PDA

View Full Version : Nguyễn Trãi


LSB-ForeverAnhHungLSB
05-12-2002, 22:30
Từ ngày tiễn đưa cha Nguyễn Phi Khanh ra tận Ải Nam Quan. Nguyễn Trãi vâng lời, trở về nuôi chí phục thù cho cha, rữa hận cho nứơc.
Ông đã tìm ngừơi aó vải Lam Sơn Lê Lợi để phò. Là một bậc minh Chúa , Lê Lợi đã biết dùng ngừơi, tin tửơng vào tài lãnh đạo của Nguyễn Trãi . Nhân gian truyền tụng cơ trời", Lê Lợi vi Quân, Nguyễn Trãi vi Thần" ( Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi).
Sau mừơi năm nằm gai nếm mật. Đất nứơc hòan tòan giải phóng ách thống trị Tàu . Nguyễn Trãi giúp triều định nhà Lê kiến tạo , an bang tế thế. Ngót đã mấy mươi năm qua tuổi đà xế bóng. Thấy cuộc đời là vô thừơng , công hầu khanh tứơc chỉ bận bịu tấm thân. Lại nữa, ông nhìn vào lịch sử mà biết rằng lòng ngừơi dễ đổi thay. Nên ông xin cáo quan về an dữơng ở Côn Sơn, Hải Dương Bắc Việt.

Tại quê nhà, ngày ngày ông ngâm thơ đọc sách, vui thú điền viên. Chuyện kể rằng , một hôm có cô gái bán chiếu xinh đẹp hay đi ngang qua nhà ông. Ông gọi lại mua chiếu và xứơng lên bài thơ có ý trêu ghẹo:

" Cô ở nơi nào bán chiếu gon?
Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn?
Xuân thu nay đã đà bao lẽ ?
Đã có chồng chưa? đựơc mấy con?"

Nàng liền họa lại .

"Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon,
Cớ chi ông hỏi hết hay còn?
Xuân thu nay đã trăng tròn lẻ,
Chồng còn chưa có hỏi chi con."

LSB-ForeverAnhHungLSB
05-12-2002, 22:33
Mối tình chớm nở từ tám câu thơ - một xứng một họa .
Có ngờ đâu bắt đầu một thảm họa giáng xuống giòng họ Nguyễn . Ghi lại một vụ án tai tiếng , đầy uẩn khúc hàng trăm năm vào lịch sử Việt Nam đời Hậu Lê , dứơi Triều Lê Thánh Tông.

Theo lịch sử VN Thống Nhất Chí:
"Tháng 7 muà Thu năm Nhâm Tuất ( 1442 ) vua Lê Thánh Tông ngự giá đông tuần , duyệt binh tại thành Chí Linh ở gần Côn Sơn ( Quê của cụ Nguyễn Trải, tại Hải Dương Bắc Việt ) , nơi ẩn dật của Nguyễn Trải , một đại công thần khai quốc của nhà Hậu Lê , tài kiêm văn võ , một vị Thiền sư cáo quan về núi Côn Sơn trí sĩ . Chuyện nhà vua gặp một tuyệt thế giai nhân, thông minh , mẫn tiệp như ta thấy trong bài họa trên đây mà chúng ta có cảm tửơng bài họa của Thị Lộ còn hay hơn bài xứơng . Đã trở thành một mẫu mực trong những cuộc giàn xếp đẩm máu nơi cung cấm thời xưa . Vua Lê Thánh Tông sau một đêm nghỉ lại nhà Nguyễn Trải đã băng hà không kịp trối trăn . Sử chép rằng tay chân nhà vua cứ lạnh dần và bà Tiệp Dư Thị Lộ thất thanh kêu gọi ngự y , nhưng mọi phương pháp cấp cứu thời bấy giờ đều vô hiệu."

Kết quả Triều Đình đã kết tội cho rằng Nguyễn Trải và Thị Lộ mưu đồ " Giết vua " với thủ đọan bày yến tiệc và mỹ nhân kế là Thị Lộ để tìm cách giết vua .
Triều Đình ban án lệnh : TRU DI TAM TỘC ( Giết ba họ ) của Nguyễn Trải .

Phần biện luận:

1- Con ngừơi thông minh như Thị Lộ có dại gì giết vua trong khi ái ân cùng nàng . Một chứng cớ buộc tội quá rõ ràng . Cũng có thể lý luận vô tư là nhà vua bị " Phạm phòng "
Chúng ta thử tìm hiểu " Phạm phòng " là bệnh gì ?

Với lứa tuổi sung sức của vua Lê Thánh Tông là 18 ( 1434-1452 ) thì không thể chết đột ngột sau một đêm ân ái đựơc .Thừơng thừơng tuổi ngừơi đàn ông sung sức từ khỏang 18-25 tuổi . Sau 25 thì sinh lực kém dần và đến 65 thì yếu hơn . Ngày nay thì khoa học có trợ dương bằng thuốc Viagra .
Căn cứ vào sử chép vì quá chén nên khi gặp bà Thị Lộ nhà vua bị phạm phòng ( Trúng phong ) , hay còn gọi là " Thựơng mã phong " , nghĩa là ngừơi đàn ông chết trên bụng đàn bà trong khi đang sex . Với trừơng hợp này , ngừơi đàn bà bình tĩnh , dùng kim nhọn đâm vào huyệt Hội Âm ở ngay dứơi xương cụt để kịp thời cứu sống ngừơi đàn ông . nếu vì hỏang sợ , ngừơi đàn bà hất tung ngừơi đàn ông xuống thì bị chết . Cũng vì vậy ngừơi xưa khi con gái đi lấy chỗng cha mẹ thừơng cho chiếc trâm cài trên tóc là dụng ý vậy . Nhưng đây không phải chúng ta bàn về bệnh ở đây . Mà chúng ta thử tra xét lại hệ quả oan khiên ra làm sao trong vụ án Lệ Chi Viên - Nguyễn Trải.

LSB-ForeverAnhHungLSB
06-12-2002, 15:07
*Với bản án Triều Đình , ngày nay chúng ta thấy qúa oan khiên cho gia tộc Nguyễn Trải . Nếu bạn là ngừơi chép sử thì có dễ dàng chấp nhận một cách đơn giản không ? Bà Thị Lộ là một ngừơi thông minh tột đỉnh . Nếu cùng Đại Thầng Nguyễn Trải giết vua thì không dại gì giết ngay trong nhà mình , với chứng tích rõ ràng . Ông âm mưu sóan ngôi vua chăng ? Giả thuyết này không đứng vững:

1-Ông Nguyễn Trải đã chán cảnh công danh phú qúy , từ quan ẩn dật thì vấn đề danh vọng không còn nghĩa lý gì với ông.

2- Ông không có tay chân , nội ứng tại Triều Đình .Thử hỏi giết vua xong làm sao ông xưng vương ? Ông cũng chẳng có binh mã tại Chí Linh để kéo về Kinh Đô.

3- Qua các tác thi văn của ông lúc cáo quan ẩn sĩ .Những bài " Lấy điều ăn ở dạy con " trong tập " Gia huấn ca " .Những bài thơ mang màu sắc Phật giáo của một Đại Thiền Sư . Lấy Từ Bi làm cứu cánh , lấy lễ giáo , đạo đức làm khuôn vàng thứơc ngọc cho cuộc sống , cho gia tộc . Con ngừơi đã xem " Đời là vô thừơng , nay còn mai mất " thì có nghĩa gì với ông về danh vọng, tiền tài?

Thế thì chúng ta lọai trừ trừơng hợp cho rằng Nguyễn Trải cùng Bà Thị Lộ âm mưu giết vua .Thêm một thắc mắc nữa . Biết đâu riêng Bà Thị Lộ có chủ ý thì sao ? Trừơng hợp này ta thấy , Bà chưa có con dù trai hay gái . Hoặc giả sử biết đâu bà có thai sau đêm giao hoang với nhà vua . Như vậy con của Bà phải đựơc nhà vua phong làm Đông Cung Thái Tử thì Bà mới có cơ lên Chánh Hậu . Lại nữa thông minh như Bà không giết vua rồi tự đưa đầu vào máy chém .Bà sẽ có trăm ngàn kế khác . Như vậy giả thuyết riêng Bà Thị Lộ chủ mưu cũng không đứng vững.

LSB-ForeverAnhHungLSB
06-12-2002, 15:08
- Bây giờ ta thử đặt giả thiết thứ ba:

Trong lúc tiệc tùng vui chơi tại nhà Cụ Nguyễn Trãi . Nếu vua Lê Thánh Tông uống say chẳng hạng . Nếu uống vừa mức thì nó tạo sự kích tăng thêm tình dục . Nhưng nếu quá chén đến độ nhìn Gà hoá Cuốc thì dương vật sẽ không cương (Theo nhận định khoa học) để hành lạc (Sex) đựơc . Như vậy vua không thể bị trúng Phạm Phòng do hành lạc . Nếu vua còn sex đựơc mà bị chết vì lạnh từ từ (All body) , chứ không chết liền (đột ngột) chứng tỏ vua không say bí tỷ,
mê man . Có lẽ y học ngày xưa chưa đủ trình độ văn minh như ngày nay để có thể khám nghiệm tìm xem trên thân thể hay phần âm hộ bà Thị Lộ còn dính lại chút tinh trùng nào của nhà vua không .
Với triệu chứng chết lạnh từ từ đó ngày nay co thể giải đóan trừơng hợp bị chảy MẠCH MÁU NÃO , NHỒI MÁU CƠ TIM đưa đến cái chết như vậy .
Tóm lại với giải thiết này có thể vua bị chảy máu não hay hay nhồi máu cơ tim mà chết nhiều hơn là bị Trúng phòng do hành lạc .
Không biết các huynh nghĩ sao với những giả thết này ?

LsB-DuongGiaDeNhatBao
07-12-2002, 19:42
Giả thiết nào cũng được, giả thiết thì có đúng, có sai nhưng có một điều mong Forever huynh chú ý dùm. Không ai cấm Forever viết sai về Lịch sử như là một cố ý để tạo nên tranh luận nhưng cần nên biết có nhiều người chưa đọc về những giai đoạn Lịch Sử nếu cố tình hay vô tình viết sai làm người đọc cũng bị ảnh hưởng và suy nghĩ sai theo mà cứ cho là điều đó đúng.

Vài điểm cần được tu chính lại:
- Vụ án Lệ Chi Viên là viết về vua Lê Thái tôn chớ không phải là Thánh Tôn. Vua LêThánh Tôn là người đã minh oan cho Nguyễn Trãi và trả lại sự trong sạch cho ông.
- Không có Triều đình Huế ở đây, nói đến triều đình Huế là nói đến Triều Nguyễn Gia Long, còn nhà Lê thì Kinh Đô vẫn còn ở Thăng Long (Hà Nội).

LSB-Giang Hồ
08-12-2002, 15:07
Tiểu đệ hoan nghiên tính nghiêm túc và có ý thức trách nhiệm cao về lịch sử (đặc biêt là LS dân tộc) của Dương Gia huynh khi viết về LS.

Bên cạnh măt nhản quan (đàm luận khen chê tùy từng người) thì Tính trung thực chính xác là môt đòi hỏi cao khi chúng ta viết về LS dân tộc, nó thể hiện phẩm chất của 1 con người khi bàn về các vấn đề LS nơi chốn công cộng.

GH cám ơn DG huynh và cảm phục sự cương nghị của huynh.

LSB-ForeverAnhHungLSB
09-12-2002, 11:32
Dương Gia huynh:
Đây là một vụ án còn nhiều uẩn khuất . Hậu quả đưa đến đau thương là sự chết chóc đế 3 Họ Dù đã đựơc minh oan, nhưng chúng ta muốn biết cái chết thực sự của vua Lê Thánh Tông. Đương nhiên là tiểu đệ muốn sự góp ý , tham luận của mọi ngừơi .
1- Về đọan này tiểu đệ không hiểu ý Dương Gia huynh:

Vụ án Lệ Chi Viên là viết về vua Lê Thái tôn chớ không phải là Thánh Tôn .Vua LêThánh Tôn là người đã minh oan cho Nguyễn Trãi và trả lại sự trong sạch cho ông.
Tại sao lại " Viết về vua Lê Thánh tôn " chớ không phải là "Thánh Tôn "
Rồi lại " Vua Lê Thánh Tôn là ngừơi minh oan " Thế thì vua nào ngự giá đông tuần tháng 7 mùa thu năm Nhâm Tuất (1442)?

2- Đúng! Bác còn thuộc sử VN ..... Lành thay ... lành thay ....

Nhà Lê thuộc Kinh đô Thăng Long , không phải Cố Đô Huế (nhà Nguyễn).
Lớp trẻ con cháu như chúng tôi , còn nhớ đến sử VN là đáng mừng .Đang cầu mong qúy Trửơng thựơng nếu biết thì chỉ giáo thêm để học hỏi.


Giang Hồ huynh:
Lịch sử là thuộc về quá khứ . Những ngừơi chép sử chưa hẳn là công bằng và chép đúng, nhất là sử VN ghi lại rất ít hoặc không ghi. Các sự vụ thì lại càng nghi ngờ nữa. Ngày nay nhiều vấn đề lịch sử đang đựơc ra mổ xẻ, tìm hiểu. Như Nguyễn Gia Kiểng viết vua Quang Trung chiến thắng quân Thanh chỉ 2.000 quân chứ không phải 20.000 quân Thanh như sử VN ghi . Đây là một nghi sử của ông ta. Như vậy : " .... nó thể hiện phẩm chất của 1 con ngừơi " như anh nói không? Chúng ta đâu có cùng thời với các Ngài mà nói đúng. Ngay cùng thời chưa hẳn đã report đúng sự kiện, nhiễu lúc thời gian và không gian cùng một địa phương, đầu làng, cuối làng lập lại còn thêm bớt. Mong anh Ba dùng lời nhẹ hơn để khuyến khích độc giả thảo luận.

LSB-ForeverAnhHungLSB
12-12-2002, 13:56
LNĐ huynh, tiểu đệ chỉ vui thú điền viên vài hôm thôi, mai mốt sẽ lại trình diện với huynh sau.

***Như vậy qua ba giải thuyết trên, sự kết án cho Ông Nguyễn Trải cùng Thị Lộ giết vua là không đứng vững. Nhà viết sử nếu chưa đủ sự kiện, còn trong nghi vấn thì không nên chép và vội kết án như vậy. Trong trường hợp này chỉ ghi vua Lê Thánh Tông băng hà ở đâu, năm nào , tháng nào mà không đưa một kết luận nào cả.

1-NGHIỆP của Nguyễn Trải:

Có lẽ kiếp trứơc cụ Nguyễn đã gây một cái NGHIỆP gì nặng lắm, đã làm chết hàng trăm, nghìn ngừơi chăng? Nên ngày nay cụ phải trả lại, còn ảnh hửơng đến ba Họ.
Theo giáo lý nhà Phật. Khi hành động có dụng tâm thì tạo Nghiệp. Nếu hành động vô tình, không chủ ý thì đó không phải là gây Nghiệp .
Ví dụ: Anh đang đốn cây, lúc cây ngã vô tình đè chết ngừơi mới đi ngang bên dứơi. Trên luật pháp anh phải bồi thừơng nhân mạng, đài thọ lệ phí mai táng và mang tội "Ngộ sát". Nhưng trên tâm linh anh ta không mang tội tạo nghiệp sát sanh. Nói trắng ra anh ta chỉ là một cái duyên hay là một điều kiện để ngừơi bên dứơi bị chết để trả món nợ cũ, hay nghiệp mà anh ta vay. Đơn giản hơn, trong cuộc đời này không có gì là ngẫu nhiên xảy ra cả, mà quá trình điều có nhân duyên của nó. Có đủ nhân, đủ duyên và đúng lúc thì sự việc sẽ xảy ra. Tốt hay xấu, may mắn hay bất hạnh là do sự tương ứng với nhân duyên đã tạo ra từ trứơc.
Riêng hành động nắm dao chém chết ngừơi vì thù óan, có âm mưu, có chủ động. Như vậy là cố tình giết ngừơi, thì đó là tạo Nghiệp xấu.

Nghiệp của cụ Nguyễn là gì? Không ai lùi quá khứ để biết đựơc. Phải chăng sanh thời cụ đã giết ngừơi lúc phò Lê đuổi giặc? Vậy hậu quả của giòng họ cụ trả hôm nay cũng âu là sang bằng nghiệp cũ.

LSB-ForeverAnhHungLSB
17-12-2002, 20:06
2- Tác động tạo NGHIỆP.

Động lực chính đưa đến thảm họa cho giòng họ Nguyễn là ngừơi Nữ (woman) Thị Lộ. Lịch sử từ ngàn xưa luôn luôn chứng minh ngừơi phụ nữ là động cơ tạo tác nên tội lỗi. (quí bà đừng vội trù dập tại hạ nha). Các trừơng hợp như:

1/ Trong Thánh Kinh chuyện Thủy tổ lòai ngừơi. Khi Adam và Eva Chúa tạo ra đầu tiên, sống ở vừơn Địa đàng. Nhưng Chúa có một lọai cây sinh" Trái Cấm", không đựơc ăn. Một hôm qủy satan hóa thành con rắn vào vừơn dụ dổ, nhưng Adam không chịu ăn trái cấm, vì sợ phạm lời Chúa. Con rắn khôn ngoan, biết đàn bà ưa ngọt, lắm chuyện trên đời nên tỉ tê với Eva xúi nàng nói với chồng. Đêm nằm thủ thỉ với Adam là "Em thích ăn trái cấm". Nhưng chàng vẫn một mực không nghe vợ, nàng giận hờn, không cừơi nói, biếng ăn, ngũ nằm xây lưng không thèm nói chuyện. Chàng ôm lưng eo, nàng hất tay ra ...... Khổ ơi là khổ. Adam đành nghe lời vợ. Thế là ông bà Tổ bị Chúa phạt tội không vâng lời và ảnh hửơng cả tông. Có phải phụ nữ là động cơ tác động tạo Nghiệp không?
Cho nên trong giáo hội TCG không có phụ nữ làm Giáo Hòang (Có một trừơng hợp GH giả trai), làm Linh Mục là vì vậy. Phía Phật giáo nguyên thủy vẫn không không có phụ nữ (Tỳ kheo ni) đi tu. Sau này nhiều lần Ngài A Nan Đà xin Phật mới chấp thuận cho phụ nữ vào tu, nhưng Ngài biết sẽ lắm chuyện về sau.

LSB-ForeverAnhHungLSB
17-12-2002, 20:10
2/ Nói về tánh thâm độc của đàn bà trên trên thế gian này thì nhiều vô số kể. Tại hạ xin kể điển hình hai vụ:

a- Trong hàng vua Chúa:
Trong tương truyền của Trung Hoa thì trong thời đại Trụ Vương có nàng Đắc Kỷ vì là cáo hồ tu luyện lâu năm thành tinh nên hiện thành một giai nhân có nhan sắc rồi quyến hoặc vua Trụ mà làm cho thiên hạ đảo điên. Và vì có sự tư thù với chú/cậu vua Trụ tên là Tỷ Cang, nên Đắc Kỷ mới bảo vua Trụ là nàng có bệnh mà phải cần có quả tim chín lổ được nấu lên mà uống thì sẽ hết bệnh. Vua Trụ bèn hỏi và ra lệnh ai có (biết ai) có tim chín lổ thì dâng lên cho triều đình để Đắc Kỷ trị bệnh. Cuối cùng Đắc Kỷ mới thổ lộ là chỉ có chú/cậu vua mới có qủa tim đó. Vua Trụ băn khoăn về việc đó và có hỏi chú/cậu tính làm sao . Đến một ngày đó, Tỷ cang quyết định dâng tim cho nhà vua để làm thuốc cho Đắc Kỷ và trên đường đi vào cung Tỷ Cang có gặp một thầy số và ông ta dặn: "Số mạng ngài đang nguy hiểm nhưng có thể chữa được nếu trên đường về có gì lạ cũng đừng nên nói/hỏị Cứ tự nhiên về lại nhà thì mọi việc sẽ qua."

Khi vào cung, Tỷ Cang chấp thuận mổ ngực lấy tim ra và đưa cho Trụ vương nhưng ông ta vẫn đứng im mà chưa chết. Tuy là vui mừng đã có được tim của tình địch nhưng ông ta chưa chết thì Đắc Kỷ hoang mang mà bấm độn, thì được biết mạng của ông ta chưa thật sự cáo chung và cũng biết làm thế nào mà ông ta sẽ thoát được cảnh chết nàỵ Đắc Kỷ bèn hóa phép biến ra những cảnh trí trên con đường về của Tỷ Cang hầu ông ta hiếu kỳ bực xúc mà mở miệng nóị Gần đến nhà thì Tỷ Cang bổng nghe tiếng mời chào: " Ai mua rau vô tâm không ?....." Trong lòng ông ta đang thầm nghĩ "Rau gì mà vô tâm ?" Thì buộc mồn hỏi và thân xác của ông ta đã ngã xuống vào những bó RAU MUỐNG trên gánh hàng của người thiếu nữ mà được biến hình từ con chồn cái con.

MẸ ƠI

*** Lời bàn :
Câu chuyện lịch sử chứng minh sự thù dai của Đắc Kỷ, muốn hại ngừơi ngay thẳng, tài giỏi như Tỷ Cang, dù là Chú của vua, nhưng tánh ngay thẳng, giỏi đến đâu, khi ngừơi đàn bà muốn hại do ganh ghét , tỵ hiềm thì tìm mọi cách trừ khử cho đựơc. Từ quốc gia, gia đình hay trên web cũng vậy. Chữ TÀI liền với chữ TAI một vần là.

b- Ngoài dân chúng:
Vào đời Hán Cao Tổ (?) bên Tàu. Đất nứơc thái bình, thịnh trị. Một hôm chầu trào, nhà vua bèn phán:

- Trong các lòai, lòai nào dữ, thâm độc nhất?

Có quan thì tâu lòai sư tử, lòai cọp , lòai chó sói... Bỗng một quan đại thần bứơc ra sân rồng tâu:

- Muôn tâu Bệ Hạ , kẻ hạ thần nghĩ thâm độc và dữ nhất là lòai "ngừơi Nữ".
- Tại sao nhà ngươi cho phụ nữ dịu hiền như vậy mà thâm độc và dữ nhất hả?
- Muôn tâu Thánh Thựơng, Thần xin chứng minh.
- Đâu ? Nhà ngươi chỉ Trẩm xem?
- Muôn tâu... ngày mai Bệ Hạ bang lệnh. Ngừơi nào mang đầu Vợ mình vào nộp sẽ đựơc thăng quan và 100 lạng vàng.
Nha vua y lời dán cáo thị khắp nơi. Chờ một tuần .... hai tuần ... rồi một tháng, chẳng có ai đem nộp cả. Buổi chầu hôm nay vị Đại Thần mỉm cừơi bứơc ra sân rồng tâu:
- Muôn tâu Thánh Thựơng . Bây giờ xin đổi lại cáo thị :
" Ngừơi nào mang đầu chồng vào nộp sẽ đựơc thăng quan và 100 lạng vàng "
Sáng sớm ngày mai lính canh dần một ngừơi đàn bà vào xin chầu vua và dâng lên thủ cấp của chồng bà ta.
Quan Đại Thần thong thả bứơc ra tâu rằng:

- Muôn tâu Thánh Thựơng. Giết vợ để vinh thân, phì gia thì không một ngừơi đàn ông nào làm. Nhưng ngừơi đàn bà vì chút lợi lộc, họ sẵn sàng làm bất cứ mọi chuyện trên đời này, dù là giết chồng mình.
Nhà vua thấy vậy thở dài :
- Thật là Đáng sợ .... Đáng sợ cho lòai nữ nhi.

****Lời bàn :
Qua câu chuyện đã chứng minh thực tế về lòng dạ của phụ nữ . Tuy với vóc dáng nhỏ nhoi ( Trừ mấy bà Mỹ mập nha ) , ăn nói dịu dàng , yểu điệu thứơc tha . Nhưng trong đầu óc họ vốn sẵn có gene hung bạo , dám làm dám chịu khi lòng thù hận hay lợi lộc . Đó là thực tế lịch sử , không phải bm nói thêm quí bà đâu nha, đừng lên án hay nguyền rủa tui đó.

LSB-ForeverAnhHungLSB
17-12-2002, 20:12
3/ HUYỀN THỌAI:

Ngày sau nhân gian có lưu truyền câu chuyện huyenà thọai con rắn về vụ gia tộc cụ Nguyễn Trải. Tại hạ cho là Huyền thọai vì đương thời không thấy cụ Nguyễn ghi lại hay kể chuyện.

Chuyện ngày xưa khi Nguyễn Trải cáo quan, lui về trí sĩ ở Côn Sơn. Ngày lo đốc thúc phát rẩy, làm vừơn. Tối nghĩ đọc thơ, ngâm vịnh. Một hôm đang ngồi tự nhiên thiu thỉu nhắm mắt ngũ. Trong con mộng cụ thấy một ngừơi đàn bà nét mặt lo sợ, đến xin cụ ngưng đốt rẩy ngày mai để mẹ con bà kịp thời di táng. Nhưng mệt mỏi, cụ dậy quá trưa, nên gia đinh đã đốt và một con rắn trong hang bò ra, bị gia đinh chém đứt đuôi.
Ngày hôm sau khi đang đọc sách thì một giọt máu từ trên trần nhà rơi vào chữ " ĐẠI " (Đời), thấm qua ba trang giấy (sau này ứng vào ba đời).

4/ TỔNG LUẬN:

Qua tất cả những biện minh, lý luận về chứng thực của sự kiện lịch sử . Tôi hy vọng rằng ngừơi dân Việt có cái nhìn về gia tộc cụ Nguyễn đứng đắn hơn . Mặc dụ đã được triều đình giải oan cho cụ . Nhưng không đưa một sự giải thích sự kiện cho nhân gian.
Nói theo giáo lý nhà Phật thì đây là một quả báo nhãn tiền. Và đạo đức suy đồi vì " Thựơng bất chánh " (vua lấy vợ bề tôi)mà phép tắc thời xưa không chấp nhận. Nghĩ cho cùng tất cả chỉ là cái DUYÊN để tạo ra sự kiện cái chết ba họ của cụ Nguyễn, âu là để trả cái Nghiệp của gia tộc cụ mà thôi . Câu chuyện vừa thật, vừa huyền thọai, vừa mang tính cách giáo lý về nhân quả của Phật giáo. Cầu mong gia tộc của cụ Nguyễn đựơc siêu thĩat sau bao ngày mang nhiều nổi tai tiếng đầy oan khiên.

LsB-DuongGiaDeNhatBao
18-12-2002, 15:22
Hì hì, làm gì căng quá dzị 4ever huynh .Lịch sử cả mấy ngàn năm viết sai vài chổ đâu có sao, miễn là còn nhớ về Lịch Sử là tốt rồi, chỉ sợ là Lịch Sử cha ông hổng nhớ mà còn quay mặt làm ngơ nữa mới khổ đó.
Tiểu đệ chả có tự hào gì khi mình còn nhớ Lịch Sử, ở nhà có sách chịu khó lật ra đọc thì trả lời đúng chớ đâu có gì đặc biệt, là người Việt Nam biết sử Việt Nam, thuộc sử Việt nam thì cũng chẳng có gì lạ cả, chỉ lạ là ở chổ làm người Việt nam không biết sử Việt Nam mà lại thuộc lòng sử của thiên hạ, điề này thì thật mới là kỳ cục. Nhưng thuộc lịch sử mà không sống được với lịch sử mới là điều buồn khổ đó, cho dù mình có thuộc lòng lịch sử như cháo thì chẳng có gì khác biệt với con vẹt đâu, có làm gì cho tổ quốc đâu khi thân còn lê lết sống qua ngày nơi xứ người. Làm sao bằng được một bác nông phu chân lấm tay bùn, một chử bẻ đôi không biết nhưng khi "Tổ Quốc lâm nguy" thì "Thất phu hữu trách".

Nhưng không viết lên thì không sao, nhớ được chút nào thì đã tốt quá rồi, còn viết lên mà không đúng thì sợ những người chưa đọc đến sẽ bị đưa vào chổ lầm lạc thì tại sao mình không sửa lại cho đúng; phải không nào.

Nhà Hậu Lê đến Lê Thánh Tôn có 4 đời vua .

Lê Thái Tổ: Lê Lợi
Lê Thái Tông: Nguyên Long (vụ án Lệ Chi viên)
Lê Nhân Tông: Bang Cơ
Lê Thánh Tông: Tư Thành

Có vài điều cũng nên sửa thêm:
Nguyễn thị Lộ không phải là Tiệp Dư mà là Lễ Nghi học sĩ [Tiệp Dư là chức của các phi tần trong cung vua như Tiệp Dư (Ngô thị Ngọc Giao)], Chiêu Nghi, Tư Dung...

Cái nguyên nhân chính trong việc Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc không ngoài chuyện tranh dành quyền lực trong cung vua, chẳng qua các bà đều tranh ngôi vua cho con mình. Bà Tuyên Từ thái hậu sợ con bà Tiệp Dư Ngô thị Ngọc Dao ứng với điềm lành khi sinh hoàng tử Tư Thành (Lê Thánh tông) mà Tiệp Dư Ngô thị ngọc Dao lại được Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ bao bọc khi khi xử đi đày. Thành ra có cớ bà Tuyên Từ họp với các đại thần cùng phe Nguyễn Xí, Lê Khả, Lê Khắc Phục xực luôn Ức Trai Nguyễn Trãi để khỏi có hậu hoạn sau này cái ông Ức Trai lộn xộn.
Cái vụ Thượng Mã phong hay bị uống nhiều rượu quá sau đó thì trúng gió, có thể các quan Thái Y thời đó cũng biết, nhưng không dám hé môi thôi, lạng quạng thì chắc cũng theo cụ Ức Trai đi bán muối, thôi thì cứ cho như là âm mưu vậy. Thật ra thì cụ Ức Trai có oan mà không ưng, đã thấy rõ vua Lê Lợi giết các công thần như Trần Nguyên Hãn ...vua Lê Thái tông giết các cựu thần như Lê Sát, Lê Ngân ...mà hổng chịu dzọt cho sớm, đứng lớ ngớ ở đó thì biết bao người dèm pha vì cụ thanh liêm và lo cho dân quá mà, sống gì nỗi với những kẻ tiểu nhân chớ, không chóng thì chầy thì chuyện cũng đến.

LSB-KỳCôngKỳThủ
20-12-2002, 15:59
Hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Dương Gia huynh.

Tuy nhiên bàn về LS có nhiều điểm cần xét lại nhưng không phải cái gì cũng viết ẩu (vì cho là người khác cũng làm vậy). Lịch sử là môt thực tại khách quan và có những điểm không thể xét lại môt cách tầm phào, ví dụ: Khi xét về công tội của Nguyển P. Ánh (Gia-Long): mỗi người mỗi quan điểm, nhưng không vì thế mà thể viết lại như thế này Gia Long tên thật là Nguyễn Huệ được ???? !!!!

KCKT quan niệm LS Tiền nhân, con cháu cần học tập và biết để không quên nguồn cội dân tộc, không biết thì học hỏi trao đổi , câu này cũng có nghỉa không biết thì củng nên lắng nghe để biết đúng (tương đối).

Tài liệu LSVN nhưng Dương huynh lại nói: có trong sách đó quí vị tra cứu thời điểm (thời gian - không gian : tuy có khác nhau đôi chút nhưng không thể khác như ví dụ: Lê Lơi lên ngôi năm 1802 được), Còn quan điểm phê phán KCKT tôi lập lại không bàn ở đây vì đây là quan điểm và nhận thức cá nhân.

Vài dòng, KCKT rất thích Dương Gia huynh trình bày về LS vì cái bài của huynh về LS thường rất nghiêm túc mà theo tiểu đệ các vấn đề khác chọc cười thì không sao, LS là môt vấn đề nghiêm chỉnh cho dù trong tư thế xét lại hay hồ nghi.

LSB-ForeverAnhHungLSB
22-12-2002, 18:21
Tiẻu đệ chỉ muốn tham luận chứ không muốn khích bác vì không học hỏi lẫn nhau, không muốn mất hòa khí và tình bạn.

thân.

LSB-KỳCôngKỳThủ
26-12-2002, 18:59
Dù là chuyện Đắc Kỷ / Trụ Vương hay Nguyễn Trãi / Thị lộ đã được "dành" vào một phần nào của lịch sử ta và tầu . Nhưng những chuyện đó đều không thể kiểm chứng được ! Vậy đó là "sự trả thù" hay là "cái nghiệp do nhân và qủa" đi chăng nữa, ta cũng không thể "buộc tội" cho "bàn bà là đầu câu chuyện" được! Nếu thế thì khác gì ta "kết án" em, chị, cô gì mợ, mẹ và bà của chúng ta hay sao ? Thiết nghĩ, dù là câu chuyện "vườn địa đàng" có thật đi, thì không phải chỉ có đàn bà là nguyên nhân tội lỗi vì nếu không có "ma qủi" và người đàn ông thì làm sao họ "phạm tội" cho được? Và hoặc giả nếu "không tạo người nữ" thì làm thế nào mà họ phạm được?

-Nhân chi sơ tính bản thiện!
-Nhân chi sơ tính bản ác!
-Nhân chi sơ tính bản thiện, bản ác!
-Nhân chi sơ tính bản vô thiện, vô ác!!!!!

LSB-ConCoBayLaBayLa
08-01-2003, 16:43
Năm Nhâm Tuất, ( 1442 ) vua Lê thái Tông đi tuần du phương đông duyệt võ ở Chí Linh. Nguyễn Trãi lúc bấy giờ đã về chí sĩ tạo Côn Sơn bèn ra nghênh tiếp xa gía nhà vua. Lê Thái Tông đến viếng chùa Côn Sơn là nơi có ẩn am của Nguyền Trãi. Nhìn thấy tì thiếp của Nguyễn Trải là Nguyễn Thị Lộ có nhan sắc lộng lẫy, lại có biệt tài về văn chương , vua liền phong chức Lễ Nghi Học Sĩ ngày đêm hầu bên cạnh nhà vua Đến khi đông tuần , xa gía mới tới trại vải (Lệ Chi Viên) thuộc xã Đại Lợi Huyện Gia Định, nay là Gia Bình, thì nhà vua thình lình nhuốm bịnh , lên cơn sốt dữ vội. Thị Lộ hầu hạ thang thuốc suốt đêm. Đến sáng vua băng hà. Các quan hoảng hốt , vội vả bí mật phụng gía về Kinh, nửa đêm vào cung mới làm lễ phát tang. Tất cả triều thần đều buộc Thị lộ tội âm mưu giết vua , liền đem nàng ra xử tử , riêng phần Nguyễn Trãi, ông chỉ nói rằng " Nếu có tội thì chiếu pháp luật mà nghiêm trị".
Thảm trạng này xảy ra đúng lúc trong triều có nhiều võ quan theo phe Lê Sát, đem lòng đố kỵ oán ghét vì trước kia Nguyễn Trãi được vua vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) trọng dụng , nhân cơ hội này liền buộc Nguyễn Trãi vào tội chủ mưu thí vua. Sau đó quan Thừa Chỉ nhập Nội Hành Khiển đại thần Nguyễn Trãi bị giết và ba họ bị tru di.
Truyền thuyết cho rằng lúc lập vườn tại Côn Sơn lính hầu của Nguyễn Trãi đã phá một ổ rắn , giết hết rắn con, riêng rắn mẹ trốn thoát. Một đêm , Rắn mẹ bò lên trần phòng nơi Nguyễn Trãi đọc sách, nhỏ xuống một giọt máu, xuyên thấm qua 3 tờ giấy , ám chỉ là rắn sẽ trả thù qua tới 3 họ nhà Nguyễn. Về sau con rắn đó hoá thân là Nguyễn Thị Lộ đi bán chiếu gon nơi Tây Hồ để gặp Nguyễn Trãi , âm mưu phục thù , đòi món nợ máu ngày xưa .
Cái án oan này , mãi đến 22 năm sau , Vua Lê Thánh Tông xét lại, thấy có nhiều điều hàm hồ , oan ức cho một đại công thần khai quốc liền truyền ủy bỏ bản án truớc kia , truy phục chức cho Nguyễn Trãi tìm kiếm con cháu ông cho ra làm quan , lại cấp tư điền đẻ con cháu lo việc tế tự hàng năm. *

Sở dĩ vua Lê Thánh Tông Duyệt lại bản án vì vợ vua tên Nguyễn Thị Hằng (1500 - 1545) là cháu gái bốn đời của bà Châu Thị, vợ cả của Nguyễn Trãi, đã trốn thoát được bản án tru di tam tộc năm (1442) chạy vào Nam Hà ẩn náu và sinh sống. Bà Châu Thị đem theo nhiều con, trong đó có Nguyễn Công Duẫn . Duẫn sinh ra NguyễN Đức Trung . Trung sinh ra Nguyễn Văn Lãng. Lãng sinh ra Nguyễn Hoằng Dụ. Dụ sinh ra Nguyễn Hoằng Kim tức Nguyễn Kim (1500 - 1545) Kim sinh ra Nguyễn Hoàng (1515 - 1613) tức chúa tiên, vị chúa đầu tiên của nhà Nguyễn .
Như thế Nguyễn Kim là hậu duệ của Nguyễn Trãi. Hơn thế ông tổ xa xưa của cả Nguyễn Trãi Lẫn Nguyễn Kim là Nguyễn Bắc, khai quốc công thần đời nhà Đinh và nhà Lý từ thế kỷ 11. Ngoài ra , gia phả của Nguyễn Du, tác gỉa Kim Vân Kiều cũng ghi giòng họ ghi lên tới Nguyễn Bặc, gần đây hơn trong lịch sử cận đại, tiểu sử của Đại Thần Nguyễn Hữu Độ, Kinh luợc xứ Bắc Kỳ , cũng đuợc ghi là hậu duệ của Nguyễn Trải, căn cứ trên hai tài liệu : Chrétomathie Annamite (Quảng Tập Viem Văn) của Edmond Nordemenn, ấn hành tại Hà Nội năm 1898 trang 26 - 27 và bài Les Familles Illustres de L' Annam: S.e Nguyễn hữu Độ của L. Sogny, đăng trong Bulletin des Amis du Vieux Huế năm 1942 trang 169 - 204.
Còn sự kiện Nguyễn Du thuộc dòng họ Nguyễn Trãi thì các nhà Văn Học Sử Dương Bá Cung , Lê Thước , Bùi Văn Nguyên đã Căn cứ trên nhiều bản gia phả của họ Nguyễn ở miền Bắc và miền trung , xác nhận có nhiều sự trùng hợp mà nhà báo cô thần đã đúc kết và nêu lên trong báo tự do số 1056 ấn hành tại Sàigòn ngày 22 tháng November 1960 trang đầu " Công việc Tra cứu của cụ Lê Thước , cho biết Nguyễn Trãi Và Nguyễn Du cùng một dòng họ, và chung một ông tổ là Nguyễn Bạc mà vua Bảo Đại cũng nhận là ông tổ của mình, trong quyển Le Dragon d' Annam Editions Plon Paris 1980 trang 36- 37.

*Chú thích ,
* Cũng có gỉa thuyết, bà vợ thứ tư của Nguyễn Trãi là Phạm Thị Mận đang đi chợ nghe tin dữ, vội bồng con trai sang nước Bồn Man (Lào) về sau trở về duới thời vua Lê Thánh Tông. Người con trai tên Anh Vũ học giỏi đỗ đạt làm quan to, được vua cữ đi xứ Trung Quốc, lúc đi thuyền trên Động Đình Hồ thì bị một co thuồng luồng ví chận, muốn làm lật thuyền. Anh Vũ biết con thuồng luồng này là hiện thân của con rắn ngày xưa, bèn cầm dao nhảy xuống Hồ vật lộn với Rắn. Tuy giết được Rắn máu đỏ loang cả mặt Hồ nhưng Anh Vũ cũng biến đâu mất.

Sưu Tầm