PDA

View Full Version : Hải Thượng Lãn Ông


Tây Sơn Nguyễn Nhạc
07-09-2002, 14:41
Ông tên thật Nguyễn Hữu Trác (1720-1791. Có sách cho là 1725-1792), sinh tại huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương. Ông là một đại danh y Việt Nam. Các thế hệ đời sau tôn Ông là tổ của ngành thuốc Nam.

Năm lên 10 tuổi, cậu bé Trác theo cha ra học ở kinh đô Thăng Long. Vốn có chí, thông minh. Trác học rất mau tấn tới. Năm 16 tuổi , tài học đã nổi tiếng khắp xa gần. Sau một thời gian tham gia quân ngũ, Lê Hữu Trác trở về quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh ) chuyên nghiên cứu về thuốc. Trong thời gian này, Ông đã viết nhiều sách tổng kết những kinh nghiệm dùng thuốc chữa bệnh. Ông đã đưa ra nhiều quan điểm mới về y lý, được các thầy thuốc đương thời rất khâm phục. Nhiều ý kiến của Ông có thể coi như cơ sở cho ngành y học Việt Nam.

Ngoài ra Hải Thuợng Lãn Ông còn là người truyền bá những kiến thức mới về địa lý, khí tượng, thiên văn, vật lý học ...vv .. trong xã hội nước ta vào thế kỷ thứ 18. Ông cũng là một nhà văn, nhà thơ xuất sắc. Tên tuổi ông được xếp ngang hàng Lê Qúi Đôn, và tài năng của Ông về nhiều mặt có thể sánh với nhiều nhà bác học thế giới đương thời.

Bộ sách ông viết:

Tân Huệ Hải Thượng Tâm Tĩnh Dương An Toàn Trạch

Vài mẫu chuyện được truyền tụng về Ông:

chuyện 1: Không kém gì Khổng Minh.

Khi còn đang theo học ở Thăng Long, một hôm, Trác cùng các bạn chơi thuyền Hồ Tây, bỗng nhiên Trác đề nghị thu xếp về.

Mọi người đều ngạc nhiên:

- Sao đang lúc trăng thanh gió mát mà lại vội về như thế ?

Trác trả lời:

- Vui thì cũng muốn vui ! Nhưng nghĩ rằng trời sắp dông bão đến nơi, không về mau e rồi chẳng kịp ....

Không ai tin Trác nói.

- Hừ, đại huynh có tài ‘hô gió gọi mưa ‘ như Khổng Minh thời xưa hay sao, mà giữa lúc trời quang gió tạnh thế này lại dám nói là dông bão sắp tới?

Trác đáp:

- Đệ không có tài như Khổng Minh, nhưng lại có thuật xem cảnh vật, đoán truớc thời tiết.Nếu các huynh không nghe đệ, thì ắt chẳng tránh khỏi gặp bão giữa đường đấy !

Thấy vẻ cả quyết của Trác, mọi người nửa tin nửa ngờ, đành kéo nhau về...

Quả nhiên, ai vừa về nhà nấy thì trời bắt đầu nổi cơn dông to ,mưa tầm tã...

Hôm sau gặpTrác, mọi người hết lời khen ngợi .

Trác nói:

-Nào có phải đệ có tài cán gì đâu. Chỉ chú ý quan sát một chút là thấy đó thôi. Chiều hôm trước, nhìn mặt nước bốc hơi ngùn ngụt, những giống cá đáy đều ngoi lên mặt hồ, lại thấy lũ ong kiến nhộn nhịp khác thường. Ông bạn hàng xóm mắc chứng đau xương, trở bệnh, nhức nhối. Đệ đã nghiệm nhiều lần như thế, đều thấy chỉ nội trong ngày ,chiều trời sẽ đổi. Quả nhiên, hôm qua cũng đúng như vậy mà thôi...

Mọi người đểu thán phục óc quan sát tinh tường của Lê Hữu Trác.

chuyện 2: Lạc trong rừng của cải.

Hải Thượng Lãn Ông thường nói:

“Có kẻ cứ tưởng những ví thuốc quý đắt tiền, mãi tận đâu đâu, mới là thuốc hay. Thực ra rừng núi ta thiếu gì thuốc quý, thế mà lại coi thường“. Khi về Hương Sơn ,ông hay một mình lang thang hàng ngày trời, khi leo tận đỉnh núi, lúc lại vào mãi rừng sâu để tìm các vị thuốc nam. Một lần, thấy ông đi tìm mấy ngày không về, người nhà hoảng sợ vội đổ đi tìm. Khi gặp ông giữa rừng, ông cười ha hả:

- Lão vào rừng, thấy như vào nơi tiên cảnh. Trước mắt bầy ra ngồn ngộn đủ mọi của cải, vật quý đâm ra mê mải quên cả về nhà, chứ lạc sao được mà lo.

Rồi ông đem ra khoe những vị thuốc mới tìm, giảng giải công dụng từng vị, mọi người đều thán phục ,thích thú.

chuyện 3: Chớ xét người theo bề ngoài.

Khi Hải Thượng Lãn Ông lui về an dưỡng ở Hương Sơn, thì đang lúc Trịnh Cán bị bệnh, bao nhiêu thầy thuốc giỏi chúa mãi không khỏi .Chúa Trịnh bền phải cho người vào tận Hà Tĩnh để triệu ông về ..

Quan quân tìm đến vùng Hương Sơn ,nhưng không biết nhà Hải Thượng Lãn Ông ở đâu. Chợt thấy một ông lão quần nâu áo vải, đang lúi húi nhặt củi trong rừng, liền hỏi:

-Ông lão ơi, chỉ giúp cho chúng tôi nhà cụ lang Hải Thượng Lãn Ông với.

Ông già không ngừng công việc hỏi vọng ra :

- Các Thầy cần tìm làm gì thế?

- Có lệnh của phủ Chúa, vời cụ ra Kinh gấp chữa bệnh cho thế tử.

Quan quân tưởng nói như thế sẽ khiến cho cụ già phải giật mình, vội vã đưa chúng đi. Nào ngờ, ông già vẫn ung dung:

-Vậy à! Nhưng nhà cụ lang còn xa lắm.Các thầy cứ thẳng đường mà đi rồi hỏi dần nhé.

Cả bọn bực tức, cho là ông lão gàn dỡ, đành phóng ngựa đi thẳng...

Hỏi han quanh co mãi, quan quân mới tìm thấy nhà Hải Thượng Lãn Ông. Nhưng cụ đi vắng. Quan quân đành chờ tới ngày hôm sau. Chiều tối hôm sau, Hải Thượng Lãn Ông mới về, lưng đeo một túi thuốc vừa kiếm được trong rừng. Quan quân xiết bao nhiêu ngạc nhiên và kinh sợ khi thấy người đó chẳng phải ai xa lạ, chính là cụ già áo vải đang kiếm củi hôm trước ...

chuyện 4: Cần thầy thuốc hay cần người đội mũ.

Hải Thuợng Lãn Ông là môt người tận tụy vì sự nghiệp nghiên cứu khoa học, không màng đến giàu sang, công danh, không khuất phục trước quyền thế. Ông đã từ chối mọi quan chức của triều đình, bỏ về quê sống cuộc đời thanh đạm để có thể chuyên tâm theo đuổi nghề thuốc.

Lần được mời vào thăm bệnh cho Trịnh Cán, Ông đánh bộ quần áo vải thường, đi vào phủ chúa. Quận công Huy là người thế lực nhất triều đình lúc đó, trông thấy vậy giận tím mặt:

-Thầy lang không biết phép tắc gì sao? Vào ra mắt chúa mà lại ăn mặc như thế ?

Hải Thượng Lãn Ông đáp:

-Tôi nghe chúa triệu ra đây để chữa bệnh, nên mới phải lặn lội tư quê nhà tới .Còn nếu như chúa chỉ cần người biết đội mũ, mặc áo, thì kinh sư thiếu gì mà phải tìm đến tôi?

Quận Huy cứng lưỡi ,không biết nói sao, đành để ông vào...

Tây Sơn Nguyễn Nhạc
07-09-2002, 14:41
Ông tên thật Nguyễn Hữu Trác (1720-1791. Có sách cho là 1725-1792), sinh tại huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương. Ông là một đại danh y Việt Nam. Các thế hệ đời sau tôn Ông là tổ của ngành thuốc Nam.

Năm lên 10 tuổi, cậu bé Trác theo cha ra học ở kinh đô Thăng Long. Vốn có chí, thông minh. Trác học rất mau tấn tới. Năm 16 tuổi , tài học đã nổi tiếng khắp xa gần. Sau một thời gian tham gia quân ngũ, Lê Hữu Trác trở về quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh ) chuyên nghiên cứu về thuốc. Trong thời gian này, Ông đã viết nhiều sách tổng kết những kinh nghiệm dùng thuốc chữa bệnh. Ông đã đưa ra nhiều quan điểm mới về y lý, được các thầy thuốc đương thời rất khâm phục. Nhiều ý kiến của Ông có thể coi như cơ sở cho ngành y học Việt Nam.

Ngoài ra Hải Thuợng Lãn Ông còn là người truyền bá những kiến thức mới về địa lý, khí tượng, thiên văn, vật lý học ...vv .. trong xã hội nước ta vào thế kỷ thứ 18. Ông cũng là một nhà văn, nhà thơ xuất sắc. Tên tuổi ông được xếp ngang hàng Lê Qúi Đôn, và tài năng của Ông về nhiều mặt có thể sánh với nhiều nhà bác học thế giới đương thời.

Bộ sách ông viết:

Tân Huệ Hải Thượng Tâm Tĩnh Dương An Toàn Trạch

Vài mẫu chuyện được truyền tụng về Ông:

chuyện 1: Không kém gì Khổng Minh.

Khi còn đang theo học ở Thăng Long, một hôm, Trác cùng các bạn chơi thuyền Hồ Tây, bỗng nhiên Trác đề nghị thu xếp về.

Mọi người đều ngạc nhiên:

- Sao đang lúc trăng thanh gió mát mà lại vội về như thế ?

Trác trả lời:

- Vui thì cũng muốn vui ! Nhưng nghĩ rằng trời sắp dông bão đến nơi, không về mau e rồi chẳng kịp ....

Không ai tin Trác nói.

- Hừ, đại huynh có tài ‘hô gió gọi mưa ‘ như Khổng Minh thời xưa hay sao, mà giữa lúc trời quang gió tạnh thế này lại dám nói là dông bão sắp tới?

Trác đáp:

- Đệ không có tài như Khổng Minh, nhưng lại có thuật xem cảnh vật, đoán truớc thời tiết.Nếu các huynh không nghe đệ, thì ắt chẳng tránh khỏi gặp bão giữa đường đấy !

Thấy vẻ cả quyết của Trác, mọi người nửa tin nửa ngờ, đành kéo nhau về...

Quả nhiên, ai vừa về nhà nấy thì trời bắt đầu nổi cơn dông to ,mưa tầm tã...

Hôm sau gặpTrác, mọi người hết lời khen ngợi .

Trác nói:

-Nào có phải đệ có tài cán gì đâu. Chỉ chú ý quan sát một chút là thấy đó thôi. Chiều hôm trước, nhìn mặt nước bốc hơi ngùn ngụt, những giống cá đáy đều ngoi lên mặt hồ, lại thấy lũ ong kiến nhộn nhịp khác thường. Ông bạn hàng xóm mắc chứng đau xương, trở bệnh, nhức nhối. Đệ đã nghiệm nhiều lần như thế, đều thấy chỉ nội trong ngày ,chiều trời sẽ đổi. Quả nhiên, hôm qua cũng đúng như vậy mà thôi...

Mọi người đểu thán phục óc quan sát tinh tường của Lê Hữu Trác.

chuyện 2: Lạc trong rừng của cải.

Hải Thượng Lãn Ông thường nói:

“Có kẻ cứ tưởng những ví thuốc quý đắt tiền, mãi tận đâu đâu, mới là thuốc hay. Thực ra rừng núi ta thiếu gì thuốc quý, thế mà lại coi thường“. Khi về Hương Sơn ,ông hay một mình lang thang hàng ngày trời, khi leo tận đỉnh núi, lúc lại vào mãi rừng sâu để tìm các vị thuốc nam. Một lần, thấy ông đi tìm mấy ngày không về, người nhà hoảng sợ vội đổ đi tìm. Khi gặp ông giữa rừng, ông cười ha hả:

- Lão vào rừng, thấy như vào nơi tiên cảnh. Trước mắt bầy ra ngồn ngộn đủ mọi của cải, vật quý đâm ra mê mải quên cả về nhà, chứ lạc sao được mà lo.

Rồi ông đem ra khoe những vị thuốc mới tìm, giảng giải công dụng từng vị, mọi người đều thán phục ,thích thú.

chuyện 3: Chớ xét người theo bề ngoài.

Khi Hải Thượng Lãn Ông lui về an dưỡng ở Hương Sơn, thì đang lúc Trịnh Cán bị bệnh, bao nhiêu thầy thuốc giỏi chúa mãi không khỏi .Chúa Trịnh bền phải cho người vào tận Hà Tĩnh để triệu ông về ..

Quan quân tìm đến vùng Hương Sơn ,nhưng không biết nhà Hải Thượng Lãn Ông ở đâu. Chợt thấy một ông lão quần nâu áo vải, đang lúi húi nhặt củi trong rừng, liền hỏi:

-Ông lão ơi, chỉ giúp cho chúng tôi nhà cụ lang Hải Thượng Lãn Ông với.

Ông già không ngừng công việc hỏi vọng ra :

- Các Thầy cần tìm làm gì thế?

- Có lệnh của phủ Chúa, vời cụ ra Kinh gấp chữa bệnh cho thế tử.

Quan quân tưởng nói như thế sẽ khiến cho cụ già phải giật mình, vội vã đưa chúng đi. Nào ngờ, ông già vẫn ung dung:

-Vậy à! Nhưng nhà cụ lang còn xa lắm.Các thầy cứ thẳng đường mà đi rồi hỏi dần nhé.

Cả bọn bực tức, cho là ông lão gàn dỡ, đành phóng ngựa đi thẳng...

Hỏi han quanh co mãi, quan quân mới tìm thấy nhà Hải Thượng Lãn Ông. Nhưng cụ đi vắng. Quan quân đành chờ tới ngày hôm sau. Chiều tối hôm sau, Hải Thượng Lãn Ông mới về, lưng đeo một túi thuốc vừa kiếm được trong rừng. Quan quân xiết bao nhiêu ngạc nhiên và kinh sợ khi thấy người đó chẳng phải ai xa lạ, chính là cụ già áo vải đang kiếm củi hôm trước ...

chuyện 4: Cần thầy thuốc hay cần người đội mũ.

Hải Thuợng Lãn Ông là môt người tận tụy vì sự nghiệp nghiên cứu khoa học, không màng đến giàu sang, công danh, không khuất phục trước quyền thế. Ông đã từ chối mọi quan chức của triều đình, bỏ về quê sống cuộc đời thanh đạm để có thể chuyên tâm theo đuổi nghề thuốc.

Lần được mời vào thăm bệnh cho Trịnh Cán, Ông đánh bộ quần áo vải thường, đi vào phủ chúa. Quận công Huy là người thế lực nhất triều đình lúc đó, trông thấy vậy giận tím mặt:

-Thầy lang không biết phép tắc gì sao? Vào ra mắt chúa mà lại ăn mặc như thế ?

Hải Thượng Lãn Ông đáp:

-Tôi nghe chúa triệu ra đây để chữa bệnh, nên mới phải lặn lội tư quê nhà tới .Còn nếu như chúa chỉ cần người biết đội mũ, mặc áo, thì kinh sư thiếu gì mà phải tìm đến tôi?

Quận Huy cứng lưỡi ,không biết nói sao, đành để ông vào...