PDA

View Full Version : Nguyễn Huệ (repost)


LSB-DoUy-DaiTrieu
09-03-2003, 16:43
[center:7f2ecd059c]QUANG TRUNG (Nguyễn Huệ)[/center:7f2ecd059c]
(1752-1792)

Nguyen Hue was born in 1752 in Tay Son village, Nghia Binh province. He was the second eldest of three brothers Nguyen Nhac, Nguyen Hue, and Nguyen Lu. In 1770s, the brothers, led by the eldest Nguyen Nhac, revolted against the rule of the Nguyen Lords, who controlled the southern provinces of Vietnam in the name of the Later Le Dynasty. In 1785, the Tay Son brothers seized the Nguyen capital of Saigon and began to move against the Trinh Lords, who controlled the North.

Nguyen Hue was endowed with both political wisdom and military genius. At first, Nguyen Hue kept his campaign slogan "Restore the Le, destroy the Trinh" (Pho Le, diet Trinh) and recognized the legitimacy of King Le Hien Tong, who had resigned since 1740. In return, the King let Nguyen Hue married his daughter Le Ngoc Han. When Le Hien Tong died in 1786, the throne passed to his grandson Le Chien Tong, who called on Chinese assistance to restore the power of the Le Dynasty and remove the influence of the Tay Son. When Chinese troops entered Vietnam in late 1788 and occupied the capital of Thang Long, Nguyen Hue declared himself emperor Quang Trung and launched an attack to the North. Nguyen Hue seized the imperial capital of Thang Long in July 1786. In only seven days, he defeated a force of 200,000 Chinese, twice the size of his own army. The invasion succeeded and the Chinese forces treated across the border. After the victory, King Quang Trung set his capital at Phu Xuan (modern-day Hue) and offered tribute to China. He also moved vigorously to strengthen the state, reorganizing the military, promoting land reform, and stimulating trade relations with the West. To promote a sense of national independence, King Quang Trung significantly replaced the Chinese Han with Nnd declared it is the official language at court. But he died suddenly in 1792 at age 39, and was succeeded by his ten-year old son, Canh Thinh. The young emperor was unable to prevent the outbreak of internal dissention within the regime, and was overthrown in 1802.

LSB-anhhungluongson
13-03-2003, 21:36
(Trích đoạn từ báo)

[center:5dee89f1a1]Bí ẩn về lăng mộ và cái chết của vua Quang Trung[/center:5dee89f1a1]
Cái chết của Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ mãi mãi để lại những nghi vấn cho hậu thệ Ðó là cái chết đột ngột, bất ngờ, không bình thường, khi ông mới ở tuổi 40 và đang sung sức.
Sách Ðại Nam chính biên liệt truyện (Quốc Sử quán triều Nguyễn ) chép: “Huệ trong lúc lấy kinh đô Phú Xuân có mạo phạm vào lăng tẩm Liệt thánh. Một ngày kia, đương ngồi, thình lình bắt đầu xây xẩm rồi ngã ra hôn mê.
Mơ màng thấy một lão trượng đầu bạc áo trắng, cầm gậy sắt từ không trung đi đến, mắng rằng: “Ông cha mày đều sinh ở đất vua, mày sao dám mạo phạm vào lăng tẩm?” Nói dứt lời liền lấy gậy sắt đánh nơi trán Huệ. Huệ Ngã xuống bất tỉnh, hồi lâu mới tỉnh lại. Từ ấy bệnh càng ngày càng nặng.”
Gạt bỏ phần hoang đường do các sử gia nhà Nguyễn bịa ra để đề cao triều Nguyễn, ta có thể thấy rõ cốt lõi sự thật về cái chết của Hoàng đế Quang Trung. Ðó là: ông đang ngồi làm việc thì bất thình lình bị xây xẩm mặt mày rồi ngã ra hôn mê, một hồi lâu được cấp cứu mới tỉnh lại. Sau đó, bệnh càng ngày càng nặng.
Xét triệu chứng của hiện tượng trên, ta có thể suy đoán Nguyễn Huệ bị bệnh cao huyết áp do làm việc qúa căng thẳng, suy nghĩ nhiều, dẫn đến tai biến mạch máu não. Ðối với căn bệnh này, trình độ y học thời bấy giờ đành phải bó tay, dù triều đình có các lương y tài giỏi bên cạnh như Nguyễn Gia Phan, Nguyễn Hoành (còn với nền y học của thời đại chúng ta, bệnh này nếu có thể cứu sống được cũng để lại dị chứng nặng nề cho người bệnh như ngớ ngẩn, mất trí nhớ, liệt nửa người). Tóm lại, đây là một căn bệnh hiểm nghèo ngay cả với nền y học đầu thế kỷ XXI.
Về cái chết của Hoàng Ðế Quang Trung, ta cũng có thể nêu một giả thuyết khác. Sách Hoàng Lê nhất thống chí ghi: ỀẨVừa lúc ấy thì vua Quang Trung bị bệnh rồi mất. Hôm ấy nhằm ngày mùa thu, tháng 8 năm Nhâm Tý (1792), sau khi lên ngôi Hoàng đế được 5 năm.
Trước đó, khi sứ nhà Thanh sang phong, vua Thanh đã ban cho vua Quang Trung chiếc áo màu, trong đó thêu bảy chữ bằng kim tuyến: Xa tâm chiết trực, đa điền thử. Bấy giờ không ai hiểu ra sao, thì ra đến lúc này mới nghiệm.
“Xa tâm chiết trực, đa điền thử” nghĩa đen là: Bụng xe gãy trục, nhiều chuột đồng. Chữ XA và chữ TÂM hợp thành chữ Huệ - tên vua Quang Trung. Chuột thuộc về Tý. Ý nói năm Tý vua Quang Trung chết. Không phải ngẫu nhiên mà các tác giả Hoàng Lê Nhất Thống chí gắn cái chết của Hoàng Ðế Quang Trung với chiếc áo màu vua Thanh tặng.
Phải chăng người chép sử muốn kín đáo gửi gắm lại cho hậu thế một nghi án rằng: chính chiếc áo màu là nguyên nhân gây nên cái chết của vua Quang Trung? Phải chăng triều đình Tây Sơn và vua Quang Trung đã mất cảnh giác với chiếc áo màu, có thể đã được tẩm một chất độc nào đấy? Và chính chất độc từ áo đã ngấm dần qua lổ chân lông người mặc và gây nên cái chết của vua Quang Trung?

LSB-anhhungluongson
13-03-2003, 21:37
(tiếp theo)

Sau chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu (1789), mấy chục vạn quân Thanh bị tiêu diệt, mấy chục vạn gia đình thân nhân của binh lính nhà Thanh phải chịu tang tóc. Trong bối cảnh đó, chẳng lẽ vua Càn Long và triều đình nhà Thanh không có một chút thù hận với vua Quang Trung hay sao? Ðành rằng với tài ngoại giao khéo léo của Ngô thì Nhậm, lại có sự thu xếp bên trong của Phúc Khang An, những sự dễ dãi của Càn Long và triều đình nhà Thanh đối với nhà Tây Sơn vẫn làm chúng ta nghi ngợ Triều đình Tây Sơn xin bỏ lệ cống người vàng, liền được chấp thuận.
Càn Long lại coi Quang Trung như con (Càn Long hơn Nguyễn Huệ 42 tuổi ). Dễ dãi đến mức Quang Trung đòi đất đai hai tỉnh Quãng Ðông và Quãng Tây mà Càn Long cũng chấp thuận thì thật đáng ngờ! Phải chăng sự dễ dãi bên ngoài đó là để làm cho Quang Trung mất cảnh giác nên bị hại ngầm bên trong?
Ðành rằng khi Càn Long yêu cầu Nguyễn Huệ Phải đích thân sang Yên Kinh (1790), triều đình Tây Sơn đã phải dùng kế cho người đóng giả vua Quang Trung, đó là sự cảnh giác cần thiết. Rồi khi Nguyễn Quang Thùy (con Nguyễn Huệ) trong đoàn đi sứ, nửa chừng bị ốm phải trở về (có thể là vờ ốm), đây cũng là sự cảnh giác cần thiết. Nhưng chúng ta vẫn có quyền nghi vấn về sự sơ xuất của triều đình Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung đối với chiếc áo nàỵ
Sau khi vua Quang Trung mất, mộ táng ở phía Nam sông Hương. Gia Long lấy được Phú Xuân đã cho quật phá lăng mộ Quang Trung. Vì vậy, vấn đề tìm lại vị trí lăng mộ vua Quang Trung là một việc làm cần thiết, hợp với tình cảm, nguyện vọng và lòng ngưỡng một của dân Việt đối với vị Hoàng đế anh hùng.
Gần đây, qua tìm tòi khảo sát, nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Ðắc Xuân đã đồng nhất vị trí phủ Dương Xuân của chúa Nguyễn với Ðan Dương Lăng - lăng Hoàng đế Quang Trung. Ðây là một hướng tìm tòi đúng đắn, cần được nghiên cứu thêm.
Sau khi Quang Trung mất, triều đình Tây Sơn không muốn sứ đoàn nhà Thanh sang viếng tang đi sâu vào nội địa nước Việt Nam, nên đã làm mộ giả cuả vua Quang Trung ở làng Linh Ðường (thuộc quận Thanh Trì Hà Nội ngày nay). Ðây là sự đề phòng đúng đắn bởi khi Quang Trung mất, triều đình Tây Sơn trong lúc bối rối, có thể bộc lộ nhiều sơ hở và nhược điểm, không thể để lộ cho người ngoài biết.
Vì vậy, việc làm một ngôi mộ giả ở làng Linh Ðường là cần thiết, nhất cử lưởng tiện. Gần đây, trong cuốn "Bí mật mộ cổ Linh Ðường", một số tác giả (Nguyễn Tài Học, Nguyễn Mạnh Cường) cho rằng: Lăng đá Linh Ðường là một của bà Nguyễn thị Hoa Dung, vợ Trịnh Doanh (mẹ Trịnh Sâm, bà nội Trịnh Tông, Trịnh Cán), đã được các triều thần Tây Sơn chọ Lam` mộ giả của vua Quang Trung. Theo chúng tôi, giả thuyết này khó có thể chấp nhận.
Một là, khi Quang Trung mất, triều đình Tây Sơn đang ở thời điểm cực thịnh, lam gì không bỏ ra được một ít công của, xây lăng cho vị Hoàng đế lừng lẫy của mình (dù là lăng giả) mà lại phải "mượn" lăng của một người phụ nữ?
Theo các tác giả cuốn sách trên, để biến mộ của bà Hoa Dung thành mộ giả vua Quang Trung, người ta đã cho tu sửa và xây dựng lại toàn bộ cấu trúc bề ngoài của mộ Nếu thế thì sao người ta không cho xây dựng hẳn một ngôi mộ ới ở một vị Trí khác, công của bỏ ra cũng chỉ tốn đến thế mà thôi?
Hai là, khi sang viếng tang, không lẽ cả đoàn sứ bộ nhà Thanh và các đại thần triều Tây Sơn lại phải tế lễ, bái lạy và dân hương trước lăng một của một người phụ nữ thuộc một triều đại thù nghịch đã bị tiêu diệt? Ðiều đó thật khó chấp nhận đối với các đại thần nhà Tây Sơn.
Vì những lẽ trên, lăng đá Linh Ðường hiện còn không thể là mộ giả của vua Quang Trung. Mộ giả của vua Quang Trung dã bị Gia Long quật phá sau khi chiếm được thành Thăng Long (1802). Với chính sách tận diệt của triều Nguyễn, không một di tích nào của triều đại Tây Sơn có thể tồn tại được, huống chi là lăng mộ (dù là giả) của vua Quang Trung !
Sau khi vua Quang Trung mất, nội bộ triều đình Tây Sơn lục đục, tranh giành quyền thệ Các đại thần gây bè cánh, sát hại lẫn nhaụ Vua Cảnh Thịnh còn nhỏ tuổi, nhu nhược, không thể khống chế được các đại thần khiến nội bộ ngày càng rối ren. Triều đại Tây Sơn suy yếu dần, để mất ngước mười năm sau đó.
Gia Long - nhờ thế lực của Pháp - lấy lại được bờ cõi. Nước ta càng ngày càng bị lệ thuộc vào Pháp và cuối cùng bị Pháp thống trị. Có thể nói : cái chết của hoàng đế Quang Trung đã làm cho lịch sử rẽ sang một hướng khác, hoàn toàn bất lợi cho dân tộc Việt Nam mà những người đương thời chưa thể lường hết đươc.

Mập
10-12-2003, 21:36
Vua Quang Trung từ lúc biết cầm quân đánh trận không thua một trận nào.Ông không những văn võ song toàn mà còn chí lớn ,tham vọng nhiều.Cũng giống như Gia Cát Lượng vậy ,làm việc quá nhiều mà không tĩnh dưỡng,âm dương không điều hoà cuối cùng bạo bệnh mà chết.Tôi không muốn nói gì nhiều về tài năng của ông ,vì điều đó ai cũng biết.Tôi chi muốn nói về tính chất không cân bằng trong sự nghiệp của ông.Trong triều đình Tây Sơn cũng không có những người có thể kế tục Nguyễn Huệ.Có thể ông không ngờ được là ông lại ra đi quá nhanh như vậy,nhưng điều đó cũng nói lên là Nguyễn Huệ là một người khá độc đoán ,các tướng lĩnh của ông phần lớn là người thực hiện những kế hoạch nhiệm vụ do Quang Trung vạch ra thì rất tốt ,rất hoàn hảo nhưng khi độc lập tác chiến thì lại thiếu quyết đoán và không đoàn kết.Ngay cả trong 3 anh em Nguyễn Huệ cũng chưa có được sự thống nhất.
Nhưng nói gì thì nói ,nghĩ đến Hoàng Đế Quang Trung ,không ai trong chúng ta là không khỏi thương tiếc ngài,ai cũng nghĩ ,giá mà ông chỉ sống thọ thêm được mấy năm thôi...đủ thời gian để ông cải cách xong nhà nước của mình,định ra được một cơ chế mới.
Cũng có người nói rằng ,nếu vua Quang Trung thọ như Thành Cát Tư Hãn,thì sẽ có một Napoleong o Châu Á.

TieuHoaVinh
12-04-2004, 11:10
Đúng vậy tại hạ đồng ý với mọi người rằng nếu vua Quang Trung con thì chắc chắn dân tộc ta đã có một bước tiến dài, Tại hạ đồng ý rằng 10 vị tướng tài của thế trong đó Việt Nam có 2 vị rồi nhưng đáng lẽ là phải 3 mới đúng. Một vị tướng cầm quân trăm trận thắng trăm, hành binh thần tốc, diệt địch càng thần tốc hơn đánh cho địch không kịp trở tay. Một người thao lược như thế rất xúng đáng là 1 trong 10 vị tướng tài của thế giới

LSB-ThuyDuong
23-06-2004, 12:53
Quang Trung là 1 nhà quân sự kiệt xuất trong lịch sử VN thì không ai phủ nhận. Nhưng có rất nhiều ý kiến coi ông là 1 nhà tư tưởng vĩ đại, 1 nhà cải cách cấp tiến và than thở rằng nếu ông không chết sớm thì VN sẽ cải cách như Nhật Bản, sẽ phát triển theo con đường TBCN v.v.
Nhà sử học hàng đầu của VN hiện nay là Trần Quốc Vượng -1 trong tứ trụ sử học: Lâm (Đinh Xuân Lâm)- Lê (Phan Huy Lê)- Tấn (Hà Văn Tấn)- Vượng lại đưa ra 1 kiến giải khác. Theo ông, không nên đánh giá Quang Trung quá cao như vậy.
Dưới đây là trích đoạn bài viết của Trần Quốc Vượng:

[center:70d7db27a3]Tây Sơn Quang Trung và công cuộc đổi mới ở đất Việt thế kỷ XVIII[/center:70d7db27a3]
(trích)
...
Nguyễn Huệ là 1 biệt lệ trong đám anh em và thủ lĩnh Tây Sơn. Tài ông cao hơn, trí lự sâu hơn, tầm nhìn rộng rãi hơn, chắc chắn là có những tố chất bẩm sinh, nhưng càng chắc chắn hơn là ông biết thu nhận cái tốt đẹp từ bè bạn gần xa, từ thầy Giáo Hiến môn khách của đại thần Trương Văn Hạnh, ông biết nghe, biết học hỏi các danh sĩ (Trần Văn Kỷ, La Sơn phu tử, Ngô Thì Nhậm, cả cống Chỉnh nữa...), biết dùng cả cái tài của linh mục Tây (J.Koffler) và ông biết quyết đoán, biết thuyết phục người khác theo mình. Ai chưa theo, chưa phục ông (La Sơn phu tử ban đầu chưa chịu ra làm việc với ông), ông để người ta suy nghĩ, cuối cùng vẫn không theo ông thì ông vẫn để họ sống chứ không giết hại (Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều...). Vậy có thể nói ông là 1 lượng cả bao dung, 1 đức tính lớn của người lãnh tụ... Tôi dành cho các bài khác ca ngợi Nguyễn Huệ-Quang Trung, nhưng theo tôi, cho đến nay, không ai ca ngợi ông hay bằng, cô đọng bằng Ai tư vãn của Ngọc Hân, bạn đời ông:
Mà nay áo vải cờ đào/ Giúp dân, dựng nước xiết bao công trình...
Nhưng, cũng theo tôi chớ nên đẩy ông tới cấp đoạn nhà cách mạng, cách tân và than vãn rằng nếu ông không mất sớm thì sự đời sẽ khác...
Ông 3 lần anh hùng, anh hùng áo vải, anh hùng xóa hận sông Gianh, xóa ranh giới Đàng Trong-Đàng Ngoài in hằn 2 thế kỷ và anh hùng trong thắng tích Đống Đa, từ hiện thực lịch sử đã trở thành biểu tượng của dân tộc. Đống Đa là 1 tột đỉnh của phong trào Tây Sơn và chính nó đưa Quang Trung trở thành anh hùng dân tộc, trở thành 1 thiên tài quân sự VN, tiếp nối Trần Hưng Đạo, rửa hận cho Hồ Quý Ly...
Cũng đúng là sau chiến thắng, do cuộc đời bậc tài danh quá ngắn ngủi, Ngài chưa kịp làm nhiều việc, nhất là việc thực hiện ý định phát đại quân tiễu trừ Nguyễn Ánh ở Gia Định. 5 năm (1789-1792) chưa là cái gì cả cho 1 xã hội cũ, 1 xã hội bộn bề đổ nát sau chiến tranh...
Sau chiến tranh, Ngài cũng chỉ quản lý được từ xứ Quảng trở ra Bắc, đất nước 3 chính quyền, chưa thể gọi là Thống Nhất. Sự bất hòa, đánh lẫn nhau rồi chia đất (từ 1786) giữa anh em ngài là 1 tai họa lớn cho dân tộc, cho nhân dân và cho bản thân dòng họ Nguyễn Tây Sơn. Lỗi lầm chính có thể thuộc về ông anh cả Nguyễn Nhạc, được Nguyễn Lữ hùa theo, song Ngài cũng dự phần trách nhiệm: Anh em Tây Sơn thua anh em họ Đông A về điểm này, về sự biến bất hòa thành hòa thuận. Ngài không biết lùi như Trần Hưng Đạo đã lùi, và việc Ngài xưng đế ở Phú Xuân công khai sánh ngang Hoàng đế Nguyễn Nhạc được sử gia chính thống hết lời ca ngợi là để cho Mãn Thanh biết tay, biết là nước Nam này có chủ chưa hẳn đã là điều hay. Ngài vẫn có thể nhân danh Trung ương hoàng đế Nguyễn Nhạc mà đánh Mãn Thanh?
Chế độ chính trị mà Ngài thiết lập trên nửa Bắc đất nước vẫn hoàn toàn cũ, kiểu quân chủ quan liêu, lại nặng về quân sự là đằng khác. Bất kể do bối cảnh lịch sử miền Bắc (nước cũ vua Lê) do hoàn cảnh đất nước sau chiến tranh như thế nào, đấy không hề là 1 sự đổi mới về chính trị.
Nguyễn Ánh đã tận dụng triệt để thời cơ và bối cảnh bất hòa của anh em Tây Sơn, dựa vào nhân tài vật lực Gia Định mà phục tích nhà cựu Nguyễn...
Về ý thức hệ, theo lời khuyên của La Sơn phu tử và chính Quang Trung khẳng định cương quyết "theo cái học của Chu tử", tức là theo Tống Nho. Ngài đã thua kém Hồ Quý Ly 4 thế kỷ trước, càng thua kém vì cái khoảng cách 400 năm ấy đủ thể nghiệm sự thất bại của ngọn cờ ý hệ Tống Nho... Thậm chí, Ngài còn muốn "trở lại" ý định độc tôn Tống Nho nữa kia. Có chuyện phá chùa-tháp thời Tây Sơn và có cả cái lệnh rất khó thực hiện "ở mỗi huyện tổng chỉ có 1 chùa". Có chuyện phá chuông chùa để đến thời Cảnh Thịnh và sau đó nữa, Dân lại quyên cúng đúc lại chuông chùa.
Ngài cũng đề cao chữ Nôm như Hồ Quý Ly, cũng cho dịch (Hồ Quý Ly thì tự dịch) kinh tịch cổ Trung Hoa ra chữ Nôm (đấy là mẫu số chung về ý thức dân tộc của các nhà cầm quyền đất Việt). Nhưng thời Hồ Quý Ly không có nguồn kinh tịch nào khác và khi dịch Kinh Thư, Hồ Quý Ly cũng xé bỏ lời tựa của Chu tử để đưa vào ý kiến cá nhân, phê phán cả Khổng lẫn Chu. Thời Nguyễn Huệ-Quang Trung, hậu bán thế kỷ XVIII, ngay ở Trung Hoa đã có nhiều sách khoa học kỹ thuật Tây phương mà Lê Quý Đôn đã biết tới trong 1 chuyến đi sứ sang Thanh và đã ghi lại trong Vân đài loại ngữ, chẳng hạn về tri thức "quả đất hình tròn và xoay quanh mặt trời". Nếu thật đổi mới, sao Ngài không cho dịch loại sách này? Những lời khuyên về việc học việc thi cử của La Sơn phu tử mà Quang Trung hết sức nghe theo là hết sức cũ kỹ, cùng lắm chỉ là "Nho cải tiến". Chữ Nôm là 1 sáng tạo văn hóa lớn để có 1 nền văn học Nôm, văn hóa dân tộc từ thời Lý-Trần-Lê... Nhưng chữ Nôm rất khó học và phải có tiền đề là thông thạo chữ Hán. Thời Hồ Quý Ly chưa có chữ nào khác ngoài Hán và Nôm. Nhưng từ trước Quang Trung 1-2 thế kỷ đã xuất hiện chữ Quốc ngữ do kết quả Latinh hóa tiếng Việt bởi giáo sĩ ngoại quốc và giáo dân VN. Từ giữa thế kỷ XVII đã có từ điển Việt-Bồ-Latinh của cố đạo A.de Rhodes. Nếu Quang Trung thực sự đổi mới giáo dục văn hóa, sao Ngài không cho truyền bá học quốc ngữ trong tầm tay của Ngài?
Về KT-XH, Ngài hạ chiếu Khuyến nông và chiêu tập dân lưu tán trở về xóm làng cầy cấy. Đó là việc đúng sau chiến tranh, nhưng đó cũng là việc từ ngàn xưa văn hiến Lý, Trần, Lê, đấng minh quân nào cũng làm, biện pháp ấy không có gì mới mẻ... Xu hướng tiến lên của xã hội thời ấy là tư hữu hóa ruộng đất không gì cưỡng lại nổi. Nhưng Ngài và những nhà cầm quyền sau Ngài (kể cả vua Minh Mạng) vẫn mơ tưởng đến- và với cố gắng vô vọng- thực hiện 1 thứ quốc hữu hóa ruộng đất. Đây là 1 ảo tưởng rất chi là Tàu- à la chinoise- là xưa cũ về "thế giới đại đồng, thiên hạ vi công", 1 thứ CNXH ảo tưởng của nông dân và vua quan thân dân, hoặc đó là 1 kiểu "XHCN Nhà nước" của Vương Mãng đời Hán hay Hồ Quý Ly cuối đời Trần...
Thế kỷ XVIII là thời buổi giao lưu KT trên thế giới, trên các biển và đại dương, bắt đầu phát triển mạnh. Phải tìm cách liên kết các thị trường địa phương thành thị trường dân tộc-quốc gia và gắn Nó với thị trường thế giới. Thế mà Ngài lại chủ trương tự cung tự cấp: "Trẫm muốn không có thứ gì phải mua của Tầu cả".
Có người nhắc khẽ Ngài: "Có lẽ vẫn phải mua thuốc bắc của Tầu" và Ngài gục gặc đầu đồng ý...
Ngài có ý định phát triển buôn bán với Trung Hoa và đã xin mở nhà hàng ở Nam Ninh (Quảng Tây), mở chợ biên giới ở Bình thủy quan (Cao Bằng) và Du thôn ải (Lạng Sơn).
Việc ấy đã được tiến hành từ thời Lý với các "bác dịch trường" dọc biên giới Việt-Trung (xem Lý Thường Kiệt của Hoàng Xuân Hãn). Những tài liệu mà Trần Văn Quý phát hiện được ở Quỳ Hợp thượng du Nghệ Tĩnh cho ta biết Tây Sơn cũng cởi mở hơn đối với việc buôn bán trên biên giới Việt-Lào...
Nhưng không 1 tài liệu nào cho đến nay được phát hiện cho ta biết về ý định của Ngài nhằm phát triển ngoại thương về hướng biển trong giao lưu KT-VH với Nhật bản, thế giới Nam Hải và phương Tây...
Theo tôi Quang Trung vẫn giữ cái nhìn hướng nội và lục địa cổ truyền và cổ xưa của các triều đại quân chủ Đại Việt. Việc Ngài muốn "xin lại" Lưỡng Quảng cũng như ý định XD Phượng hoàng trung đô xứ Nghệ- ngoài ý định nắn gân Càn Long và đề phòng Nguyễn Ánh từ Gia Định đi đường biển đánh ra Phú Xuân- cũng thể hiện cái nhìn hướng nội và lục địa đó.
Càng ngày thuyền chiến và thủy quân Tây Sơn càng lạc hậu hẳn so với lực lượng ấy của Nguyễn Ánh ở Gia Định. Từ Gia Định, Nguyễn Ánh biết đóng thuyền chiến lối phương Tây, xây thành kiểu Vauban, mở mang đô thị Bến Nghé-Gia Định, giao thương với bên ngoài.
10 năm sau khi Quang Trung qua đời, Nguyễn Ánh đã toàn thắng Tây Sơn.
Lịch sử VN sang trang khác...
(theo cuốn Văn hóa VN- Tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn hóa dân tộc 2000)