PDA

View Full Version : Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm


Hào Kiệt Lương Sơn
06-09-2002, 14:01
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (NBK) là người có khả năng đoán trước khá chính xác những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai gần cũng như xa. Sau đây là một trong những giai thoại về nhà tiên tri đại tài Việt Nam chúng ta.

Có lần NBK bấm độn biết trước cây quạt treo trên tường trong phòng khách nhà ông sẽ bị chết vào đúng giờ Ngọ một ngày tháng năm nhất định. Thế là đến ngày hôm đó, sắp đến giờ chết của cây quạt, ông hồi hộp chắp hai tay sau đít đi qua đi lại, mắt không rời khỏi cây quạt quí. Vì mãi mê muốn biết cây quạt sẽ "chết" như thế nào, ông chẳng lo gì đến việcc ăn uống mặc cho bà vợ đã dọn cơm sẵn và ngồi chờ từ lâu. Chờ mãi đói bụng quá bà vợ phát quạu nhào đến chụp lấy cây quạt xé nát và cho vào lửa đốt. Lúc đó vừa đúng giờ Ngọ.

Hào Kiệt Lương Sơn
06-09-2002, 14:01
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (NBK) là người có khả năng đoán trước khá chính xác những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai gần cũng như xa. Sau đây là một trong những giai thoại về nhà tiên tri đại tài Việt Nam chúng ta.

Có lần NBK bấm độn biết trước cây quạt treo trên tường trong phòng khách nhà ông sẽ bị chết vào đúng giờ Ngọ một ngày tháng năm nhất định. Thế là đến ngày hôm đó, sắp đến giờ chết của cây quạt, ông hồi hộp chắp hai tay sau đít đi qua đi lại, mắt không rời khỏi cây quạt quí. Vì mãi mê muốn biết cây quạt sẽ "chết" như thế nào, ông chẳng lo gì đến việcc ăn uống mặc cho bà vợ đã dọn cơm sẵn và ngồi chờ từ lâu. Chờ mãi đói bụng quá bà vợ phát quạu nhào đến chụp lấy cây quạt xé nát và cho vào lửa đốt. Lúc đó vừa đúng giờ Ngọ.

LsB-DuongGiaDeNhatBao
06-09-2002, 17:22
Dương Gia cũng biết một giai thoại về Nguyễn Bỉnh Khiêm như sau

Có một lần Trạng Trình NBK biết được con cháu sau này của mình sẽ nghèo khó, cho nên trước khi chết ông để lại một tờ di chúc (will) cho con, cháu ông và dặn là không dược mở nó ra đọc. Và ông còn dặn là vào giờ đó, tháng đó và địa điểm đó hãy đem tờ di chúc này tới quan phủ và đưa cho ông quan phủ xem tờ di chúc này.

Cháu ông làm theo lời dặn của ông, và tới đúng vào ngày, tháng, giờ và địa điểm mà ông đã dặn trước khi chết cháu ông đem tờ di chúc của ông tới cho quan phủ. Quan phủ biết được tờ di chúc này do chính Trạng Trình NBK viết để lại cho mình, cho nên rất mừng liền đứng lên và đi tới nhận tờ di chúc. Và ngay trong lúc quan phủ mới vừa rời khỏi ghế thì có một cây cột trên trần nhà rớt xúông ngay trên ghế của quan phủ, điều này khiến cho mọi người lúc đó hoảng sợ.. Quan phủ lấy tờ di chúc ra đọc thì trong tờ di chúc có viết:"Nó đã cứu sống ông, xin ông hãy giúp nó vì nó quá nghèo" Và ông quan kia đã giúp cho con cháu của Trạng Trình NBK thoát khỏi cảnh nghèo khó.

LsB-DuongGiaDeNhatBao
06-09-2002, 17:22
Dương Gia cũng biết một giai thoại về Nguyễn Bỉnh Khiêm như sau

Có một lần Trạng Trình NBK biết được con cháu sau này của mình sẽ nghèo khó, cho nên trước khi chết ông để lại một tờ di chúc (will) cho con, cháu ông và dặn là không dược mở nó ra đọc. Và ông còn dặn là vào giờ đó, tháng đó và địa điểm đó hãy đem tờ di chúc này tới quan phủ và đưa cho ông quan phủ xem tờ di chúc này.

Cháu ông làm theo lời dặn của ông, và tới đúng vào ngày, tháng, giờ và địa điểm mà ông đã dặn trước khi chết cháu ông đem tờ di chúc của ông tới cho quan phủ. Quan phủ biết được tờ di chúc này do chính Trạng Trình NBK viết để lại cho mình, cho nên rất mừng liền đứng lên và đi tới nhận tờ di chúc. Và ngay trong lúc quan phủ mới vừa rời khỏi ghế thì có một cây cột trên trần nhà rớt xúông ngay trên ghế của quan phủ, điều này khiến cho mọi người lúc đó hoảng sợ.. Quan phủ lấy tờ di chúc ra đọc thì trong tờ di chúc có viết:"Nó đã cứu sống ông, xin ông hãy giúp nó vì nó quá nghèo" Và ông quan kia đã giúp cho con cháu của Trạng Trình NBK thoát khỏi cảnh nghèo khó.

LSB-AnhHungThoiBinh
06-09-2002, 17:34
Hai câu sấm của Trạng Trình::

LÚC NÀO ĐÁ NỔI LÔNG CHÌM
HỒ KHÔ ĐỒNG CẠN BÚA LIỀM NÁT TAN

- Đá nổi: Nói về Tưởng Giới Thạch (Thạch: ĐÁ) chạy ra đảo ĐÀi Loan và lập nghiệp cho đến bây giờ. Một hòn đá nổi lên, làm cho sự phồn thịnh của hai mươi triệu dân.

Lông Chìm: Nói về Mao Trạch Đông (Mao: Lông) lông thì làm sao mà chìm được? Thế mà lông (Mao) lại chìm trong nước, ấy mới lạ. Làm sao mà cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm biết được họ Mao trước khi chết bảo người nhà đốt mình thành tro và đem rải khắp trên sông trên biển. Chuyện xẩy y như lời tiên tri.

Hồ Khô: Nói về Hồ Chí Minh chết xác lại không chôn mà được ép khô như con cá hố tại Ba Đình cho thiên hạ tóc mách xem.

Đồng Cạn: Nói về Phạm Văn Đồng khi chết là cái chết do cạn hơi: Trước khi chết (29-04-2000) PVĐ nằm trong bịnh viện - HƠI ĐÃ CẠN - và thở bằng cái máy và đến khi cái máy không còn hơi - hơi đã cạn - và Đồng ra đi - như vậy là Đồng CẠn Hơi và cụ Trạng Trình đã tiên đoán cách chết của PVĐ là do Cạn Hơi (Đồng Cạn).

Bốn nhân vật trên có dính dáng đến một thời của Cộng Sản Đông Dương và ngày tàn của nó sẽ phải đến sau khi 4 nhân vật đó Thành Hạt Bụi.

Anh hùng nói vậy không biết có đúng không, xin nhờ quí bậc thức giả đính chính.

LSB-AnhHungThoiBinh
06-09-2002, 17:34
Hai câu sấm của Trạng Trình::

LÚC NÀO ĐÁ NỔI LÔNG CHÌM
HỒ KHÔ ĐỒNG CẠN BÚA LIỀM NÁT TAN

- Đá nổi: Nói về Tưởng Giới Thạch (Thạch: ĐÁ) chạy ra đảo ĐÀi Loan và lập nghiệp cho đến bây giờ. Một hòn đá nổi lên, làm cho sự phồn thịnh của hai mươi triệu dân.

Lông Chìm: Nói về Mao Trạch Đông (Mao: Lông) lông thì làm sao mà chìm được? Thế mà lông (Mao) lại chìm trong nước, ấy mới lạ. Làm sao mà cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm biết được họ Mao trước khi chết bảo người nhà đốt mình thành tro và đem rải khắp trên sông trên biển. Chuyện xẩy y như lời tiên tri.

Hồ Khô: Nói về Hồ Chí Minh chết xác lại không chôn mà được ép khô như con cá hố tại Ba Đình cho thiên hạ tóc mách xem.

Đồng Cạn: Nói về Phạm Văn Đồng khi chết là cái chết do cạn hơi: Trước khi chết (29-04-2000) PVĐ nằm trong bịnh viện - HƠI ĐÃ CẠN - và thở bằng cái máy và đến khi cái máy không còn hơi - hơi đã cạn - và Đồng ra đi - như vậy là Đồng CẠn Hơi và cụ Trạng Trình đã tiên đoán cách chết của PVĐ là do Cạn Hơi (Đồng Cạn).

Bốn nhân vật trên có dính dáng đến một thời của Cộng Sản Đông Dương và ngày tàn của nó sẽ phải đến sau khi 4 nhân vật đó Thành Hạt Bụi.

Anh hùng nói vậy không biết có đúng không, xin nhờ quí bậc thức giả đính chính.

LSB-AnhHungThoiBinh
13-09-2002, 01:10
Theo ý của đại nghĩa thì cái chuyện soán ngôi hay thay triều đổi vị đã có từ ngàn xưa rồi. Có thể nói là do lòng tham không đáy, hoặc là do khí số của hoàng triều đã tận. Hay là có người vì bá tánh không muốn thấy dân chúng phải điêu linh trong dầu sôi lửa bỏng, cho nên đã dẫn đến cảnh binh đao khói lửa để mà lật đổ các chính sách dã man đó... v.v...

Có còn nhớ là nhà Đường đã cướp ngôi của ai không? Tướng quân nhà Lý đã thấy Tùy Vương tận số nên suốt ngày lo đam mê tửu sắc khiến muôn dân lúc đó phải lầm than đói khổ.. v.v... Cuối cùng dòng họ Lý đã khởi binh mà chinh phạt Tùy Vương, và phế bỏ chính sự của nhà Tùy. Lập ra Đường Triều. Và tất cả các quan văn võ tướng của Tùy quốc mà lại đi phò trợ cho Đường Thế Tôn. Như thế không phải là ngu trung (lỗi đạo như Trạng sư Bỉnh Khiêm!) Mà là theo ý trời để phụng sự cho Minh Quân.

Còn cái thứ hai là nói lại chuyện của Thành Thanh Ân Trụ Vương vì nghe lời gian thần nên khí số đã tận, bậc làm chú của Trụ Vương đã biết cháu của mình đã tự tay diệt đế nghiệp của tổ tiên, làm ác khiến cho muôn dân thiên hạ nguyền rủa. Nhưng ông ta cũng vẫn làm tôi cho Trụ Vương mãi đến khi bị Bí Trọng sàm tấu với Trụ Vương là phải có tim 9 lỗ của ông mới cứu được chứng đau tim của Đắc Kỷ.

Đó mới là ngu trung, đi tôn thờ cái chế độ dã man làm nghịch với thiên ý nên ông ta phải bị trời phạt là chết bị móc tim.

Còn chế độ của CS bây giờ y như là Tần Thủy HOàng khi xưa (đốt sách chôn học trò). Nếu như chúng nó cãi tà qui chánh khoang hồng đại lượng tôn trọng con dân thì chúng ta sẽ quay về để xây dựng lại tổ quốc cũng có lẽ sẽ tôn thờ chúng.

Những người xưa có câu "Ngôi vua dễ đổi, bản tánh khó chừa", cái chế độ độc tài ích kỷ đó sẽ khó mà cãi thiện được (trù khi mặt trời mọc hướng tây)!! Vì tình cảnh trên mà bây giờ mỗi người chúng ta phải nơi nơi bên xứ lạ quê người.

LSB-AnhHungThoiBinh
13-09-2002, 01:10
Theo ý của đại nghĩa thì cái chuyện soán ngôi hay thay triều đổi vị đã có từ ngàn xưa rồi. Có thể nói là do lòng tham không đáy, hoặc là do khí số của hoàng triều đã tận. Hay là có người vì bá tánh không muốn thấy dân chúng phải điêu linh trong dầu sôi lửa bỏng, cho nên đã dẫn đến cảnh binh đao khói lửa để mà lật đổ các chính sách dã man đó... v.v...

Có còn nhớ là nhà Đường đã cướp ngôi của ai không? Tướng quân nhà Lý đã thấy Tùy Vương tận số nên suốt ngày lo đam mê tửu sắc khiến muôn dân lúc đó phải lầm than đói khổ.. v.v... Cuối cùng dòng họ Lý đã khởi binh mà chinh phạt Tùy Vương, và phế bỏ chính sự của nhà Tùy. Lập ra Đường Triều. Và tất cả các quan văn võ tướng của Tùy quốc mà lại đi phò trợ cho Đường Thế Tôn. Như thế không phải là ngu trung (lỗi đạo như Trạng sư Bỉnh Khiêm!) Mà là theo ý trời để phụng sự cho Minh Quân.

Còn cái thứ hai là nói lại chuyện của Thành Thanh Ân Trụ Vương vì nghe lời gian thần nên khí số đã tận, bậc làm chú của Trụ Vương đã biết cháu của mình đã tự tay diệt đế nghiệp của tổ tiên, làm ác khiến cho muôn dân thiên hạ nguyền rủa. Nhưng ông ta cũng vẫn làm tôi cho Trụ Vương mãi đến khi bị Bí Trọng sàm tấu với Trụ Vương là phải có tim 9 lỗ của ông mới cứu được chứng đau tim của Đắc Kỷ.

Đó mới là ngu trung, đi tôn thờ cái chế độ dã man làm nghịch với thiên ý nên ông ta phải bị trời phạt là chết bị móc tim.

Còn chế độ của CS bây giờ y như là Tần Thủy HOàng khi xưa (đốt sách chôn học trò). Nếu như chúng nó cãi tà qui chánh khoang hồng đại lượng tôn trọng con dân thì chúng ta sẽ quay về để xây dựng lại tổ quốc cũng có lẽ sẽ tôn thờ chúng.

Những người xưa có câu "Ngôi vua dễ đổi, bản tánh khó chừa", cái chế độ độc tài ích kỷ đó sẽ khó mà cãi thiện được (trù khi mặt trời mọc hướng tây)!! Vì tình cảnh trên mà bây giờ mỗi người chúng ta phải nơi nơi bên xứ lạ quê người.

TM
13-09-2002, 14:15
Hai câu sấm của Trạng Trình::

LÚC NÀO ĐÁ NỔI LÔNG CHÌM
HỒ KHÔ ĐỒNG CẠN BÚA LIỀM NÁT TAN

- Đá nổi: Nói về Tưởng Giới Thạch (Thạch: ĐÁ) chạy ra đảo ĐÀi Loan và lập nghiệp cho đến bây giờ. Một hòn đá nổi lên, làm cho sự phồn thịnh của hai mươi triệu dân.

Lông Chìm: Nói về Mao Trạch Đông (Mao: Lông) lông thì làm sao mà chìm được? Thế mà lông (Mao) lại chìm trong nước, ấy mới lạ. Làm sao mà cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm biết được họ Mao trước khi chết bảo người nhà đốt mình thành tro và đem rải khắp trên sông trên biển. Chuyện xẩy y như lời tiên tri.

Hồ Khô: Nói về Hồ Chí Minh chết xác lại không chôn mà được ép khô như con cá hố tại Ba Đình cho thiên hạ tóc mách xem.

Đồng Cạn: Nói về Phạm Văn Đồng khi chết là cái chết do cạn hơi: Trước khi chết (29-04-2000) PVĐ nằm trong bịnh viện - HƠI ĐÃ CẠN - và thở bằng cái máy và đến khi cái máy không còn hơi - hơi đã cạn - và Đồng ra đi - như vậy là Đồng CẠn Hơi và cụ Trạng Trình đã tiên đoán cách chết của PVĐ là do Cạn Hơi (Đồng Cạn).

Bốn nhân vật trên có dính dáng đến một thời của Cộng Sản Đông Dương và ngày tàn của nó sẽ phải đến sau khi 4 nhân vật đó Thành Hạt Bụi.

Anh hùng nói vậy không biết có đúng không, xin nhờ quí bậc thức giả đính chính.

Theo như AHTB huynh phân tách thì cũng có lý, nhưng có điều khiến mình phải đắn đo lại. Là theo phương pháp hễ "hưng tất loạn, suy tất vong"! Nếu cho dã thuyết là sâm của Trạng sư là nghĩa ý như vậy thì ít ra VN ta cũng phải có cao nhân xuất hiện để mà điều binh khiển tướng chớ phải không? Tiểu đệ kô biết là AHTB huynh có còn nhớ về thời Thượng Trụ lập quốc hơn 600 năm và truyền đến đời của TRụ VƯơng thì chỉ có 28 là nhà Chu (Tây Kỳ) lên thay vuowng, đổi nghiệp không? Trụ Vương vì nghe lời gian thần là 2 tên Vu Hồ và Bí Trọng nên tàn sát sinh linh, phung phí của bá tánh, ép gái làm thiếp khiến cho thiên nộ dân oán...

Còn bên Tây Kỳ tuy là một nuowsc nhỏ cũng là con cháu của Thành Thang (Thương TRụ) hay gọi là chư hầu của Trụ VƯơng, binh yếu tướng không... nhưng vì chính nghĩa muốn cứu dân ra khỏi cảnh lầm than... !Bỗng một đêm thì vua của TÂy Kỳ quốc là Chu Văn VƯơng nằm mơ thấy một con cọp thở ra khói lửa bay đến vồ lấy CHU Vương. Khiến ông giật mình liền leo xuống gieo một quẻ của 64 quẻ Phục Hy, thì quẻ cho biết là tại núi Bàn Khê có một cao nhân sẽ giúp đỡ những gì mà trong lòng của ông đã bấy lâu nay gút từng gút một trong lòng của ông. Thế thì sáng hôm sau Chu Vương dẫn hai vị văn võ vào núi sâu để tìm cao nhân ở trogn mọong. Thì khi đi vòn gvòng moọt hồi thì đến một khe suối nhỏ và cạn đến nổi thấy cả đá sỏi... thấy một ông già ngoài 70 đang thả câu. Một điều lạ là cần câu của ông chỉ có một sợi dây làm bằng cước sen
(nhỏ hơn sợi tóc, chỉ cần thổi phù một cái thì chỉ sẽ đứt làm đôi ngay) Thấy thế nên vị võ tướng của Chu Vương tiến đến hỏi chuyện, nhưng ông già này đang ở tư thế ngủ ngồi chờ cá mắc câu. DÙ cho võ tuowsng có la to như thế nào đi chăng nữa thì trong giấc mơ ông lão chỉ nói thỏ thẻ "Hà tịch tại CHu thổ, bất hướng khúc trung cầu, bất di ngư thượng điểu, chỉ điếu vương dự hầu!" Khi nói xong thì ông ta xoay người sang một bên. Tạm dịch lời của ông lão đó là: "Thà sống chết tại nơi rừng sâu hoang vắng, chớ không thèm chứa quan nhỏ như võ quan ngươi đâu, ở đây tôi không phải để câu cá, mà câu cái chức tướng soái của Chu VƯơng phong! Vị võ quan đó không hiểu là ý gì bèn xoay về tâu lại cho Chu Vương nghe. ÔNg ta liền chạy lại chổ của ông lão này, chấp tay thủ lễ bái được một bái và khấn nguyện: "Muôn dân bá tánh đang sống trong dầu sôi lửa bỏng, nếu như cao nhân có thấu hiểu thì Văn VƯơng tôi cùng tất cả thiên hạ, quì lạy ngài xin hãy cứu nguy để thiên hạ đời đời được thái bình thịnh trị". Ông lão này liền bật dậy đứng lên và bái lại CHU VƯơng hai bái thưa rằng "Tiểu thần một ngư dân của Lương Sơn Bạc..! Ý lộn là thần dân của TÂy Kỳ tên Khương Thượng TỬ Nha, pháp hiểu của thầy đặt cho là Phi Hùng (cọp lửa biết bay) "Male Tiger". ĐÂu dám nhận lễ bái của QUân VƯơng"!

TM
13-09-2002, 14:15
Hai câu sấm của Trạng Trình::

LÚC NÀO ĐÁ NỔI LÔNG CHÌM
HỒ KHÔ ĐỒNG CẠN BÚA LIỀM NÁT TAN

- Đá nổi: Nói về Tưởng Giới Thạch (Thạch: ĐÁ) chạy ra đảo ĐÀi Loan và lập nghiệp cho đến bây giờ. Một hòn đá nổi lên, làm cho sự phồn thịnh của hai mươi triệu dân.

Lông Chìm: Nói về Mao Trạch Đông (Mao: Lông) lông thì làm sao mà chìm được? Thế mà lông (Mao) lại chìm trong nước, ấy mới lạ. Làm sao mà cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm biết được họ Mao trước khi chết bảo người nhà đốt mình thành tro và đem rải khắp trên sông trên biển. Chuyện xẩy y như lời tiên tri.

Hồ Khô: Nói về Hồ Chí Minh chết xác lại không chôn mà được ép khô như con cá hố tại Ba Đình cho thiên hạ tóc mách xem.

Đồng Cạn: Nói về Phạm Văn Đồng khi chết là cái chết do cạn hơi: Trước khi chết (29-04-2000) PVĐ nằm trong bịnh viện - HƠI ĐÃ CẠN - và thở bằng cái máy và đến khi cái máy không còn hơi - hơi đã cạn - và Đồng ra đi - như vậy là Đồng CẠn Hơi và cụ Trạng Trình đã tiên đoán cách chết của PVĐ là do Cạn Hơi (Đồng Cạn).

Bốn nhân vật trên có dính dáng đến một thời của Cộng Sản Đông Dương và ngày tàn của nó sẽ phải đến sau khi 4 nhân vật đó Thành Hạt Bụi.

Anh hùng nói vậy không biết có đúng không, xin nhờ quí bậc thức giả đính chính.

Theo như AHTB huynh phân tách thì cũng có lý, nhưng có điều khiến mình phải đắn đo lại. Là theo phương pháp hễ "hưng tất loạn, suy tất vong"! Nếu cho dã thuyết là sâm của Trạng sư là nghĩa ý như vậy thì ít ra VN ta cũng phải có cao nhân xuất hiện để mà điều binh khiển tướng chớ phải không? Tiểu đệ kô biết là AHTB huynh có còn nhớ về thời Thượng Trụ lập quốc hơn 600 năm và truyền đến đời của TRụ VƯơng thì chỉ có 28 là nhà Chu (Tây Kỳ) lên thay vuowng, đổi nghiệp không? Trụ Vương vì nghe lời gian thần là 2 tên Vu Hồ và Bí Trọng nên tàn sát sinh linh, phung phí của bá tánh, ép gái làm thiếp khiến cho thiên nộ dân oán...

Còn bên Tây Kỳ tuy là một nuowsc nhỏ cũng là con cháu của Thành Thang (Thương TRụ) hay gọi là chư hầu của Trụ VƯơng, binh yếu tướng không... nhưng vì chính nghĩa muốn cứu dân ra khỏi cảnh lầm than... !Bỗng một đêm thì vua của TÂy Kỳ quốc là Chu Văn VƯơng nằm mơ thấy một con cọp thở ra khói lửa bay đến vồ lấy CHU Vương. Khiến ông giật mình liền leo xuống gieo một quẻ của 64 quẻ Phục Hy, thì quẻ cho biết là tại núi Bàn Khê có một cao nhân sẽ giúp đỡ những gì mà trong lòng của ông đã bấy lâu nay gút từng gút một trong lòng của ông. Thế thì sáng hôm sau Chu Vương dẫn hai vị văn võ vào núi sâu để tìm cao nhân ở trogn mọong. Thì khi đi vòn gvòng moọt hồi thì đến một khe suối nhỏ và cạn đến nổi thấy cả đá sỏi... thấy một ông già ngoài 70 đang thả câu. Một điều lạ là cần câu của ông chỉ có một sợi dây làm bằng cước sen
(nhỏ hơn sợi tóc, chỉ cần thổi phù một cái thì chỉ sẽ đứt làm đôi ngay) Thấy thế nên vị võ tướng của Chu Vương tiến đến hỏi chuyện, nhưng ông già này đang ở tư thế ngủ ngồi chờ cá mắc câu. DÙ cho võ tuowsng có la to như thế nào đi chăng nữa thì trong giấc mơ ông lão chỉ nói thỏ thẻ "Hà tịch tại CHu thổ, bất hướng khúc trung cầu, bất di ngư thượng điểu, chỉ điếu vương dự hầu!" Khi nói xong thì ông ta xoay người sang một bên. Tạm dịch lời của ông lão đó là: "Thà sống chết tại nơi rừng sâu hoang vắng, chớ không thèm chứa quan nhỏ như võ quan ngươi đâu, ở đây tôi không phải để câu cá, mà câu cái chức tướng soái của Chu VƯơng phong! Vị võ quan đó không hiểu là ý gì bèn xoay về tâu lại cho Chu Vương nghe. ÔNg ta liền chạy lại chổ của ông lão này, chấp tay thủ lễ bái được một bái và khấn nguyện: "Muôn dân bá tánh đang sống trong dầu sôi lửa bỏng, nếu như cao nhân có thấu hiểu thì Văn VƯơng tôi cùng tất cả thiên hạ, quì lạy ngài xin hãy cứu nguy để thiên hạ đời đời được thái bình thịnh trị". Ông lão này liền bật dậy đứng lên và bái lại CHU VƯơng hai bái thưa rằng "Tiểu thần một ngư dân của Lương Sơn Bạc..! Ý lộn là thần dân của TÂy Kỳ tên Khương Thượng TỬ Nha, pháp hiểu của thầy đặt cho là Phi Hùng (cọp lửa biết bay) "Male Tiger". ĐÂu dám nhận lễ bái của QUân VƯơng"!

TM
13-09-2002, 14:22
Thế rồi hai bên đã kể hết từng việc trong tình trạng bấy giờ như bên Trụ Vương đã làm những chuyện tàn độc như mỗ bụng bà bầu lấy tử hà sa để làm thuốc trường sinh bất lão, chặt xương dân lành ra để coi có tỷ hay không... v.v...

Rồi CHu Vương năn nĩ mãi nên KHương TỬ Nha đã quỳ lại mà nhận phong làm thừa tướng (nhất phẩm của thiên triều, chỉ dưới vua thôi) Bỗng lúc đó có một con kình ngư (cá lớn) đã vướng trong sợi dây câu một hồi thì nó lôi cả cần câu xuống suối và tự dưng dãy dụa 1 hồi rồi cả cần câu đã lọt vào miệng con cá kình luôn khiến nó thoi thóp nằm chờ chết. Văn Vương vốn là lấy đức trị thiên hạ! Kể từ khi vua TRỤ làm dân oán thân thánh giật mình thì CHu VƯơng chỉ có ăn những trái cây hay những gì mà không nấu bằng khói lửa. Nên ông ta cầm lấy con cá tháo ra bỏ lại xuống
nước, lạ thay con cá lại bơi lên mặt nước một hồi rồi nhảy nhảy 3 cái mới bơi đi! Ngay sau đó tại đỉnh núi BÀn Khê có một con công đuôi dài (con phụng) màu vàng rực hiện ra được giây lát thì biến mất. THấy lạ nên Chu VƯơng hỏi thừa tướng KHương (địa vị của thừa tướng là phải có tài như là vị Quân Vương, phải biết thiên văn, địa lý, và văn võ song toàn). Khương thừa tướng nghe chu Vương triệu hỏi thì đưa tay lên bấm độn 1 quả âm dương rồi tâu rằng: "Nô thần xin kính mừng đại vương bá nghiệp củ ngài sẽ được thành công vì "phụng minh kỳ sơn" (chim hiếm quí trong trăm núi chỉ có một) là ý trời chứng kiến cho cơ nghiệp để cứu sinh linh".


Nhờ sự điều binh khiển tướng tài giỏi của KHương Tử Nha, nên chỉ trong 17 năm chinh chiến thì nhà Chu đã lật đổ bạo quyền và phế đi vua Trụ!! Sau đó Khương thừa tướng được chia đất và cai trị Tề quốc...

*** Còn như TRạng sư đã viết như thế thì VN mình chưa Phi Hùng mà (not Male Tiger), he là con cọp giấy hehhehe thôi á, chỉ ăn no rồi là đi tìm con cọp cái thôi

TM
13-09-2002, 14:22
Thế rồi hai bên đã kể hết từng việc trong tình trạng bấy giờ như bên Trụ Vương đã làm những chuyện tàn độc như mỗ bụng bà bầu lấy tử hà sa để làm thuốc trường sinh bất lão, chặt xương dân lành ra để coi có tỷ hay không... v.v...

Rồi CHu Vương năn nĩ mãi nên KHương TỬ Nha đã quỳ lại mà nhận phong làm thừa tướng (nhất phẩm của thiên triều, chỉ dưới vua thôi) Bỗng lúc đó có một con kình ngư (cá lớn) đã vướng trong sợi dây câu một hồi thì nó lôi cả cần câu xuống suối và tự dưng dãy dụa 1 hồi rồi cả cần câu đã lọt vào miệng con cá kình luôn khiến nó thoi thóp nằm chờ chết. Văn Vương vốn là lấy đức trị thiên hạ! Kể từ khi vua TRỤ làm dân oán thân thánh giật mình thì CHu VƯơng chỉ có ăn những trái cây hay những gì mà không nấu bằng khói lửa. Nên ông ta cầm lấy con cá tháo ra bỏ lại xuống
nước, lạ thay con cá lại bơi lên mặt nước một hồi rồi nhảy nhảy 3 cái mới bơi đi! Ngay sau đó tại đỉnh núi BÀn Khê có một con công đuôi dài (con phụng) màu vàng rực hiện ra được giây lát thì biến mất. THấy lạ nên Chu VƯơng hỏi thừa tướng KHương (địa vị của thừa tướng là phải có tài như là vị Quân Vương, phải biết thiên văn, địa lý, và văn võ song toàn). Khương thừa tướng nghe chu Vương triệu hỏi thì đưa tay lên bấm độn 1 quả âm dương rồi tâu rằng: "Nô thần xin kính mừng đại vương bá nghiệp củ ngài sẽ được thành công vì "phụng minh kỳ sơn" (chim hiếm quí trong trăm núi chỉ có một) là ý trời chứng kiến cho cơ nghiệp để cứu sinh linh".


Nhờ sự điều binh khiển tướng tài giỏi của KHương Tử Nha, nên chỉ trong 17 năm chinh chiến thì nhà Chu đã lật đổ bạo quyền và phế đi vua Trụ!! Sau đó Khương thừa tướng được chia đất và cai trị Tề quốc...

*** Còn như TRạng sư đã viết như thế thì VN mình chưa Phi Hùng mà (not Male Tiger), he là con cọp giấy hehhehe thôi á, chỉ ăn no rồi là đi tìm con cọp cái thôi

LSB-KỳCôngKỳThủ
20-12-2002, 16:27
Có một lần chúng tôi bàn về sấm Trạng Trình:

"Long vỹ xà đầu khởi chiến tranh,
Can qua xứ xứ khởi đao binh.
Mã đề dương cứơc anh hùng tận,
Thân Dậu niên lai kiến thái bình."

Trải qua mấy trăm năm luận giả . Nhưng vẫn chưa đến một kết quả nào ứng vào Đất Việt chúng ta. Nước thì nhỏ, dân lại đông, chiến tranh liên tu bất tận. Không đánh ngoại xâm thì nội chiến tàn sát lần nhau.

- Theo quẻ này thì sự gây hấn, mầm mống từ cuối năm rồng, đầu năm rắn.

- 2002 (Nhâm Ngọ) thì bắt đầu đá nhau (Dương cước ). Và hai anh hùng đều tán đởm kinh hồn. Thân tàn ma dại, ăn không yên, online không vui. Nhưng tình trạng đang dằng co chưa có gì gọi là đặc biệt. Bảo Vương tuy có phần thắng thế, trong tương lai sẽ nắm lại quyền bính nếu gồm thâu thiên hạ. Nhưng anh hùng Óanh Chờ Chết cũng chẳng phải là tay vừa.

"Giặc đánh Bồ Đề thì giặc phải tan".

- Giặc: là ứng cho nhiều ma vương, yêu tinh hiệp lực mà đánh.

- Bồ Đề: là ám chỉ về Phật Giáo. Vì Đức Phật giác ngộ dứơi cây Bồ Đề . Điều này ứng cho Bảo Vương là Phật giáo. Nên thế giặc đụng đến Bồ Đề thì thua. Mà đúng là đang mất quyền hành và" langthang" all net.

"Nguyễn đi rồi Nguyễn lại về,
Nhong nhong cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn".

Nguyễn này lúc trứơc ngừơi ta đóan là Nguyễn Vĩnh Thụy tức vua Bảo Đại. Lúc đó ông bỏ nứơc qua Pháp.
Nhưng sau phe Cộng Sản muốn lợi dụng tuyên truyền, nên gán Nguyễn này là Nguyễn Ái Quốc tức là Bác Hồ Chí Minh. Nhưng thời gian qua cũng không đúng.

Bây giờ ngừơi ta đóan nguyễn này là Bảo Vương. Vì ông ta thuộc dòng Vua Nguyễn Gia Long, tức là Hòang Thân Vĩnh Bảo Vương. Mà đúng bây giờ ông ta đang đi, và sẽ về nứơc Việt một ngày gần đây. Vì câu hai chỉ rõ là cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn.

- 2003 (Qúi Mùi) là năm điềm tan rã. Khi Mã đề đưa vó đá nhau thì anh hùng nào cũng vị diệt (Chờ xem). Tiên gia bình luận: Dù ông Hòang này bỏ tiền bao thầu chăng nữa, cũng không sáng sủa bao nhiêu. Ngòai ra bao nhiêu thế lực, yêu tinh còn lẩn quẩn quấy phá. Đâu dễ gì làm ăn.

- 2004 (Giáp Thân): Nứơc Việt vẫn xảy ra nội biến .

- 2005 (Ất Dậu): Nứơc Việt sẽ có thái bình. Sẽ có đại nhân đứng ra.

- 2006 (Bính Tuất): sẽ có chính phủ do dân lập. Ó Biển kêu gọi lập trật tự và ra luật pháp sắc bén hơn.

-2007 (Đinh Hợi): Núơc Việt tạm ổn, nhưng vững mạnh phải còn chờ vào thời gian.

********
Những câu sấm Trạng Trình ở trên đựơc suy đóan tùy theo từng thời kỳ. Tại hạ sưu tầm để các bạn đọc ngẩm nghĩ. Có sự trùng hợp nào ngòai ý muốn là không phải tôi tự bày ra. Tại hạ biết nói lên những bí mật này là Bay Đầu. Mà Đầu tại hạ đã ba lần đựơc thóat . Vì: "Thiên Cơ Bất Khả lậu" (Cơ Trời không đựơc lộ ra). Nhưng tại hạ dám lộ, tại hạ biết trứơc sau tại hạ cũng bị banned. Nhưng bây giờ tại hạ là Việt Kiều. Tốt thì về thăm quê hương, không tốt thì xa xứ.
Bái tạ.

LSB-KỳCôngKỳThủ
20-12-2002, 16:33
(Huyền Thọai Sử liệu nứơc Nam)
LONG MẠCH.

Một đêm khó ngũ, Tề Vương ra trời nhìn sao, thấy vựơng khí đầy cả Phương Nam, cùng xuất hiện Ngôi Sao Bá Vương. Tề Vương lo lắng đến sự bành trứơng của Trung Hoa có phần nguy khốn. Bèn ra lệnh cho hai Bốc Sư: BBBB, CCBLBL và Giang Hồ nhanh chóng đi Nam tìm cách trừ ếm.

Vì đựơc nứơc đàn anh qua giúp đở, nước Việt vô cùng hớn hở đón chào . BBBB và Con Cò giúp Nam Đế cải tổ văn chương, thi phú. Mở rộng nhiều khoa thi để tuyển nhân tài. Để tửơng thửơng công lao BBBB đựơc gắn thẻ bài mang tên là BBBB IV, và Con Cò I. Hai ngừơi này có quyền hành rất lớn, có quyền chọn lựa thi tuyển, còn ra vào cấm cung như các quan chức cao cấp trong Triều Đình. Lợi dụng quyền này hai Bốc Sư quan sát nội tình, gây phe cánh Triều Nam để kéo nhân tài về Trung Quốc, đồng thời tâng bốc tánh anh hùng của mấy vị Thừa Tứơng ra tay hạ bệ công Thần, trảm, giết nhân dân... Ôi thật là đau thương cảnh máu đổ thịt rơi cho con dân xứ Việt.
Giang Hồ cũng họat động nội tình rất là hăng say. Đựơc Nam Vương đề cử giữ nhiều Tỉnh địa đầu chống Cộng. Giang Hồ cố gây nhiều uy tín, nhưng một mặt gây nội thù ly gián, trình tấu bức hại nhiều công thần của Nứơc Nam, đồng thời dòm ngó nội tình nhằm gây xáo trộn.

Đây nói về BBBB và Con Cò làm sao tìm cho ra Long Mạch của nứơc Nam. Hai Bốc Sư thừơng đi ra các vùng núi, đồng ruộng... nói là giúp Nứơc Nam phát triễn Nông Nghiệp và Lâm Sản. Nhưng thực chất là tìm mạch Đế Vương.
Trên đừơng về hứơng Biển Thuận An cách Kinh Đô Huế hai dậm. BBBB IV dừng lại huyện Phú Vang. Thấy phong cảnh tuyệt vời. Chim muông bay quần thảo chung quanh. Thật là vựơng khí tích tụ. BBBB IV và Con Cò I bấm độn tính tóan biết Long Mạch phát xuất từ đây, nên tìm cách trù ếm.

*****
Sau khi cắt Long Mạch, nứơc Nam xảy ra những gì. Mời các bạn đón đọc kỳ tới.

Bắc Yên Thần Nữ
24-12-2002, 14:52
BY mong những câu sấm, dù linh ứng đi nữa thì cũng có thể hoá giải, để cho con dân của nước Việt có nơi trú ngụ, và để cho những Việt Kiều một phút chạnh lòng dừng bước thăm quê ...cũng không đến nỗi oán than vì cảnh nước Việt bị tan thương vì thiếu những bàn tay gầy dựng...

Cơn Giận
Hồ Dzếnh

Có những cơn điên xé được đời,
Những cơn quằn quại máu tanh hôi,
Mà hồn rít lại rồi căng thẳng,
Chờ nuốt không gian xuống khắp người.

Ôi! những bàn tay cấu lấy tay,
Và vò nát ngực, sóng lung lay
Nghìn muôn tia lửa ngầu trong mắt,
Rung cả thân mình, chuyển cả mây.

Rồi răng, rồi lợi, rồi tim huyết
Tất cả xô dồn... tất cả run...
Gió cát xông lên, mưa bão rít...
Hằng muôn con thác trút căm hờn!

Một phút điên cuồng phá thỏa thuê,
Cho sông đau khổ bớt tràn trề,
Ai hay hơi máu hồn khi tắt
Cả một trời thương lẳng lặng về.

Hối hận, Cay, Chua đứng sững bên.
Giọng cười mai mỉa buốt qua tim:
Tôi mê, châm lửa cho nhà cháy,
Lửa giận nguôi rồi, than tối đen.

TieuHoaVinh
03-04-2004, 16:27
Tại hạ xin sửa lại câu sấm của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm mà lsb- AHTB đã Post
LÚC NÀO ĐÁ NỔI LÔNG CHÌM
HỒ KHÔ ĐỒNG CẠN BÚA LIỀM NÁT TAN

Đúng ra là
Khi nào thạch nổi, mao chìm
Hồ khô, đồng trống trở về chiến chinh

Thạch: Tưởng Giới Thạch
Mao: Mao Trạch Đông
Hồ : Hồ chí Minh
Đồng : Phạm văn Đồng
Chiến chinh: Năm 1979 tại biên giới Lạng Sơn quân Trung Quốc đã đưa quân vượt biên giới sang nước ta

LSB-TruongThanh
29-04-2004, 11:21
Cụ Trạng Trình của Việt Nam ta cũng chẳng hề thua kém Gia Cát Khổng Minh hay Trương Tử Phòng của Trung Quốc. Một trong những lời sấm nổi tiếng mà ông mà tiểu bệ được biết là "Minh Mạng thập tứ, thằng Trứ phá đền". Quả đúng là vào triều vua Minh Mạng thứ 14, Nguyễn Công Trứ được lệnh đến đập đền cụ Trạng. Nhưng khi thấy lời sấm tiên tri này, chúa tôi đầu hoảng thần hồn mà đình chuyện này lại

LSB-Mèo Đen
11-06-2004, 12:35
Tiểu Sử Nguyễn Bỉnh Khiêm

(Trạng Trình)

Trạng Trình Nguyễn bỉnh Khiêm (1491-1585). Sau đây là Tiểu sử của Trạng Trình Nguyễn bỉnh Khiêm, trích trong quyển sách "Công Dư Tiệp Ký" của Vũ Phương Đề, dịch giả Tô Nam Nguyễn đình Diệm. Ông Nguyễn bỉnh Khiêm, Đạo hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ, người làng Trung Am huyện Vĩnh Lại. Tiên tổ ngày xưa tu nhân tích đức đã nhiều (nay không thể khảo cứu được), chỉ biết từ đời cụ Tổ được tập phong Thiếu Bảo Tư Quận Công, mỹ tự là Văn Tĩnh, cụ Bà được phong Chính Phu Nhân Phạm thị Trinh Huệ, nguyên trước các cụ lập gia cư ở nơi có núi sông bao bọc, hợp với kiểu đất Cao Biền. Phụ thân được tặng phong Thái Bảo Nghiêm Quận Công, mỹ tự là Văn Định, Đạo hiệu là Cù Xuyên Tiên Sinh, nguyên người học rộng tài cao, lại có đức tốt, được sung chức Thái Học Sinh.

Thân mẫu họ Nhữ, được phong Từ Thục Phu Nhân, nguyên người ở Ân Tử Hạ, thuộc huyện Tiên Minh, là con gái quan Hộ Bộ Thượng Thư Nhữ văn Lan. Bà vốn là người thông minh, học rộng văn hay, lại tinh cả môn tướng số, ngay thời Hồng Đức mà bà đã tính được rằng : Vận mệnh nhà Lê chỉ sau 40 năm nữa thì sẽ suy đồi. Vì có một chí hướng phò vua giúp nước của bậc trượng phu, muốn chọn một người vừa ý mới chịu kết duyên, nên đã chờ ngót 20 năm trời, khi gặp Ông Văn Định có tướng sinh được quí tử nên bà mới lấy. Nhưng lại gặp một trang thiếu niên trong lúc sang bến đò Hàn thuộc con sông Tuyết giang, thì Bà ngạc nhiên than rằng : Lúc trẻ chẳng gặp, ngày nay tới đây làm gì! Những người theo hầu không hiểu ra sao, cầm roi đánh đuổi thiếu niên ấy đi, rồi sau Bà hỏi lại tánh danh, mới biết người ấy là Mạc Đăng Dung, khiến Bà phải sanh lòng hối hận đến mấy năm trời.

Tiên sinh sanh vào năm Hồng Đức thứ 21 (tức năm Tân Hợi 1491), lúc sơ sanh, vóc người có vẻ hùng vĩ, khi chưa đầy năm đã biết nói. Một hôm, vào buổi sáng sớm, Văn Định đang bế cậu ở trên tay, bỗng thấy cậu nói ngay lên rằng : "Mặt Trời mọc ở phương Đông." Ông lấy làm lạ ! Rồi năm lên 4, thì Phu nhân dạy cậu học kinh truyện, hễ dạy đến đâu là cậu thuộc lòng đến đó, và thơ quốc âm cậu đã nhớ được đến mấy chục bài. Lại một hôm Bà đi vắng, Ông ở nhà bày trò kéo dây đùa với lũ trẻ, nhân đọc bỡn một câu rằng : "Nguyệt treo cung, Nguyệt treo cung", rồi Ông muốn đọc tiếp câu nữa nhưng chưa nghĩ kịp thì cậu đứng bên đọc luôn ngay rằng : " Vén tay Tiên, nhẫn nhẫn rung".Ông thấy cậu mẫn tiệp như vậy thì có ý mừng thầm, đợi khi Bà về thuật lại cho nghe. Bà lấy làm bất mãn nói với Ông rằng : Nguyệt là tượng bề tôi, cớ sao Ông lại dạy con mình như thế ? Ông cả thẹn xin lỗi, nhưng Bà vẫn không nguôi giận, bỏ về ở bên cha mẹ đẻ, cách ít lâu thì mất.

Lại có truyền ngôn rằng : Lúc Ông còn để chỏm, cùng với lũ trẻ ra tắm ở bến đò Hàn, khi ấy có chú thuyền buôn người Tàu nhìn thấy tướng mạo của Ông, chú bảo với mọi người rằng, cậu bé nầy có tướng rất quí, chỉ hiềm một nỗi là da hơi thô, về sau chỉ làm đến Trạng nguyên Tể Tướng mà thôi. Vì thế nên ai cũng đoán chắc rằng, Ông sẽ là bậc tể phụ của quốc gia sau nầy.

Như Ông lúc còn niên thiếu, học vấn sở đắc ngay tự gia đình, đến khi lớn tuổi, nghe nói có quan Bảng Nhãn Lương đắc Bằng, nổi tiếng văn chương quán thế, Ông bèn tìm đến để xin nhập học.

Lương Công là người làng Hội Trào, thuộc huyện Hoằng Hóa, lúc Ngài phụng mệnh sang sứ nhà Minh, có học được phép Thái Ất Thần Kinh của người cùng họ, tức là dòng dõi của Lương Nhữ Hốt (Ông Hốt trước hàng nhà Minh, được phong tước là Lãng Lăng Vương). Lương Công rất tinh thông về lẽ huyền vi, đem truyền lại cho Ông, đến khi Ngài bị ốm nặng, lại đem con là Lương hữu Khánh ký thác với Ông, Ông săn sóc dạy dỗ chẳng khác con mình, sau nầy ông Khánh cũng được thành đạt.

Những năm Quang Thiệu (1516-1526), gặp lúc loạn lạc, Ông về ẩn cư để dạy học trò, lấy Đạo làm vui, chẳng cầu danh tiếng, nhưng sang đến thời đầu niên hiệu Thống Nguyên (tức Lê Hoàng Đệ Thung) thì Trịnh Tuy và Mạc Đăng Dung cũng đều có ý hiếp chế Thiên tử để sai khiến chư hầu, hai bên gây cuộc nội chiến, khiến trong nước chịu cảnh lầm than, lúc ấy Ông có cảm hứng một bài thơ rằng :

Thái hòa vũ tru ï bất Ngu Chu,
Hỗ chiến giao tranh tiếu lưỡng thù.
Xuyên huyết sơn hài tùy xứ hữu,
Uyên ngư tùng trước vị thùy khu.
Trùng hưng dĩ bốc độ giang mã,
Hậu hoạn ưng phòng nhập thất khu
Thế sự đáo đầu hưu thuyết trước,
Túy ngâm trạch bạn nhậm nhàn du.

DỊCH :

Thái hòa chẳng thấy cảnh Ngu Chu,
Hai phái thù hằn chém giết nhau.
Nhuộm máu phơi xương đà khắp chốn,
Xua chà đuổi sẻ vị ai đâu ?
Trùng hưng duỗi ngựa qua sông trước,
Hậu hoạn phòng beo tiến cửa sau.
Ngán nỗi việc đời thôi phó mặc,
Say rồi dạo suối hát vài câu.

Sở dĩ có bài thơ trên vì Ông biết rõ nhà Lê sẽ được trung hưng, dẫu rằng ngày nay tạm phải tìm kế an thân, nhưng rồi sau đây tất nhiên sẽ lại khôi phục được nước, mà câu : Beo tiến cửa sau, chỉ là nói kín đó thôi. Quả nhiên về sau, nhà Lê trung hưng, bốn phương trở lại yên tịnh, bấy giờ bạn hữu đều khuyên Ông ra làm quan, đến năm 44 tuổi Ông mới chịu ra ứng thí, khoa hương thi ấy, Ông được đỗ đầu, rồi năm sau, tức là năm thứ 6 đời nhà Mạc (1535), lại ra tỉnh thì được đỗ thứ nhứt, khi vào đình đối, lại đỗ Tấn Sĩ đệ nhứt danh, được bổ chức Đông Các Hiệu Thư, trong thời Thái Tông nhà Mạc, Ông có làm 2 bài thơ " Xuân thiên ngự tửu", đều được hạng ưu, rồi thăng chức Hữu Thị Lang Hình Bộ, sau thời gian ngắn lại thăng chức Tả Thị Lang, kiêm chức Đông Các Đại Học Sĩ.

Trong 8 năm ở triều, Ông có dâng sớ hạch tội 18 kẻ nịnh thần, xin đem chém để làm gương, bởi vì bổn tâm của Ông chỉ muốn làm trăm họ đều được an vui, những người tàn tật mù lòa cũng cho họ được có nghề ca hát bói toán, nhưng rồi gặp phải con rễ tên là Phạm Dao ỷ thế lộng hành, vì sợ liên lụy đến mình nên Ông cáo quan xin về trí sĩ. Thế là giữa năm Quảng Hòa thứ 2 (1542), Ông mới 52 tuổi đã xin trí sĩ, treo mũ về làng, dựng Am Bạch Vân ở phía tả chỗ làng Ông ở và vẫn lấy hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ. Khi ấy Ông có bắc 2 chiếc cầu Nghinh Phong và Tràng Xuân để khi hóng mát, dựng một ngôi quán gọi là Trung Tân ở bến Tuyết giang, có bia để ghi sự thực. Ngoài ra, Ông còn tu bổ chùa chiền, có lúc cùng các lão tăng đàm luận, có khi thả một con thuyền dạo chơi Kim Hải, Úc Hải để xem đánh cá. Còn chỗ danh sơn thắng cảnh, như núi An Tử, Ngọa Vân, Kính Chủ, Đồ Sơn, nơi nào Ông cũng chống gậy trèo lên, thừa hứng ngâm vịnh, quên cả sớm chiều; mỗi khi thấy chỗ rừng cây chim đổi giọng ca thì Ông hớn hở tự đắc, quả là một vị Lục địa Thần Tiên. Nhưng trong thời gian dưỡng lão ở chốn gia hương, tuy rằng không dự quốc chính, thế mà họ Mạc vẫn phải kính trọng như một ông thầy, những việc trọng đại thường sai sứ giả về hỏi, có khi lại đón lên kinh thành để hỏi, Ông đều ung dung chỉ dẫn, nhờ đó bổ ích rất nhiều. Xong rồi Ông lại trở về am cũ, họ Mạc ân cần giữ lại cũng chẳng được, về sau phải liệt vào hạng nhứt công thần, phong tước là Trình Tuyền Hầu, dần dần thăng đến Lại Bộ Thượng Thư Thái Phó Trình Quốc Công. Ông Bà nhị đại cũng được phong ấm, 3 người thê thiếp với 7 người con cũng theo thứ tự phong hàm.

Thế rồi đến năm Cảnh Lịch thứ 3 thời nhà Mạc (tức Mạc Phúc Nguyên 1550), Thư Quốc Công , người xã Khoa Hoạch huyện Thanh Oai tên là Nguyễn Thiến, con là Quyện và Mỗi về hàng Quốc triều, Ông có làm một bài thơ gởi cho Thiến có những câu rằng :

"Cố ngã tồn cô duy nghĩa tại,

Tri quân xử biến khởi tâm cam."

DỊCH :

Ta giúp mồ côi vì trọng nghĩa,

Ông khi xử biến há cam lòng.


Lại có câu rằng :

"Khí vận nhất chu ly phục hợp,

Trường giang khởi hữu hạn đông nam."

DỊCH :

Vận chuyển một vòng tan lại hợp,

Trường giang đâu có hạn đông nam.

Thiến xem thơ, trong lòng cảm thấy bứt rứt, còn Quyện cũng là tướng tài, luôn luôn lập được chiến công. Phúc Nguyên lấy làm lo ngại, hỏi kế nơi Ông thì Ông thưa rằng : Cha Quyện với thần là chỗ bạn thân từ trước, và đã ở trong nhà thần, hiện nay được ra trấn thủ Thiên Trường, ở vào tình thế bán tín bán nghi, nay muốn dùng kế bắt lại, thực chẳng khác chi thò tay vào túi để lấy một vật gì mà thôi.

Rồi Ông xin với Mạc Phúc Nguyên trao cho 100 tráng sĩ, sai đi phục sẵn ở bên bắc ngạn. Ông gởi thơ cho Quyện, hẹn sang bên thuyền nâng chén rượu nhạt kể lại tình xưa, rồi nhân lúc đã quá say, phục binh nổi dậy bắt cóc đem về nam ngạn, Ông mới đem ân nghĩa quốc gia để khuyên nhủ. Quyện cảm động khóc nức nở, Ông bèn dẫn về qui thuận họ Mạc, rồi sau trở thành một viên danh tướng, nhờ đó nhà Mạc duy trì thêm được mấy chục năm nữa. Trong thời gian ấy, Đức Thế Tổ (Trịnh Kiểm) đã dấy nghĩa binh , thanh thế vang khắp xa gần, đánh nhau mấy trận ở cửa Thần Phù. Khiêm Vương Mạc Kính Điển đại bại, Thế Tổ thừa cơ tiến binh theo đường Tây Sơn ra đánh Kinh Bắc, khiến cho trong ngoài nơm nớp lo sợ, Ông hiến kế sách hư hư thực thực, họ Mạc theo đó thi hành, bấy giờ trong cõi mới tạm ổn định.

Mạc Mậu Hợp, năm Diên Thành thứ 8 (1585), tức năm Ất Dậu tháng 11 thì Ông lâm bệnh. Mậu Hợp sai sứ đến vấn an và hỏi về quốc sự. Ông chỉ trả lời rằng : "Tha nhựt quốc hữu sự cố, Cao Bằng tuy tiểu khả duyên sổ thế." Nghĩa là : Sau nầy quốc gia hữu sự thì đất Cao Bằng tuy nhỏ cũng giữ thêm được mấy đời. Quả nhiên, cách 7 năm sau thì họ Mạc mất, rồi các Chúa nhà Mạc như Càn Thống, Long Thái, Thuận Đức, Vĩnh Xương, rút lui lên giữ Cao Bằng được 70 năm, nghĩa là sau 3, 4 đời thì mới hoàn toàn bị diệt, coi đó thì lời nói của Ông dự đoán chẳng sai chút nào. Nhưng rồi trong tháng ấy, giữa ngày 28 thì Ông tạ thế, hưởng thọ 95 tuổi, học trò suy tôn hiệu là "Tuyết Giang Đại Phu", phần mộ ở trên một cái gò đất trong làng. . . . . . . . . . .

Năm Thuận Bình thứ 8 (1556), Lê Trung Tông mất, không có hoàng nam nối ngôi. Thế Tổ (Trịnh Kiểm) do dự không biết lập ai, hỏi Trạng nguyên Phùng khắc Khoan, cũng không quyết định nổi, nên mới phải sai gia nhân ngầm đem lễ vật về tận Hải Dương để hỏi, Ông không trả lời mà chỉ quay lại bảo các gia nhân rằng : "Vụ nầy lúa không được mấy, chỉ tại thóc giống không tốt, vậy các ngươi phải đi tìm giống cũ để mà gieo mạ." Nói xong, Ông lại lên xe ra chùa, sai các chú tiểu quét dọn đốt hương, ngoài ra không hề đá động gì đến chuyện khác, bởi vì Ông đã hơi tỏ cho biết cái thâm ý là : Cứ việc thờ Phật thì được ăn oản.

Rồi Trạng Phùng thấy thế vội vàng về báo, Thế Tổ hiểu ngay, bèn đón Anh Tông (Lê duy Bang) về lập, tình thế trong nước mới được ổn định. Trong thời gian ấy, Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng là con Chiêu Huân Tĩnh Vương, đương lúc ở trong tình thế nguy ngập vì sợ không thoát khỏi tay Trịnh Kiểm, thân mẫu của người vốn dòng họ Phạm đã được tôn là Thánh mẫu, nguyên quán ở làng Phạm Xá thuộc huyện Tứ Kỳ, với Ông là chỗ đồng hương, nên thường bí mật sai người về làng nhờ Ông chỉ giúp cho con trai bà một đường sống. Sứ giả đặt gói bạc nén ở trước mặt Ông, rồi bái lạy lia lịa. Ông thấy sứ giả năn nỉ mãi, nhưng vẫn không nói gì, rồi đứng phắt lên, tay cầm chiếc gậy, thủng thỉnh ra lối vườn sau, là nơi có hơn 10 tảng đá xanh xếp thành một dãy núi giả (non bộ) quanh co, trước núi lúc ấy có những đàn kiến dương men theo tảng đá leo lên, Ông ngắm nghía chúng một lát rồi mỉm cười đọc một câu :"Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân", nghĩa là : Một dãy Hoành sơn có thể dung thân được.

Sứ giả hiểu ý trở về thuật lại với Nguyễn Hoàng. Hoàng bèn xin vào trấn thủ Quảng nam, đến nay hùng cứ cả một vùng đó…

Nói về môn sinh của Ông, thực sự không biết bao nhiêu mà kể, nhưng nói riêng về những người có tiếng tăm lừng lẫy thì có : Phùng khắc Khoan, Lương hữu Khánh, Nguyễn Dữ, và Trương Thì Cử, đều đã nhờ ơn truyền thụ số học từng đi đến chỗ uyên thâm, và sau đều là các bậc danh thần trong thời Trung hưng. Nhắc lại khi Phùng khắc Khoan còn theo học Bạch Vân Tiên Sinh, lúc thành tài rồi, bỗng có một đêm Tiên Sinh đến chỗ nhà trọ của Khoan, Tiên Sinh gõ cửa bảo rằng : Gà gáy rồi đấy, sao anh chưa dậy nấu ăn mà còn nằm ỳ ở đó. Khắc Khoan hiểu rõ ý thầy nên vội thu xếp lẻn vào vùng Thanh Hóa, nhưng lại ẩn cư với Ông Nguyễn Dữ, chớ chưa chịu ra làm quan. Trong thời gian nhàn rỗi ấy, Nguyễn Dữ có soạn ra bộ Truyền Kỳ Mạn Lục, được Ông phủ chính rất nhiều, cho nên mới thành ra một cuốn Thiên cổ kỳ bút. Coi đó, ta thấy việc đào tạo nhân tài để giúp cho bổn triều lúc ấy, phần lớn là nhờ ở Tiên Sinh vậy.

Còn nói về cá nhân của Tiên Sinh, ta thấy Tiên Sinh là người có lòng khoáng đạt, tư chất cao siêu, xử sự hồn nhiên, không hề có chút cạnh góc, ai hỏi thì nói, không hỏi thì thôi, mà đã nói ra câu gì, thực là bất di bất dịch, dẫu rằng ở nơi thôn dã vui cảnh cúc tùng, hơn 40 năm mà lòng vẫn không quên nước, tấc dạ ưu thời mẫn thế thường thấy chan chứa trong các vần thơ, văn chương viết rất tự nhiên, không cần điêu luyện, giản dị mà rất lưu loát, thanh đạm mà nhiều ý vị, câu nào cũng có quan hệ đến sự dạy đời. Riêng về thơ phú quốc ngữ, Tiên sinh soạn cũng rất nhiều, trước đã xếp thành một tập gọi tên là Bạch Vân Thi Tập, tất cả đến hơn ngàn bài, ngày nay sót lại độ hơn một trăm, và một thiên Trung Tân Quán Phú , còn thi thì thất lạc hết cả. Nhưng xem đại lược cũng toàn những thể gió mát trăng thanh, dẫu ngàn năm sau vẫn còn có thể tưởng tượng thấy vậy. Thử coi những câu :

Cao khiết thùy vi thiên hạ sĩ ?

An nhàn ngã thị địa trung Tiên.

Nghĩa là :

Cao sạch ai làm thiên hạ sĩ ?

Thanh nhàn ta cũng địa trung Tiên.

Đó là mấy câu Tiên sinh tự thuật chí hướng của mình thì đủ rõ. Nói về gia đình Tiên sinh có 3 thê thiếp. Bà Chánh thất họ Dương hiệu Từ Ý, quê ở Hải Dương, cũng thuộc bổn huyện, nguyên là ái nữ của quan Hình Bộ Tả Thị Lang Dương đắc Nhan. Thứ Phu nhân họ Nguyễn, hiệu là Nhu Tĩnh. Á Phu nhân họ Nguyễn hiệu Vi Tĩnh. Con cái cộng 12 người, 7 trai 5 gái. Con trưởng hiệu là Hàn Giang Cư Sĩ, được tập ấm hàm Trung Trinh Đại Phu, rồi sau làm đến Phó Hiến. Con thứ 2 hiệu là Túy Am Tiên Sinh, phong hàm Triều Liệt Đại Phu, tước Quảng Nghĩa Hầu. Con thứ 3 phong hàm Hiển Cung Đại Phu, tước Xuyên Nghĩa Bá, con thứ 4 là Thuần Phu, phong hàm Hoằng Nghị Đại Phu, tước Quảng Đô Hầu, con thứ 5 là Thuần Đức, tước Bá Thứ Hầu, con thứ 6 là Thuần Chính tước Thắng Nghĩa Hầu. Tất cả mấy người con đều có lập được quân công.

Rồi sau Hàn Giang sinh Thiết Đức, Thiết Đức sinh Đạo Tấn, Đạo Tấn sinh Đạo Thông, Đạo Thông sinh Đăng Doanh, Đăng Doanh sinh Thì Đương. Lúc ấy Thì Đương đã 65 tuổi, sinh được 3 người con trai, đều là cháu 8 đời của Tiên Sinh vậy. Năm Vĩnh Hựu nguyên niên (tức là năm Ất Mão 1735), người trong làng nhớ tới thịnh đức của Tiên sinh, có dựng 2 tòa miếu ngay ở nền nhà của Tiên sinh ngày trước, rồi người hàng Tổng vì nhớ ơn đức cũng đến Xuân Thu hằng năm tế tự Tiên sinh; còn người trong họ là các Ông Nguyễn hữu Lý, vì sợ sau nầy gia phả sẽ bị thất lạc, nên có nhờ ta soạn một bài tựa. Ta đây sinh sản ở đất Hồng Châu, đối với Tiên sinh ngày trước , dẫu là đồng hương, nhưng nay cách đã 190 năm rồi thì còn biết đâu mà nói. . . . . . . . . .

Nhưng ta nhận thấy Kỳ Lân, Phượng Hoàng đâu phải là vật thường thấy ở trong vũ trụ, tất nhiên nó phải ra chơi ở vườn nhà Đường và núi nhà Chu thì nó mới là điềm tốt. Còn như Tiên sinh, sẵn có tư chất thông tuệ, thêm vào Đạo học Thánh Hiền, ví thử đắc thời để mà thi thố sở học, chắc sẽ tạo ra cảnh trị bình, thay đổi phong tục phù bạc thành ra lễ nghĩa văn minh. Thế mà trái lại, một người có đức đủ phò tá vương, lại sinh ra giữa thời bá giả, thành ra sở học trở nên vô dụng, thực đáng tiếc thay ! Tuy nhiên, đời dùng thì làm, đời bỏ thì ẩn. Đối với Tiên sinh, dù chẳng đắc dụng cũng có hề chi. Ta rất hâm mộ Tiên sinh về chỗ đó. Thử coi sinh trưởng trên đất nhà Mạc, khi thử ra làm quan để hành sở học, thì cũng muốn bắt chước Đức Khổng Phu Tử vào yết kiến Công Sơn Phất Nhiễu, rồi khi biết rằng không thể giúp được thì vội bỏ đi, lại muốn theo trí sáng của Trương Lương để hỏi thăm Xích Tùng Tử. Nay đọc những văn chương còn lại, khác chi nghe thấy những tiếng ném ngọc gieo vàng, rực rỡ như mây năm sắc, sáng sủa như vừng thái dương, mà cái phong vị tắm sông Nghi, hóng mát cầu Vũ Vu của Ông Tăng Điểm ngày trước, và cái phong thú yêu sen, hái lan của tiền nho ngày xưa, hình như ta được nhìn thấy Tiên sinh và Ta được bái kiến ở trong Giáng Trướng. Bởi vì Tiên sinh chẳng những chỉ tinh thâm một môn Lý học, biết rõ dĩ vãng cũng như tương lai, mà sự thực thì trăm đời sau cũng chưa thấy có ai hơn được vậy.

Ôi ! Ở trong thiên hạ, các bậc quân vương, các vị hiền giả, hỏi có thiếu chi, nhưng chỉ có lúc sống thì được phú quí vinh hoa, còn sau khi mất thì những cái đó lại cũng mai một đi với thời gian, hỏi còn ai nhắc nữa ? Còn như Tiên sinh, nói về thế hệ đã truyền đến 7, 8 đời, gần thì sĩ phu dân thứ ngưỡng vọng như bóng sao Đẩu trên trời, dẫu cách ngàn năm cũng còn tưởng tượng như một buổi sớm. Xa thì sứ giả Thanh triều tên Chu Xán, nói đến nhân vật Lĩnh Nam cũng đã có câu : "An-Nam Lý học hữu Trình Tuyền" , tức là công nhận về môn Lý học của nước An-Nam chỉ có Trình Tuyền là người số một, rồi chép vào sách truyền lại bên Tàu. Như thế, đủ thấy Tiên sinh quả là một người rất mực của nước ta về thời trước vậy.

Hậu học Ôn Đình Hầu Võ Khâm Lâm cẩn thuật.

GHI THÊM CHO RÕ : Cụ Nguyễn bỉnh Khiêm, trước được phong là Đông Các Đại Học Sĩ, sau được phong tước là : Trình Tuyền Hầu, rồi dần dần thăng lên Lại Bộ Thượng Thư Thái Phó Trình Quốc Công. Cụ mất ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu (1585), thọ 95 tuổi. Cụ Trạng Trình Nguyễn bỉnh Khiêm, ngoài việc dùng thi ca ngâm vịnh làm thú tiêu khiển, Cụ còn muốn dùng văn chương để giáo hóa người đời, truyền bá những tư tưởng đạo đức, giác ngộ dân chúng, vì trước mắt Cụ, hoàn cảnh đất nước thật điêu tàn, chiến tranh nồi da xáo thịt, chém giết nhau vì quyền lợi riêng tư, không còn biết đạo đức nhơn nghĩa. Cụ đã thực hành chủ trương "Văn dĩ tải Đạo" của Thánh Hiền. Cụ có viết một tập thơ chữ Hán gọi là " BẠCH VÂN AM THI TẬP " . Tập thơ nầy gồm hằng ngàn bài thơ vịnh cảnh, tả tình, hiện đã bị thất lạc gần hết. Vê thơ Nôm, Cụ có viết tập "BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI TẬP ", gồm nhiều bài thi Đường luật và Cổ phong, với những chủ đề như sau :

- Thú ẩn cư, an nhàn tự tại,

- than trách đời nhân tình thế thái,

- khuyên răn người đời.

Ngoài ra, Cụ Trạng Trình còn lưu truyền lại cho con cháu một quyển SẤM KÝ trường thiên, mà con cháu Cụ sau nầy chép vào cuốn BẠCH VÂN GIA PHẢ BÍ TRUYỀN TẬP, gọi là SẤM TRẠNG TRÌNH.

Sau đây xin chép lại vài bài thi tiêu biểu trong cuốn Bạch Vân Quốc Ngữ Thi Tập :

THÚ THÔN CƯ
Một mai một cuốc một cần câu,
Thơ thẩn mặc ai vui thú nào.
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, Đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, Hạ tắm ao.
Rượu đến gốc cây ta sẽ nhấp,
Nhìn xem phú quí tợ chiêm bao.

THẾ GIAN BIẾN ĐỔI
Thế gian biến đổi vũng nên đồi,
Mặn lạt chua cay lẫn ngọt bùi.
Còn tiền còn bạc còn đệ tử,
Hết cơm hết gạo hết ông tôi.
Xưa nay vẫn trọng người chân thực,
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi.
Ở thế mới hay người thế bạc,
Giàu thì tìm đến, khó tìm lui.

CỦA NẶNG HƠN NGƯỜI
Đời nầy nhân nghĩa tợ vàng mười,
Có của thì hơn hết mọi lời.
Trước đến tay không nào thiết hỏi,
Sau vào gánh nặng lại vui cười.
Anh anh chú chú mừng hơ hải,
Rượu rượu chè chè thết tả tơi.
Người, của, lấy cân ta sẽ nhấc,
Mới hay rằng của nặng hơn người. ,

Sau đây xin trích vài đoạn trong SẤM TRẠNG TRÌNH

CẢM ĐỀ
Thanh nhàn vô sự là Tiên,
Năm hồ phong nguyệt nổi thuyền buông chơi.
Cơ Tạo Hóa, phép đổi dời,
Đầu non mây khói tỏa,
Mặt nước cánh buồm trôi.
Hươu Tần mặc kệ ai xua đuổi,
Lầu Hán trăng lên ngẫm mệnh Trời.
Tuổi già thua kém bạn,
Văn chương gởi lại đời.
Dở hay nên tự lòng người cả,
Nghiên bút soi hoa chép mấy lời.
Bí truyền cho con cháu,
Dành hậu thế xem chơi.

SẤM KÝ
Nước Nam từ họ Hồng bàng,
Biển dâu cuộc thế, giang san đổi dời.
Từ Đinh Lê Lý Trần thuở trước,
Đã bao đời ngôi nước đổi thay.
Núi sông Thiên định đặt bày,
Đồ thơ mấy quyển, xem nay mới rành.
. . .
Kìa kìa gió thổi lá rung cây,
Rung Bắc rung Nam, Đông tới Tây.
Tan tác kiến kiều an đất nước,
Xác xơ cổ thụ sạch am mây.
Lâm giang nổi sóng mù thao cát,
Hưng địa tràn dâng hóa nước đầy.
Một ngựa một yên ai sùng bái,
Nhắn con nhà Vĩnh Bảo cho hay.
Tiền ma bạc quỉ trao tay,
Đồ Môn Nghệ Thái dẫy đầy can qua.
Giữa năm hai bảy mười ba,
Lửa đâu mà đốt Tám Gà trên mây.
. . .
Cửu cửu Càn Khôn dĩ định,
Thanh minh thời tiết hoa tàn.
Trực đáo dương đầu mã vĩ,
Hồ binh bát vạn nhập Tràng an.
Nực cười những kẻ bàng quan,
Cờ tan lại muốn toan đường đá xe.
. . .
Long vĩ xà đầu khởi chiến chinh,
Can qua xứ xứ khởi đao binh.
Mã đề dương cước anh hùng tận,
Thân Dậu niên lai kiến thái bình.
. . .
Thần Kinh Thái Ất suy ra,
Để dành con cháu đem ra nghiệm bàn.
Ngày thường xem thấy quyển vàng,
Của riêng bảo ngọc để tàng xem chơi.
Bởi Thái Ất thấy lạ đời,
Ấy thuở Sấm Trời vô giá thập phân.
Phú quí hồng trần mộng,
Bần cùng bạch phát sinh.
Hoa thôn đa khuyển phệ,
Mục giả dục nhơn canh.
Bắc hữu Kim Thành tráng,
Nam hữu Ngọc Bích Thành.
Phân phân tùng bách khởi,
Nhiễu nhiễu xuất đông chinh.
Bảo giang Thiên Tử xuất,
Bất chiến tự nhiên thành.
. . .
Cơ Tạo Hoá phép mầu khôn tỏ,
Cuộc tàn rồi mới rõ thấp cao.
Thấy Sấm từ đây chép vào,
Một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa

LSB-van_yeu_hoai
12-06-2004, 14:17
Nguyễn Bỉnh Khiêm

(Giai thoại về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm)

(1491-1585)

Tác giả: Hoàng Điệp



Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, mất năm 1585, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại (nay là xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng). Sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc (cháu ngoại quan thượng thư Nhữ Văn Lan) có học vấn, cả hai thân mẫu đều là những người có văn tài học hạnh nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương. Nhất là phụ mẫu của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tương truyền bà là người giỏi giang văn tài và tinh thông địa lý, tướng số. Ngay từ khi Nguyễn Bỉnh Khiêm cất tiếng khóc chào đời, thấy con mình có tướng mạo khác thường, bà đã dốc lòng đào tạo con trai thành một tài năng giúp nước, cứu đời. Niềm thôi thúc đó khiến Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm tìm được thầy học có đạo cao đức cả là cụ bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Với trí tuệ mẫn tiệp, thông minh từ nhỏ, lại gặp thầy giỏi khác nào như rồng gặp mây. Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm thành tài năng kiệt xuất nổi tiếng. Và sau này, tài học vấn uyên thâm của ông đã vượt xa thầy. Tương truyền Lương Đắc Bằng là người giỏi lý học, đã đem sách Thái Ất Thần Kinh ra dạy cho học trò, nhưng có những điều trong sách ấy Lương Đắc Bằng cũng không hiểu được mà chỉ có Nguyễn Bỉnh Khiêm sau này mới tinh thông.

Lớn lên trong một giai đoạn lịch sử nhà Lê suy thoái, các phe phái trong triều đố kỵ, chém giết lẫn nhau. Năm 1572, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra một triều đại mới. Thế là suốt cuộc đời thanh niên trai trẻ, Nguyễn Bỉnh Khiêm phải sống trong ẩn dật, không thi thố được tài năng. Mãi tới năm 1535. Lúc này đã 45 tuổi, ông mới đi thi. Ba lần thi Hương, thi Hội, thi Đình ông đều đỗ đầu và đỗ Trạng nguyên. Từ đấy, ông làm quan với tân triều, nhà Mạc phong chức Tả thị lang (chức đứng hàng thứ ba trong bộ Hình). Triều đình nhà Mạc rất trân trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông hy vọng triều đại nhà Mạc có thể xây dựng lại đất nước. Lúc này, Mạc Đăng Dung đã nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh và rút về làm Thái thượng hoàng. Doanh là người tỏ ra có chí khí đảm lược. Nguyễn Bỉnh Khiêm, một nhà học giả uyên thâm, một trí thức dân tộc đã nhìn thấy điều đó. Và ông hy vọng: với nhân vật này, triều đại mới có thể đưa đất nước thoát khỏi tình trạng rối ren mà vua tôi nhà Lê và các tập đoàn phong kiến trước đó gây ra.

Nhưng niềm tin đó bị thất vọng. Là một học giả, học rộng biết nhiều, trong thơ ông hay nhắc tới sự thăng trầm "thương hải biến vi tang điền" (biển xanh biến thành nương dâu) của trời đất, tạo vật và cuộc đời trôi nổi như "phù vân". Ông thương xót cho "vận mệnh" quốc gia và cảm thông sâu sắc tình cảnh của "dân đen", "con đỏ". Ông thật sự mong muốn đất nước thịnh vượng, thái bình. Tương truyền, hình như để tránh những cuộc binh đao khói lửa, tương tàn cho chúng dân và nhìn thấy trước thời cuộc, "vận mệnh" của đất nước trong hoàn cảnh ấy chưa thể có những lực lượng đảm đương được việc thống nhất, nên khi các tập đoàn phong kiến đến hỏi kế sách, ông đều bày cho họ những phương sách khác nhau để giữ thế "chân vạc". Năm 1568, Nguyễn Hoàng thấy anh là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm sát hại, lo cho "số phận" nên đã ngầm cho người hỏi kế an thân, Nguyễn Bỉnh Khiêm nói: "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (ngụ ý nói: Dựa vào một dải Hoành sơn có thể lập nghiệp được lâu dài). Thế là Nguyễn Hoàng tức tốc xin anh rể là Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa (từ Đèo Ngang trở vào).

Tại Thăng Long, thời ấy chúa Trịnh cũng ra sức ức hiếp vua Lê và muốn phế bỏ, liền cho người hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông không trả lời và lẳng lặng dẫn sứ giả ra thăm chùa và nói với nhà sư: "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản", ngụ ý muốn khuyên chúa Trịnh cứ tôn phò nhà Lê thì quyền hành tất giữ được. Nếu tự ý phế lập sẽ dẫn đến binh đao. Còn đối với nhà Mạc, sau những cuộc chiến tranh liên miên, phải bỏ chạy lên Cao Bằng thế thủ, vua Mạc cho người về hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông đã trả lời: "Cao Bằng tuy thiển, khả diên sổ thể" (Cao Bằng tuy đất hẹp, nhưng có thể giữ được vài đời). Quả nhiên, mãi đến năm 1688, sau ba đời giữ đất Cao Bằng, nhà Mạc mới bị diệt. Các truyền thuyết trên đây muốn chứng tỏ rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có tài tiên đoán, đo nắm được bí truyền của sách Thái ất thần kinh.

Vả lại còn truyền thuyết nữa về Trạng Trình với tập Trình quốc công sấm ký. Tương truyền trong tập sách đó, ông đã tiên tri và biết trước các sự việc nhân tình thế thái, thời cuộc xảy ra "năm trăm năm sau". Thực, hư thế nào, còn là vấn đề cần phải nghiên cứu khẳng định hay phủ định của các nhà học giả Việt Nam sau này để trả lại giá trị xứng đáng cho Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đương nhiên, một điều cần khẳng định: Nguyễn Bỉnh Khiêm thật sự là nhà học giả "thượng thông thiên văn, hạ tri địa lý, trung tri nhân sự" (trên trời hiểu thiên văn, dưới đất tường địa lý, ở giữa hiểu con người).

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn thơ có giá trị như: Tập thơ Bạch Vân (gồm hàng trăm bài thơ chữ Hán còn lưu lại) và hai tập: Trình quốc công Bạch vân thi tập và Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập hay còn gọi là Bạch Vân quốc ngữ thi (với hàng trăm bài thơ chữ Nôm). Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm giàu chất liệu hiện thực, mang tính triết lý sâu xa của thời cuộc. Ông phê phán gay gắt bọn tham quan ô lại hút máu, hút mủ của dân. Thơ ông còn truyền đạt cho đời một đạo lý đối nhân xử thế, đạo vua tôi, cha con và quan hệ bầu bạn, hàng xóm láng giềng. Đọc thơ ông là thấy cả một tấm lòng lo cho nước, thương đời, thương dân, và một tâm hồn suốt đời da diết với đạo lý: "Tiên thiên hạ chi ưu phi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc" (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ). Vì thế khi về ở ẩn, ông vẫn mở trường dạy học, mong đào tạo cho đời những tài năng "kinh bang tế thế". Học trò của ông cũng có người trở thành danh tướng, Trạng nguyên như: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyền...

Có thể nói ở thế kỷ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà triết học lớn của Việt Nam. Tư tưởng triết học của ông "không bận tâm đi vào xu hướng duy lý... đi tìm khái niệm bản thể luận như Lão Tử, như triết học Phật giáo hay cái phóng nhiệm nhiều lúc đến ngụy biện của Trang Tử. Ông hiểu sâu sắc triết học Tống Nho nhưng không đi vào sự câu nệ vụn vặt, không lý giải quá sâu cái lý, có khi rắc rối, hoặc chẻ sợi tóc làm tư để tìm hiểu, biện giải nhiều thứ mơ hồ rối rắm trong những khái niệm hỗn tạp đó. Với sự uyên thâm vốn có, ông được triều đình nhà Mạc và sĩ phu đương thời phong là Trình tuyền hầu, tức là một vị Hầu tước khơi nguồn dòng suối triết học của họ Trình (tức Trình Di, Trình Hiện - hai nhà triết học khai phá ra phái Lạc Dương của Tống Nho), hoặc đời còn gọi ông là cụ Trạng Trình. Tuy vậy, triết học của ông là triết học đã được sống dậy, biểu hiện trong thơ như sự gợi ý mách bảo của cuộc sống thực tiễn. Ông chắt lọc từ trong nhận thức triết học mà mình thu lượm được, phép biện chứng nhìn bên ngoài có vẻ như thô sơ để giải đáp nhiều hiện tượng tự nhiên và xã hội nảy sinh ở quanh mình. Trong thơ ông, ngoài mặt triết lý nhân sinh, nổi bật lên những suy ngẫm chiêm nghiệm, đúc kết như muốn vươn lên khái quát "luật" đời bằng những phạm trù triết học. Vì lẽ đó, ông rất hay dùng đến những cặp phạm trù đối lập như: đen - trắng, tốt - xấu, đầy - vơi, sinh - diệt, vuông - tròn, để giãi bày quan niệm triết lý nhân sinh của mình.

Tuy nhiên, "một hạn chế dễ nhận thấy trong tư tưởng triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm là tuy nắm được phép biện chứng, nhưng vẫn nặng về duy tâm. Quan niệm về sự phát triển của ông còn nằm trong khung tròn khép kín chứ chưa phải là vòng tròn xoáy ốc. Đó là sự phát triển tuần hoàn, là cái phép biện chứng của Chu dịch... ông đã nhận được trong nền giáo dục Nho học đương thời, cộng với phép biện chứng thô sơ của Lão Tử trong Đạo đức kinh. Đó cũng là những hạn chế đương nhiên của rất nhiều nhà triết học cổ đại" (Đào Thái Tôn).

Nhìn lại toàn bộ tiến trình lịch sử và con người thế kỷ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm (Còn có biệt hiệu là Tuyết Giang Phu tử) xứng đáng là "cây đại thụ", nhà học giả, nhà triết gia của thế kỷ.