PDA

View Full Version : Những bài quyền Karate_do


anhson9
21-01-2006, 17:31
http://home7.swipnet.se/~w-72482/Heian%20Shodan.gifhttp://home7.swipnet.se/~w-72482/Taikyoku%20Shodan.gif

anhson9
21-01-2006, 23:51
http://home7.swipnet.se/~w-72482/Heian%20Nidan.gif

anhson9
22-01-2006, 00:29
http://home7.swipnet.se/~w-72482/heian_sandan.jpg
http://home7.swipnet.se/~w-72482/Heian%20Yondan.gif

anhson9
22-01-2006, 00:37
http://home7.swipnet.se/~w-72482/Heian%20Godan.gif
http://home7.swipnet.se/~w-72482/tekki_shodan.jpg
http://home7.swipnet.se/~w-72482/Tekki%20Nidan.gif

anhson9
22-01-2006, 01:05
http://home7.swipnet.se/~w-72482/tekki_sandan.jpg
http://home7.swipnet.se/~w-72482/jitte.gif
http://home7.swipnet.se/~w-72482/jion.jpg

anhson9
22-01-2006, 01:10
http://home7.swipnet.se/~w-72482/kanku_dai.jpg
http://home7.swipnet.se/~w-72482/kanku_sho.jpg
http://home7.swipnet.se/~w-72482/meikyo.jpg
http://home7.swipnet.se/~w-72482/nijushiho.jpg

anhson9
22-01-2006, 02:24
http://home7.swipnet.se/~w-72482/sochin.jpg
http://home7.swipnet.se/~w-72482/bassai_dai.jpg
http://home7.swipnet.se/~w-72482/bassai_sho.jpg
http://home7.swipnet.se/~w-72482/chinte.jpg
http://home7.swipnet.se/~w-72482/gangaku.jpg

anhson9
22-01-2006, 02:27
http://home7.swipnet.se/~w-72482/hangetsu.jpg
http://home7.swipnet.se/~w-72482/empi.jpg
http://home7.swipnet.se/~w-72482/unsu.jpg

anhson9
22-01-2006, 02:31
THUYẾT MINH
Phần1
KARATE là một môn võ dùng tay ko cận chiến và tự vệ.Nó ko chỉ là võ thuật mà còn là môn thể thao mang tính tranh dua cao,qua dó các võ sinh thể hiên sự tinh xảo bằng các dòn thế sử dụng tay chân và các dòn cân chiến khác
KARATE bắt nguồn từ trung quốc cách dây vài trăm năm và dược lưu truyền sang một vung dất của nhật bản lá dảo OKINAWA.KARATE dược truyền bá rộmh rãi khắp nhật bản bởi một võ sư nổi tiếng Gichin Funakosi_người dược mênh danh là cha dẻ của môn võ này.Ông cũng là người sáng lập ra trường dạy karate cận chiến-tiền thân của hiêp hội karate nhật bản
Karate là môn võ dươc coi như là chính thống của nhật bản,nó dã hình thành thành một hệ thống hoàn chỉnh,mỗi năm có tổ chức các kì thi lên cấp{kyu) và lên dẳng(dan).Karate ngày càng dược nhiều người biết dến và luyện tập vì sự hấp dẫn của nó
Những kỹ thuật sử dụng tay và bàn tay
Seiken:nắm dấm thẳng
Uraken:dánh bằng mu bàn tay
Kéntui:cú dấm búa
Shuto:Chặt bằng cạnh bàn tay
Empi:dòn dánh bằng cùi chỏ,sử dụnh dể cận chiến
Gaiwan:dánh bằng phấn ngoài cua canh tay,thường dùng trong các thế dỡ dòn
Haiwan:sử dụng dỡ dòn voi lưng cánh tay
Naiwan ánh bằng phần trong của canh tay
những kỹ thuật bán chân
Koshi:kỹ thuật này áp dụng cjo cú dá tống về phía trước bằng ức bàn chân
haisoku:Áp dụng cho các cú tạt vòng cấu với mu bàn chân.Các ngón chân phải khép chặt và sát nhau,khi dá conh xuông dể nhu bàn chân nhô lên
Sokuto: dá bằng cạnh bàn chân,áp dụng trong các dòn dá tạt ngang,dá sau hoặc tốngngang bằng cạnh ngoài bàn chân
kakato: dá ngang bằng phần dưới của got chân,áp dụng trong các dòn dá tống thẳng.Khi dá xoay hông theo hướng chân dá,nghiêng người dể chân tống thẳng về phía trước.
REI:Nghi thức chuẩn bị trước khi tập luyện
Dứng dối mặt với dối phương,cả hai dứng trong tư thế tấn tự nhiên.Giữ khoảng cách giữa hai người jkhoảng hai sải chân.
Dời chân trái vào giữa rồi dời chân phải vào theo,dứng chum hai gót chân lại với nhau,mũi chân hướng ra ngoài 45 dộ,long bàn tay áp satvaodúi
Hai người cùng cúi chào nhau rồi trở lại tư thế ban dầu
Di chuyển chân trái trước rồi sau dó di chuyển chân trái ra ngoài,dặt hai tay chéo trước ngực rồi bỏ xuống trở về thế tấn tự nhiên
Sau khi thưc jhiện xong nghi thức chào,ta sẽ tiến hành chuẩn bi tư thế giao dấu tự do:tiếnchan trái khoảng hai bước hướng về phía dối phương giữ chân trái cách chân phải,cả hai dầu gối hơi khuyuh xuống.Nắm tay trái dấm mạnh về phía trước theo hướng ngang,cánh tay hơi khuỵu lại ở cùi chỏ.Nắm tay phải dấm mạnh về phía trước khoảng 6inch và giữ hơi thấp hơn tay trái.Người quay về phía phải và cách dối phương, hai nắm tay cũng quay hương ra vuông góc 45 độ.

anhson9
22-01-2006, 02:35
NHỮNG DÒN GIAO DẤU CƠ BẢN TRONG GIAO DẤU KARATE
OI-ZUKI:Dòn dấm tống thẳng
OI có nghĩa là tấn công và ZUKI có nghĩa là "dấm" >Kĩ thuật áp dụng cho dòn thế này là căn bản trong giao dấu tự do mà bất kì ai hễ dã tập luyện karate dều mong thực hiện hoàn hảo.OI-ZUKI vừa là dòn thế tấn công vừa là kỹ thuật chính yế trong bộ môn karate
+ Chuẩn bị giao dấu trong tư thế tự do
+Giữ nguyên tư thế của hai tay,chân phải bước thẳng về phía dối phương
+Tiếp tuc bước tới,dồng thời dấm mạnh về phía trước= nắm dấm phải.Cánh tay bung tới trước = nắm dâmphái.Cánh tay bung tới trước xoáy theo chiều ngược kim dồng hồ,trong lúc dó chân phải giữ trụ thật vưngvã sát với dối phương.Nắm tay trái rút về ngang hông
*LƯu ý:khi thưc hiện dòn OI-ZUKI bạn phải bước tới với sải chân rất dài như thế lực dánh và tốc dộ cú dấm sẽ dạt hiệu quả tối da khiến dối phương ko thể lui kip về phía sau
+Tay trái giữ ngang hông trong tư thế phòng thủ nếu dối phương phản dòn
GYAKU-ZUKI:Cú dấm nghịch
Cú dấm nghịch là một dòn dấm rất hiệu quả,một người sử dụng karate dược phép dùng nó vơimúc dích tấn công và cũng dể phản dòn sau khi phòng thủ.Các bước của dòn thế này:
Dứng dối diện với nhau trong tư thế giao dấu tự do sau dó di chuyển về phía dối phương theo hướng trực diện.Nhớ giữ khoảng cách cần thiết
Trong khi di chuyển chân phải ,dể tạo khoảng cách với dối phương thì thân hình bạn cũng phải xoay theo chiều thuận chiều và tung racú dấm cao vào phần thượng của dối phương.Tay phải của bạn xoáy theo chiều nghịch của kim dông hồ
*Lưu ý;
Bạn rút tay trái về ngang hông dồng thời với lúctay phải tung ra cú dấm hầu dể phong thủ khi bị phản òn.
Việc tạo khoangcách trong cú dấm này là rất quan tọng.Bởi vậy nếu bạn ko giữ cho cơ thể thăng bằng thì tất nhiên sẽ mất davà thất thế trước dối phương ngay lập tức.
KIZAMI-ZUKI:Cú dấm bồi
Zu ki có nghialã quả dấm,còn kizami có nghĩa là làm cho vỡ ra thành từng mảnh nhỏ.Tuy nhiên dây chỉ là kĩ thuật tung cú dấm liên hoàn or dể phản dỏn khi cú dấm tay phải Gyaku-zuki của bạn ko thành công.Nhưng ói chung dòn thế này vẫn dược xem như 1 kĩ thuật ngăn dòn mà thôi.Cách tiến hành:
Khởi dầu với tư thế tự do,di chuyển dến gândối phương = chan trái.Trong khi dó cánh tay traihới cong xuống dể tạo sức mạnh cần thiết khi ra dòn.
Chân trái di chuyển sát dối phương tay trái duỗi thẳng tối da và xoáy theo chiều kim dông hồ,Cùng lúc tay trái ra dòn tay phải covề ngang hông ,chuẩn bị cho tư thế Gyaku-zuki.
*
Sử dụng KIZAMI-ZUKI dể ngăn dòn.
nấu dối phương tấn công bạn = dòn OI-ZUKI thì bạn có thể dung dòn Kizami-zuki dể ngăn òn nhưng tay trái ko giơ cao lên như tròng tư thế tấn công
*Chú ý:
Nấu dã bị dối phương áp sát thì bạn chỉ có thể sử dụng dòm thế naỳtong tưthế dưngyến,vì nếu dichuyẻn chân trái sẽ ko thuận lợi cho tay phải ra dòn nữa.

Cách ngăn dòn hiệu quả nhất dựa vào tốc dộ của tay trái ,khi dối phương ra dòn chớp nhoáng thì bạn ko dủ thời gian dể co tay lại tạo sức mạnh nũa rồi.
MAE-GERI-KEKOMIá tống thẳng
Dòn thế này dược dùng thường nhất dối với các võ sinh vừa nhập môn karate vì nó là dòn dá dơn giản nhưng hiệu qủ.Tuy nhiên với những người có nhiều kinh nghiệm thì dòn naycùng rất hay dược dung tới.Sử dụng dúng kĩ thuật,dúng trường hợp thì dòn này có thể tấn công có hiệu quả ngay với các bậc võ sư
+Khởi dầu tưthế giao dấu như sau:dồn tất cả súc nặng của bạn lên chân trái,tay trái hơi dưa về phía trước ,tay phải co về sau ngang hông dể tạo dối trọng cân bằng.Chân fải co lên ngang thắt lưng.
+Hơi nghiêng người về phía sau ,chân phải tống thẳng về fần bụng của dối phương,tư thế của hai tay vẫn ko thay dổi .Ức bàn chân là diểm tập trung sức mạnh của cú dá này.
*Luu ý:
Khi thực hiên cú dá này tay trái của bạn hơi hướng ra trước tay phải cạp hôg sau,người hơi xoay sang trái tạo thành thế thuận cho hướng dáchan trái,Tay trái cũng có thể dược dùng dể phòng thủ còn tay phải thì dấm,nên nâng lên cao.
Dùng MAE-GERI-KEKOMI dể ngăn dòn
Trong nhiều trường hợp Mae-geri-kekomi dược dung dể ngăn dòn tấn công của dối phương.Dây có thể xem như là cách tạo nên một thứ nũ khí tự vệ dòi hỏi fải có sự di chuyển nhanh nhẹn
Khởi dầu = tue thế giao dấu tự do,khi dối phương di chuyển dể tấn công bạn mà ví dụ là dùng dòn Oi-zuki bạn phải co chân trái lên ,duỗi thẳng ra trước mà ko cần vận sức.Lúc ấychân phải là trụ.
*Luu ý
Bạn phải dá chân trước khi dối phương tiến lại quá gần,vinếu dối phương áp sát thì bạn sẽ ko thực hiên dưọc cú dá một cách chính xác và rơi vào thế yếu.Sự cân = chỉ dựa trên chân trái và một loạt sự thất thế tại tư thế này dều ko thuận lợi cho cả tấn công lẫn phòng thủ
Khi chân dược sử dụng như một vũ khí tự vệ tjì dặc biệt là nó phải dược thực hiện theo hướng thẳng trực tiếp khác với hướng chếch lên .Tưthế chân hoán toàn duỗi thẳng mang lại hiệu quả cao trong việc ngăn dòn.Thêm nữa nếu bạn ra dòn chậm thì ngay lập tứ bạn sẽ roi ngay vào tình trạng thụ động.

anhson9
22-01-2006, 02:40
MAE-GERI-KEAGEá tống thượng dẳng
Từ "Keage" có nguồn gốc từ chữ dầu tiên của "Keru" có nghìa là "dá" và từ "age" có nghĩa là "hướng lên" .Do dosát nghĩa từ Keage có nghĩa là dá lên cao,dộng tác ban dấu là gập dầu gối khi dá .Cú dá này tương tự cú dá thẳng ra trước(Mae-geri-kekomi) ở chỗ là giữ thẳng người khi dá.Nhưng có sự khác nhau giữa hai kĩ thuật:cú dá tống thẳng dược thực hiện về phía dối phương trong khoảng cách tương dối xa,còn dá tống thượng giúp bạn khống chế dược fần cao,nghialà vừa tấn công vừa phòng thủ hiêu quả
+Khởi dầu = tư thế giao dấu tự do:chân trái trụ vững vì chịu hoàn toàn sức ngặng của cơ thể .Tay trái hơi dưa về phía trước,tay phải cặp hông sau.
+Chân phải dá hướng lên cao ,chú ý là cong các ngón chân lên dể cho ức bàn chân chạm vào mục tiêu.
*Luu ý:Mục tiêu kĩ thuật của lối dá này cũng tựa như dòn Mae-geri-kekomi (tấn công và phongthù) bởi vậy tay phải của bạn co về cặp hong trong trường hợp sử dụng tiếp dòn tay
MAWASHI-GERI á vòng cầu

Tên của cú dá này khiến bạn dễ dàng hình dung ra kĩ thuật chan:cú dá dược thực hiện với tầm cao theo vòng tròn xoáy.Dây là lối dá dòi hỏi cả kĩ thuật lẫn sức lực cộng với tốc dộ nữa thì nó mang lại hiệu quả rất cao.Bởi vậy dá vòng cầu lại dược sử dụng thường xuyên trong cấc cuộc giao dấu môn karate.
+Khởi dầu với tư thế giao dấu tự do ,tiếp theo hơi xoáy người nghiêng về phía phải dồng thời với chân phải giơ cao và co gót chân sát vào hông,duỗi cong các ngón chân phải lên.TRọng tâm cơ thể dều dựa trên chân trái.
+Các dộng tác thực hiên cú dá diễn ra liên tục,chân phải duỗi thẳng từ ngoài vào trong,tới cổ dối phương.Lúc dó thì chân trái và người bạn cùng xoay ngang theo hướng nghịch kim dồng hồ.
+Dối với võ sinh mới tập cu dá này diều cần thiết giữ tay phải thuận chiều với chân phải khi dá,tay trái phi9á trước
Cú dá vòng cầu dược thực hiên = ức bàn chân và dễ xảy ra tình huống chấn thương cho các ngón chân.TUy nhiên cũng còn tuy thuộc từng tình huống mà sử dụng phối hơpk cho cả hai lối đá.
USHIRO-GERI-KEKOMIá tống sau bằng gót.
+Khởi dầu = tư thế gioa dấu tự do.Tiếp theo xoay lưng chếch 45 dộ,về phía dối phương.KHi chân phải nhấc lên thì chân trái xoay trụ ,tầm mắt quan sát dối phương theo hướng vai phỉ.
+Chân phải co về sát hông rồi duỗi thẳng thật mạnh.Tay phải hơi cong dặt cùng chiều với chân dá,tay trái cặp sát hông

anhson9
22-01-2006, 02:44
Bây giờ tóm tắt lại nhé ...

Karate là gì?

Karate là một từ tổ hợp của tiếng Nhật bao gồm “Kara” nghĩa là không, “te” nghĩa là tay. Như vậy Karate hiểu đơn giản đó là nghệ thuật hay phương pháp chiến đấu sử dụng tay không. Theo sau Karate thường có thêm hậu tố “Do”. “Do” hiểu theo nghĩa tiếng Việt có nghĩa là đạo, đạo của người học võ. Đạo ở đây thường được hiểu theo hai nghĩa chính, một là đạo đức, cái tâm của người học võ, hai là “cách” hay phương thức cuả cuộc sống để tự vệ và phòng thủ khi có sự tấn công của kẻ khác.

Karate cũng được mô tả là một nghệ thuật chiến đấu hay phương pháp đấu tranh dựa trên sự đa dạng về kĩ thuật như: Đấm, đá, vật ,ném, bẻ, khoá,... và sự vững chắc về tinh thần. Karate vừa là một môn võ có tính chiến đấu cao song cũng là một môn thể thao đầy tinh thần thượng võ.

Tổ sư Ghichin Funakoshi đã từng nói rằng Karate chân chính là sự rèn luyện về thể chất cũng như ý chí trong cuộc sống hàng ngày dựa trên tinh thần khiêm tốn ham học hỏi và toàn tâm toàn ý hướng tới công lí, phục vụ cho công lí. Người luôn quan niệm trong Karate thì ý chí và kĩ thuật phải hoà làm một. Vì vậy tập luyện Karate bao gồm hai quá trình là rèn luyện về thể chất và rèn luyện cả về tinh thần. Trong Karate truyền thống thì mọi môn sinh đều tâm niệm rằng đối thủ thật sự của mình là chính bản thân mình. Chúng ta phải đủ mạnh để có thể hành động theo công lí với bất kì một đối thủ nào ở bất cứ đâu và vào thời điểm nào. Chúng ta cũng phải có đủ kiên nhẫn, đủ điềm tĩnh để thể hiện sự nhường nhịn của mình.
Trong Karate có rất nhiều hệ phái song có 4 hệ phái lớn nhất là: Shotokan, Goju, Wado, Shito.

Các hệ phái Karaté:


1. Shotokan, lốI đánh thấp đầy uy quyền.

Môn shotokan tự nó đã rất khác so vớI các môn khác bởI vị trí chiến đấu thấp và biên độ lớn trong kỹ thuật. Những vị trí chiến đấu thấp tạo ra lợI thế làm tăng phần cơ dưới. Shotokan đòi hỏI động tác phảI mạnh, không chỉ bởI tính ổn định của vị trí chiến đấu mà còn ở phần hông vững vàng. Trong khi di chuyển, phần hông luôn luôn phảI giữ ngang tầm. Shotokan là môn chiến đấu thấp, đầy lực và nhịp nhàng, chậm và nhanh đan xen nhau. Điều này rất quan trọng và cũng là quy luật khắc nghiệt trong chuyển động tay chân. Ví dụ như trong khi di chuyển hay ở những kỹ thuật chân, hông phảI luôn giữ ở một vị trí cố định. Đặc biệt nhịp thở không được phát ra mạnh khi thót bụng. Những bước nhảy cũng đòi hỏI tính kỹ thuật một cách nghiêm khắc chứ không đơn thuần mang tính chất thể dục trong môn shotokan.


1. Wado-ryu, sự kết hợp giữa Karaté và Ju-jutsu.
Môn wado-ryu trước hết là một môn rất có kỹ thuật, một lốI chiến đấu luôn luôn thay đổI và hoàn toàn khó nắm bắt trong đó tính uyển chuyển là một khái niệm hết sức quan trọng. Có 3 nguyên tắc trong trường phái Wado-ryu: Noru (phốI hợp trong tấn công và phòng thủ ở cùng một động tác), Nagasu (hít thở) và Inasu (làm trệch hướng). Một khía cạnh nữa cũng không kém phần quan trọng là tính kềim chế và giữ khoảng cách vớI đốI thủ. Nguyên tắc này về cơ bản mang tính quyết định rất cao. Thực ra, bản chất của Karaté Wado ryu đã tự thu tóm trong một tổng thể mở của tinh thần và lòng dũng cảm.


3. Shito ryu, môn võ của nghệ thuật kata.
Các đặc điểm kỹ thuật của Shito ryu phỏng theo Shuri-Té và Nahaté. Phong cách được đánh dấu bằng sự tinh tế (nhận thức sự tấn công) và độ nhanh nhậy (hay còn gọI là tốc độ chuyển động và nắm bắt cuộc chiến). Những kỹ thuật dựa trên tính linh hoạt của vùng hông và những chuyển động nhịp nhàng của cơ thể. Môn Shito-ryu đòi hỏI cơ thể phảI ở vị trí tự nhiên, tay ở tư thế mở. Ở Shito-ryu ngườI ta cũng tìm thấy tính liên kết về lực, một trạng thái cân bằng làm hài hòa cơ thể và duy trì sức khỏe. BởI vậy Shito-ryu cũng là một trường phái thi đấu dẻo dai và đầy chất uyển chuyển.
4. Goju-ryu, kết hợp giữa sức mạnh và tính mềm mại.
Môn Goju ryu dựa trên những khái niệm uyển chuyển và là sự kết hợp giữa hai thuật ngữ “Go” (cương: cứng rắn) và “Ju”(nhu: mềm mạI). Cả hai khái niệm này đều có tầm quan trọng và tính quyết định cao ngang bằng nhau để tạo nên môn Goju ryu. Khoảng cách cần thiết trong trường phái này cho phép ngườI ta có thể thực hiện một cách có hiệu lực những cú chặt đòn, những cú khóa đòn và phóng những đòn bằng tay một cách có hiệu quả hơn. Ngoài ra, ở hệ phái Goju ryu, toàn bộ cơ thể như một động cơ chuyển động, lực tập trung nhiều ở cơ bụng. Do vậy những cú đạp và đá tập trung sức mạnh ghê gớm. Cũng giống như những hệ phái truyền thống khác của Okinawa, kỹ thuật bằng tay cũng có một vị trí quan trọng. Goju ryu là một phương pháp tự vệ tuyệt vờI cũng như tôi luyện sức khỏe, và lòng tự tin là nền tảng cơ bản của hệ phái

anhson9
22-01-2006, 02:50
Bài này sưu tầm trên TTVNOL:

Những nguyên lý trong Karaté - Điều huyền bí đơn giản.


Đối với nhiều người, sức mạnh thể hiện qua các kỹ thuật công thủ của Karaté có vẻ như khởi xuất từ một điều huyền bí được mật truyền.
Đó là một ngộ nhận rất lớn. Các nguyên lý căn bản của kỹ thuật Karaté thể hiện rất rõ tính khoa học về cách vận động của cơ bắp và tính chính xác của các xu hướng tâm lý. Điều huyền bí, nếu muốn gọi như thế , chỉ đơn giản là phương pháp rèn luyện để tận dụng được cách vận động của cơ bắp cùng các xu hướng tâm lý của con người.
Nói một cách khác, điều mà nhiều người gọi là huyền bí chỉ gói gọn trong các phương pháp tâm lý vận động và sinh lý vận động tự nhiên

Nhận thúc về vận động sinh lý

Mục đích cụ thể của võ thuật là đưa người rèn luyện vưọt lên khỏi trạng thái yếu hèn nên hướng nhận thức về các vận động sinh lý chỉ đặc biệt chú trọng về các vận động tạo sức mạnh. Một cách khái lược, các nguyên lý của Karaté , dựa theo các vận động sinh lý , đã hình thành với ba điểm chủ yếu : cách tạo lực, cách tập trung lực và cách sử dụng lực phản hồi.

1) Tạo lực tối đa

Mọi động tác của cơ thể đều gắn liền với các vận động co, duỗi của cơ bắp và chính các vận động co duỗi này chính là nguồn cội của sức mạnh. Một đặc điểm đã được khoa học chứng nghiệm là cường độ sức mạnh gia tăng theo tốc độ co duỗi của cơ bắp. cơ bắp càng co duỗi nhanh thì sức mạnh của động tác càng lớn. Cho nên, để tạo ra sức mạnh, kỹ thuật karaté đặt nặng vấn đề kiểm soát vận động co, duỗi của cơ bắp và thúc đẩy cho đạt tới tốc độ cao nhất

2)Tập trung lực

Có lực nhiều nhưng luôn bị phân tán thì không thể mạnh. Cho nên tập trung lực là điểm chủ yếu thứ 2 không thể quên. Tập trung lực là gom lực của mọi cơ bắp tụ lại đúng lúc, đúng chỗ cho mục tiêu của một động tác. thí dụ để nâng một vật nặng hoặc kết thúc một đòn đánh. càng gom được lực của nhiều cơ bắp thì sức mạnh của dộng tác càng tăng.Nhưng lại không thể quên điều này : Tập trung chỉ thực sự hiệu quả khi có sự phối kết hợp lý lực của các cơ bắp khác nhau. Thí dụ, các cơ bụng và vùng xương chậu mạnh nhưng phát lực chậm trong khi các cơ khác phát lực mau nhưng yếu hơn. Phối kết hợp lý là phát động các cơ chậm trước rồi mới tới các cơ nhanh sao cho khi va chạm mục tiêu thì tất cả cùng phát lực. Ngoài ra , không lúc nào được quên yếu tố tốc độ với đặc tính càng nhanh càng mạnh.

anhson9
22-01-2006, 02:55
dùng lực phản hồi.

Vật lý học xác nhận mỗi tác động luôn có một lực phản hồi bằng với nó. Trong Karaté, việc vận dụng lực phản hồi rất được chú trọng. Thí dụ : Khi một tay đấm thì tay kia rút về hông. Việc rút tay kia về hông không thể coi nhẹ vì lực phẩn hồi của nó sẽ tăng thêm sức mạnh cho trái đấm của tay đấm. CŨng thế, trái đấm sẽ mạnh hơn nữa khi chân sau ấn mạnh lên nền nhà. Việc này cũng tạo ra một lực phản hồi đi xuyên ngược qua thân thể về cánh tay đấm. Phức tạp hơn là chính bàn tay đấm cũng tạo ra một lực phản hồi để thêm sức mạnh cho nó. lực phản hồi của bàn tay đấm khi va chạm sẽ dội ngược lại cơ thể xuyên suốt tới hai chân để sau đó bật trở lại về chính tay đang đấm.
NGoài 3 điểm đầu tiên, hơi thở cũng góp phần rất lớn trong việc tạo lực. Vì thế cần phải kiểm soát hơi thở để phối hợp với vận động cơ bắp. Thường khi thở ra cơ sẽ co lại và khi hit vào cơ bắp sẽ thư giãn . Trong karaté, cần nhớ thở ra khí đã tung đòn và hít vào khi đã dứt đòn.

+ Nhận thức về tâm lý

Có sức mạnh thể lực vẫn chưa hoàn toàn mạnh nếu tâm lý thiếu vững vàng. sự kiện này đã đươc lý giải qua hai thuật ngũ cổ truyền của môn phái Karaté là Mizu No KoKoro (tinh thần như mặt nước) và Tsuki No KoKoro (tinh thần như ánh trăng) .
mặt nước luôn phản chiếu mọi vật trong tầm của nó. Nếu mặt nước lay động các hình ảnh phản chiếu sẽ méo mó tức sai lệc so với thực tế. Hơn nữa , khi lay động, chính hình ảnh của mặt nước cũng không giữ được nguyên trạng. Với võ sĩ Karaté , sự lay động này chính là những ưu tư, bối rối trong đầu óc. Lâm vào tình thế ưu tư, bối rối thì sẽ không kiểm soát nổi mình và cũng không thể nhận rõ được đối thủ. CHo nên, nói tinh thần như mặt nước phẳng lặng là đòi hỏi đạt tới trạng thái luôn bình ổn, thanh thản trong đầu óc, dù trong tình hưống nào.
Ánh trăng bao giờ cũng chiếu sáng đều khắp nếu không bị cản trở bởi những cụm mây. Giữ tinh thần như ánh trăng soi khắp thì cần phải xua tan hết mọi đám mây che phủ. Chỉ như thế, ánh trăng mới bao trùm hết vạn vật. nói một cách khác nếu còn những cụm mây, ánh trăng sẽ bị hạn chế. Đối với võ sĩ Karaté, những cụm mây này chính là những tình huống căng thẳng , xao lãng của tinh thần khiến cho không thể bao quát được toàn bộ thực thể mà mình cần đối phó. Như thế dù có bình thản đến mức nào cũng chưa chắc nắm vững mọi mối hiểm nghèo vì tầm nhìn đã bị hạn chế.
Tóm lại, các nguyên lý tâm lý trong Karaté có thể diễn tả bằng hai thuật ngữ của phật giáo..... Viên tịnh và viên thông. Rọi khắp như ánh trăng và phẳng lăng như mặt nước là điều không thể quên, nếu muốn vưọt qua trạng thái yếu hèn.
+ Kết hợp tâm và sinh lý

Tự thân các nguyên lý sinh lý và tâm lý dù thực sự hiệu quả thì mức thành tựu của người rèn luyện vẫn bị hạn chế nếu thiếu sự phối hợp cả hai mặt. Có thể tưọng tượng qua hình ảnh một chiếc điện thoại. Đường dây và bộ nói đều tốt những thiếu dòng điện thì tất cả đều vô hiệu. Đường dây và bộ nối có thể ví như những thành tựu trong thể lực do rèn luyện các nguyên lý về sinh lý. Biết và có khả năng nhưng thiếu ý chí nhập cuộc thì cũng không vận dụng nổi. ngược lại, có ý chí nhưng thiếu khả năng thì kếy quả cũng chẳng khá hơn. vấn đề phối hợp tâm sinh lý . do đó đã được đặt ra. Trong khuôn khỏ vấn đề này , có hai chủ điểm được đặc biệt lưu tâm là trọng điểm và phản xạ.
Trọng điểm là sự xác định mục tiêu rõ rệt và có khả năng tập trung được mọi yếu tố vào mục tiêu đó. sự tập trung ở đây không phải đơn thuần là sự tập trung năng lực cơ bắp mà bao gồm cả nnhững yếu tố tâm lý và hơi thở, cũng như tốc độ. Cũng nên ghi nhớ sự tập trung cao độ này cần xảy ra đúng thời điểm như một sự bùng nổ chớp nhoáng và lập tức ngay sau đó, đưa toàn thể cơ bắp về trạng thái thư giãn để kịp vận dụng cho động tác tiếp theo.
Phản xạ thường được diễn tả với hai đặc điểm : Hiểu chính xác mọi cử động của đối thủ và kịp thời phát hiện ngay động tác đối phó phù hợp. cả hai đặc điểm này điều hiện ra trong một tích tắc và cũng hoàn tất ngay trong tích tắc đó. Vì thế tất cả đồng ý coi đây là một phản xạ nhạy bén. Lý giải theo các bình thường thì đây là sự tập trung cao độ nhất trong khuôn khỏ phối hớp tâm-sinh lý vì tất cả đều tự nhiên và chớp nhoáng..
Tóm lại, cac nguyên lý vận động cơ bắp , các xu hướng tâm lý và các nguyên tắc phối hợp hai mặt trên chính là nền tảng hình thành 3 loại nguyên lý căn bản của kỹ thuật karaté

anhson9
22-01-2006, 02:58
Trưởng môn Goju: Yamaguchi

20 giây bóp chết chúa sơn lâm Câu chuyện sau đây cũng là một giai thoại kỳ thú không chỉ với riêng các môn sinh KARATÉ. Vai chính trong câu chuyện là Gogen Yamaguchi, truyền nhân của đại sư Chọun Miyagi và là người khai sáng phái Karaté Goju Ryu tại nhật.
năm 1939, Yamaguchi bị người mãn châu bắt giam. KHi biết ông là một võ sư karaté tại nhật, các cai tù đã nẩy ra ý định đẩy ông vào chuồng cọp. cả yamaguchi và con cọp đều bị bỏ đói 3 ngày. Yamaguchi vốn thấp bé, chỉ cao 1m53 và đã bị hành hạ nhiều ngày trước đó. Nhưng ngay từ giây đầu tiên bị đẩy vào chuồng cọp, ông không hề tỏ ra sợ sệt hay nao núng. Đám tù nhân ở phía bên ngoài còn chưa kịp nhận ra yamaguchi bị quăng vào chuồng cọp như thế nào đã nghe ông gầm một tiếng gầm kinh dị rồi lao thẳng vào chúa sơn lâm. Ác thú lãnh một cú đá vào mũi rồi nhận tiếp tức khắc một đòn cùi chỏ vào ngang tai và khuỵ xuống. Liền đó, Yamaguchi phóng thẳng lên lưng đối thủ vừa kìm không cho nó đứng dậy vừa vòng tay xiết cổ. Trước khi quăng Yamaguchi vào chuồng cọp cai tù đã lột trần trưồng ông nên đám người đứng bên ngoài có thể thấy rõ mọi cơ bắp trên toàn thân ông co rút lại khi ra đòn xiết cổ ác thú, với một tiếng hét dữ dội. Dư âm tiếng thét vừa dứt thì con cọp cũng tắt thở. Yamaguchi đứng dậy, lặng lẽ cúi nhìn con ác thú dưới chân. Từ lúc ông lao vào con cọp tới lúc đó mới chẵn 20 giây.
Yamaguchi sinh năm 1907 trong một gia đình dòng dõi Samourai. Ông đã theo luyện mọi môn võ cổ truyền của Nhật bản và có ngũ đẳng Judo. Bên cạnh võ học ông còn là một nhà trí thức uyên bác về nhiều ngành với cấp bằng tiến sĩ y khoa chuyên về xương, thạc sy triết học đông phương. năm 1947 khi từ nhà tù mãn châu trở về nhật, Yamaguchi đã đóng góp rất lớn trong việc truyền bá karaté đi khắp thế giới. Ông có biệt danh người mèo vì tốc độ ra đòn cực nhanh và là người duy nhất có khả năng tung 3 cú đá bay gần như là cùng một lúc vào đầu, ngực, bụng đối thủ. Người phổ biến Karatedo ra toàn thế giới - Masatoshi Nakayama


Ðại sư Nakayama sinh năm 1913 tại thành phố Yamaguchi (Nhật) nhưng cùng cha mẹ sang cư ngụ tại Ðài Loan. Lúc cùng gia đình trở về Nhật và học đại học, ông chỉ chơi vài môn thể thao chứ chưa biết gì về võ thuật. Nhờ có bố là một kiếm sĩ hạng nhất trong quân đội, Nakayama đã được học căn bản về kiếm đạo và ông đã chọn kiếm đạo làm môn ngoại khóa ở trường đại học Takushoku.

Thế nhưng định mệnh đã đẩy Nakayama rẽ sang một lối khác khi ông vô tình đi lộn vào phòng tập một thứ võ mà ông chưa hề biết: các thanh thiếu niên mặc võ phục trắng, mang đai đủ màu với các động tác tay chân như vờn, múa. Ðó là giây phút quyết định nghiệp võ của Nakayama, vì ông đã gặp chính đại sư Gichin Funakoshi. Những đòn tuyệt kỹ và nhân cách của vị đại sư đã chinh phục hoàn toàn Nakayama nên ông từ bỏ kiếm đạo để theo học Karatedo. Funakoshi đã nhận thấy chàng trai nghị lực, nhiều hoài bão Nakayama có tài năng tiềm ẩn nên đã tận tình truyền dạy cho ông. Năm 1937, Nakayama sang Trung Hoa với một hoài bão lớn: tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi lịch sử, văn hóa, xã hội và đặc biệt là võ thuật của nước này. Suốt mười năm, ông tập trung nghiên cứu, tập luyện võ thuật Trung Hoa mà Thiếu Lâm là võ phái ông chú tâm nhất. Ông đã được một lão võ sư 80 tuổi dạy những tuyệt kỹ về cước pháp. Ông cũng đã thực hiện một cuộc hành trình đầy kỳ thú nhưng cũng không kém phần nguy hiểm, một mình đi bộ vào vùng thảo nguyên mênh mông xuyên Trung Quốc đến Mông Cổ để học hỏi những điều hay lạ, trong đó có võ thuật bí hiểm Mông Cổ.

Năm 1947, Nakayama trở về, chứng kiến những cảnh tàn phá thảm khốc của chiến tranh trên đất Nhật: các thành phố và võ đường của Funakoshi bị đổ nát, một số bạn đồng môn thiệt mạng. Nhật bị bại trận đã bị Mỹ khống chế nhiều quyền hạn, trong đó các hoạt động võ thuật bị cấm đoán một cách vô lý. Nakayama đã vận động với Bộ Giáo dục Nhật để Karatedo được phép dạy trở lại.

Năm 1948, Funakoshi và Nakayama được mời đến căn cứ không quân Mỹ ở Tachikawa để dạy Karatedo cho binh lính Mỹ. Ðây là bước mở đầu căn bản cho việc Karatedo lan tỏa khắp nước Mỹ sau này.

Nakayama đã viết quyển Karatedo Shinkyotei (phương pháp mới Karatedo) lần đầu tiên nói về lý thuyết và đòn thế Karatedo. Sách được dịch sang tiếng Anh với nhan đề Dynamic Karate (Karate năng động) và được dùng để dạy Karatedo ở nhiều nước trên thế giới.

Năm 1949, Nakayama được giao trọng trách cố vấn trưởng kỹ thuật của Hiệp hội Karate Nhật do Gichin Funakoshi làm chủ tịch. Sau đó ông được bầu làm chủ tịch sau khi Funakoshi qua đời.

Không còn ý kiến phản bác của ân sư, để đưa ra những cuộc thi đấu Karatedo, Nakayama đã soạn thảo luật thi đấu với những điều quy định chặt chẽ nhằm tránh sát thương cho môn sinh khi tranh giải. Năm 1957, ông tổ chức giải vô địch Karatedo toàn Nhật đầu tiên ở Tokyo và cũng là giải đầu tiên trên thế giới.

Nếu đại sư Funakoshi với những điều dạy về tinh thần như: “Karatedo không có kỹ thuật tấn công trước”, “Tâm tĩnh lặng như hồ thu, tâm sáng trong như trăng rằm”, “Lấy bất biến ứng vạn biến” v.v... đã nâng Karatedo lên thành một thứ đạo, một triết lý sống, một phong cách đối nhân xử thế, thì Masatoshi Nakayama với điều luật thi đấu đã biến Karatedo thành môn thể thao đầy hấp dẫn mà tất cả đều có thể tham gia. Ðiều này làm Karatedo dễ dàng lan tỏa nhanh chóng khắp toàn cầu.
Chuyện xảy ra vài năm sau khi Nhật thảm bại vào cuối thế chiến thứ 2. Năm đó, tổ sư Funakoshi Gichin (môn Karatedo) “mới có 80 tuổi” (lời của tổ sư Funakoshi), phong độ vẫn dồi dào, cử chỉ nhanh nhẹn.

Ông lên chuyến xe lửa cuối cùng về lại Tokyo sau khi dự đêm thơ ở Tamayawa. Vào thời đó Tokyo vẫn hoang tàn, đổ nát, nếu đi một mình vào giờ đó quả là không an toàn một chút nào. Tuy nhiên, Funakoshi Gichin nghĩ là không ai thèm làm khó dễ một ông già 80 ăn mặc dung dị, dáng dấp từ tốn, khoan thai. Từ nhà ga Otsuka, tổ sư Funakoshi Gichin đi bộ về nhà cách đó khá xa.

Ðột nhiên có một người đàn ông mặc đồ đen xuất hiện từ đằng sau một cabin điện thoại công cộng. Y vỗ vào dù của tổ sư:

- Này, ông bạn già!

Tổ sư Funakoshi tưởng gặp một người bạn hay một người quen, bèn lùi lại và giở nón chào. Sau một thoáng ngỡ ngàng, tên đàn ông nói tiếp:

- Ông nội có thuốc lá không đấy?

Funakoshi Gichin chợt hiểu mình đang chạm trán với một tên bụi đời hay một tên lưu manh mới vào nghề.

- Tôi không hút thuốc.

Ðêm hôm đó, tất cả đồ đạc mà tổ sư Funakoshi mang theo chỉ vỏn vẹn có một cái tay nải, trong đó chỉ có mấy cuốn sách và một hộp cơm đã hết nhẵn.

- Thôi đi ông nội, đừng có phịa. Chắc là trong tay nải có thuốc lá đấy.

Vị võ sư già không nổi giận. Ông ôn tồn trả lời:

- Tôi đã bảo là tôi không hút thuốc. Thôi, xin ông để tôi đi.

Tên kia gạt phăng, vẻ hăm dọa:

- Dẹp đi. Ðưa tay nải ra xem.

- Chả có gì đáng giá cả đâu.

- Ôi, khỏi nói nhiều.

Y giật cây dù của võ sư Funakoshi và trợn mắt nhìn ông ta như thể sắp ra tay. Tư thế của tên lang thang quá hở, nên khi y vừa dùng dù để tấn công, Funakoshi Gichin đã lách mình qua cây dù và dùng tay phải bóp mạnh vào hạ bộ của y. Chắc hẳn cơn đau rất khốc liệt, vì cây dù rơi xuống đất trong khi gã côn đồ hét lên và gập người có vẻ như sắp bất tỉnh.

Ngay lúc đó, đội tuần tra xuất hiện. Tổ sư môn phái Karatedo tiếp tục đi về nhà, để mặc tên lưu manh cho toán cảnh sát xử lý.

Tổ sư Funakoshi hồi tưởng:

“Về nghĩ lại, tôi cho tên đó chẳng qua cũng là một người lính giải ngũ thất nghiệp lang thang và đã bốc đồng làm bậy. Còn tôi, trong lúc nhất thời, tôi đã bất đồ xuất thủ làm một việc mà tôi vẫn tuyệt đối cấm các đệ tử mình. Thật là đáng xấu hổ”.

Qua câu chuyện vừa rồi chúng ta có thể thấy rõ được chữ ĐẠO trong Karate được đề cao như thế nào. Các bạn sẽ làm gì nếu đặt mình vào trong trường hợp của Tổ sư Funakoshi? Tui chắc 99% sẽ "tẩn" cho gã côn đồ một trận ( đấy là trong trường hợp gã côn đồ là một tên Amater ) và sau đó về kể lại đó như một chiến công.

anhson9
22-01-2006, 03:02
20 Nguyên tắc trong môn Karate do tổ sư Funakoshi đề ra:

1. Trong Karate trước khi bắt đầu hay kết thúc một bài quyền, một trận đấu, một bài tập ... đều phải chào.
2. Trong Karate không có khái niệm tấn công trước.
3. Đối với Karate phải có sự công bằng rất cao và Karate hướng tới bảo vệ sự công bằng .
4. Trước hết phải biết mình sau đó mới tới đối phương.
5. Đối với Karate thì tinh thần được xếp trên Kĩ thuật
6. Phải luôn giữ cho đầu óc thật thoải mái.
7. Nếu không chịu khó luyện tập thì có thể gặp những rủi ro trong luyện tập và thi đấu Karate.
8. Bạn đừng nghĩ rằng chỉ học Karate ở võ đường mã hãy học Karate ở mọi lúc mọi nơi.
9. Bạn phải dành cả đời để học Karate.
10.
11. Karate cũng giống như một túi nước nóng, nếu bạn không gia tăng nhiệt cho nó thì nó sẽ lạnh dần đi. Do đó, phải tập Karate thường xuyên nếu không mọi cái đã học sẽ trở nên vô nghĩa.
12. Đừng nghĩ rằng mình phải thắng mà hãy nghĩ rằng mình không được thất bại.
13. Chiến thắng phụ thuộc vào khả năng của bạn có nhìn ra được các chỗ sơ hở của đối phương hay tạo ra sự sơ hở của đối phương để tấn công hay không.
14. Hãy di chuyển theo đối thủ của mình
15. Hãy coi chân và tay của đối thủ như là những thanh kiếm sắc nhọn.
16. Ngay khi rời khỏi nhà để làm bất cứ việc gì hãy luôn nghĩ rằng có hàng triệu đối thủ đang muốn tấn công tiêu diệt bạn.
17. Đối với những người mới tập Karate thì nên tập đứng tấn thấp còn nếu ở trình độ cao hơn thì có thể đứng tự nhiên
18. Luyện tập Karate là một chuyện nhưng giao đấu Karate lại là chuyện khác.
19. Hỹa chú ý:
+ Lực ra đòn nặng hay nhẹ
+ Sự ra vào của cơ thể
+ Tốc độ ra đòn nhanh hay chậm
20. Phải luôn biết sáng tạo.

Taikyoku Nidan. Mục đích của bài này là rèn luyện bước di chuyển tấn Zen và thực hiện đòn Oi Zuki, đòn đỡ gạt hạ đẳng Gedan Barai.
http://tnt.vasc.com.vn/forums/uploads/post-56-1099983392.jpg

anhson9
22-01-2006, 03:06
Taikyoku Sandan. Rèn luyện đòn đỡ từ trong ra trung đẳng Chudan Uchi Uke và phàn công bằng lướt Kizami Zuki.

http://tnt.vasc.com.vn/forums/uploads/post-56-1099983611.jpg
Muốn phòng thủ hoàn hảo trong giao đấu tự do thì.......!
Đỡ tay thường được thực hiện bằng cách đánh hoặc gạt (làm chệch) bàn tay hay chân của đối phương đỡ tay là phương pháp phòng thủ tốt nhất của ka và sử dụng hầu hết trong giao đấu tự do_một đòn đỡ tay chính xác mạnh mẽ không chỉ ngăn chặn được sự tấn công của đối thủ mà còn có thể phá vỡ thế cân bằng của đối thủ -một đòn đỡ tay hữu hiệu thường được thực hiện ở tầm gần lúc bạn ở vị thế không cần điều chỉnh khoảng cách nhiều để tung các đòn phản công và vị đối thủ sau khi bị ngăn chặn trở nên yếu thế không thể tung các đòn tiếp theo tuy nhiên vẫn có những cách phòng thủ mà không cần đỡ tay của ka trong giao đấu tự do là bước chuyển mình ,lướt nhảy phản công tức thời (nhưng nói cho cùng phòng thủ tốt nhất là tấn công chiếm thế thượng phong )

Võ Tòng 85
06-03-2006, 11:41
anhson9 à, bài hay quá, nhưng phần cuối bị mất tiêu rồi. Anh có thể tải lại được không?

bogiahongkong
24-04-2006, 12:06
các đại sư huynh ơi em thấy rất hấp dẫn bởi nó trông dễ bắt mắt và em cũng muốn học vài bài quyền của các đại sư huynh nhưng các đắiu huynh có thể gởi choem 1 vài bài được ko zi nè ních cua em nè anhchangbang_gia2009
có gì mong các huynh đệ chỉ giáo cho em vơi nhé
em cảm on trước nhen

danongkhongduockhoc
24-03-2007, 07:00
víp quá hay ơi là hay luôn các huynh đệ có thể post nhiều bài lên cho em học ko hay liên hệ anhchangbang_gia2009 nha cảm ơn nhiều