PDA

View Full Version : Tào Tháo


Trang : [1] 2

LSB-RongLuaBacCuc
19-02-2003, 17:10
[center:0d7b5028e1]http://www.wizards.com/magic/p3k/images/p3k_CaoCao_340.jpg[/center:0d7b5028e1]
[center:0d7b5028e1]Chân Dung Tào Tháo[/center:0d7b5028e1]
Tào Tháo là một nhân vật nổi tiếng trong Tam Quốc Chí không chỉ bởi tính đa nghi mà còn vì tài nghệ cầm quân rất giỏi của ông.Tại hạ xin kể một câu chuyện ngắn để anh em huynh đệ trên sơn trại cùng thưởng thức.
Trong lần Tào Tháo thống lĩnh đại quân đi chinh phạt vì quãng đường quá gian nan và vất vả binh sĩ thì mỏi mệt nhưng hơn cả vẫn là cái khát do ánh nắng gắt của thời tiết nhiệt đới đem lại.Thấy vậy Tháo bèn vung ngọn roi trên tay chỉ về phía xa xa trước mặt và nói lớn "Cách đây vài dặm có một vườn mận rất sai quả" quân Tào nghe thấy vậy thì háo hức lắm chẳng ai bảo ai đoàn quân rầm rộ tiến về phía trước,hào khí ngút trời.

Hon the ma vuong
20-02-2003, 11:49
Tào Tháo có viết 1 quyển binh pháp tên là " Mạnh Đức tân thư" nhưng sau khi bị Trương Tùng chọc quê thì đã đem đốt bỏ. Nói chung Tào Tháo là người giảo quyệt biết lấy lòng người nên sự nghiệp của ông ta mới nổi như vậy

LSB-QuocHoc
20-02-2003, 16:06
Nói chung Tào Tháo là người giảo quyệt biết lấy lòng người nên sự nghiệp của ông ta mới nổi như vậy
Xưa Nay Những Người Đọc Tam Quốc Chí cũng như các nhà phê bình, mỗi khi nói tới Tào Tháo là người ta nói: đa nghi như Tào-Tháo! Tàn nhẫn như Tào-Tháo! Gian hùng qủy quyệt như Tào-Tháo! Có kẻ cực đoan lại cho rằng: Tào-Tháo là một nhân vật "di xú vạn niên" (để tiếng xấu muôn đời).
Ôi! Tào Tháo có phải là một người xấu chăng? Tại sao người ta (và theo sự quan sát của tại hạ thì nhiều vị trong này) lại cứ chê bai mạt sát Tháo như vậy?
Nay ta thử đặt vấn đề để tìm hiểu giá trị đích thực của con người đã từng được xem là "đệ tam tuyệt" của thời đại Tam-Quốc (Khổng Minh, Quan Vân Trường, Tào Tháo).
Trước khi thảo luận đến nội dung, điểm quan trọng nhất mà tại hạ muốn là chúng ta phải nêu lên như một điều kiện tiên quyết là vấn đề xử quan.
Tất cả các tác giả Tam-Quốc-Chí từ Trần-Thừa-Tộ, Phạm-Quần, Bùi-Tùng-Chu, Mao-Tôn-Cương, La-Quán-Trung cho tới cả nhà đại phê bình gia Kim-Thánh-Thán đều đứng trên lập trường và sử gia phong kiến để ghi chép sự việc cũng như để nhận xét vấn đề.
Ví dụ: trong bài "Nguyên tác nhận định về chuyện Tam Quốc Chí cả Mao Tôn Cương và Kim Thánh Thán đều khẳng định rằng:
- Nhà Thục-Hán do Lưu-Bị cầm đầu là chính thống.
- Nhà Ngụy do Tào Tháo, Đông Ngô do Tôn Quyền là tiếm quốc.

Nói dứt khoát như vậy, rõ ràng là sử quan phong kiến đã bóp méo sự kiện lịch sử một cách vụng về. Khi ba anh em Lưu Bị tự cho mình là con cháu của Lưu Cảnh Thăng, giòng giõi nhà Tiền Hán, thì đó cũng là một thủ đoạn bấu víu lấy di tích cũ, để hợp pháp hóa cuộc nổi dậy của mình. Thủ đoạn này, người ta đã thấy quá nhiều trong lịch sử.
Lẽ thứ hai, lúc Tào Tháo còn sống, mặc dù đã nắm hết quyền bính trong triều, nhưng Hán Hiến Đế vẫn giữ ngôi thiên tử, như vậy không thể bảo Ngụy là tiếm quốc được.
Còn sau khi Tào THáo chết rồi, con là Tào Phi thoán đoạt ngôi vua, thì việc họ Tào không trách nhiệm trước lịch sử dù là lịch sử phong kiến.
Nếu các huynh đệ chịu khó đào sâu vào lịch sử đều thấy rõ loài người từ khi quốc giới được phân định, thì việc giành quyền cướp nước vẫn cứ nối đuôi nhau tiếp diễn qua hai hình thức:

A) Dùng quân lực để đánh đổ chủ cũ rồi mình lên thay thế, trường hợp Thành Thang đánh nhà Hạ, Võ Vương đánh nhà Thương.

B) DÙng biện pháp chính trị để cướp quyền, danh từ phong kiến gọi là thoán đoạt. Ví dụ: Vương Mãng thoán đoạt nhà Hán. Lưu DỤ thoán đoạt nhà TẤn. Tại Việt Nam ta trường hợp: nhà Lý thoán đoạt nhà Tiền Lê, nhà Trần thoán đoạt nhà Lý, nhà Hồ thoán đoạt nhà Trần, nhà Mạc thoán đoạt nhà Lê v.v...

Luân lý phong kiến tuyệt đối đề cao chữ trung, cực lực lên án thoát đoạt, nhưng lịch sử phong kiến thường lại là những mắt xích thoán đoạt nối liền nhau.
Thật là khôi hài: mình đã thoán đoạt tiền triều để nhẩy lên ngai vàng; khi lên ngai vàng rồi lại khuyên kẻ khác trung thành với mình, như thế hỏi ai tin theo được. Bởi vậy câu ngạn ngữ "được làm vua thua làm giặc" vẫn là bất hủ của con người chung sống dưới ánh sáng mặt trời muôn thuở và khắp nơi. Khi đã hiểu được như vậy rồi, thì dù Tào THáo có thật sự thoán đoạt ngôi nhà Hán chăng nữa, vẫn không có gì đáng lên án, trích đối với lịch sử phong kiến.

LSB-NgoDung
21-02-2003, 03:18
Theo ND, muốn tìm hiểu Tào Tháo, trước hết phải tìm hiểu bối cảnh nào đã sinh ra ông ta, vì con người không phải là trên trời rớt xuống.
Truy cứu lịch sử Trung Hoa, chế độ phong kiến tĩnh điền từ đời nhà Chu tới nhà Tần đã hoàn toàn thay đổi vì chế độ Trung ương tập quyền, chế độ kinh tế nông nghiệp hoà đồng với kinh tế thương mại và thủ công; nhưng Tần Thủy Hoàng là người cứng rắn, nên đã gây ra nhiều phản động lực của những kẻ muốn cổ võ lại chế độ cũ đã chết.
Khi Lưu Bang (Hán Cao Tổ) lên ngôi Hoàng đế, mặc dù không dám đem lịch sử chạy lộn trở lại đời Chu, nhưng nhân thấy Nho giáo là một công cụ rất lợi cho chế độ phong kiến, nên 400 năm trị vì các vua đời Hán (cả Đông và Tây Hán) đều đề cao Nho giáo. Đổng Trọng Thư là một vị nho đời Hán, đã có công hệ thống hóa Nho giáo bằng những tam cương (quân, sư phụ) Ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) Ngũ luân (quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu). Trải gần 400 năm giòng họ Lưu ngự trị Trung Quốc tới triều đại Hán Hiến Đế, tức lúc họ Tào nhảy vào chính trường là lúc Nho giáo cực thịnh, tín đồ Nho giáo giữ hết cả quyền trong triều ngoài dã. Tào Tháo cũng là một người ở trong đám Nho này.

Như QH huynh ở trên đã có viết qua, các sử gia Trung Quốc, kể cả mấy tác giả phê bình gia Tam Quốc Chí thi chép với sự việc trên đều nhất trí định rằng với ý thức thoán đoạt của Tào Tháo.

Chúng ta hãy thử quay lại VN một chút.
Giả dụ vận hội nhà Tiền Lê chưa tới lúc đốn mạt với nhân vật Lê Ngoạ Triều ngu xuẩn vô đạo, thì Lý Công Uẩn vẫn là một vị trung thần của nhà Tiền Lê; nếu như Lý triều chưa tới lúc mạt diệp, chỉ có thể sụp đổ, thì Trần Thủ Độ cũng là một tôi trung của nhà Lý. Cho nên Lý Công Uẩn xây dựng nhà Lý; Trần Thủ Độ lập xã tắc nhà Trần, đó chỉ là những nhân vật đủ khả năng lật lại thế cờ để bình định thiên hạ ở trong một giai đoạn cần thiết. Và đối với bổn quân sư, Tào Tháo cũng là một người như vậy (Hãy nhớ câu nói của Kiểu Huyền - một đạo sĩ đã nói với Tháo lúc thiếu thời: "Trong cuộc thiên hạ đại loạn này, nếu không có một nhân vật xuất loại, bạt tụy như ông thì không sao khuông phò nỗi, ông nên cố gắng", Hãy nhớ lại câu nói của một ẩn sĩ ở Nam Dương tên là Hà Ngung: "Họ Lưu (chỉ nhà Hán) đã tới lúc mạt vận, họ Tào là một nhân vật đủ khả năng bình định thiên hạ", và chúng ta hãy nhớ đến Hứa Thiệu ở Nhữ Nam, một ẩn sĩ nổi tiếng biết thời cơ nhân sự đã nói với Tào Tháo như sau: "Thời trị thì anh (chỉ Tào Tháo) là bầy tôi giỏi, thời loạn thì anh là một kẻ gian hùng".
Cho nên nếu như Tào Tháo làm đại thần với Hán Hiến Đế (một kẻ ngu xuẩn) mà có lật lại thế cờ, thì có gì là lạ lùng quái gở mà mấy sử gia phong kiến (và đáng tiếc là vẫn còn phần đông các người đọc Tam Quốc Chí ngày nay) cứ lập lại lời nhau để mạt sát ông ta?
Nhưng tại sao họ Tào lại không lật lại thế cờ? Tại sao ông ta lại có ý nhường lại cho con ông ta - Tào Phi (như ý các sử gia phong kiến ;) )
Câu hỏi này xưa nay đã có nhiều câu trả lời khác nhau.
Hạ Tăng Hữu tiên sinh trong bộ "Trung Quốc tư tưởng sử" cho rằng:
... Mặc dù là một người dám nghĩ dám làm như Tào Tháo nhưng ông ta vẫn chưa đủ can đảm để bất chấp tất cả mọi ràng buộc luân lý phong kiến, hai chữ trugn quân đang được đề cao, nghĩa là ông ta còn bị lệ thuộc vào thanh nghị lịch sử, lịch sử sẽ cho là một kẻ bày tôi soán đoạt...
Trái lại, trong cuốn "Trung Quốc nhân vật sử" khảo, lại viết khác:
Tào Tháo là một người gan dạ, dám làm tất cả những cái gì để đi tới thành công. Kể cả việc thẳng tay lật đổ ngai vàng nhà Hán để đến lúc cực kỳ suy vi; nhưng việc đó đời ông chưa dám làm, chỉ vì chính trị giai đoạn. Uy thế nhà Hán chưa tới lúc sụp đổ hoàn toàn, nếu bấy giờ ông làm chuyện đó tức tạo điều kiện cho hai đối thủ là Lưu Bị và Tôn Quyền trong việc tuyên truyền để lôi kéo quần chúng. Nói một cách cụ thể, là chưa tới giai đoạn chín mùi, nên họ Tào tạm gác lại đời con.

Bổn quân sư chỉ góp ý về việc Tào Tháo dưới mắt đa số người đọc Tam Quốc Chí có đúng là xấu như họ tưởng hay không, còn vấn đề binh pháp Tào Tháo xin nhường cho vị khác.

thân kính,
ND.

nguoirung
26-02-2003, 17:07
hê, hôm nay được bàn luận về TT cùng mọi người thật là hay nhưng lại ko có nhiều thời giờ,
mong Tống Giang caca bàn luận hộ vậy
chỉ xin nói qua rằng
Quốc Học đã sai lầm khi nói rằng nhiều người bảo TT là kẻ di xú vạn niên
đó chỉ là ý kiến của những kẻ đọc tam quốc 1 lần theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa thôi

LSB-QuocHoc
28-02-2003, 18:06
Quốc Học đã sai lầm khi nói rằng nhiều người bảo TT là kẻ di xú vạn niên đó chỉ là ý kiến của những kẻ đọc tam quốc 1 lần theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa thôi
nguoirung đúng là... nguoirung có khác, câu trước lại ngược ý với câu sau. Để trả lời, phía dưới tại hạ sẽ có viết thêm.
MONG MỌI NGƯỜI bàn luận chi tiết cụ thể về TT hơn là chỉ nói chung chung
Bảo người ta là nói chung chung, còn mình thì chỉ nói 1 hai hàng...
TT là con người có tầm vóc lịch sử, nếu bàn từng vấn đề nhỏ của TT như quân sĩ khát nghĩ cách có rừng mơ trước mặt,... chắc chủ đề này phải dài hơn 10 trang quá. Hôm nay QH xin được luận về chủ đề "Tìm hiểu con người Tào Tháo"

Theo tại hạ, để hiểu con người TT, điều trước tiên chúng ta phải kiểm điểm lại những sử quan thiên lệch từ trước tới nay đã viết và phê bình về TT, hiện nay còn rơi rớt trong tư tưởng nhiều người.
Như ở bài viết trước tại hạ đã có viết: tất cả tác giả Tam Quốc Chí và các phê bình gia, cùng soạn giả các vở tuồng, cải lương, đều đã bị ý thức hệ phong kiến lung lạc nên họ đã nhận thức sai rằng: Chỉ có Lưu Bị là chính thống, còn Ngụy, Ngô đều là tiếm quốc. Từ chỗ nhận thức sai lầm đó, dẫn tới sư sai lầm khi ghi chép sự việc cũng như phê bình, nhất là khi vận dụng quyền uy tư pháp trong việc phê bình Tam Quốc Chí.
Nói rõ hơn, khi ghi chép về Lưu Bị và Khổng Minh... những tác giả xưa nay có vận dụng những từ ngữ rất hay rât đẹp, trong khi ghi chép về Tào Tháo người ta lại cố kiếm những chữ, những lời lẽ rất xấu xa để bôi nhọ.
Chắc có người sẽ cãi lại tại hạ rằng: người viết lịch sử là kẻ dùng văn tự để ghi chép sự việc, tốt hay xấu là do sự việc nói lên, người viết đâu có chịu trách nhiệm?
Nói như vậy có gì sai lầm hơn, chúng ta thử lấy một ví dụ: hai chị em bà Trưng đánh TÀu cứu nước, có phải chính nghĩa không? Ấy thế mà sử gia Tàu viết: "Rợ Nam man TRưng Trắc làm phản: vua sai Đại tướng Mã Viên dẹp yên (Nam man Trưng Trắc bạn, đế sử Mã Viện bình chi)".
Thử hỏi mấy ông viết sử người Tàu, ai là phản loạn rõ ràng là sử quan của kẻ cướp nước!
Để tả hình dung một Nguyễn Thái Học, ông Nhượng Tống viết:
Mặt rộng trán nở, đôi mắt sáng quắt đầy cương nghị biểu dương cho tinh thần anh dũng bất khuất cố hữu của giống nòi Lạc Việt.
Nhưng Marty trong cuốn "Biện pháp chính trị Đông Dương" thì lại viết khác:
Nét mặt lầm lỳ, trán gồ, nhiều vết nhăn, tiêu biểu một mẫu người cứng đầu và phạm thượng
Ở đây ta chẳng cần nói là ai đúng ai sai mà chỉ cần nên biết rằng lập trường sử quan của người câm bút nó chi phối rất nhiều vào tác phẩm.
Thức phá được vấn đề rồi thì sẽ không quá tin vào những từ ngữ là đa nghi, xảo trá, quỉ quyệt, gian hùng mà các tác giả Tam Quốc Chí đã cố ý gán cho họ Tào. Đồng thời cũng không quá tin những danh từ quá tốt đẹp như văn võ toàn tại, tận thiện tận mỹ, tuyệt luân v.v... mà người ta đã dành cho Khổng Minh, Lưu Bị và Quan Vân Trường...

Sau đây tại hạ xin được cùng các vị bàn về vài ưu điểm của Tào Tháo:

Còn nhớ vào khoảng năm 1926, một nhà tiền bối cách mạng VN có nói:
Chúng ta hoạt động cách mạng chống Pháp, chỉ học lấy một bộ Tam Quốc Chí cũng đã đủ rồi, và trong Tam Quốc Chí cũng chỉ cần học kỹ hai nhân vật là khổng Minh và Tào Tháo
Lại trong bài đại luận nhan đề "Độc Tam Quốc Chí pháp" của Mao Tôn Cương và Kim Thánh Thán, hai ông đều cho rằng, TAm Quốc Chí là một trong các bộ sách hay nhất Trung hoa. Để chứng minh cho nhận xét của mình, hai ông nêu lên rằng: vì TAm Quốc chí có ba nhân vật là : Khổng Minh, Quan Vân Trường, Tào Tháo. Nêu lên như vậy rồi; hai ông dẫn chứng bằng việc làm cụ thể của cả ba nhân vật. Nhưng tiếc rằng có lẽ đã vì sử quan phong kiến, nên hai tác giả đã nhận thức sai lầm về Quan VÂn Trường. Thiệt ra Quan VÂn Trường chỉ là một nhân vật hết sức tầm thuwòng về tài cũng như về đức, nhất là tác phong xử thế, không có gì đáng gọi là kỳ và tuyệt cả.
Khi bàn về TÀo Tháo thì hai ông viết:
Tìm trong tủ sách, thấy gian thần quyền tước cũng đầy như chông gai. Nhưng túc trí đa mưu để thu hút nhân tài và che mắt thiên hạ, thì không ai bằng Tào Tháo.
Câu nhận xét của hai ông Mao, Kim trên đây vừa đúng mà cũng vừa sai, đúng ở chỗ hai ông nhận xét họ Tào là một người túc trí đa mưu, sai ở chỗ là hai ông lại nói "để thu lấy nhân tài mà che mắt thiên hạ", thu dụng được nhân tài phải là người tri nhân, họ Tào quả có khả năng ấy. Nhưng bảo rằng thu dụng nhân tài để che mắt thiên hạ thì là nghĩa lý gì? Vì việc thu dụng nhân tài có liên quan gì tới vấn đề che mắt thiên hạd dâu? Nhận xét như vậy là phản "luận lý học".

Hai ông Mao, Kim còn nhận xét tiếp:
Nghe lời Tuân Úc, khởi binh cần vương mà tự ví như là Châu VĂn Vương, thì "có vẻ" như trung.
Đánh phá Viên Thiên về tiếm đế hiệu, mà ngỏ chỉ muốn làm Tào hầu thì nghe "có vẻ thuận".
Theo ý kiến hai ông thì họ Tào không thể ví đuợc với Châu Văn Vương, và họ TÀo là một người bất trung, bất thuận , cho nên hai ông mới dùng hai tiếng "có vẻ" để lên trên (có vẻ trung, có vẻ thuận).

Nhưng thực ra Châu VĂn Vương là cái gì? Nếu không phải là thần tử nhà Thương, bắt đầu từ đất Mân đất CẢo tiến tới là lên tiểu quốc Châu. Sau khi thế lực mạnh rồi , mới dùng vũ lực quật ngã thiên tử nhà Thương để cướp dành thiên hạ, cũng như bao nhiêu vua chúa phong kiến khác đã quật ngã nhau trong lịch sử phong kiến. Như vậy có gì mà Tào Mạnh Đức không thể so sánh được?
Biết nghe lời Tuân Úc, khởi nghĩa cần vương, tiễu trừ giặc khăn vàng và thanh toán Đổng Trác, biết gán cho Viên Thuật cái tội tiếm đế hiệu, cũng như khi thành sự rồi chỉ xin làm TÀo hầu, đều là những việc của một người biết làm chính trị, biết nghe lời, biết lợi dụng thời cơ, biết tranh thủ chính nghĩa... như vậy họ TÀo phải là một con người đáng khen.
Hai ông Mao, Kim lại viết:
Không giết Trần Lâm vì yêu cái tài, thì tựa như có đức khoan hồng
Họ TÀo không đang tay giết TRần Lâm là một nhân tài, vì có khả năng tri nhân nên biết Trần lâm là một nhân tài vì có đức khoan hồng cho nên mới tha thức cho những kẻ có tài đức ấy, đó là một thực trạng cụ thể, tại sao họ Mao và họ Kim lại dùng hai tiếng "tựa như" vào đó. Vì đã gọi là "Tực như" tức là kô có thực chất rồi. Phải chăng đây là thành kiến di truyền đối với họ TÀo, nên cố tình bẻ bao, xuyên tạc ?
TẠi hạ rất lấy làm lạ rằng tại sao hai ông có những phê bình xuất sắc mà cuối cùng vẫn cứ gán ép cho họ Tào là một kẻ đa nghi gian hùng? Có lẽ cũng không ngoài lý do quá lệ thuộc vào sử quan phong kiến chăng?

Tại hạ đưa ra một vài điểm vừa rồi là để cho các vị huynh đệ có ý nghĩ rằng TT là một kẻ đáng để di xú vạn niên tham khảo, mong các vị sẽ sớm cho biết ý của mình để chúng ta cùng nghiên cứu về nhân vật TT này tiếp.

LSB-RongLuaBacCuc
04-03-2003, 09:53
Quả là Quốc Học huynh có 1 khối lượng kiến thức rất lớn về lịch sử khiến tại hạ không khỏi nể phục.Nhưng theo ngu ý của tại hạ thì tại hạ lại cho rằng việc Tào Tháo đại diện cho nước Ngụy là tiềm quốc không có gì là sai cả.
Khi xưa Tào Tháo gặp nạn phải lẩn chốn ở nhà của 1 người đồng hương nhưng do hiểu lầm Tào Tháo đã giết cả nhà người này,ta chưa bàn tới việc Tào Tháo thực sự có hiểu nhầm hay không nhưng hãy bàn tới việc xảy ra sau đó khi người chủ nhà duy nhất còn sống xót Tào Tháo cũng ra tay giết nốt theo phương trâm thà giết nhầm còn hơn bỏ xót.Sau khi giết người bịt đầu mối song Tháo quay qua người bạn và nói "Thà ta phụ người chứ quyết không để người phụ ta" phải chăng đó là tư tưởng của người quân tử ???hay đó là tính quyết đoán của 1 nhà cầm quân vĩ đại ?

nick bị xóa 5
04-03-2003, 19:01
Hoàn toàn đồng ý với RLBC huynh, con người TT có nhiều điểm rất đáng khen nhưng cũng có khá nhiều khuyết điểm, mà khuyết điểm lớn nhất là đa nghi. Nhưng nếu ta đào sâu vào vấn đề thì ta sẽ thấy rằng: trong một thời đại hết sức phức tạp, phải đương đầu với bao nhiêu đối thủ cao tay, lỗi lạc như Khổng Minh, Chu Du, và còn nhiều người nữa, nếu không muốn khỏi sa vào cạm bẫy của đối thủ thì thôi, còn nếu muốn, họ Tào cũng như mọi chính trị gia khác không thể không đề cao cảnh giác.
nhưng cảnh giác và đa nghi là hai mặt của một vấn đề, cho nên chỉ sai đi một chút thì cảnh giác biến thành đa nghi, mà đối thủ có thể lợi dụng khai thác được ngay.
Đối với họ Tào theo ý tiểu đệ ta kô nên chê trách ông là đa nghi. Không đa nghi sao được? Chỉ nên phàn nàn ông một điểm là sử dụng cảnh giác tính không đúng lúc, không đúng đối tương, cho nên đời chính trị quân sự của ông đã phạm nhiều sai lầm tai hại. Một như RLBC huynh ở trên đã nói là: vì không áp dụng cảnh giác tính không đúng mức mà họ TÀo đã giết oan cả nhà Lã BÁ Xa người có hảo ý đối với mình. Vì cảnh tính áp dụng không đúng mà ông đã bị CHu Du khai thác, để rồi giết mất Thái Mạo và TRương Doãn, hai thủy sư đô đốc của ông, việc đó đã dẫn tới đại bại ở sông Xích BÍch.

Khuyết điểm thứ hai của TT theo tiểu đệ là từ tính nóng nảy bẩm sinh, TT đã có những hành động tàn nhẫn. Nhưng theo tiểu đệ ta không nên quá nghiêm khắc lên án TÀo Tháo về những hành động ví dụ như là đã giết Phục Hoàng Hậu, Đổng THừa, Y Sĩ Cát Bình và một số người khác, khi nhóm người này mưu thiết kế thanh toán ông, rủi bị cơ mưu bại lộ. Vì đó là một lẽ tất nhiên của trường tranh đấu: "kiến ăn cá, thì cá ăn kiến".
Có lẽ những người bị TÀo giết khi việc họ làm kô thành, họ đã chấp nhận quy luật đó trước khi bắt tay vào việc, nhưng họ vẫn dám nghĩ dám làm. VẬy trong trường hợp này theo tiểu đệ ta chỉ nên trách họ TÀo đã thiếu phần khoan hồng, chứ kô thể lên án hành động của ông là phản đạo lý được.

LSB-KiepDocThan
06-03-2003, 14:49
Theo tiểu đệ thì nếu nói đến Tào Tháo chúng ta nên nói đến vấn đề Tào Tháo là một chính trị gia như thế nào trước tiên, bởi để so sánh TÀo Tháo, ta nên so sánh Tào Tháo là một chính trị gia thế nào. Chứ những điểm như có đa nghi hay không, thông minh hay không là những lẽ dĩ nhiên một vị tướng như Tào Tháo cần phải có.
Nói tới vấn đề chính trị, các nho gia thời xưa, cũng như mãi tới bây giờ thường chia ra hai đường lối:

1) Vương đạo
2) Bá đạo.

Vương đạo là gì? Theo nguyên nghĩa, vương đạo tức là đạo của Tam vương, là Đại VŨ nhà Hạ, THành Thang nhà Ân, VĂn VƯơng nhà Châu. Theo quan niệm của nho giáo, thì đường lối chính trị của những ông vua là đường lối chính, lấy nhân nghĩa đạo đức làm căn bản trị nước yêu dân, không dùng đến quyền mưu kế thuật.
Bá đạo là gì? Bá đạo là những đường lối chính trị của những ông vua làm bá chủ chư hầu, như các ông: Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công - Sở Trang VƯơng, Tần Mục Công v.v... vào những triều đại XUân Thu và Chiến quốc. Đường lối chiến lược lúc bấy giờ, người ta đã áp dụng rất nhiều quyền mưu kế thuật.
XUất phát từ điểm căn bản khác nhau như thế giữa Vương và Bá, những nhà nho giáo kết luận: "Vương đạo là tốt hơn hết, vì chỉ theo con đường chính, đường thẳng, còn Bá đạo thì hay dùng mưu kế, thủ đoạn, biện pháp chính trị cho nên Bá đạo là xấu hơn Vương đạo".
Nhận định vậy là Nho giáo kể cả Mạnh Tử đã đem lịch sử tiến hoá nhân loại quay trở lại.
Thiệt ra thời đại Tam vương lúc bấy giờ loài người hãy còn cổ lậu. VƯơng đạo chỉ là những hình thức trị nước quá thô sơ.
Tới thời Xuân Thu, CHiến Quốc, loài người đã tiến bộ nhiều nên đường lối chính trị của Ngũ Bá không thể thực hiện như Tam vương. Đó là trạng thái nhân loại tiến bộ, chứ không phải dựt lùi như nho giáo đã nói.
Vì nhận định sai lầm như thế, mấy ông đó mới gán cho họ Tào nói riêng, Bá đạo nói chung một ý nghĩ xấu xa.
Cho nên mỗi khi bàn tới việc họ Tào đấu tranh chính trị người ta đều gán cho tất cả là Bá đạo, là mưu gian quỷ kế. Chứ thực ra họ Tào là một chính trị gia rất lỗi lạc của thời đại, một thời đại hết sức cam go, nhiều đối thủ lợi hại trong 97 năm Tam quốc.

LSB-Giang Hồ
08-03-2003, 15:40
Đồng ý cùng KĐT. TT là một chính trị gia lỗi lạc. Một trong những điểm mạnh làm chính trị của TT là: Biết Áp Dụng Chính Trị Giai Đoạn.
Hiện nay người ta đang hiểu "Chính trị giai đoạn" với ý nghĩa xấu xa. Nhưng xét cho cùng, nhất là đối chiếu trong lịch sử chính trị Cổ, Kim, Đông, Tây, những tay chính trị gia lỗi lạc không ai không áp dụng chính trị giai đoạn: Ví dụ: Phe Đồng minh giữa giai đoạn hung hãn của Phát xít Hitler, đã tạm thời liên hiệp với Nga Sô để đánh Đức, sau đó trở lại lập trường chống Cộng.
Cũng chỉ để gây áp lực với phe Đồng Minh nên Staline đã có giai đoạn ký ước với Hitler. Và cũng vì không biết áp dụng chính trị giai đoạn cho nên Hitler trong lúc đang đánh với Anh Mỹ đã xé hiệp ước ký với Nga Sô rồi tấn công luôn, cho nên cơ nghiệp nhà độc tài áo nâu đã đỗ vỡ tan tành.
Người biết áp dụng chính trị giai đoạn là người biết tùy cơ ứng biến, áp dụng những công tác đúng với hoàn cảnh cụ thể trong một giai đoạn. Vì chính sách và đường lối của giai đoạn này, không phải là chính sách và đường lối của giai đoạn khác, dĩ vãng cũng như tương lai.
Vì biết áp dụng chính trị giai đoạn, mà Trương TỬ Phòng khuyên Lưu Bang tạm vâng lịnh Hạng Võ đi vào Ba THục, trong giai đoạn Sở Bá Vương đang mạnh và Lưu bAng đang yếu.
Vì biết áp dụng chính trị giai đoạn mà Khổng Minh mới dặn QUan Vân Trường "Đông hoà Tôn Quyền, Bắc cự TÀo Tháo". Và cũng vì không biết áp dụng chính trị giai đoạn, mà QUan VÂn Trường trong khi phía Bắc đang phải đương đầu với TÀo THáo, mà phía Đông lại khai chiến với Đông Ngô, làm trái kế hoạch của Khổng Minh đã dặn, cho nên mới thất bại mà chết.
Vì biết chính trị giai đoạn trong vấn đề dùng người mà Khổng Minh tạm dùng Ngụy Diên, một kẻ mà họ Khổng biết thế nào rồi cũng phản bội cho nên đã dự bị được biện pháp trừ khử.
Nói tóm lại: chính trị giai đoạn là một việc tối cần thiết, cho nên các chính trị gia và quân sự gia trong đó có tào Tháo đã triệtd dể áp dụng.

LSB-anhhungluongson
13-03-2003, 22:07
Theo tại hạ, điểm mạnh nhất của TÀo Tháo không phải bởi TT là một chính trị gia lỗi lạc, nhiều người khác còn lỗi lạc hơn TT nhiều ở điểm chính trị. TT xây dựng được một cơ ngơi đồ sồ cho con cháu như vậy ở điểm khác, ở điểm TT là một người tri nhân - ở điểm mà vào thời điểm TT không có ai hơn Tháo.
Trong cuộc sống con người, nhất là con người chính trị, vấn đề tri nhân (biết người) là quan trọng hơn hết. Lưu Bang (Hán Cao Tổ) nhờ tri nhân mà dùng được Trương Lương, Hàn Tín, Tiêu hà, Trần Bình để đem đại sự tới thành công. Lưu Huyền Đức nhờ có tri nhân mới dùng được Khổng Minh, Bàng Thống, TRiệu Tử Long, Hoàng Trung mà kháng hành với Ngô, Ngụy.
Ngưng tri nhân đâu phải là việc dễ. Kinh thượng thư có nói: "kẻ tri nhân là người minh triết (tri nhân viết minh triết)". Lại nói: " "biết người tức là kẻ khôn ngoan tuyệt vời, ông thánh cũng phải nhận là khó (tri nhân tắc triết, duy thánh kỳ nan)".
Có một vài vị đọc đến đây có thể đặt câu hỏi rằng: Họ Tào có phải thật sự là một người tri nhân như tại hạ nói không?
Xin thưa, họ Tào quả là một người rất tri nhân; Vì có tri được nhân mới biết được Quan VÂn TRường là một người tốt, cho nên mới dụ hàng rồi cố công mua chuộc cho bằng được. Vì tri nhân mới biết được Từ Thứ là một mưu sĩ, nên đã dùng trăm phương ngàn kế, dùng bà mẹ họ Từ làm con tin để kêu gọi họ Từ về cộng tác với mình, cuối cùng tuy việc không thành như ý muốn của ông, nhưng ít ra ông cũng làm cho đối phương là Lưu Bị mất một tay mưu sĩ lỗi lạc. Cũng vì có tri nhân, cho nên lúc Lưu Bị đại bại, ba anh em chạy tan tác, họ Lưu phải về ở nhờ với ông, trong một tiệc rượu ông hỏi họ Lưu rằng:
-Theo ngài, trong thiên hạ này, ai là anh hùng nhất? Họ Lưu đề xuất ra nhiều nhân vật, đều bị ông cho là không đúng, cuối cùng ông tự chỉ vào mình, và chỉ vào Lưu Bị, rồi nói:
- Anh hùng trong thiên hạ này chỉ có ngài và Tháo tôi.
Mặc dù một tay chính trị đại bợm kiêm lý cả công tác gián điệp là Lưu Huyền Đức, khi đang ăn cơm nghe họ Tào nói như thế cũng phải giả vờ làm rơi đũa để đánh lạc hướng họ Tào, nhưng vẫn không lừa nỗi đâu?!!
Như vậy có phải là họ Tào đã biết rằng: Lưu Bị không phải là một tay vừa, sẽ kháng hành dành thiên hạ với mình. Biết như thế mà vẫn không thanh toán hèn nhát, cũng như khi biết Quan VÂn Trường nhất định không chịu bỏ Lưu Bị theo mình, mà cũng không tìm kế sát hạt. Những sự kiện ấy chứng tỏ Tào Tháo là một nhân vật có phong độ người quân tử Đông phương. Cho nên các tác giả, phê bình gia tam quốc xưa nay thường cho rằng: họ Tào là một nhân vật đa nghi hẹp lượng, tàn nhẫn... thì quả là theo ý tại hạ hoàn toàn không đúng.

Góp vài lời cho vui,
LSB-anhhungluongson.

LSB-RongLuaBacCuc
14-03-2003, 08:45
Tại hạ cũng như 1 số anh em ở đây đều không ai cho rằng Tào Tháo không phải là anh hùng song để dùng 1 vài dòng hay cho dù là vài trang đi chăng nữa người ta cũng chưa thể nói hết 1 cách chính xác về con người này RL chỉ xin đóng góp vài lời như sau.
Tào Tháo là người đa nghi điều này ai cũng phải công nhận bởi đây là tính cách rõ rệt nhât của ông ta nhưng ông ta hoàn toàn không phải là người có lòng dạ hẹp hòi. khi xưa Quan Vân Trường thất thủ ở Hạ Bì nhưng ông ta đã không những không đẩy Vân Trường vào bước đường cùng mà còn chiêu đãi hết sức tử tế với vị danh tướng này cùng 2 bà chị dâu là Cam phu nhân và Mi phu nhân.Lúc trời trở lạnh Tháo thấy râu của Vân Trường rụng liền cho người may 1 chiếc bao râu để bọc lại cho râu đỡ rụng điều đó cho thấy Tào Tháo còn là 1 con người rất biết cách lấy lòng hiền sĩ trong thiên hạ.
Tào Tháo còn là người nhẫn tâm và tàn nhẫn điều này được chứng tỏ rõ nhất khi ông ta giết cả nhà Lã Bá Sa song tất cả cũng đều bắt nguồn từ tính đa nghi mà ra.

Hon the ma vuong
16-03-2003, 13:37
Nói chung nói Tào Tháo ko phải là một anh hùng cũng đúng nhưng nói Tào Tháo là một gian hùng lại chẳng sai.Như rồng lửa nói Tào Tháo là người nhẫn tâm tàn nhẫn quả ko sai nhưng nói chung trong cái thời chiến tranh loạn lạc chỉ có kẻ mạnh, kẻ nhẫn tâm bất chấp thủ đoạn mới có thể sinh tồn được ,mới có thể từ 1 chân trắng mà đi lên tam công được.

LSB-NgoDung
16-03-2003, 15:00
hì hì, Bổn quân sư kô đồng ý với HTMV ở điểm TT không phải là anh hùng chút nào đâu nhé, theo HTMV thế nào mới là anh hùng? QVT chăng? Nếu là vậy HTMV huynh hãy viết chủ đề mới bày tò ý của mình về QVT đi, bổn quân sư sẽ chứng minh cho huynh thấy QVT chỉ là một người bình thường, còn TT mới đúng là anh hùng đích thực :02_grin:

Lần này vào đây bổn quân sư muốn bàn về TT ở lãnh vực thơ văn. Theo bổn quân sư TT là một nhà thơ lỗi lạc. Sở dĩ bổn quân sư nêu lên tiết mục này là vì xưa (và cả ngay bây giờ - trong sơn trại của chúng ta đây) mỗi khi viết về TT, người ta thường chỉ nêu lên hai điểm: "chính nghiệp" (sự nghiệp chính trị) và "quân nghiệp" (sự nghiệp quân sự) mà không bàn tới "văn nghiệp" (sự nghiệp văn chương) của ông ta.
Bổn quân sư viết bài này lên không phải là để nghiên cứu Văn học sử Trung Hoa hay là tìm hiểu Văn chương Tào Tháo, cho nên bổn quân sư chỉ nói "Họ Tào là một nhà thơ lỗi lạc" cho dễ hiểu. Và để chứng minh rằng: tất cả những nhận xét xưa nay cho rằng họ Tào là một kẻ vũ phu, thô bạo, láo xược là những tính chất hoàn toàn trái ngược với một Văn nghệ sĩ, nhất là một Văn nghệ sĩ lãng mạn như Tào Tháo, thì thiệt là không đúng tý nào.
Văn học sử Trung Hoa ghi nhận: Thời đại Kiến An (tức niên hiệu Hán HIến Đế) là một thời đại hỗn loạn cực độ, nhân dân chịu muôn phần cay đắng với bọn hôn quân cùng bè lũ tham quan ô lại.
Sống trong tình trạng điêu linh này, văn nhân không còn điều kiện để sáng tác văn chương. Tuy nhiên, cũng kô phải vì vậy mà thời đại Kiến An không có những tác giả và tác phẩm đáng kể. Đứng đầu văn trào này, theo văn học sử Trung hoa thì chính là ba cha con Tào Tháo (... Tào Phi, Tào Thực).
Bổn quân sư đang muốn sưu tầm các bài thơ của TT, nhất là bài "Đoản CA Hành" TT lúc còn thời niên thiếu và bài "Khổ Hàn Hành TT làm lúc vượt Thái Hàng sơn, vị nào có sưu tầm nhiều thơ văn của TT, làm ơn post lên hộ. Vạn phần đa tạ.

ND.

Hon the ma vuong
16-03-2003, 15:41
Tại hạ thì ko đồng tình về cái chuyện Tào Tháo là anh hùng được.Thứ nhất là vì họ Tào quá đa nghi-cái tính cách này ko thể có được ở 1 người anh hùng chân chính.Thứ hai là Tào Tháo lại giết cả nhà Lã Bá Sa-người có ơn với mình.Riêng chuyện giết nhầm người nhà Lã Bá Sa,tại hạ có thể chấp nhận cho Tào Tháo vì đấy chỉ là 1 phút hiểu lầm mà gây nên tội,nhưng Tào Tháo lại giết luôn cả 1 ông già ko có tấc sắt trong tay mà lại giết sau lưng nữa thì e rằng trên đời này chẳng có anh hùng nào như vậy đâu.Tại hạ cũng ko phủ nhận Tào Tháo là 1 người đa tài nhưng mà xét theo 1 khía cạnh thì chuẩn nhất Tào Tháo chỉ có thể là "gian hùng" như lời Hứa Thiệu nhận xét mà thôi.Đối với tại hạ thì QVT cũng chưa chắc là anh hùng đâu nhé ^_^

Giáo Chủ Xiển Giáo
21-03-2003, 16:26
Ngô huynh,
đây là hai bài Đoản Ca Hành và Khổ Hàn Hành đệ vừa tìm được trong một bài báo cũ, đáng tiếc là các bài thơ khác của TT về đài Đồng TƯớc tìm mãi không ra. Thôi thì đưa tạm hai bài này lên trước vậy.

Đoản Ca Hành

Đối tửu đương ca,
Nhân sinh kỷ hà?
Thí như triêu lộ
Khứ nhật vô đa
Khái đương dĩ khảng
Ưu tư nan vương.
Hà dĩ giải ưu?
Duy hữu Đỗ khang
Thanh thanh tử khâm,
Du du ngã tâm.
Đản vi quân cố,
Trầm ngâm chí câm (kim)
Ao ao lộc minh,
Thực dã chi bình.
Ngã hửu gia tân,
Cổ sắc xuy xinh
Hiệu hiệu như nguyện.
Hà thời khả Thuyết?
Ưu tòng trung lai
Bất khả đoạn tuyệt.
Việt mạch độ thiên,
Uổng dụng tương rồn
Khế khoát đàm yến
Tâm niệm cựu ân.
Nguyệt minh tinh hy.
Ô tước nam phi.
Nhiểu thụ tam táp,
Võ chi khả y:
Sơn bất yếm cao,
Thủy bất yếm thâm
Chu Công thổ bộ
Thiên hạ quy tâm.
Tạm dịch:

Chén say ta hát ta chơi,
Thú vui say hát người đời được bao.
Tháng ngày thấm thoát chóng sao,
Hạt sương buổi sớm tụ vào lại tan
Điều đâu cảm giận chứa chan
Cái lo ngay ngáy không bàn cho xuôi
Lo kia bao gỡ cho rồi
Họa chẳng chỉ có con người Đỗ Khanh (1)
Áo xanh tấc dạ bàng hoàng
Ngậm ngùi lòng tớ ngổn ngang tơi bời
Hươu đồng hớn hở vui chơi,
Sáo đàn ta khách tiệc mời lẫn nhau
Trăng kia sáng tỏ làu làu
Xoay quanh quanh mãi địa đầu khôn thôi.
Cái lo đâu bỗng tới nơi
Lòng lo dằng dặc ai người gỡ ra
Nỗi niềm kể hết gần xa,
Này là tình cũ, này là nghĩa xưa.
Kia kìa trăng sáng sao thưa,
Quạ kêu xao xác bây giờ đang bay.
Ba vòng liệng khắp bụi cây.
Tìm không chỗ đậu lại bay khơi chừng,
Non cao cao tít ngàn trùng,
Nước sâu thăm thẳm vô cùng là sâu.
Chu Công phủ dụ rất mầu
Khiến cho thiên hạ rủ nhau theo về.


Khổ Hàn Hành

Bắc thượng Thái hàng sơn,
Nam tai hà nguy nguy!
Dương trường bang khúc chuyết.
Xa luân vị chi tồi,
Thụ một hà tiêu sắt!
Bắc phong thanh chính bi.
Hùng bi đối ngã tôn.
Hổ báo hiệp lộ đề.
Khê cốc thiểu nhân dân,
Tuyết lạc hà phi phi,
Diêu canh trường thán tức
Viễn hành đa sơ hoài
Ngũ tâm hà phẫn uất?
Tá dục nhất đông quy.
Thủy thâm cảo lương tuyệt.
Trường lộ chính bồi hồi.
Mê hoặc thất cố lộ,
Mạc mộ vô túc lâu.
Hành nhật dĩ viễn chí.
Nhân mã đồng thời cơ.
Đảm nang thành thủ tân,
Phụ băng trì tác mễ.
Bi bi đông sơn thị,
Du du linh ngã ai!

Tạm dịch:

Phía Bắc Thái Hàng sơn,
Vòi vọi lên gian nan.
Đường ruột dê uống khúc,
Làm bánh xe vỡ tan.
CÂy cối sao hiu hắt.
Gió bắt rít trên ngàn.
Gấu ngồi xổm ngó khách;
Hổ bên đường gầm vang.
Tuyết rơi sao phơi phới,
Hang hốc ít nhân dân,
Đi xa dạ ngùi ngùi.
LÒng ta sao buồn bực
Về đông mong tới ngày.
Nước sâu cầu lại gãy.
Giữa đường dạ bồi hồi.
Mê hoặc quên đường cũ
Tối mịt trọ nhà ai?
Đi ngoài bao ngày tháng,
Đói cả ngựa lẫn người.
Quảy gói đi kiếm củi,
Lấy gia để thổi cơm.
Dằng dặc một nỗi buồn...

LSB-TienPhongTuong
16-04-2003, 22:30
Lạm bàn về vấn đề tương quan lực lượng giữa hai nhóm Ngụy, Ngô

Thế là con sông Xích Bích, một khúc sông của con sông Trường Giang Dương Tử Giang được chọn làm chỗ để giao tranh. Nếu Ngô Thục thắng thì phần đất phía Nam là của Ngô và Thục. Còn không thì toàn bộ Trung Hoa sẽ về tay Tào Tháo.

Hai bên cùng sẵn sàng tất cả. Một bên Tào Tháo thì quân số gồm 80 vạn với một bộ tham mưu gồm các tay Trình Dục, Tuân Úc và các tướng Trương Liêu, Hứa Chữ, Tào Hồng, Tào Nhân v.v... còn một bên Tôn Quyền, Lưu Bị tuy có một số quân chỉ bằng một phần năm, nhưng địa thế hiểm trở, nhân dân quy phục. Hai lãnh tụ chóp bu của Ngô, Thục không thể sánh với Tào Tháo được cả về mọi mặt chính trị, quân sư, văn hóa và kinh tế, nhưng các tay đảm nhận trọng trách như Khổng Minh, CHu Du thì có phần trội hơn... Các tướng như bọn Quan Công, Trương Phi, Cam Ninh, Hoàng Cái đều là những hổ tướng đương thời.

Cứ lấy đó mà bàn thì hai bên đều suýt soát nhau khó đoán trước thắng bại.

Theo ý tiểu đệ, Tháo sở dĩ dám xuất quân trận này là vì chủ quan, bản thân có một kinh nghiệm chiến trường và một số quân khổng lồ đương phấn khởi qua những chiến công đã liên tiếp thu hoạch. Phải chăng cũng vì lý do chủ quan này mà Tào Tháo khinh địch nên trong trận giao tranh này; Tháo bị một thảm hại ghê gớm, đã nướng cả một quân số chủ lực là 80 vạn người vào ngọn lửa??

Bach dien thu sinh
15-06-2003, 14:34
Phải nói rằng Tào Tháo là một nhân tài. Ông ta rất giỏi trong việc dùng người, chả thế mà dưới trướng của ông ta có rất nhiều anh hùng hào kiệt và họ rất trung thành với Tào Tháo. Ngay cả Quan Vân Trường, một người em kết nghĩa của Lưu Bị trước khi nhận trách nhiệm phục bắt TT đã kí cam kết với Gia Cát Lượng sẽ không tha cho TT nếu tha chịu bị chặt đầu, thế mà khi gặp TT QVT đã mủi lòng cho đi chỉ vì nghĩ đến sự đối đãi tử tế của ông ta trước kia.
Các cụ ta có câu " Thời thế tạo anh hùng ", ở vào trường hợp của Tào Tháo khi mà nhà Hán đã mục nát không thể điều hành được đất nước, các bè phái trong triều đình cát cứ tranh giành quyền lực thì việc làm của ông về sau được đánh giá là không có gì sai trái.
Có ai đó nói rằng: TT nếu sinh vào thời bình sẽ là một vị anh hùng và nếu sinh vào thời loạn thì sẽ là một gian hùng.

anhhung_ngocnghech
28-09-2003, 14:00
Tại hạ bây giờ mới vào đây thấy huynh đệ bàn về Tào Tháo hay quá cũng có ít ý kiến.
Người xưa cho Tào tháo là gian hùng tại haj cũng công nhận như vậy, trong hoàn cảnh loạn lạc như vậy Tào Tháo không như vậy thì làm sao có thể dựng lên nghiệp lớn được. Theo tại hạ được biết thì vì lịch sử cho Tào Tháo là gian hùng lên không ít trường hợp bóp méo đi để thể hiện Tào Tháo. Tại hạ xin post một mẩu chuyện của Tào Tháo cho anh em xem:
Khi Tào Tháo và Trần Cung bỏ chạy khỏi Đổng Trác có đến nhà người chú của Tào Tháo thì ông này có giữ Tào Tháo và Trần Cung lại để tiếp đãi còn ông ta đi mua rượu về để uống, nhưng ông này đi lâu quá không về Tào Tháo nghe thấy người nhà ông chú chuẩn bị dao kéo để giết heo tiếp đãi lại nghĩ là chuẩn bị để bắt mình nên giết cả nhà ông ta và bỏ đi , sau khi Tào Tháo và Trần Cung đi thì gặp ông chú đi về cầm theo bình rượu . Trần Cung thấy Tào Tháo đa nghi và ác quá liền bỏ đi không theo Tào Tháo nữa. Chuyện chỉ viết đến đây nhưng thực sự Tào Tháo nghi ngờ rất có lý, Tào Tháo biết rằng khoảng đường từ nhà ông chú đi mua rượu không mất nhiều thời gian như thế mà ông này đi quá lâu làm Tào nghi ngờ mà giết cả nhà ông ta.Sau khi Trần Cung bỏ đi rồi Tào Tháo có nhìn thấy quân binh kéo đến chỉ sau ông chú một lúc có nghĩa là ông này đang hoãn binh cố lưu Tào Tháo và Trần Cung lại để đợi quan binh đến nhưng Trần Cung không nghe Tào Tháo giải thích mà vội bỏ đi . Sau này Trần Cung theo Lã Bố và chết cùng Lã Bố
Như RLBC kể ở trên nhưng tại hạ có đọc một cuốn sách kể ràng như vậy, tại hạ thấy Tào Tháo tuy đa nghi nhưng ông có một sự phán đoán rất chính xác

tieuphi
21-11-2003, 12:18
Tiểu đệ là Tiểu Phi xin ra mắt các huynh đệ,
Theo tiểu đệ, cần phân biệt 2 Tào Tháo: 1 Tào Tháo nhân vật lịch sử (có nhiều công trạng) và 1 Tào Tháo nhân vật văn học trong Tam quốc của La Quán Trung. Lịch sử chỉ là cái đinh để văn sĩ treo lên đó bức tranh là tác phẩm văn học mượn đề tài lịch sử (Richelieu trong Ba người lính ngự lâm cũng bị Dumas mô tả méo mó). Họ La muốn bênh Lưu Bị nên "tả nhân đức của Lưu Bị thì như dối trá, tả tài trí Khổng Minh thì như ma quái" (ông Lỗ Tấn nói đại ý vậy). Họ La muốn chửi Tào nên trong Tam quốc có nhiều chi tiết mà ta có thể dựa vào đó để coi Tào Tháo là gian hùng (như giết cả nhà Lã Bá Sa). Tuy nhiên La Quán Trung không thể bất chấp lịch sử một cách quá quắt nên Tam quốc vẫn để lộ chất anh hùng ở Tào Tháo.
Tiểu đệ lưu ý chi tiết: Trong công cuộc bình định trung nguyên, Tào Tháo tỏ ra vượt trội về mọi mặt (cả về đạo đức) so với những đối thủ của ông như Lã Bố, Viên Thuật, Viên Thiệu... Rất nhiều nhân tài trung nguyên đã ra theo Tào Tháo và không có ai phản bội ông cả (trừ 1 Vu Cấm nhát chết). Nếu Tào Tháo thật không biết quý mến người tài thì La Quán Trung ngán gì mà không sáng tác ra vài nhân tài bất mãn với ông bỏ theo Lưu Bị.
Tào Tháo không truy bức Quan Vũ dù họ Quan quyết bỏ Tào tìm Lưu Bị. Nếu là gian hùng, đã biết không mua chuộc nổi, sao không tìm cách trừ sớm đi để biết đâu lưu cái hại về sau?
Đề tài này khá thú vị song vì mới nhập sơn chưa chuẩn bị đủ tư liệu nên đệ tạm dừng đã. Chợt nhớ Hoàng Lê Nhất Thống Chí của VN, tuy coi tập đoàn Nguyễn Huệ là giặc, song các tác giả Ngô gia cũng không thể phủ nhận nổi chất anh hùng toát lên từ nhân vật lịch sử này.

LSB-LyQuy
24-03-2004, 12:22
Nói đến tào Tháo ta nhận thấy ở ông một con người có tài cầm quân, mưu lược hơn người. Nhược điểm duy nhất của ông chính là tính đa nghi. Nhưng cái tình đó khó có thể không có trong người một vị tướng cầm trong tay hàng chục van quân. Tuy rằng cái tình đã nghi đó đã không ít lần làm ông thiệt hại về lực lượng (như chuyện ông chém nhầm Sái Mạo, Trương Doãn), rồi ngay từ đầu ông cũng giết nhầm cả gia đình người họ hàng của mình. Nhưng chính cái tính đã nghi đó cũng đã nhiều lần giúp ông trong cuộc sống (như vụ phát hiện chuyện Đổng Thừa và Cát Bình cũng vua Hiến Đế mưu sát ông chẳng hạn).
Cuộc đời của vua Hiến Đế thật khổ ải trong cuộc chiến đấu của bao người tranh đua nhau dành quyền lực. Hết nạn Đổng Trác, đến nạn Lý Thôi, Quách Dĩ và cuối cùng đến Tào Tháo. Nhưng dù gì thì Tào Tháo cũng đáng nể ở chỗ ông tuy thừa sức cướp ngôi nhà Hán nhưng ông đã không làm. Tuy vậy khi con trai ông lên ngôi, Tào Phi đã cướp ngôi đưa Hiến Đế xuống. Nhà hán chính thức mất và Trung Quốc chính thức hình thành thế chân vạc Nguỵ, Ngô và Thục. Tài cầm quân của TT cũng những mưu lược của ông khó có người bì kịp. Tuy rằng ông thua Chu Du và Khổng Minh nhiều lần nhưng hai người này cũng khó có thể lật đổ được ông.

LSB-VanThang
20-04-2004, 07:53
Hận huynh!
Tại hạ không đồng ý cho rằng Tào Tháo thua xa Chu Du và Khổng Minh nhiều lần. Tào Tháo bao gồm các tài quân sự, văn chương và võ nghệ chứ không như KM và Chu Du là hai kẻ mưu sĩ. Trận Xích Bích tại hạ cho rằng Tào Tháo không hề tính sai điểm nào cả, chẳng qua ông ta chủ quan nên bị thua đó thôi. Vào thời điểm đó thông thường không có gió đông nam nên Tào Tháo không ngại việc kết thuyền lại với nhau chứ có phải Tào Tháo không tính tới việc quân Ngô sẽ dùng hoả công đâu. Chỉ là người có tính đúng 100 điểm cũng vẫn có sơ xuất đó thôi.
Tào Tháo không những là nhà quân sự tài giỏi mà còn là một thi nhân. Vì vậy ông ta mới sinh được người con là Tào Thực là thi nhân giỏi nhất thời đó. KM và Chu Du chỉ là mưu sĩ, chỉ có thể làm thần chứ không thể làm vua. Tào Tháo mới chính là đại anh hùng có tài an bang tế thế... hơn hẳn KM và Chu Du rồi vậy.
Không phải là KM và Chu Du khó lật đổ Tào Tháo mà CD và KM không thể lật đổ Tào Tháo (2 nguời này muốn lắm mà ko lật đổ được đấy chứ :D ).

LSB-LyQuy
21-04-2004, 09:19
Sai lầm của TT dẫn việc thua to trận Xích Bích là chính sự mắc mưu của cả KM và CD. Hoàng Cái dùng kế khổ nhục giả hàng, sao cái này Tào không nghi ngờ nhỉ? Bàng Thống hiến kế liên hoàn, Tào bị u mê bởi danh tiếng của Bàng Thống mà nghe theo. Âu cũng là cái số phải thua.

LSB-VanThang
23-04-2004, 00:55
Sai lầm của TT dẫn việc thua to trận Xích Bích là chính sự mắc mưu của cả KM và CD. Hoàng Cái dùng kế khổ nhục giả hàng, sao cái này Tào không nghi ngờ nhỉ? Bàng Thống hiến kế liên hoàn, Tào bị u mê bởi danh tiếng của Bàng Thống mà nghe theo. Âu cũng là cái số phải thua.
Hận huynh đài!
Tại hạ không cho rằng Tào Tháo mắc mưu KM và CD. Điều quan trọng nhất dẫn tới thất bại của Tào Tháo là gió ĐÔNG. Không có gió ĐÔNG thì mưu kế của KM và Chu Du không thể thực hiện, bởi vậy đâu có thể nói Tào Tháo mắc mưu Khổng Minh. Tào Tháo đã biết vào thời điểm đó không thể nào có gió ĐÔNG được. Nhưng năm đó vẫn có gió đông là bởi "trời giở chứng" mà thôi. Huynh đài đọc kỹ lại Tam Quốc sẽ thấy Tào Tháo biết rằng việc kết bè sẽ rất dễ bị hoả công nhưng ông vẫn làm vì ông nghĩ là thời điểm đó không có gió đông.
Hoàng Cái dùng khổ nhục kế thì làm gì được Tào Tháo nếu không có gió Đông? Bàng Thống lừa Tào Tháo kết bè thì làm gì được Tào Tháo nếu không có gió Đông? Bởi Tào Tháo tin rằng năm đó không có gió đông nên mới bị thua... đây là cái số ông không may chứ không phải do ông mắc mưu.

LSB-LyQuy
23-04-2004, 09:20
Nói như Van tổng quản thì hoá Tào thua vì cái thèng tên là "ĐÔNG" à? Nếu tại hạ không nhầm thì cho đến trước trận đánh thì gió đông nam đã thổi rồi, các mưu sỹ can Tào hãy cảnh giác nhưng Tào có chịu nghe đâu. Vì cũng chủ yếu Tào nghĩ Hoàng Cái hàng Tào thật thì dù gió đông nam có thôi cũng chẳng ăn thua gì.
Hoàng Cái dùng kế khổ nhục giả hàng cũng chủ yếu do mưu kế khích tướng của KM cả mà. Từ cái chuyện giả hàng đó mới làm lên chuyện dùng lửa thiêu quân Tào chứ. Mỗ nhớ bốn câu thơ mà KM dùng để trị bịnh cho CD là:
Muốn đánh Tào Tháo
Phải dùng hoả công.
Muôn việc đủ cả
Chỉ thiếu gió đông.
Rõ ràng KM biết trước thế nào cũng có gió đông nam thôi về, cái này cũng chỉ là biết bói toán thôi chứ không thần thánh chi cả. Cái chuyện lên đàn cầu phong của KM cũng chỉ là che mắt CD, lấy cái đó để cho Triệu Vân đến đón thoát thân thôi. Vậy mà không hiểu sao trong đám mưu sỹ của Tào nhìu người giỏi thía mà không biết được chuyện này nhỉ? Có lẽ chỉ Quách Gia là có thể biết lên sau khi thua Tào đã khóc thương họ Quách đó thôi.
Nói chung từ chuyện Hoàng Cái trá hàng đến chuyện Bàng Thống bày kế liên hoàn đều liên quan mật thiết đến chuyện gió đông. Chỉ cần thiếu một trong ba cái đó thì KM và CD không thể thắng Tào được.

LSB-VanThang
24-04-2004, 06:03
Về khoản thiên văn thì Tào Tháo thua KM là cái chắc rồi. Hơn nữa Tào là người miền Bắc dẫn quân Nam tiến thì chỉ nghe người khác nói sao thì tin vậy thôi. Đúng là khi Tào có ý kết bè đã có người ngăn Tào nhưng Tào tin là không có gió đông mới kết bè. Hận huynh đài cũng nên biết là gió Đông không bao giờ thổi vào mùa đó nhưng năm đó lại trở trời sao đó mà có gió Đông đó thôi. Vậy không phải là Tào không tính tới gió Đông mà vì nghĩ năm nay cũng như mọi năm sẽ không có gió Đông nên ông ta không ngại chuyện kết bè. Đâu phải Tào biết là có gió Đông mà vẫn kết bè đâu chứ? Tào đã nghĩ là không có gió Đông nên kết bè chứ đâu phải do Bàng Thống khích mà Tào kết bè.
Tào thua trận đó âu cũng là cái số không may. Quân Tào đều là người Bắc nên không quen đi thuyền thì đã mất địa lời rồi... huống chi năm đó lại giở chứng có gió Đông nam nữa chứ... Tào không có thiên thời và địa lời thử hỏi không thua sao được. :D

bang chu cai be
08-05-2004, 22:18
Về khoản thiên văn thì Tào Tháo thua KM là cái chắc rồi. Hơn nữa Tào là người miền Bắc dẫn quân Nam tiến thì chỉ nghe người khác nói sao thì tin vậy thôi. Đúng là khi Tào có ý kết bè đã có người ngăn Tào nhưng Tào tin là không có gió đông mới kết bè. Hận huynh đài cũng nên biết là gió Đông không bao giờ thổi vào mùa đó nhưng năm đó lại trở trời sao đó mà có gió Đông đó thôi. Vậy không phải là Tào không tính tới gió Đông mà vì nghĩ năm nay cũng như mọi năm sẽ không có gió Đông nên ông ta không ngại chuyện kết bè. Đâu phải Tào biết là có gió Đông mà vẫn kết bè đâu chứ? Tào đã nghĩ là không có gió Đông nên kết bè chứ đâu phải do Bàng Thống khích mà Tào kết bè.
Tào thua trận đó âu cũng là cái số không may. Quân Tào đều là người Bắc nên không quen đi thuyền thì đã mất địa lời rồi... huống chi năm đó lại giở chứng có gió Đông nam nữa chứ... Tào không có thiên thời và địa lời thử hỏi không thua sao được. :Dkhông thể trách Tào Tháo trong vụ này được vì nếu đổ cho TT là người không giỏi thiên văn vậy còn các quân sư của ông chẳng lẽ họ cũng không biết gì về thiên văn sao?Đừng phát biểu một cách bừa bãi như vậy lai còn nói TÀO THÁO là người miền Bắc nữa nên thua trận và còn là người tin người nữa?Tôi hỏi ông bạn có đọc hoặc xem truyện hoặc phim ko?Ai cha biết TÀO THÁO là kẻ đa nghi chứ ông bạn nói vậy lả kô đúng rồi !Còn tôi, tôi cho TÀO THÁO là người anh hùng của thời loạn không gặp thời đó thôi nếu kô có gió đông liệu KM và CHU DU có thắng nổi TÀO THÁO không?

LSB-TruongThanh
09-05-2004, 19:14
Nói chung Tào Tháo là người giảo quyệt biết lấy lòng người nên sự nghiệp của ông ta mới nổi như vậy
Xưa Nay Những Người Đọc Tam Quốc Chí cũng như các nhà phê bình, mỗi khi nói tới Tào Tháo là người ta nói: đa nghi như Tào-Tháo! Tàn nhẫn như Tào-Tháo! Gian hùng qủy quyệt như Tào-Tháo! Có kẻ cực đoan lại cho rằng: Tào-Tháo là một nhân vật "di xú vạn niên" (để tiếng xấu muôn đời).
Ôi! Tào Tháo có phải là một người xấu chăng? Tại sao người ta (và theo sự quan sát của tại hạ thì nhiều vị trong này) lại cứ chê bai mạt sát Tháo như vậy?
Nay ta thử đặt vấn đề để tìm hiểu giá trị đích thực của con người đã từng được xem là "đệ tam tuyệt" của thời đại Tam-Quốc (Khổng Minh, Quan Vân Trường, Tào Tháo).
Trước khi thảo luận đến nội dung, điểm quan trọng nhất mà tại hạ muốn là chúng ta phải nêu lên như một điều kiện tiên quyết là vấn đề xử quan.
Tất cả các tác giả Tam-Quốc-Chí từ Trần-Thừa-Tộ, Phạm-Quần, Bùi-Tùng-Chu, Mao-Tôn-Cương, La-Quán-Trung cho tới cả nhà đại phê bình gia Kim-Thánh-Thán đều đứng trên lập trường và sử gia phong kiến để ghi chép sự việc cũng như để nhận xét vấn đề.
Ví dụ: trong bài "Nguyên tác nhận định về chuyện Tam Quốc Chí cả Mao Tôn Cương và Kim Thánh Thán đều khẳng định rằng:
- Nhà Thục-Hán do Lưu-Bị cầm đầu là chính thống.
- Nhà Ngụy do Tào Tháo, Đông Ngô do Tôn Quyền là tiếm quốc.

Nói dứt khoát như vậy, rõ ràng là sử quan phong kiến đã bóp méo sự kiện lịch sử một cách vụng về. Khi ba anh em Lưu Bị tự cho mình là con cháu của Lưu Cảnh Thăng, giòng giõi nhà Tiền Hán, thì đó cũng là một thủ đoạn bấu víu lấy di tích cũ, để hợp pháp hóa cuộc nổi dậy của mình. Thủ đoạn này, người ta đã thấy quá nhiều trong lịch sử.
Lẽ thứ hai, lúc Tào Tháo còn sống, mặc dù đã nắm hết quyền bính trong triều, nhưng Hán Hiến Đế vẫn giữ ngôi thiên tử, như vậy không thể bảo Ngụy là tiếm quốc được.
Còn sau khi Tào THáo chết rồi, con là Tào Phi thoán đoạt ngôi vua, thì việc họ Tào không trách nhiệm trước lịch sử dù là lịch sử phong kiến.
Nếu các huynh đệ chịu khó đào sâu vào lịch sử đều thấy rõ loài người từ khi quốc giới được phân định, thì việc giành quyền cướp nước vẫn cứ nối đuôi nhau tiếp diễn qua hai hình thức:

A) Dùng quân lực để đánh đổ chủ cũ rồi mình lên thay thế, trường hợp Thành Thang đánh nhà Hạ, Võ Vương đánh nhà Thương.

B) DÙng biện pháp chính trị để cướp quyền, danh từ phong kiến gọi là thoán đoạt. Ví dụ: Vương Mãng thoán đoạt nhà Hán. Lưu DỤ thoán đoạt nhà TẤn. Tại Việt Nam ta trường hợp: nhà Lý thoán đoạt nhà Tiền Lê, nhà Trần thoán đoạt nhà Lý, nhà Hồ thoán đoạt nhà Trần, nhà Mạc thoán đoạt nhà Lê v.v...

Luân lý phong kiến tuyệt đối đề cao chữ trung, cực lực lên án thoát đoạt, nhưng lịch sử phong kiến thường lại là những mắt xích thoán đoạt nối liền nhau.
Thật là khôi hài: mình đã thoán đoạt tiền triều để nhẩy lên ngai vàng; khi lên ngai vàng rồi lại khuyên kẻ khác trung thành với mình, như thế hỏi ai tin theo được. Bởi vậy câu ngạn ngữ "được làm vua thua làm giặc" vẫn là bất hủ của con người chung sống dưới ánh sáng mặt trời muôn thuở và khắp nơi. Khi đã hiểu được như vậy rồi, thì dù Tào THáo có thật sự thoán đoạt ngôi nhà Hán chăng nữa, vẫn không có gì đáng lên án, trích đối với lịch sử phong kiến.

Hình như huynh đài có chút lầm lẫn ở đây. Lưu Bị nhận mình là dòng dõi nhà Hán, chứ chẳng hề nói là con cháu Lưu Cảnh Thăng. Lưu Cảnh Thăng tức Lưu Biểu, ở Kinh Châu thì với Lưu Bị chỉ xem như anh em họ hàng.
Đệ chỉ ý kiến chỗ đó, phần còn lại thì rất đồng tình với huynh đài. Tào Mạnh Đức tuy gian hùng, ép chúa lấn quyền. Nhưng thử hỏi, Lưu Huyền Đức hay Tôn Trọng Mưu tự lập căn cứ, chiếm thành chiếm luỹ cũng vì cái nghiệp cả xưng vương mà thôi. Làm trai thời loạn thì phải vậy!!

LSB-LyQuy
14-05-2004, 08:35
Lưu Cảnh Thăng tức Lưu Biểu, ở Kinh Châu thì với Lưu Bị chỉ xem như anh em họ hàng.
Ừ, cái này thì TT nói đúng, Lưu Biểu có tên tự là Cảnh Thăng, người này là chủ Kinh Châu và đã từng cho Lưu Bị ở nhờ một thời gian.
TT thì được phong là Thừa Tướng lên rõ ràng phải ở gần vua, vậy là tự nhiên có nhà. Còn Tôn Quyền thì nối nghiệp cha anh, làm chủ Đông Ngô vốn là của Tôn Kiên từ trước. Chỉ có Lưu Bị là lận đận bốn bể không nhà. Tiếng là nhân đức nhưng thực chất là mưu mỗ sảo quyệt vô cùng. Ở nhờ Lưu Chương để rồi cuối cùng cướp trắng hai Xuyên. Kinh Châu, Nam Quận....cuối cùng cũng vìa tay Lưu hết với lý do: " Cướp của TT chứ không phải của Lưu Biểu"....Đúng là càng phân tích thì càng thấy, Lưu Bị không đơn giản như mình tưởng.

LSB-VanThang
15-05-2004, 00:46
Hehe Hận huynh nói "TT thì được phong là Thừa Tướng lên rõ ràng phải ở gần vua, vậy là tự nhiên có nhà" tại hạ không đồng ý. Để phong được làm thừa tướng, Tào Tháo đã bỏ nhiều công sức và tâm lực chứ có phải tự dưng được phong đâu. Đất của Hán đế cũng là do Tào Tháo lấy về chứ không phải vua ban cho Tào Tháo. Không có Hán đế thì Tào Tháo vưu vẫn có đất thôi. Chẳng qua là không được danh chánh ngôn thuận cho lắm :) Tào Tháo cũng là tay trắng dựng nghiệp như Lưu Bị mà thôi. Lưu Bị còn có lợi thế hơn là được cái tiếng dòng dõi Hoàng thất. Còn Tào Tháo ngược lại bị chê là dòng dõi hoạn quan (cháu Tào Tung).

Thien Long Than Kiem
31-10-2004, 16:04
Xem TDN hẳn là ai cũng phải có ấn tượng với nhân vật Tào Tháo,có rất nhiều câu chuyện xoay quanh nhân vật nổi tiếng này,về cách cầm quân và về tính đa nghi đặc biệt.Có chuyện nói rằng một lần Tào Tháo đến nhà bạn chơi,người nhà nọ liền đi mua lợn về giết thịt đãi hắn,khi đang nằm trong nhà ngủ,đột nhiên họ Tào thấy người nhà mài dao bèn nghĩ rằng người nhà nọ định giết mình,Tào Tháo liền đem kiếm ra giết chết cả nhà rồi vội vã chạy đi,trên đường gặp một người đi mua lợn về,gặp hắn,người đó bảo:"tôi định mua thịt về giết thết ông sao ông lại bỏ đi thế này".Tào Tháo biết mình đã nghĩ nhầm cho nhà nọ,nhưng tức thì hắn vung kiếm giết chết người đó và nói:"thà ta phụ người chứ không để người phụ ta".Tính đa nghi của Tào Tháo đã được kể đến qua nhiều câu chuyện,hắn là con người độc đoán,chỉ thích làm theo ý của mình,nhưng lịch sử đã cho Tào Tháo thắng lợi,dẹp được hai nước đối địch để lên ngôi bá chủ.Nhưng tính xấu của hắn vẫn lưu truyền muôn đời,hắn đã chết vì nhìn thấy đầu Quan Vũ,người đã từng thả hắn mấy lần không giết,thật là ác giả ác báo.

LSB-LyQuy
01-11-2004, 13:16
TLTK chú ý, lần sau post chủ đề mới nên tìm hiểu xem chủ đề đó đã có chưa nha. Mỗ hợp nhất chủ đề của TLTK mới lập vào chủ đề cũ của RLBC.

tt_bcth
07-12-2005, 18:23
minh nghi rang , TAO THAO la mot dai anh hung ( yeu TAO THAO we ;) )
vay ma khong biet co bao nhieu nguoi lai ra suc chi trich ong ta ??? thu hoi , vao thoi loan lac ay , neu ko lam nhung viec nhu vay thi lam sao ma ton tai duoc ???
thu hoi , neu co KHONG MINH hay BANG THONG theo TAO THAO thi giang son da nam trong tay ho TAO roi . Ngay khi thoi co da chin mui ma ko soan ngoi vua , vay la mot nguoi tai gioi , vi neu soan doat ngoi vua thi cac chu hau se co ly do de danh TAO THAO ma luc luong cua ong khi do chua manh , nen lam nhu the la rat hop ly .
TAO THAO cung co mat chan thanh cua minh , rat trong dung nguoi tai . Vay tai sao cac nha phe binh ( da so ) va nhung nguoi doc TAM QUOC DIEN NGHIA hien nay lai ko nhien duco cai hay cua TAO THAO ma chi noi ong ay la 1 dau gian hung va mot nguoi co tinh da nghi ?????
giua da nghi va than trong chi chenh lech nhau co mot ti xiu , nhung ong ay da qua than trong nen da tro thanh da nghi , nhung neu ko da nghi thi co le ong ay da bi giet roi ( CAT BINH do thuoc doc vao ly thuoc cho TAO THAO uong , ...)
noi chung , doi voi minh , TAO THAO la mot bac "DAI ANH HUNG "

tt_bcth
07-12-2005, 18:29
Xem TDN hẳn là ai cũng phải có ấn tượng với nhân vật Tào Tháo,có rất nhiều câu chuyện xoay quanh nhân vật nổi tiếng này,về cách cầm quân và về tính đa nghi đặc biệt.Có chuyện nói rằng một lần Tào Tháo đến nhà bạn chơi,người nhà nọ liền đi mua lợn về giết thịt đãi hắn,khi đang nằm trong nhà ngủ,đột nhiên họ Tào thấy người nhà mài dao bèn nghĩ rằng người nhà nọ định giết mình,Tào Tháo liền đem kiếm ra giết chết cả nhà rồi vội vã chạy đi,trên đường gặp một người đi mua lợn về,gặp hắn,người đó bảo:"tôi định mua thịt về giết thết ông sao ông lại bỏ đi thế này".Tào Tháo biết mình đã nghĩ nhầm cho nhà nọ,nhưng tức thì hắn vung kiếm giết chết người đó và nói:"thà ta phụ người chứ không để người phụ ta".Tính đa nghi của Tào Tháo đã được kể đến qua nhiều câu chuyện,hắn là con người độc đoán,chỉ thích làm theo ý của mình,nhưng lịch sử đã cho Tào Tháo thắng lợi,dẹp được hai nước đối địch để lên ngôi bá chủ.Nhưng tính xấu của hắn vẫn lưu truyền muôn đời,hắn đã chết vì nhìn thấy đầu Quan Vũ,người đã từng thả hắn mấy lần không giết,thật là ác giả ác báo.
nay , minh nho Quan Vu chi moi tha Tao Thao co 1 lan o XICH BICH thoi nha ! con khi Tao Thao chet vi nhin thay dau Quan Vu thi cung chua han la dung , sau nay con den may su viec xay ra , Tao Thao moi qua doi

tt_bcth
11-12-2005, 14:27
Hehe Hận huynh nói "TT thì được phong là Thừa Tướng lên rõ ràng phải ở gần vua, vậy là tự nhiên có nhà" tại hạ không đồng ý. Để phong được làm thừa tướng, Tào Tháo đã bỏ nhiều công sức và tâm lực chứ có phải tự dưng được phong đâu. Đất của Hán đế cũng là do Tào Tháo lấy về chứ không phải vua ban cho Tào Tháo. Không có Hán đế thì Tào Tháo vưu vẫn có đất thôi. Chẳng qua là không được danh chánh ngôn thuận cho lắm :) Tào Tháo cũng là tay trắng dựng nghiệp như Lưu Bị mà thôi. Lưu Bị còn có lợi thế hơn là được cái tiếng dòng dõi Hoàng thất. Còn Tào Tháo ngược lại bị chê là dòng dõi hoạn quan (cháu Tào Tung).
huynh có cùng suy nghĩ với muội đóa ! :D
Nhưng không những vậy , khi mới bước ra làm quan (thật ra TÀo Tháo lên làm quan bằng chính sức lực của mình chứ không phải mua chuộc để leo lên làm quan như cha mình ) Tào Tháo đã không ngừng công kích mạnh mẽ vào hoạn quan , vì ông nhận ra rằng : triều đình ngày càng thối nát là do bè phái của lũ hoạn quan gâ ra . Trong khi đó , ông lại bị những thế lực chống đối công kích vào : Tào Tháo là con cháu của hoạn quan ( thật ra chỉ là : cha của TÀo Tháo nhận một hoạn quan làm cha nuôi nên TÀO THÁO mớimang tiếng là con cháu hoạn quan .) . Từ một nơi xuất thân như vậy , TÀO THÁO đã rất căm ghét rồi , nên có lẽ ông muốn chỉ với 1 tên tuổi , 1 cá nhân TÀO THÁO sẽ gầy dựng nên nghiệp lớn!

Quận Chúa Quỳnh Anh
12-12-2005, 01:33
Không ai phủ nhận được Tào Tháo là một con người đầy mưu lược , đã diệt Viên Thiệu , chiếm giữ phương bắc , thực lực rất hùng hậu . Văn thần võ tướng dưới trướng rất nhiều . Ai cũng cho ông ta là có Thiên thời. . Trong Tam Quốc người đa nghi nhất cũng chính là ổng . Vừa đa nghi lại quá nhiều mưu kế , tinh thông mưu lược quân sự . Sợ lộ tin tức mà giết Trần Cung , lo bị ám sát mà giết cả thị vệ , câu châm ngôn của ông ta là " Ta thà phụ người chứ không để người phụ ta " . Ông ta bị coi là một kẻ bội bạc , khi giết nhầm Sái Mạo , Trương Doãn

tt_bcth
13-12-2005, 17:56
. Trong Tam Quốc người đa nghi nhất cũng chính là ổng . Vừa đa nghi lại quá nhiều mưu kế , tinh thông mưu lược quân sự . Sợ lộ tin tức mà giết Trần Cung , lo bị ám sát mà giết cả thị vệ , câu châm ngôn của ông ta là " Ta thà phụ người chứ không để người phụ ta " . Ông ta bị coi là một kẻ bội bạc , khi giết nhầm Sái Mạo , Trương Doãn
Hình như bạn nhớ nhầm rùi thì phải . TÀO THÁO đâu phả giết Trần Cung để bịt miệng đâu . Theo mình nhớ thì lúc Lữ Bố bị bắt thì Trần Cung ( lúc đó trong vai trò là mưu sĩ của Lữ Bố ) bị bắt chung luôn . TÀO THÁO thực ra không muốn giết Trần Cung nhưng chính Trần Cung đã không chịu quy phục , cả 2 người đều nhớ đến ân nghĩa xưa kia ( chuyện này thì chắc ai cũng biết , cũng nhờ việc này , TÀO THÁO mới nói : " Thà ta phụ mọi người trong thiên hạ chứ không để người trong thiên hạ phụ ta " ) . TÀO THÁO không muốn giết TRẦN CUNG nhưng chính TRẦN CUNG muốn chết ( không biết phải không :D ) nên TÀO THÁO mới giết Trần Cung thui ! ;)

hì , mình cũng không biết là có phải Trần Cung muốn chết không nữa nhưng mình nhớ mang máng là vậy !

LSB-VanThang
14-12-2005, 09:44
Quỳnh Anh Quận Chúa có lẽ chỉ mới đọc Tam Quốc nên mới có cái nhìn như vậy đối với Tào Tháo chăng? Theo tại hạ biết La Quan Trung cố ý tạo nên một hình ảnh Tào Tháo xấu xa, vì La tiên sinh này cho rằng Tào không thuộc dòng dõi vương thất.
Tào Tháo mưu trí hơn người, đánh trận giỏi, làm thơ hay... mọi mặt đều xuất chúng. Chứ đâu có như Lưu Bị và Tôn Quyền chỉ biết vin vào cái tiếng tổ tiên để đoạt thiên hạ. Chính họ Tào đã cải cách và thúc đẩy sự phát triển của Trung Quốc vào thời đó, trong khi Lưu, Tôn chỉ lo đánh chiến - gián tiếp gây ra sự trị trệ cho sự phát triển của Trung Quốc.
Chính Khổng Minh cũng chỉ là người kéo dài cuộc chiến một cách vô ích. Tại hạ nghĩ Khổng Minh nếu không phải là nguời hô phong hoán vũ như trong sách Tam Quốc thì chí ít ông ta cũng là một kẻ thông minh, vậy ông ta ắt hẳn nhận ra nhà Thục đã mất đại thế....vậy còn cố kéo dài cuộc chiến vô ích làm chi không biết.
Trong khi Tào Tháo đánh đông dẹp bắc, mỗi tấc đất là đều do công lao của ông đánh về thì Lưu Bị chỉ vin vào tổ tiên để đi chiếm đất người khác. Đơn cử việc chiếm Kinh Đô của Lưu Biểu và về sau chiếm cả đất Thục của Lưu Chương chỉ nhờ vào cái vỏ bọc hoàng thất và 3 tất lưỡi giả nhân giả nghĩa.
Trong khi đó Tào Tháo là một người anh hùng trọng anh hùng. Tào Tháo biết Trương Phi là tướng tài liền dặn các tướng phải ghi tên Trương Phi vào áo bào, sau này ra trận có gặp thì phải đề phòng. Tào Tháo phục Triệu Tử Long là kẻ nghĩa khí anh dũng nên đã không cho quân bắn tên ... kà kà nếu Tào không phải là người trọng anh hùng thì Triệu Tử Long và đứa con ngu dốt của Lưu Bị đã dính đầy tên như con nhím rồi còn gì.

Tính đa nghi của Tào Tháo đã được kể đến qua nhiều câu chuyện,hắn là con người độc đoán,chỉ thích làm theo ý của mình,nhưng lịch sử đã cho Tào Tháo thắng lợi,dẹp được hai nước đối địch để lên ngôi bá chủ.Nhưng tính xấu của hắn vẫn lưu truyền muôn đời,hắn đã chết vì nhìn thấy đầu Quan Vũ,người đã từng thả hắn mấy lần không giết,thật là ác giả ác báo.
Tính đa nghi của Tào Tháo suy ra ắt ai cũng có trong trường hợp của Tào Tháo. Chẳng qua ở đây, tác giả muốn tô vẽ điểm này để làm xấu Tào đi đó thôi. Ô hô! Thử hỏi làm một vị quân chủ có bao nhiêu người muốn giết? Không đa nghi mới là chuyện lạ. Dù sao tại hạ cũng có rằng trong chuyện Tào Tháo đa nghi có sự thổi phồng quá đáng và không xác đáng.
Quan Công tha cho Tào Tháo là vì Quan Công là kẻ nghĩa khí dởm, ích kỷ chỉ nghĩ tới bản thân. Theo quan niệm của Quan Công thì Tào Tháo phải chết thiên hạ mới về tay Lưu Bị được. Thế sao Quan Công không giết Tào Tháo đi rồi sau đó tự vẫn để trả ơn Tào Tháo lúc xưa đã đối đãi tốt với Quan Công? Quan Công mượn việc ân tình riêng để ảnh hưởng tới việc công (làm hỏng cả đại thế thiên hạ) vậy sao ai ai cũng cho rằng Quan Công làm vậy là nghĩa khí nhỉ? Lúc đó Quan Công giết Tào Tháo thì Lưu Bị ắt có được thiên hạ rồi còn gì. Ôi chao sao cái lão Quan Công này hồ đồ đến vậy chứ. Ân riêng nghĩa riêng thì trả riêng, việc công tư phải phân minh chứ.... Người không phân biệt được việc nào nặng việc nào nhẹ mà ai ai cũng phục thì tại hạ lấy làm khó hiểu thay!

tt_bcth
14-12-2005, 17:33
Quỳnh Anh Quận Chúa có lẽ chỉ mới đọc Tam Quốc nên mới có cái nhìn như vậy đối với Tào Tháo chăng? Theo tại hạ biết La Quan Trung cố ý tạo nên một hình ảnh Tào Tháo xấu xa, vì La tiên sinh này cho rằng Tào không thuộc dòng dõi vương thất.
Tào Tháo mưu trí hơn người, đánh trận giỏi, làm thơ hay... mọi mặt đều xuất chúng. Chứ đâu có như Lưu Bị và Tôn Quyền chỉ biết vin vào cái tiếng tổ tiên để đoạt thiên hạ. Chính họ Tào đã cải cách và thúc đẩy sự phát triển của Trung Quốc vào thời đó, trong khi Lưu, Tôn chỉ lo đánh chiến - gián tiếp gây ra sự trị trệ cho sự phát triển của Trung Quốc.
Chính Khổng Minh cũng chỉ là người kéo dài cuộc chiến một cách vô ích. Tại hạ nghĩ Khổng Minh nếu không phải là nguời hô phong hoán vũ như trong sách Tam Quốc thì chí ít ông ta cũng là một kẻ thông minh, vậy ông ta ắt hẳn nhận ra nhà Thục đã mất đại thế....vậy còn cố kéo dài cuộc chiến vô ích làm chi không biết.
Trong khi Tào Tháo đánh đông dẹp bắc, mỗi tấc đất là đều do công lao của ông đánh về thì Lưu Bị chỉ vin vào tổ tiên để đi chiếm đất người khác. Đơn cử việc chiếm Kinh Đô của Lưu Biểu và về sau chiếm cả đất Thục của Lưu Chương chỉ nhờ vào cái vỏ bọc hoàng thất và 3 tất lưỡi giả nhân giả nghĩa.
Trong khi đó Tào Tháo là một người anh hùng trọng anh hùng. Tào Tháo biết Trương Phi là tướng tài liền dặn các tướng phải ghi tên Trương Phi vào áo bào, sau này ra trận có gặp thì phải đề phòng. Tào Tháo phục Triệu Tử Long là kẻ nghĩa khí anh dũng nên đã không cho quân bắn tên ... kà kà nếu Tào không phải là người trọng anh hùng thì Triệu Tử Long và đứa con ngu dốt của Lưu Bị đã dính đầy tên như con nhím rồi còn gì.


Tính đa nghi của Tào Tháo suy ra ắt ai cũng có trong trường hợp của Tào Tháo. Chẳng qua ở đây, tác giả muốn tô vẽ điểm này để làm xấu Tào đi đó thôi. Ô hô! Thử hỏi làm một vị quân chủ có bao nhiêu người muốn giết? Không đa nghi mới là chuyện lạ. Dù sao tại hạ cũng có rằng trong chuyện Tào Tháo đa nghi có sự thổi phồng quá đáng và không xác đáng.
Quan Công tha cho Tào Tháo là vì Quan Công là kẻ nghĩa khí dởm, ích kỷ chỉ nghĩ tới bản thân. Theo quan niệm của Quan Công thì Tào Tháo phải chết thiên hạ mới về tay Lưu Bị được. Thế sao Quan Công không giết Tào Tháo đi rồi sau đó tự vẫn để trả ơn Tào Tháo lúc xưa đã đối đãi tốt với Quan Công? Quan Công mượn việc ân tình riêng để ảnh hưởng tới việc công (làm hỏng cả đại thế thiên hạ) vậy sao ai ai cũng cho rằng Quan Công làm vậy là nghĩa khí nhỉ? Lúc đó Quan Công giết Tào Tháo thì Lưu Bị ắt có được thiên hạ rồi còn gì. Ôi chao sao cái lão Quan Công này hồ đồ đến vậy chứ. Ân riêng nghĩa riêng thì trả riêng, việc công tư phải phân minh chứ.... Người không phân biệt được việc nào nặng việc nào nhẹ mà ai ai cũng phục thì tại hạ lấy làm khó hiểu thay!
hì hì ! bạn cùng ý nghĩ với mình đó !
Tuy nhiên , nếu Quan Công giết TÀO THÁO thì chưa chắc là thiên hạ về tay Lưu Bị . Bởi vì lúc đó , lực lượng của Tôn Quyền mạnh hơn của Lưu Bị , biết thế nên Khổng Minh mới giao cho Quan Vũ việc trấn giữ ......( quên rùi :D ) để cố tình tha cho TÀO THÁO . Vậy đóa ! 8-)

Quận Chúa Quỳnh Anh
15-12-2005, 01:39
tt)bcth
Hình như bạn nhớ nhầm rùi thì phải . TÀO THÁO đâu phả giết Trần Cung để bịt miệng đâu . Theo mình nhớ thì lúc Lữ Bố bị bắt thì Trần Cung ( lúc đó trong vai trò là mưu sĩ của Lữ Bố ) bị bắt chung luôn . TÀO THÁO thực ra không muốn giết Trần Cung nhưng chính Trần Cung đã không chịu quy phục , cả 2 người đều nhớ đến ân nghĩa xưa kia ( chuyện này thì chắc ai cũng biết , cũng nhờ việc này , TÀO THÁO mới nói : " Thà ta phụ mọi người trong thiên hạ chứ không để người trong thiên hạ phụ ta " ) . TÀO THÁO không muốn giết TRẦN CUNG nhưng chính TRẦN CUNG muốn chết ( không biết phải không ) nên TÀO THÁO mới giết Trần Cung thui !


Xin lỗi , QA lại dùng từ sai nên thành ra nhầm ý mất rồi , Trần Cung bị bắt rồi tự động chịu chết ( bạn nhớ đúng rồi ah ! ) . Nhưng QA không nghĩ Tào Tháo không muốn giết Trần Cung đâu ( trong chuyện nói rõ ràng , Tào Tháo " giả vờ " khóc thương mà ) . Mà nói thiệt làm sao mà để Trần Cung sống được , đã phản Tào Tháo đi theo Lã Bố với tính đa nghi như ổng , để Trần Cung lại bên mình , khác chi để một cái gai bên cạnh ( nó đâm ổng lúc nào không hay ) . Trần Cung lại có lần từng bắn tên vào cây lọng vàng che đầu của Tháo ( lúc đó Tào Tháo tức điên ) , trong mắt Trần Cung " Tào Tháo chỉ là một kẻ gian trá không hơn không kém " thì làm sao mà Tào Tháo có " can đảm " giữ một kẻ như Trần Cung nữa chứ . Hai bên biết tỏng bụng nhau , thà Trần Cung chọn cho mình cái chết khí phách , còn hơn quy lụy hàng cũng không yên .Cái câu " Ta thà phụ người chứ không để người phụ ta " của Tào Tháo , thì Trần Cung càng không thể sống được , he he .

Van Thang
Quỳnh Anh Quận Chúa có lẽ chỉ mới đọc Tam Quốc nên mới có cái nhìn như vậy đối với Tào Tháo chăng?

Chính xác , nhìn Tào Tháo ra sao thì thú thật hồi nào tới giờ không có để ý ổng ( chỉ " mê " Triệu Vân thôi ah ! ) , nên giờ đành luận theo hiểu biết hướng đó thôi .

kà kà ( bắt chước giọng cười của huynh chơi ) . Huynh khen Tào Tháo quá nhỉ ? Mà cũng không có gì sai ở đây cả , ai cũng có một anh hùng cho riêng mình mà . Nếu nói về tài giỏi thì ai cũng có cả huynh ah ! Nếu người ta cho rằng Tào Tháo được " thiên thời " , thì Lưu bị cũng có được " nhân hòa " , còn Tôn Quyền được " địa lợi " . Ai cũng có được cái riêng . Ai cũng có tướng tài theo quy phục dưới trướng .

Nói về coi trọng nhân tài thì Lưu Bị nào kém hơn đâu . Ngay cả Khổng Minh cũng phải một lòng một dạ theo phò . Còn Tào Tháo chuộng nhân tài thì cũng một ý thôi , hầu phát trương thanh thế cho mạnh . Nếu Tào Tháo giỏi về thu phục nhân tâm , thì đã không bị thuộc hạ phản lại ông ta rất nhiều . Ông ta đụng một tí là muốn giết ngay , nếu không có rất nhiều lần với sự khuyên can của các tướng khác thì đừng hòng . Trương Liêu thoát chết cũng nhờ có Huyền Đức xin cho , còn Dương Bưu cũng thế , không nhờ Khổng Dung thì cũng đi đời . Bị lầm mưu của Chu Du , giết đi tướng giỏi Sái Mạo .... ( nói thế thôi ) , thì nói tới ưu hay khuyết điểm , ai cũng có huynh ah ! Thấy huynh ca ngợi Tào Tháo quá , kà kà ... ( để QA để ý tới ổng một chút coi sao ) .

Trong khi Tào Tháo đánh đông dẹp bắc, mỗi tấc đất là đều do công lao của ông đánh về thì Lưu Bị chỉ vin vào tổ tiên để đi chiếm đất người khác. Đơn cử việc chiếm Kinh Đô của Lưu Biểu và về sau chiếm cả đất Thục của Lưu Chương chỉ nhờ vào cái vỏ bọc hoàng thất và 3 tất lưỡi giả nhân giả nghĩa.

Đã nói ai cũng là con cáo già cả huynh ah ! mặt trận này đấu cả về trí về lực ( đựơc làm vua thua làm giặc là thế ) .

Tào Tháo phục Triệu Tử Long là kẻ nghĩa khí anh dũng nên đã không cho quân bắn tên ... kà kà nếu Tào không phải là người trọng anh hùng thì Triệu Tử Long và đứa con ngu dốt của Lưu Bị đã dính đầy tên như con nhím rồi còn gì.


Tào Tháo phục Triệu Vân đâu có gì lạ ( QA đọc truyện xong mà còn khoái nữa nè ) . Nói như huynh có vẻ Triệu Vân sống được là nhờ Tào Tháo nương tay vậy ? Hic , phản đối . Câu của Tào Tháo nói đây " Gặp Triệu Vân chớ bắn lén , ta phải bắt sống Triệu Vân , không được để chết " , thấy chưa huynh ? " Không được chơi lén thôi chứ vẫn bắn tên như thường mà , và ... rốt cuộc không ai bắt được Tử Long hết , he he . Chứng tỏ rằng Triệu Vân đã thoát hiểm bằng chính tài năng của mình ( ông Tào Tháo nói thì cũng là nói cho có thôi , chứ bắt sống đi , muốn cũng đâu được , kà kà ) .

Nhớ vụ mượn gió đông , khi Chu Du vì lòng dạ hẹp hòi , hiềm tài của Gia Cát Lượng mà ngầm sai Đinh Phụng và Từ Thịnh với 200 đao phủ tới đàn thất tinh , để giết Khổng Minh . Ai ngờ khi thấy Khổng Minh đang ở trên thuyền lướt về phía tây ,bên cạnh võ tướng TRiệu Vân , thì không một ai dám đuổi theo hết . Triệu Vân đúng là số dách , he he .

Cái này ngoài lề tí ( nói cho vui ) . Tên Gia Cát Lượng được người đời sau lấy làm biểu tượng cho trí thông minh . Còn Tào Tháo ? Humm , mỗi khi ai chột dạ thì đều bị cho là " Bị Tào Tháo rựơt rồi " . Ông Tào Tháo quả là lợi hại , theo rượt người ta đến tận cùng , kà kà ( kết giọng cười của huynh Van Thang quá , lấy xài luôn ) .

tt_bcth
15-12-2005, 16:11
Xin lỗi , QA lại dùng từ sai nên thành ra nhầm ý mất rồi , Trần Cung bị bắt rồi tự động chịu chết ( bạn nhớ đúng rồi ah ! ) . Nhưng QA không nghĩ Tào Tháo không muốn giết Trần Cung đâu ( trong chuyện nói rõ ràng , Tào Tháo " giả vờ " khóc thương mà ) . Mà nói thiệt làm sao mà để Trần Cung sống được , đã phản Tào Tháo đi theo Lã Bố với tính đa nghi như ổng , để Trần Cung lại bên mình , khác chi để một cái gai bên cạnh ( nó đâm ổng lúc nào không hay ) . Trần Cung lại có lần từng bắn tên vào cây lọng vàng che đầu của Tháo ( lúc đó Tào Tháo tức điên ) , trong mắt Trần Cung " Tào Tháo chỉ là một kẻ gian trá không hơn không kém " thì làm sao mà Tào Tháo có " can đảm " giữ một kẻ như Trần Cung nữa chứ . Hai bên biết tỏng bụng nhau , thà Trần Cung chọn cho mình cái chết khí phách , còn hơn quy lụy hàng cũng không yên .Cái câu " Ta thà phụ người chứ không để người phụ ta " của Tào Tháo , thì Trần Cung càng không thể sống được , he he .
kà kà ( bắt chước giọng cười của huynh chơi ) . Huynh khen Tào Tháo quá nhỉ ? Mà cũng không có gì sai ở đây cả , ai cũng có một anh hùng cho riêng mình mà . Nếu nói về tài giỏi thì ai cũng có cả huynh ah ! Nếu người ta cho rằng Tào Tháo được " thiên thời " , thì Lưu bị cũng có được " nhân hòa " , còn Tôn Quyền được " địa lợi " . Ai cũng có được cái riêng . Ai cũng có tướng tài theo quy phục dưới trướng .

Nói về coi trọng nhân tài thì Lưu Bị nào kém hơn đâu . Ngay cả Khổng Minh cũng phải một lòng một dạ theo phò . Còn Tào Tháo chuộng nhân tài thì cũng một ý thôi , hầu phát trương thanh thế cho mạnh . Nếu Tào Tháo giỏi về thu phục nhân tâm , thì đã không bị thuộc hạ phản lại ông ta rất nhiều . Ông ta đụng một tí là muốn giết ngay , nếu không có rất nhiều lần với sự khuyên can của các tướng khác thì đừng hòng . Trương Liêu thoát chết cũng nhờ có Huyền Đức xin cho , còn Dương Bưu cũng thế , không nhờ Khổng Dung thì cũng đi đời . Bị lầm mưu của Chu Du , giết đi tướng giỏi Sái Mạo .... ( nói thế thôi ) , thì nói tới ưu hay khuyết điểm , ai cũng có huynh ah ! Thấy huynh ca ngợi Tào Tháo quá , kà kà ... ( để QA để ý tới ổng một chút coi sao ) .

Lúc TÀO THÁO mắc mưu Châu Du thì sau khi ra lệnh chém Thái Mạo là ông nhận ra ngay nhưng mọi chuyện đã muộn ! Nhưng cho mình hỏi : thuộc hạ của TÀO THÁO có ai phản đâu ??? Nếu có thì Quận chúa nói cho mình nghe nhé ! Mình không nhớ !
Còn việc TÀO THÁO giả vờ khóc thương thì chưa hẳn vì theo Vanthang nói ( mình thấy rất đúng ) : La Quán Trung có ác cảm với TÀO THÁO nên LQT tạo ra một TÀO THÁO đôc ác , coi mạng người như rơm rác . Tại sao lúc đó , biết được TÀO THÁO giả vờ khóc thương ???? Nếu giữ Trần Cung ở lại bên mình thì TÀO THÁO ( có thể ) được lòng mọi người ( theo mình nghĩ ) và có lẽ ông cũng muốn trả ơn cứu mạng của Trần Cung ngày xưa .
Lưu Bị trọng dụng nhân tài ??? Có thể , nhưng nhân tài nổi bật của Lưu Bị chỉ có Ngũ hổ tướng và Khổng Minh , Bàng Thống . Còn TÀO THÁO thì sao ??? Nhân tài theo ông rất nhiều , nhưng chưa hẳn các vị mưu sĩ của ông không bằng Khổng Minh hay TÀO THÁO là 1 kẻ bất tài , không chiếm được giang sơn khi có nhiều nhân tài vì khi Khổng Minh xuất hiện thì 4 vị mưu sĩ ( Tuân Úc ,Tuân Du , Trình Dục , Quách Gia ) của TÀO THÁO đã mất đi 1 ( Quách Gia , lúc đi đánh Viên Thiệu ) còn Khổng Minh thì quá ư là Tài giỏi nên dù binh hùng tướng mạnh cũng khó có thể thắng nổi Khổng Minh !

Quận Chúa Quỳnh Anh
16-12-2005, 00:43
tt_bcth
Nhưng cho mình hỏi : thuộc hạ của TÀO THÁO có ai phản đâu ??? Nếu có thì Quận chúa nói cho mình nghe nhé ! Mình không nhớ !

Nếu nói về nhớ thì QA cũng không nhớ nhiều , muốn kỹ hơn thì phải chịu khó đọc lại ( không can đảm ,mất thời gian nữa ) nên đành thất lễ chỉ nêu được vài người . Quan trọng nhất là ngay cả đứa con nuôi ( Lã Bố )mà cũng phản lại ổng chỉ vì mê sắc , bỏ ngoài tai lời khuyên của Lý Nho . Trương Liêu cũng phản , đến nổi còn thốt ra câu nói " Phải ở Bộc Dương , ta chỉ tiếc rằng lửa chưa thiêu chết tên gian hùng như mi " . Còn Tống Hiếu khi nghe Tào Tháo hỏi :" Ta đãi không bạc , sao nở phản ta ? " , thì Tống Hiếu trả lời rằng :" Chẳng nghe lời tướng sĩ , chỉ nghe vợ con , không bạc là gì ? . TRần Cung thì nói qua rồi , còn ai nữa thì thú thật không nhớ ....

Còn việc TÀO THÁO giả vờ khóc thương thì chưa hẳn vì theo Vanthang nói ( mình thấy rất đúng ) : La Quán Trung có ác cảm với TÀO THÁO nên LQT tạo ra một TÀO THÁO đôc ác , coi mạng người như rơm rác . Tại sao lúc đó , biết được TÀO THÁO giả vờ khóc thương ????

Trùi ah ! Ông LQT này ác cảm với Tào Tháo như thế nào thì QA không rõ , thì QA nói theo trong chuyện khi đọc được thôi . Nói cho vui thôi nhe " Thế thì QA muốn hỏi ngựơc lại " tại sao bạn biết , Tào Tháo không phải giả vờ ? " , cho nên câu của bạn cũng chỉ là bẻ ngược lại QA thôi . Mà QA thì luận theo sách , chứ biết quái thế nào được Tào Tháo thật bụng hay giả vờ .

Nếu giữ Trần Cung ở lại bên mình thì TÀO THÁO ( có thể ) được lòng mọi người ( theo mình nghĩ ) và có lẽ ông cũng muốn trả ơn cứu mạng của Trần Cung ngày xưa .


ờ ờ ... có thể ( nghĩ vậy đi , cũng không sao ) .

Lưu Bị trọng dụng nhân tài ??? Có thể , nhưng nhân tài nổi bật của Lưu Bị chỉ có Ngũ hổ tướng và Khổng Minh , Bàng Thống . Còn TÀO THÁO thì sao ??? Nhân tài theo ông rất nhiều , nhưng chưa hẳn các vị mưu sĩ của ông không bằng Khổng Minh hay TÀO THÁO là 1 kẻ bất tài , không chiếm được giang sơn khi có nhiều nhân tài vì khi Khổng Minh xuất hiện thì 4 vị mưu sĩ ( Tuân Úc ,Tuân Du , Trình Dục , Quách Gia ) của TÀO THÁO đã mất đi 1 ( Quách Gia , lúc đi đánh Viên Thiệu ) còn Khổng Minh thì quá ư là Tài giỏi nên dù binh hùng tướng mạnh cũng khó có thể thắng nổi Khổng Minh !


Bên nào cũng có tướng tài cả , nên cái câu " trọng dụng nhân tài " , ai cũng có luôn . Nếu bạn đã nói Khổng Minh quá tài giỏi , nên dù binh hùng tướng mạnh cũng khó có thể thắng nổi . Thì thấy Lưu Bị quả thật là đã có được " nhân hòa " ( theo như người xưa nói ) . Ah quên , thế cho QA xin hỏi " Thế bên thuộc hạ của Tào Tháo có ai sánh được với " Ngọa Long tiên sinh không vậy ? " .

tt_bcth
16-12-2005, 20:53
Quận Chúa Quỳnh Anh:
Nếu nói về nhớ thì QA cũng không nhớ nhiều , muốn kỹ hơn thì phải chịu khó đọc lại ( không can đảm ,mất thời gian nữa ) nên đành thất lễ chỉ nêu được vài người . Quan trọng nhất là ngay cả đứa con nuôi ( Lã Bố )mà cũng phản lại ổng chỉ vì mê sắc , bỏ ngoài tai lời khuyên của Lý Nho .
tt_bcth:
trùi , bạn nhớ lộn rùi ! Lã Bố bị TÀO THÁO giết đó chứ . Còn người mà bạn nói ở trên là Đổng Trác
Quỳnh Anh :
Trương Liêu cũng phản , đến nổi còn thốt ra câu nói " Phải ở Bộc Dương , ta chỉ tiếc rằng lửa chưa thiêu chết tên gian hùng như mi " . Còn Tống Hiếu khi nghe Tào Tháo hỏi :" Ta đãi không bạc , sao nở phản ta ? " , thì Tống Hiếu trả lời rằng :" Chẳng nghe lời tướng sĩ , chỉ nghe vợ con , không bạc là gì ? .
tt_bcth:Bạn nhớ nhầm ác chiến luôn . NHững câu bạn nói ở trên là lúc Lã Bố bị bắt Tống Hiến nói với Lữ Bố chứ ko phải là với TÀO THÁO . Còn Trương Liêu lúc đó không phải làm phản mà là lúc đó Trương Liêu còn là thuộc hạ của Lã Bố , sau khi nói câu nói đó thì Tào Tháo toan chém Trương Liêu thì Lưu Bị ngăn cản , chính lúc đó , TÀO THÁO khoản đãi Trương Liêu nên Trương Liêu cảm phục lòng tốt nên mới theo về !

Quận Chúa Quỳnh Anh
17-12-2005, 00:41
tt_bcth:
trùi , bạn nhớ lộn rùi ! Lã Bố bị TÀO THÁO giết đó chứ . Còn người mà bạn nói ở trên là Đổng Trác


Thật là xin lỗi , QA nhớ nhầm . Quên cái tên Đổng Trác đi mất, cứ nhớ qua Tào Tháo , hic .

tt_bcth:Bạn nhớ nhầm ác chiến luôn . NHững câu bạn nói ở trên là lúc Lã Bố bị bắt Tống Hiến nói với Lữ Bố chứ ko phải là với TÀO THÁO . Còn Trương Liêu lúc đó không phải làm phản mà là lúc đó Trương Liêu còn là thuộc hạ của Lã Bố , sau khi nói câu nói đó thì Tào Tháo toan chém Trương Liêu thì Lưu Bị ngăn cản , chính lúc đó , TÀO THÁO khoản đãi Trương Liêu nên Trương Liêu cảm phục lòng tốt nên mới theo về !

QA xin lỗi lại nhớ nhầm Tống Hiến ( đã phản Lã Bố cùng với Hầu Thành và Ngụy Thục ) .Còn cái câu TRương Liêu chửi Táo Tháo thì QA chỉ biết là đã chửi Tào Tháo nên xém bị Tào Tháo chém , rồi nhờ Huyền Đức xin cho . Còn thật sự là không nhớ theo ai trước nên thành ra là phản ai .

Đành phải bỏ thời gian đọc lại rồi , QA đọc lâu quá nhớ nhầm bạo . Tại chỉ " mê " có Triệu Vân , để ý tới ổng thôi ah ! Mọi người luận về Tào Tháo tiếp nữa đi , giúp cho QA có cơ hội hiểu biết thêm ( cám ơn trước ). QA sẽ cố gắng đọc thêm nhiều nữa , để chơi tiếp , he he .

tt_bcth
17-12-2005, 10:33
Đành phải bỏ thời gian đọc lại rồi , QA đọc lâu quá nhớ nhầm bạo . Tại chỉ " mê " có Triệu Vân , để ý tới ổng thôi ah ! Mọi người luận về Tào Tháo tiếp nữa đi , giúp cho QA có cơ hội hiểu biết thêm ( cám ơn trước ). QA sẽ cố gắng đọc thêm nhiều nữa , để chơi tiếp , he he .
hix hix ! Bạn mê Triệu Vân quá vậy ? Hì hì , trong Tam Quốc , mình cũng mê 1 người tới mức ...... không biết nói sao nữa nhưng mà ai nói 1 câu nghe chướng tai về người ấy thì mình cãi lại liền ! Chắc QA cũng biết rùi đó ! Đó là TÀO THÁO ( hix ! hâm mộ quá ! )
Bạn nếu có vấn đề gì về Tam Quốc thì cứ nói nghen . Chứ nghe bạn nói giống như rút lui quá ! kha kha ! Bạn rút rùi thì ai nói với mình nữa !:D

Quận Chúa Quỳnh Anh
17-12-2005, 11:03
hix hix ! Bạn mê Triệu Vân quá vậy ? Hì hì , trong Tam Quốc , mình cũng mê 1 người tới mức ...... không biết nói sao nữa nhưng mà ai nói 1 câu nghe chướng tai về người ấy thì mình cãi lại liền ! Chắc QA cũng biết rùi đó ! Đó là TÀO THÁO ( hix ! hâm mộ quá ! )
Bạn nếu có vấn đề gì về Tam Quốc thì cứ nói nghen . Chứ nghe bạn nói giống như rút lui quá ! kha kha ! Bạn rút rùi thì ai nói với mình nữa !:D

he he không rút không rút , chơi tiếp đi ( QA thích lắm ah !) . QA vừa chơi vừa tìm hiểu thêm mà :) . Bữa trước QA hỏi bạn mà bạn chưa có trả lời QA kìa : " Thuộc hạ bên Tào Tháo có ai giỏi như Khổng Minh không ? Nếu có thì là ai ? và giỏi ra sao ? " . Biết thì trả lời cho QA biết với nhe ! Cám ơn tt_bcth.) Quên cho hỏi câu nữa ( tại tò mò lắm , tt_bcth là gì vậy ? hai chữ đầu là tào tháo hả ? còn chữ kế là gì ? ) , không nói cũng không sao .

tt_bcth
17-12-2005, 15:06
he he không rút không rút , chơi tiếp đi ( QA thích lắm ah !) . QA vừa chơi vừa tìm hiểu thêm mà :) . Bữa trước QA hỏi bạn mà bạn chưa có trả lời QA kìa : " Thuộc hạ bên Tào Tháo có ai giỏi như Khổng Minh không ? Nếu có thì là ai ? và giỏi ra sao ? " . Biết thì trả lời cho QA biết với nhe ! Cám ơn tt_bcth.) Quên cho hỏi câu nữa ( tại tò mò lắm , tt_bcth là gì vậy ? hai chữ đầu là tào tháo hả ? còn chữ kế là gì ? ) , không nói cũng không sao .
uhm !!! Thuộc hạ bên TÀO THÁO hổng biết có ai giỏi = Khổng Minh không, nhưng trong 4 vị mưu sĩ đó , ngoại trừ Quách Gia vì mất sớm thì hình như là Tuân Úc là giỏi nhất , hay là Tuân Du gì đó . Nhưng cũng nhờ Tuân Úc thì TÀO THÁO mới có được Tuân Du ( vì Tuân Úc là chú của Tuân Du nhưng hình như Tuân Úc nhỏ hơn Tuân Du đến 6 tuổi , thấy Tuân Du có tài nên mới tiến cử với TÀO THÁO ) còn 2 người còn lại thì mình không biết có do Tuân Du tiến cử hay không . Khi thua trận Xích Bích , TÀO THÁO đã than khóc rằng phải chi có Quách Gia thì chưa chắc đã thảm bại như thế này (coi bộ TÀO THÁO yêu quý Quách Gia hén ) . Nhưng có điều là vì sao Tuân Úc mất thì mỗi sách ghi một kiểu nên điều này QA chịu khó kiếm nghen , nếu được thì nói cho mình biết với !:D
Tuân Úc là đại diện cho các vị mưu sĩ của Ngụy
Khổng Minh là đại diện cho các vị mưu sĩ của Thục
Lỗ Túc là đại diện cho các vị mưu sĩ của Ngô
Cả 3 người đều có 1 tác phẩm để đời , nếu muốn biết thêm chi tiết thì coi ở topic : 3 sách lược kinh điển của thời Tam Quốc .
còn nick tt_bcth thì thứ lỗi , mình không thể nói ! hì hì ! :D

Giang Tiểu Ngư
17-12-2005, 21:37
Thôi Châu Bình - Lữ Mông - Trương Giác - Bàng Thống - Ngụy Nhiên - Hòang Cái - Mã Siêu - Tư Mã Y - Cam Ninh - Điển Vi - Hoàng Trung - Chu Du - Tôn Thượng Hương _ Hạ Hầu Đôn _ Tôn Sách _ Trình Phổ _ Nhan lương _ văn xẩu là tướng dưới trướng ai ? hic mong mọi người chỉ giáo thêm >_<

tt_bcth
18-12-2005, 18:52
Thôi Châu Bình - Lữ Mông - Trương Giác - Bàng Thống - Ngụy Nhiên - Hòang Cái - Mã Siêu - Tư Mã Y - Cam Ninh - Điển Vi - Hoàng Trung - Chu Du - Tôn Thượng Hương _ Hạ Hầu Đôn _ Tôn Sách _ Trình Phổ _ Nhan lương _ văn xẩu là tướng dưới trướng ai ? hic mong mọi người chỉ giáo thêm >_<
hix ! Dễ mà , chỉ có vài người là mình không nhớ thui !
Thôi Châu Bình : ko thuộc phe nhóm nào cả
Ngụy : Tư Mã Ý , Điển Vi , Hạ Hầu Đôn
Thục : Bàng Thống , Ngụy Nhiên ( không chắc , vì người mình nghĩ là Ngụy Viên ) , Mã Siêu , Hoàng Trung
Ngô : Lữ Mông , Hoàng Cái , Cam Ninh , Chu Du , Tôn Sách , Trình Phổ
Viên Thiệu : Nhan Lương , VĂn Sú
Lưu ý : Tôn Sách không phải dưới trướng của TÔn Quyền mà là anh ruột của Tôn Quyền , chính Tôn Sách đã xây dựng lại cơ nghiệp của cha ông nhưng đáng tiếc là ông là người rất tài giỏi lại mất sớm , cơ nghiệp để lại cho Tôn Quyền , với hi vọng là Tôn Quyền xây dựng cơ nghiệp vững chắc ( thật ra , Tôn Quyền chỉ là người được thừa hưởng cơ nghiệp của cha ( Tôn Kiên ) và anh ( Tôn Sách ) rồi bảo vệ mà thôi . Nhưng sau khi Tôn Quyền mất thì cơ nghiệp lại bị lung lay .
những người mình không đề cập đến là mình không nhớ rõ , thông cảm hén ! :D

LSB-TruongThanh
18-12-2005, 20:11
Bổ sung thêm hộ tt_bcth cô nương:
-Tôn Thượng Hương là người em gái mà Tôn Quyền đã phải gả giả thành gả thật cho Lưu Huyền Đức. Bà này đầu tiên ở Ngô, rồi lấy chồng về Thục, sau trở lại Ngô thăm mẹ...v...v...
-Trương Giác là thủ lĩnh của đám giặc Khăn Vàng, tự xưng Thiên Công Tướng Quân.
-Thôi Châu Bình là người mà Lưu Bị đã gặp trên đường đi cầu Khổng Minh. Thôi tiên sinh có ý khuyên Lưu hoàng thúc không nên cố gắng hưng binh vì loạn lạc còn kéo dài, chưa dễ dẹp an.
-Ngụy Nhiên chắc là Ngụy Diên vậy. Vị này giết Hàn Huyên, dâng Trường Sa cho Lưu Bị. Sau khi Khổng Minh chết thì sanh lòng phản Thục nhưng chưa kịp làm gì đã bị Mã Đại chém.