Tử. Khi Lý Thái Tông qua đời ông lên ngôi Hoàng đế, là vua thứ 3 của triều Lý.
Lý Thánh Tông khéo kế thừa sự nghiệp của Tiên đế. Năm 1054 đặt quốc hiệu là Đại Việt, có ý muốn ngang hàng với nước Đại Tống ở phương Bắc. Năm 1056 ông ban chiếu khuyến nông. Năm 1070 lập Văn Miếu, sai Hoàng tử tới học tập. Lý Thánh Tông đã đạt khoa bác sĩ, hậu lễ, dưỡng liêm, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ...Vua thực lòng thương dân, thương kẻ bị hình, vỗ về người xa, an ủi người gần, từ bi bác ái theo Phật Giáo. Năm 1071 Lý Thánh Tông du ngoạn vùng Phật Tích và ngự viết chữ PHẬT dài 1 trượng 6 thước (khoảng 5 mét), sai khắc vào đá để ở chùa Tiên Du.
Sách Việt sử lược đã ghi những lời nói ân đức của Vua Lý Thánh Tông. Gặp tiết đại hàn, nhà vua bảo các quan tả hữu rằng: "Trẫm ở trong thâm cung, sưởi lò than quế, mặc áo hổ cừu, thế mà khí lạnh còn ghê gớm đến thế. Huống gì những người bị giam cầm trong ngục, khổ sở vì gông cùm, ngay gian chưa định rõ, bụng không đủ cơm no, áo không kín thân thể, mỗi khi gặp cơn gió bấc thổi, há chẳng phải vô tội mà chết oan ư ? Trẫm rất lấy làm thương xót. Vậy hạ lệnh hữu ty phát chăn chiếu và mỗi ngày hai bữa cơm cho họ".
Lý Thánh Tông có bà phi rất đảm đang là Lê Thị Yến. Chuyện kể rằng: Khi nhà vua 40 tuổi vẫn chưa có con trai nên đã đi khắp các chùa để cầu tự. Trong chuyến về cầu tự ở chùa Dâu, nhà vua gặp bà Lê Thị Yến đứng tựa cây lan liền đưa về cung, phong làm Ỷ Lan phu nhân. Năm 1066, Lý Thánh Tông phong Ỷ Lan làm Thần phi. Nguyên phi Ỷ Lan đã từng hai lần nhiếp chính, giúp chồng và con cai quản đất nước rất xuất sắc. Năm 1069, khi Lý Thánh Tông đi đánh giặc phương Nam, Ỷ Lan nội trị vững vàng, cổ vũ cho nhà vua đánh thắng ở trận tiền, Ỷ Lan từng lưu ý nhà vua về việc bảo vệ trâu bò, cùng vua dạy các cung nữ trong triều dệt gấm...

LSB-RongLuaBacCuc
02-04-2003, 10:11
[center:af998bae94]4. Vua Lý Nhân Tông[/center:af998bae94]
[center:af998bae94]Tên Huý: CÀN ĐỨC[/center:af998bae94]
[center:af998bae94](1066_1128)[/center:af998bae94]
Lý Nhân Tông là con trưởng của Lý Thánh Tông và Thái Hậu Linh Nhân - Nguyên phi Ỷ Lan. Vua Lý Nhân Tông sinh ngày 25_1 năm Bính Ngọ, ngay ngày hôm sau được lập làm Hoàng Thái Tử. Khi Lý Thánh Tông qua đời ông lên ngôi Hoàng Đế, là vua thứ tư của triều Lý, ở ngôi được 56 năm thì qua đời ở điện Vĩnh Quang, thọ 62 tuổi, táng ở Thọ lăng Thiên Đức hương Cổ Pháp quê nhà.
Sử cũ ghi chép rằng: "Lý Nhân Tông trán dô, mặt rồng, tay dài quá gối, sáng suốt thần võ, trí tuệ hiếu nhân, nước lớn sợ, nước nhỏ mến, thần giúp người theo, thông âm luật, chế âm nhạc, dân được giàu đông, đất nước thái bình, xứng là vua giỏi của triều Lý"
Thời Lý Nhân Tông, triều đình rất coi trọng việc rèn đúc nhân tài cho đất nước. Năm 1075, tổ chức thi Minh Kinh bác học và thi nho học, về sau còn có thi chữ viết, làm tính và hình luật. Tại khoa thi đầu tiên Lê Văn Thịnh được coi là "Trạng nguyên khai khoa" của cả nước và được vào cung hầu vua học. Năm 1076, nhà Vua cho lập Quốc Tử Giám, đào tạo nhân sĩ trong cả nước, lấy người có tài văn võ chia đi cai quản quân dân.
Trong buổi đầu của thời kỳ độc lập, nhà Lý đã phải kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống và đã chiến thắng vẻ vang (1075_1077). Dưới sự chỉ huy của Thái uý Lý Thường Kiệt, để ngăn chặn âm mưu xâm lược đã được sắp xếp từ lâu của nhà Tống, quân ta đã chủ động tiến công trước để tự vệ tích cực; đánh chiếm Khâm Châu, Ung Châu, Liêm Châu. Khi mục tiêu của cuộc tập kích đã hoàn thành, quân ta nhanh chóng rút về nước. Trong lúc vua tôi nhà Tống đang bàn bạc cách đối phó và chưa kịp điều đại quân xuống phía Nam, quân ta đã xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt và bố trí kếa hoạch kháng chiến. Cuối năm 1076, quân Tống chia làm nhiều ngả tiến công xâm lược nước ta. Nhưng ngay trong mùa xuân năm 1077, lực lượng 10 vạn quân, 20 vạn phu...của chúng bị đánh tan tành. Việt sử lược đã ghi lại rằng: "Quân Tống 10 phần chết hết 5_6. Số còn lại rút chạy về nước...". Từ đó về sau, trong khoảng 200 năm, nước ta không bị phong kiến phương Bắc xâm lược. Trong khí thế vươn lên của cả nước, Thái Uý Lý Thường Kiệt đã viết bài thơ "NAM QUỐC SƠN HÀ" bât hủ.
Trong cuộc kháng chiến anh dũng này đã có biết bao gương yêu nước ngời sáng. Hoàng tử Hoằng Chân và Hoàng tử Chiêu Văn đã ra trận, chiến đấu kiên cường, anh dũng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc.
Lý Nhân Tông vừa kiên quyết vừa khéo léo bảo vệ Tổ quốc. Nhà vua đã viết biểu đòi nhà Tống trả lại đất Vật Dương và Vật Ác, gồm 2 động và tám huyện bị bọn đầu mục thổ dân làm phản dâng cho nhà Tống. Vua Tống đã phải hoàn trả đất ấy cho Đại Việt.
Lý Nhân Tông cũng như các bậc tiên đế, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo. Trước khi qua đời đã có di chiếu dặn rằng: "Ta đã ít đức, không lấy gì làm cho trăm họ được yên, đến khi chết đi, lại để cho thần dân mình mặc xô gai, sớm tối khóc lóc, giảm ăn uống, tuyệt cúng tế, làm cho lỗi ta thêm lặng...Việc tang thì sau 3 ngày bỏ áo trở, nên thôi thương khóc, việc chôn cất phải kiệm ước, không xây lăng mộ riêng, nên chôn ngay bên cạnh tiên đế..."

LSB-RongLuaBacCuc
04-04-2003, 07:48
[center:0592dab3ad]5. Vua Lý Thần Tông[/center:0592dab3ad]
[center:0592dab3ad]Tên Huý: DƯƠNG HOÁN[/center:0592dab3ad]
[center:0592dab3ad](1116_1138)[/center:0592dab3ad]
Lý Thần Tông là cháu gọi Lý Thánh Tông bằng ông, gọi Lý Nhân Tông bằng bác, con của Sùng Hiền Hầu và phu nhân họ Đỗ. Khi mới 2 tuổi ông đã được nuôi trong cung, lập làm Hoàng Thái Tử. Khi Lý Nhân Tông qua đời, ông lên ngôi vua, là vua thứ 5 của triều Lý, ở ngôi được 10 năm (1128_1138). Lý Thần Tông qua đời ở điện Vĩnh Quang ngày 26_9 năm Mậu Ngọ, thọ 23 tuổi, táng ở Thọ lăng Thiên Đức hương Cổ Pháp quê nhà.
Sử cũ ghi chép rằng: "Lý Thần Tông khi mới lên ngôi còn trẻ dại, khi lớn lên tư chất thông minh, độ lượng nên sửa sang chính trị, dùng người hiền tài, thuỷ chung đều chính, nhiệm nhặt khúc nhôi không gì sai lệch."
Khi các quan dâng tôn hiệu là Thuận Thiên Quảng Vận Khâm Minh Nhân Hiếu Hoàng Đế", Vua bảo các quan rằng:
- Trẫm còn trẻ thơ, nối nghiệp lớn của Tiên Thánh mà thiên hạ yên tĩnh, trong cõi sợ uy, đều là nhờ sức của các khanh. Các khanh nên cẩn thận chức vụ, chớ có lười biếng, để giúp Trẫm những chỗ còn thiếu sót...
Năm Thiên Chương Bảo Tự thứ tư (1136), Lý Thần Tông mắc bệnh nặng. Được Thiền sư Nguyễn Minh Không chữa khỏi, nhà vua liền phong cho chức Quốc Sư và sắc lập chùa Linh Cảm

LSB-RongLuaBacCuc
07-04-2003, 21:05
[center:30efe6b5b4]6. Vua Lý Anh Tông[/center:30efe6b5b4]
[center:30efe6b5b4]Tên Huý: THIÊN TỘ[/center:30efe6b5b4]
[center:30efe6b5b4](1136_1175)[/center:30efe6b5b4]
Lý Anh Tông là con đích trưởng của Lý Thần Tông và Hoàng hậu họ Lê sinh vào tháng tư năm Bính Thìn (1136). Tháng 9 năm Mậu Ngọ (1138) được lập làm Hoàng Thái Tử. Khi Lý Thần Tông qua đời, ông lên ngôi báu và ở ngôi được 37 năm. Lý Anh Tông qua đời ở điện Thuỵ Quang ngày 5_7 năm Ất Tỵ, thọ 40 tuổi và được táng ở Thọ lăng Thiên Đức hương Cổ Pháp quê nhà.
Lý Anh Tông hai lần ra hải đảo vẽ bản đồ Tổ Quốc, đã cho người lập thương cảng Vân Đồn vào năm 1149 để buôn bán, trao đổi sản vật với nước ngoài.
Long Xưởng là con trai trưởng của Lý Anh Tông nhưng do pham lỗi nên bị tước quyền Thái Tử và người kế vị là Long Trát_con thứ 6. Trước lúc qua đời Lý Anh Tông dặn Thái Tử rằng: "Nước ta non sông gấm vóc, nhân tài tuấn kiệt, đất nước anh linh, châu ngọc bảo bối, không cái gì không có. Nước khác không thể nào bì được. Con hãy nên giữ nước cho cẩn thận."
Lý Anh Tông còn là cha đẻ của Hoàng Tử Lý Long Tường, người mà sau ngày vương triều chuyển sang đời Trần (1126) đã cùng đoàn thuỷ chiến dời Tổ Quốc đến nước Cao Ly (nay là Triều Tiên) cư trú. Việc ra đi này là để làm được cái trí của 3 người nhân (Vi Tử, Ti Can, Cơ Tử) giữ lấy việc thờ cúng, giữ lấy dòng giống. Ở Cao Ly, Lý Long Tường đã làm nên việc lớn (xây đài Vọng quốc, mở trường dạy học,tổ chức quân đội đánh thắng quân xâm lược Mông Cổ...) được vua Cao Ly rất khen ngợi phong làm tướng, lập cho 1 làng riêng, có đền thờ, lại ghi tặng 3 chữ "HIẾU TỬ NGHĨA" (Nghĩa là làng người con họ Lý có hiếu)

LSB-RongLuaBacCuc
09-04-2003, 08:59
[center:1628f54995]7. Vua Lý Cao Tông[/center:1628f54995]
[center:1628f54995]Tên Húy: LONG TRÁT[/center:1628f54995]
[center:1628f54995](1173_1210)[/center:1628f54995]
Lý Cao Tông còn có tên là Long Cán, ông là anh trai của hoàng tử Lý Long Tường và là con thứ sáu của Lý Anh Tông với Hoàng hậu họ Đỗ (Tên Húy là Thụy Châu). Lý Cao Tông sinh ngày 25_5 năm Quí Tỵ (1173), năm Thiên Cảm Chí Bảo thứ 2 (1175) được sắc lập làm Hoàng Thái Tử. Khi Lý Anh Tông qua đời thì Lý Cao Tông lên ngôi báu, là vua thứ 7 của triều Lý, ở ngôi được 35 năm (1175_1210). Lý Cao Tông qua đời ngày 28_10 năm Canh ngọ (1210), táng ở Thọ lăng Thiên Đức.
Thời Lý Cao Tông cơ nghiệp nhà Lý đã suy yếu. Vua thấy được trách nhiệm của mình, đã viết Chiếu hối lỗi mưu việc canh tân cùng thần dân rằng: "...Trẫm còn bé đã phải gánh vác việc lớn, ở trong cửu trùng sâu thẳm không biết nỗi khó nhọc của đời sống muôn dân, lại nghe lời bọn tiểu nhân mà gây oán với người dưới. Dân đã oán thán thì trẫm còn biết dựa vào ai ? Nay trẫm sẽ sửa lỗi lầm, cùng trăm họ bắt đầu canh tân. Ai có ruộng đất, sản nghiệp bị sung công sẽ được hoàn lại."

LSB-RongLuaBacCuc
09-04-2003, 09:14
[center:32696fb1ea]8. Vua Lý Huệ Tông[/center:32696fb1ea]
[center:32696fb1ea]Tên Húy: HẠO SẢM[/center:32696fb1ea]
[center:32696fb1ea](1194_1226)[/center:32696fb1ea]
Lý Huệ Tông là con trưởng của Vua Lý Cao Tông và Hoàng hậu họ Đàm, Ông sinh vào tháng 7 năm Giáp Dần (1194). Năm Mậu Thìn (1208) được sắc lập làm Hoàng Thái Tử. Khi Lý Cao Tông qua đời, Lý Huệ Tông lên ngôi và được xem là ông vua cuối cùng của triều Lý, ông ở ngôi được 14 năm (1210_1224). Lý Huệ Tông qua đời ngày 20_12 năm Bính Tuất (1226), thọ 33 tuổi và được táng ở Thọ lăng Thiên Đức.
Lý Huệ Tông không có con trai mà chỉ có 2 người con gái là Lý Thuận Thiên và Lý Phật Kim. Năm 1224, chán ngán cảnh làm vua, Lý Huệ Tông truyền ngôi cho con gái thứ là Công chúa Phật Kim tức Lý Chiêu Hoàng, rồi xuất gia ở chùa Chân Giáo xưng là Huệ Quang đại sư.
Thời Lý Huệ Tông, cơ nghiệp nhà Lý ngày càng suy tàn, rồi chính thức sụp đổ khi Công chúa Phật Kim được truyền giữ ngôi báu.

LSB-RongLuaBacCuc
09-04-2003, 09:40
[center:b45e197c2c]9. Lý Chiêu Hoàng[/center:b45e197c2c]
[center:b45e197c2c]Tên Húy: PHẬT KIM[/center:b45e197c2c]
[center:b45e197c2c](1217_1278)[/center:b45e197c2c]
Lý Chiêu Hoàng lúc đầu có tên húy là Phật Kim nhưng sau đó đổi thành Thiên Hinh, bà là con gái thứ của Lý Huệ Tông và Hoàng hậu Trần Thị Dung, bà được lập làm Hoàng Thái Tử và lên ngôi năm Giáp Thân (1224) khi đó mới 7 tuổi.
Lúc bấy giờ họ Trần đã nắm giữ mọi chức vụ trọng yếu trong triều. Ngày 10_1_1226, do sự bố trí của Trần Thủ Độ (Người cầm đầu thế lực họ Trần lúc đó) Lý Chiêu Hoàng tuyên bố nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Từ đây, triều đại nhà Lý phải dời khỏi vũ đài chính trị để nhường chỗ cho một vương triều mới_Triều Trần. Lý Chiêu Hoàng trở thành Hoàng hậu Chiêu Thánh.
Năm 19 tuổi, do việc Trần Thái Tông (tức Trần Cảnh) lấy chị dâu là Lý Thuận Thiên (trước đó là vợ của Trần Liễu_Chị ruột của Lý Chiêu Hoàng_đang có thai) laapj làm Hoàng Hậu, Lý Chiêu Hoàng phải dời bỏ ngôi vị Hoàng hậu nhà Trần và triều đình. Năm 1258 bà lấy Lê Tần (tức thủ lĩnh Lê Phụ Trần_một người đã từng có công lớn trong cuộc chiến đấu chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông). Họ sống với nhau hạnh phúc, sinh được hai người con, một trai, một gái.
Truyền rằng: Năm Mậu Dần (1278), Lý Chiêu Hoàng về thăm cố hương Cổ Pháp, giỗ Tổ. Ngày 23_9 năm đó bà qua đời, thọ 62 tuổi, được táng ở bìa rừng Báng, phía tây Thọ lăng Thiên Đức. Ngay gần lăng mộ của Lý Chiêu Hoàng từ xưa nhân dân đã xây dựng đền Rồng để thờ bà.

Topic này được rút ra từ một số tài liệu "Đại Việt sử ký toàn thư", "Việt sử lược", "Biên niên sử Việt Nam", "Lịch sử Việt Nam toàn tập" và đặc biệt là cuốn "Tóm tắt lịch sử triều Lý"