PDA

View Full Version : Karate_Nghệ thuật hay kỹ thuật chiến thắng...!


LSB_Quỷ Ca
18-01-2006, 23:24
Nói đến môn võ Karate nhiều người có hiểu biết đôi chút về môn này có lẽ sẽ nghĩ đó là kỹ thuật chiến thắng(nghệ thuật gì cái môn khô như ngói ấy).Theo truyền thống và tính chất của môn võ này thì đúng là kỹ thuật chiến thắng( đúng hơn là kỹ thuật giết người bằng tay không),bởi vì môn này chỉ chú trọng đến một điều là tính hiệu quả trong thời gian ngắn nhất,đánh chết hoặc chí ít thì đối phương cũng không còn khả năng chiến đấu nữa.
Nhưng ngày nay,giết người là phải vào tù nên Karatethực sự không thể phát huy đúng như truyền thống vốn có , cho nên môn võ này đã cải biên khá nhiều để tồn tại theo thời cuộc,"sát khí" vẫn còn nhưng "tử khí" thì không biết còn mấy ai luyện để đạt đến trình độ đó nữa.
Cho dù chỉ còn phần ngọn khi Karate đi vào trong quần chúng, nhưng tính hiệu quả của môn này cũng không vì thế mà giảm đi,tính chất cơ bản của"nó" vẫn còn: nhanh ,gọn,thực tế và hiệu quả.Giống với tác phong thời đại mới của xã hội, không làm thì thôi lam thì hết mình,nhanh gọn và hiệu quả ,thương trường như chiến trường không cho phép bạn thất bại khi bạn đã bước vào trận đánh,mọi phương án phải được quyết định thật nhanh và quyết đoán.
Trên sàn đấu, các môn võ khác còn có hiệp 1,hiệp 2....còn Karate chỉ giải quyết thắng thua trong vòng 180 giây đồng hồ, tất cả sức mạnh,tốc độ phải tung ra hết để trọng tài vừa cho trận đấu bắt đầu là chiến thắng ngay.
Karate là vậy, theo các sư huynh đệ môn này được gọi là nghệ thuật không ? hay chỉ là kỹ thuật....?
Mời anh em cùng bàn luận cho vui và cho ngộ thêm tầm hiểu biết.


Tạm thời để lên mục chú ý 1 tuần.

Võ Tòng 85
07-03-2006, 08:34
không hẳn Karate là một môn phái như donki huynh nói. Vì huynh từ phương Tây xa xôi đến đây, cho nên có lẽ huynh chưa hiểu hết về Karate, mà hiểu hết thì chỉ có cách là sang Japan..."học hỏi". Thực sự Karate là một môn phái mà trong đó ta có thể luyện tập cả thể chất và tinh thần một cách hiệu quả.
Thể chất thì có lẽ tại hạ khỏi phải bàn tới, vì có thể luyện tập thể chất ở bất kỳ môn phái võ học nào.
Nhưng tinh thần thì khác, chúng ta có thể thấy tinh thần và ý chí của người Nhật, tại hạ không có ý nói người Việt chúng ta không có ý chí mạnh mẽ, nhưng nó khác với người Nhật, chính vì vậy chúng ta có Vovinam, nhưng sâu xa hơn, đó là nghệ thuật của mỗi dân tộc.
quý huynh có thể thấy được vẻ đẹp và tính hiệu quả của mỗi đòn đánh của mỗi môn phái khác nhau. Ở đây tại hạ chỉ nói vể Karate. Nó không chỉ là môn phái "khô như ngói" như huynh nghĩ, trong Karate có Kata và Kumete, có nghĩa là đối kháng và biểu diễn. Tại hạ thiết nghĩ, nếu huynh đã từng xem những bài Kata được biểu diễn tại thế vận hội, hay seagames chẳng hạn, thì huynh sẽ thay đổi ý kiến. Lúc đó huynh sẽ trả lời được câu hỏi: Karate là kỹ thuật hay nghệ thuật.
Theo tại hạ thì có cả hai điều đó trong Karate.

LSB_Quỷ Ca
07-03-2006, 10:48
không hẳn Karate là một môn phái như donki huynh nói. Vì huynh từ phương Tây xa xôi đến đây, cho nên có lẽ huynh chưa hiểu hết về Karate, mà hiểu hết thì chỉ có cách là sang Japan..."học hỏi". Thực sự Karate là một môn phái mà trong đó ta có thể luyện tập cả thể chất và tinh thần một cách hiệu quả.
Thể chất thì có lẽ tại hạ khỏi phải bàn tới, vì có thể luyện tập thể chất ở bất kỳ môn phái võ học nào.
Nhưng tinh thần thì khác, chúng ta có thể thấy tinh thần và ý chí của người Nhật, tại hạ không có ý nói người Việt chúng ta không có ý chí mạnh mẽ, nhưng nó khác với người Nhật, chính vì vậy chúng ta có Vovinam, nhưng sâu xa hơn, đó là nghệ thuật của mỗi dân tộc.
quý huynh có thể thấy được vẻ đẹp và tính hiệu quả của mỗi đòn đánh của mỗi môn phái khác nhau. Ở đây tại hạ chỉ nói vể Karate. Nó không chỉ là môn phái "khô như ngói" như huynh nghĩ, trong Karate có Kata và Kumete, có nghĩa là đối kháng và biểu diễn. Tại hạ thiết nghĩ, nếu huynh đã từng xem những bài Kata được biểu diễn tại thế vận hội, hay seagames chẳng hạn, thì huynh sẽ thay đổi ý kiến. Lúc đó huynh sẽ trả lời được câu hỏi: Karate là kỹ thuật hay nghệ thuật.
Theo tại hạ thì có cả hai điều đó trong Karate.

Chào Votong,Trước là cảm ơn huynh đệ đã góp ý, sau là thêm đôi lời thảo luận:
Ở bài này chúng ta chưa bàn đến "tinh thần"hay "ý chí" của một Karateka, mà chỉ nói đến vấn đề KA "nó" là kỹ thuật hay nghệ thuật.
Nếu như huynh đệ đã nắm rõ về xuất xứ của KA thì huynh đệ có nghĩ rằng , bây giờ thì là nghệ thuật vì tất cả là nhằm mục đích thể thao, nhưng trước kia? KA ra đời có phải từ sự " ăn no ko biết làm gì, ngồi sáng tạo võ học chơi" hay từ một nhu cầu thiết yếu, và người đời sau tiếp tục phát triển ? Hẳn câu hỏi đó huynh đệ có thể tự trả lời mình một cách chuẩn xác nếu huynh đệ là một Karateka .

Ngày nay, KA phô diễn được cả hai điều :"Kỹ thuật" & "nghệ thuật" , có thể thấy được hai điều đó thông qua 1 trận đấu kumite hay 1 bài kata , và đương nhiên là xem từ những karateka thực thụ rồi phải không nào . Chúng ta không thể thấy KA thông qua một võ sinh đang trong thời kỳ luyện tập chưa nhập môn .
Dù thế nào đi chăng nữa, kỹ thuật KA vẫn luôn luôn tồn tại và phát triển, nghệ thuật của KA sẽ ngày một tinh túy hơn,sâu sắc hơn .
Karate phù hợp với tất cả mọi người mọi dân tộc, không cứ là người Nhật thì mới học KA giỏi được, người Việt học KA theo phong cách Việt dựa trên nền tảng kỹ thuật và nghệ thuật cơ bản của KA .

nhutuan
26-03-2006, 16:41
Karate là một môn võ chỉ dùng tay không cận chiến và tự vệ. Karate còn được xem là môn thể thao mang tính tranh đua mà qua đó, các võ sĩ thể hiện sự tinh xảo bằng các đòn thế sử dụng tay, chân và những kỹ thuật cận chiến khác.
Karate được xem như môn võ chính thống ở Nhật Bản, được hoàn thành trên hệ thống hoàn chỉnh, mỗi năm đều có các kỳ thi lên cấp và đẳng. Càng về sau, Karete càng được nhiều người biết đến và tập luyện vì sự tinh xảo của nóTại Việt Nam, Karate đã phổ biến và có nhiều võ sinh theo học từ lâu

tanden
06-04-2006, 18:31
Co le diem manh nhat cua Katare la : luc, toc do, do chinh xac ... thien ve kha nang phan xa cung nhu su nhanh nhay !

LSB_Quỷ Ca
13-04-2006, 23:34
Ai đã từng học qua Karate thì biết,3 tháng đầu khởi động xong chỉ biết mỗi tư thế tấn, một đòn đấm thẳng duy nhất.Khởi động xong về vị trí của mình và cứ thế ....Qua 3 tháng ai còn trụ lại được học thêm đòn đá thẳng và lại 3 tháng ....
Bấy nhiêu thôi nhưng đó là cả một sự khổ luyện cả về tinh thần lẫn ý chí.
Khắc nghiệt: Dù đấm 100 cái hay hơn thì cũng phải như một
Kiên nhẫn : 3 tháng chỉ với 1 tư thế tấn và một đòn đấm , có khi ai đó thấy thì bảo là "điên rồ" nhưng vượt qua được đó là kiên nhẫn .
Kỷ luật : Không được học gì khác, không được làm gì khác ngoài động tác yêu cầu, không nghe lời ,đào thải ngay .
Đó là Karate và còn gì hơn nữa không nhỉ ? chắc là không .
Một môn sinh KA trai qua hết những thử thách đó cộng với tấm lòng tha nhân mà sư phụ luôn nhắc đến sẽ là một người có ích cho xã hội .

Điều bức xúc là hiện nay còn không bao nhiêu võ đường và CLB như thế , những huynh đệ đang tâm huyết với DVT tức luôn sẵn trong mình một khí thế con nhà võ ,nghĩ coi thời buổi bây giờ những điều trên là phù phiếm là khó có thể thực hiện hay là điều đơn giản ?

Tập võ là rèn luyện cho mình một tính cách, một phong thái hay là một món trang sức cho bản thân trước cuộc sống ? Có ai cảm thấy khó khăn khi truyền đạt những điều đó cho thế hệ sau tiếp tục truyền thống không hay nên để những điều đó chìm vào quên lãng nhỉ ?

kiemkhachbuon
23-04-2006, 08:50
donkihote..nói thế chư tôi trong 3 tháng đầu đc luyện tập cả đấm đá lẫn chiên đấu nè
tùy kiểu học thôi mà bởi tuy theo nhu cầu thôi
theo tôi thi vùa tập tấn vừa luyện đấm vừa luyện đá và hoc chiến đáu thi hiệu quả cao hơn nhiều
nhưng chắc chắn là phải co dc các kĩ thuật đấm đá tấn căn bản rồi thì mới chiến đấu dc
vả lại ăn đấm nhiều thi sẽ vưa thu dc kinh nghiệm vừa tập chịu đòn luôn(mai sau có sức để chịu đấm của người khác tốt mà lai)

daudinh04
26-04-2006, 16:31
Với em, Karate là nhất, ko có môn võ nào hơn cả !!!!!!!!!!!111

LSB_Vô tình tiên tử
27-04-2006, 21:16
Bổn tiên tử đã từng trải qua. Tuy chỉ một năm nhưng cũng đủ để tự mình rèn luyện chữ Nhẫn. Dẫu vậy Bổn tiên tử vẫn chưa rèn nổi một chữ Nhịn.

LSB_Quỷ Ca
27-04-2006, 22:00
:cuoilon: :cuoilon: :cuoilon: Nhịn thế quái nào được khi mà nó cứ cầm dao đòi cứa cổ mình chứ, tiên tử hiểu KA nguyên thủy không, người khác không nằm xuống thì tất người nằm xuống sẽ là mình .
Và sẽ chẳng có đạo đức , cao thượng hay ....gì gì đó khi mà mình đã ở dưới 3 tấc đất lạnh :D , những con số vô nghĩa còn có lim là con người chứ ko phải thánh nhân, là kẻ học KA chứ ko phải ông nội của KA đương nhiên giới hạn của nhịn cũng khác rồi .
Không đánh thì quay lưng bỏ đi ngay lập tức, còn đánh thì phải đánh nó thừa sống thiếu chết thì thôi :D (hơi ác nhưng sự thật là vậy , KA là quỷ mà ).

codon1visao1559
29-04-2006, 14:55
Choji Suzuki - Tổ sư karate tại Việt Nam
22:08:26, 26/11/2004



Cuộc đời hơn 40 năm lưu lạc của võ sư Choji Suzuki mang đầy nét huyền thoại. Thầy là người đầu tiên gieo hạt giống karate ở Việt Nam, và hệ phái Suzucho (Linh Trường) đến nay có hơn chục vạn môn đồ trong cả nước và các nước như Mỹ, Úc, Canada, Nga... Lớp đệ tử bây giờ thuộc thế hệ thứ ba, thứ tư. Nghiệp võ như vậy đáng để tôn thầy vào bậc sư tổ. Để tỏ lòng biết ơn người đi khai phá, ngày sinh của thầy (10/6) được coi là ngày truyền thống của hệ phái Suzucho hằng năm.


Thầy Choji Suzuki không còn nữa nhưng hình bóng thầy sống mãi trong lòng hàng vạn môn đồ karate nước Việt...

Cảm giác đầu tiên khi mọi người gặp thầy Choji Suzuki là sự choáng ngợp trước vóc dáng to lớn, đường bệ của thầy. Thế nhưng thân pháp thầy lại cực kỳ nhanh nhẹn, dũng mãnh. Thầy ra đòn như sấm sét, đặc biệt đòn ushiro kekomi geri nhanh như chớp, khó có ai tránh né hoặc đỡ nổi.

Môn võ karate ngày ấy đối với nhiều người còn là một ẩn số lạ lùng và đầy hấp dẫn. Bị lôi cuốn bởi những câu chuyện truyền miệng về tinh thần võ sĩ đạo, về võ công kinh người của các chiến binh Samurai, nay được thụ giáo trực tiếp với vị võ sư người Nhật, ai nấy lấy làm hãnh diện lắm!

Dưới sự chỉ dẫn của thầy, sự kiêu căng ngạo mạn của kẻ mới bước vào nghề võ mất dần theo năm tháng. Không chỉ dạy kỹ thuật, thầy dành nhiều thời gian để nói về võ đạo. Ngôn ngữ của thầy rất đời thường, với những chỉ dẫn gần gũi, dễ hiểu, dễ lĩnh hội. Thầy hướng dẫn từ phong cách đi đứng, tác phong ăn mặc, cung cách cúi chào, làm sao vừa khiêm cung, vừa uy vũ. Thầy chỉ dạy với tất cả sự tận tâm, tỉ mỉ và lòng kiên nhẫn hiếm thấy. Nhưng có những điều trải qua thời gian mới "ngộ" ra và sửng sốt khi hiểu ra nguyên lý "karate không tấn công trước" (karate no go sen), hoặc thế nào là "tâm sáng như trăng rằm" (tsuki no kokoro).


Gia đình thầy cô Choji Suzuki tại Nhật Bản.

Tiếng Việt thầy nói lơ lớ khó nghe. Những anh em mới nhập môn phải có thời gian quen với giọng nói của thầy. Tuy vậy, trong sinh hoạt đời thường cũng có những hiểu lầm. Có một câu chuyện vui - thầy gọi anh Trần Đình Tùng và hỏi: "Nhà con có chi gai không?". Anh Tùng thưa: "Nhà con không có chị gái ạ". Thầy cao giọng: "Không phải chi gai, phi-sên, phi-sên (ficelle)...!". Lúc đó anh em mới hiểu thầy hỏi nhà có chỉ gai không để may lại thảm tập.

Vợ chồng thầy thương yêu học trò như con ruột của mình, chăm chút và quan tâm từng người một. Mỗi võ sinh đều có cảm giác mình là đứa con duy nhất của thầy cô. Có anh Đức quê ở Gia Hội nhà nghèo lại rất mê võ. Để có tiền, anh nhịn ăn sáng bỏ từng đồng tiền lẻ vào lon gugoz, cuối tháng mang ra đóng học phí. Tình cờ biết được, thầy cô Suzuki rất ngạc nhiên. Đến khi truy hỏi, biết rõ hoàn cảnh, thầy cô không thu tiền mà còn cho Đức về sống và ăn ở trong nhà để tập luyện và học thêm nghề may võ phục.

Vậy mà có một người học trò "làm phản", các cao đồ giấu thầy, cùng họp mặt bàn nhau cách trừng trị. Cũng may là thầy sớm nắm rõ ý đồ, liền kịp thời ngăn chặn. Bằng giọng buồn rầu, ông nói: "Trừng phạt thì dễ, tha thứ, thương yêu mới là khó. Các con không được vọng động. Chỉ có lương tâm là sự phán xét cuối cùng". Rồi ông úp mộc bài có ghi tên họ phản đồ vào trong mặt tường và không bao giờ nhắc đến tên người này nữa...

Học võ như một hành giả, cả một đời khổ luyện. Thầy kể: Để thụ đắc môn Take no Uchi (Trúc chi nội), thầy phải trải qua một sự thử thách ghê gớm về tinh thần và thể xác. Suốt một thời gian dài chỉ ngồi trước cổng chùa dùng tay chụp ruồi bu trên chén cơm từ sáng đến chiều tối. Sau đó dùng đũa... gắp những con ruồi đang bay. Lúc ấy cậu trò nhỏ đâu biết rằng những động tác tưởng chừng vô nghĩa ấy là cả một sự rèn luyện chữ nhẫn và sức mạnh để tung đòn shuto dữ dội và đòn atémi dứt điểm.

Trường phái Take no Uchi chỉ truyền thụ giới hạn cho các môn đồ Thiền tông với một giới luật gắt gao. Cách dạy của các đại sư sống ẩn dật tại một ngôi chùa cổ ở ngoại ô thành phố Nagasaki (Nhật Bản) cũng thật lạ thường. Người thầy chỉ vạch một con đường, để học trò đối mặt với thực tại, lắm khi lúng túng mò mẫm trong bóng đêm. Với một nỗ lực không mệt mỏi, đến tưởng chừng như tuyệt vọng thì bất ngờ nơi cuối đường hầm cánh cửa chợt hé mở ngập tràn ánh sáng thức ngộ (satori). Đó là lối dạy "trực chỉ nhân tâm" nhằm khai phóng bản ngã, vượt qua những "hạn độ" thông thường. Khi trong lòng ngập tràn cảm xúc về sự chỉ dẫn ấy, người môn sinh sẽ kiên trì suốt ba năm ròng rã chỉ tập một đòn đấm (téken tsuki) mà không chán nản.

Ngày Choji Suzuki "xuống núi hành hiệp" cũng là lúc nước Nhật bước vào Thế chiến thứ II. Như nhiều thanh niên Nhật thời ấy, 19 tuổi chàng trai Suzuki gia nhập quân đội Thiên Hoàng. Từ đây người võ sĩ phiêu bạt khắp vùng Hoa Nam, Trung Quốc, cuối cùng dừng chân tại Việt Nam vào năm 1940. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh (1945), thầy ở lại Việt Nam và đứng vào hàng ngũ Việt Minh, tham gia xây dựng các công binh xưởng sản xuất y cụ phục vụ kháng chiến vùng Liên khu 5.

Ngoài công tác chuyên môn, thầy còn tích cực dạy võ cận chiến cho bộ đội và lực lượng tự vệ. Năm 1952, trong một trận đánh nhau với quân Pháp ở Quảng Ngãi, thầy bị thương nặng, tưởng chừng khó qua khỏi. Cô nữ cứu thương Nguyễn Thị Minh Lệ, quê ở Tam Quan (Bình Định) đã chăm sóc thầy tận tình. Cảm động trước tấm chân tình, hai người ngày càng gắn bó, khăng khít với nhau. Một mối tình Việt-Nhật nở hoa ngay trong những ngày bom rơi đạn nổ, đầy khó khăn và cũng thật lãng mạn.

Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954, thầy về sinh sống tại cố đô Huế. Vùng đất thơ mộng này làm thầy nguôi ngoai nỗi nhớ quê xa rực rỡ hoa anh đào và đầy tuyết trắng. Những ngày đầu cuộc sống của hai vợ chồng thật gian nan. Năm 1956 thầy mở lớp dạy karate tại số 8 Võ Tánh, Huế. Anh Trần Đình Tùng, một trong những môn đồ đầu tiên, nhớ lại: "Thầy dạy bí mật, do chính quyền thời ấy cấm đoán và cũng do thầy rất kén chọn học trò". Sau tháng 11/1963 thầy mới chính thức đăng ký thành lập võ đường lấy tên Suzuki Dojo Noen và mở rộng cửa thu nhận môn sinh. Phần lớn người theo học đều là học sinh, sinh viên đã qua kiểm tra về tác phong đạo đức. Môn quy nghiêm cấm võ sinh không được uống rượu, hút thuốc, chửi thề; phải ăn mặc chỉnh tề, tóc tai gọn gàng, tôn trọng lễ nghi.


Võ sư Choji Suzuki (phải) đối luyện cùng môn sinh.

Toàn bộ hệ thống quyền pháp của hệ phái Suzucho Karate - do do thầy sáng lập ngầm chứa trong 9 bài quyền: 6 bài Yen và 3 bài Maki. Số 9 biểu hiện khát vọng vươn tới sự hoàn thiện. Yen có nghĩa là đồng tiền, chỉ sự giàu có. Maki là cuộn, là sức mạnh. Con người tập luyện karate để làm giàu đời sống tinh thần, có sức mạnh tự chủ vượt qua mọi thành bại, vinh nhục ở đời. Tinh hoa của môn phái này nằm ở các bài quyền cấp cao: yen 6 (téwaza), ashi waza và maki 3. Chỉ một số ít cao đồ được truyền dạy và lĩnh hội nổi các bài quyền công này. Cái tên Suzucho ryu (Linh Trường phái) phải hiểu theo chiết tự (kanji - Hán tự) là tiếng vang xa của đại hồng chung, theo kiểu như ngày nay người ta vẫn thường nói "mang chuông đi đánh xứ người" vậy.

Mỗi cao đồ thụ giáo và sở đắc ở thầy những tuyệt kỹ khác nhau về thuật cứu tỉnh (kuatsu), hệ thống huyệt đạo, cước pháp, quyền pháp (kata)... Các anh Lê Văn Thạnh, Đoàn Đình Long, Lê Công là những huấn luyện viên xuất sắc của đội tuyển karate quốc gia. Những vận động viên do các anh huấn luyện như Nguyễn Anh Tuấn, Trần Văn Thông, Phạm Hồng Hà... đã mang về cho đất nước những chiếc huy chương vàng, bạc tại các đấu trường SEA Games và Asiad. Chỉ riêng võ sư Nguyễn Văn Dũng sau mấy mươi năm dốc tâm truyền bá, đã đào tạo được cả chục ngàn môn đồ, một con số có thể nói là kỷ lục.

Năm 1978, võ sư Choji Suzuki hồi hương về Nhật, ở tại Miyagiken và vẫn tiếp tục chỉ đạo sự phát triển của hệ phái. Dù ở đâu thầy vẫn luôn tự nhận mình là một người Việt Nam, coi Việt Nam là quê hương ruột thịt. Thầy lấy tên Việt là Phan Văn Phúc. Các con cũng được đặt tên theo quê mẹ: Ngọc Mỹ (Michiko), Đức (Tokuo), Ý (Eiji).

Trong những chuyến về thăm quê, cô Nguyễn Thị Minh Lệ cho biết thầy vẫn còn thích các món ăn Việt Nam, vẫn nhớ về Việt Nam với mối chân tình ruột rà. Mong muốn cuối cùng của thầy là được một lần về thăm nước Việt. Ước nguyện ấy đã không thành. Thầy đã vĩnh viễn đi xa vào một buổi chiều giá lạnh, để lại phía sau biết bao tiếc thương...

codon1visao1559
29-04-2006, 14:59
Huế - Cái nôi của Karate Việt nam

--------------------------------------------------------------------------------

Xuất xứ từ đất nước hoa anh đào, môn võ karate được người Việt Nam khá ưa chuộng. Cùng với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Huế là một trong ba trung tâm karate mạnh nhất Việt Nam nhưng ít ai biết được karate đã du nhập vào Huế và phát triển như thế nào.

Nằm dưới chân dốc cầu Đông Ba, có một hai tầng mang dáng vẻ kiến trúc đầu thế kỷ 20, đây là ngôi nhà số 8 đường Võ Tánh-nay là đường Nguyễn Chí Thanh... Ngôi nhà này chính là nơi ở và võ đường môn võ karate dưới sự dẫn dắt của võ sư Choji Suzuki, người được xem có công đầu trong việc du nhập môn võ karate vào Việt Nam từ những năm đầu của thập niên 60 thế kỷ trước, mà Huế tự hào được coi là cái nôi karate của Việt Nam.

Được biết võ sư Choji Suzuki sinh năm 1918, từ nhỏ học văn hóa và tập luyện karate tại một ngôi chùa ở Miyagiken. Trong quá trình luyện võ thuật ở đây, ông được các võ sư truyền dạy các môn karate hệ phái Ychiryu. Chiến tranh thế giới lần thứ 2 nổ ra, võ sư Choji Suzuki gia nhập quân đội Thiên Hoàng và đến Việt Nam vào năm 1940. Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, quân Nhật thua trận thảm bại, võ sư Choji Suzuki ở lại Việt Nam, lấy tên là Phan Văn Phúc. Tại Việt Nam, ông sống ở nhiều nơi như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bình Định. Lập gia đình với bà Nguyễn Thị Minh Lệ ở Bình Định. Khoảng những năm đầu thập niên 60 thế kỷ trước, ông đưa cả gia đình ra Huế sinh sống. Tháng 11 năm 1963, Nha Thanh niên thuộc chính quyền Sài Gòn cấp giấy phép cho võ sư Choji Suzuki mở võ đường giảng dạy môn võ karate và Judo tại số 8 đường Võ Tánh (võ sư Choji Suzuki biết cả Judo và Kendo-kiếm đạo). Khóa đầu tiên võ sinh chỉ có khoảng chục người, tháng 6 năm 1964 võ sư Choji Suzuki mở một khóa đặc biệt gồm 8 môn sinh để đào tạo làm huấn luyện viên sau này, trong số này có ông Lê Văn Thạnh, hiện làm trưởng bộ môn karate thuộc sở thể dục thể thao Thừa Thiên Huế, phó chủ tịch lâm thời Liên đoàn karate Việt Nam.

Năm 1978, võ sư Choji Suzuki cùng gia đình được phép trở về cố hương và ông mất tại quê nhà ngày 6-2-1995. Được tin ông mất, nhiều học trò cũ của ông cùng các môn sinh karate ở Huế đã tổ chức trang trọng lễ truy điệu người thầy kính mến của mình.

Võ sư Choji Suzuki và võ đường do ông lập ra ở Huế có những tác động tích cực đến sự phát triển môn võ karate ở Huế nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Công sức đóng góp của võ sư Choji Suzuki thật đáng trân trọng và ghi nhận. Ông đã có công đào tạo và cho ra lò những thế hệ môn sinh karate Việt Nam xuất sắc. Một trong số những học trò xuất sắc đó phải kể tới là võ sư Lê Văn Thạnh, người cũng giống như thầy mình, dốc hết tâm huyết của mình cho sự phát triển của môn karate. Võ sư Lê Văn Thạnh được võ sư Choji Suzuki cấp giấy chứng nhận huyền đai đệ thất đẳng vào năm 1992, đến năm 1996, ông được Liên đoàn karate Nhật Bản cấp cho giấy chứng nhận đệ ngũ đẳng Suotokan.

Tại Huế, số võ sinh của võ sư Lê Văn Thạnh đông tới hàng ngàn người. Trong số này có nhiều học trò của ông đạt đẳng cấp quốc gia và quốc tế qua các giải thi đấu. Có thể kể ra đây một vài cái tên như: Lê Văn Lộc, Lê Văn Thọ, Phạm Hương Mai, Nguyễn Thảo Quyên, Hồ Như Nguyệt Hằng... gia đình võ sư Lê Văn Thạnh có ba người con trai nhiều lần được gọi vào đội quốc gia. Các vận động viên karate Huế đã nhiều lần gặt hái được những thành tích vẻ vang trên đấu trường quốc tế, không những làm giàu thêm bộ sưu tập thành tích của karate Huế mà còn làm rạng danh, vẻ vang nền thể thao nước nhà.
Nguyễn Hùng
__________________
Chỉ có Ngài , Người sẽ đưa các ngươi : Những kẻ ti tiện , nhỏ nhặt , độc ác đến tận cùng của địa ngục sâu thẳm .
Ngài nói :
Chính các ngươi phải tự cứu vớt mình ra khỏi chốn vực sâu đen tối bằng chính sự thức tỉnh tự con tim và đáy lòng của các ngươi

Chau Gia Bao
08-05-2006, 03:45
Karaté: Không Thủ Đạo

Cũng từ Thiếu Lâm Bắc Đẩu

Khoảng 1,400 năm trước, một nhà sư tên là Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) từ miền tây Ấn Độ, băng qua rặng Hy Mã Lạp Sơn, cuộc hành trình đầy gian nan khổ ải qua hàng vạn dặm này chỉ trông vào hai bàn chân. Mục đích của Ngài Đạt Lai là đến Trung Hoa để truyền bá Phật pháp. Nơi Ngài dừng chân ở đây chính là chùa Thiếu Lâm.

Truyền thuyết rằng, Ngài thấy các đệ tử trong chùa không đủ sức để tu luyện vì cơ thể yếu đuối và hay bị bệnh tật, Ngài bèn mang những phương pháp luyện tập cơ thể và võ công trong bí kíp Dịch Cân Kinh chỉ dạy cho các đệ tử, và đó là võ công căn bản, khởi đầu của môn phái Thiếu Lâm.

Sau đó, không biết chính xác vào khoảng thời gian nào, võ công Thiếu Lâm được truyền qua đảo Okinawa, một hòn đảo gần quần đảo Nhật Bản, và được người Okinawa biến đổi để lập thành môn phái Okinawa-té, sau này đổi thành Karaté.

Trước năm 1900, người Nhật cai trị Okinawa, và cấm người dân bản xứ xử dụng vũ khí. Bởi vậy, khi một số võ sư người Okinawa sang Trung Hoa và học được võ công của Thiếu Lâm, họ đã biến đổi thành môn võ công của họ: Okinawa-té, chữ "té" có nghĩa là tay. Sau đổi thành Karaté, chữ "kara" có nghĩa là không. Karaté là tay không. Dùng tay không thay cho vũ khí, và vì sự cấm đoán của người Nhật, nên Karaté chỉ âm thầm truyền bá trên đảo Okinawa mà thôi.


Tổ sư của môn phái Karaté

Năm 1902, Gichin Funakoshi, từ Okinawa sang Nhật, công khai biểu diễn võ công tại trường Japan’s Kagashima Prefecture Shintaro Ozawa, chủ tịch của trường đã bị lôi cuốn bởi môn võ công mới mẽ này và có ý muốn đưa Karaté vào chương trình võ học của trường.

Năm 1916, Funakoshi được mời biểu diễn võ công tại Butokuden, là trung tâm võ thuật của các môn phái của Nhật. Mùa Xuân năm 1922, Funakoshi trở lại Nhật và yêu cầu Tổng Trưởng Giáo Dục để cho ông biểu diễn tại Đại Hội Thể Thao Toàn Quốc ở Tokyo. Các chưởng môn của các môn phái đều bị hấp dẫn bởi võ công Karaté, trong đó có Jigoro Kano, tổ sư của môn phái Nhu Đạo đã hết sức mời Funakoshi lưu lại Nhật Bản để truyền bá môn Karaté. Từ đó tên tuổi ông được biết đến và sau này ông được xem như là tổ sư của môn phái Karaté vì công trình truyền bá và phát triển môn phái ngày càng lớn mạnh. Thật ra lúc đó hai vị sư phụ của ông là Azato và Itosu, cùng những sư thúc, sư bá của ông còn sống, nhưng ông được chọn để đại diện sang Nhật vì ngoài võ công, kiến thức và sự học hỏi của ông đều cao hơn các người trong môn phái lúc bấy giờ. Hơn nữa ông là người thông thạo tiếng Nhật và thông hiểu phong tục, tập quán của người Nhật.

Từ năm 1935, Funakoshi mở nhiều võ đường Karaté tại Nhật. Một đệ tử của ông, mở ra võ đường Shotokan, sau này trở nên một trong những hệ phái lớn mạnh và nổi tiếng nhất trên thế giới. Suốt thời gian Đệ Nhị Thế Chiến, võ sinh của Shotokan gia nhập quân đội và bị chết rất nhiều. Ngôi võ đường lại bị bom phá hủy năm 1945. Khi chiến tranh chấm dứt, hệ phái này mới xây dựng lại.

Năm 1949, Nihon Karaté Kyokai (Tổng Cuộc Karaté Nhật Bản: The Japan Karaté Association, thường được gọi là JKA) được thành lập và do Funakoshi làm chủ tịch. Năm ông 81 tuổi, Masatoshi Nakayama và Hidetaka Nishinjama được chọn để điều hành tổng cuộc.


Sự bành trướng của môn phái Karaté

Kể từ đó, người Nhật xem Karaté như là một môn phái của họ. Sau khi đã trở nên một trong "ngũ đại môn phái" của Nhật, Tổng Cuộc Karaté Nhật Bản nhắm đến sự bành trướng môn phái trên tầm vóc quốc tế và mục tiêu đã được chuẩn bị thật quy mô. Đầu tiên JKA đào tạo nhân lực: tuyển chọn những Huyền Đai Đệ Nhị Đẳng xuất sắc để theo học một chương trình Đại Học gồm những môn căn bản như Thể Chất, Tâm Lý, Lịch Sử, Thể Thao và cả Quản Trị Kinh Doanh... Và cuối cùng trước khi ra trường là phải đạt được ít nhất là Huyền Đai Đệ Tam Đẳng Karaté. Chương trình này được JKA nỗ lực đào tạo chẳng những là một cao thủ Karaté, mà phần kiến thức, đạo đức phải xứng đáng là một võ sư, cũng như đủ khả năng để điều hành một võ đường như một thương vụ vậy. Nhiệm vụ của họ là đặt nền móng và phát triển môn phái ở hải ngoại.

Đầu năm 1961, mảnh đất mà JKA nhắm đến trước tiên là Hoa Kỳ. Trong những năm đầu của thập niên 70, những cao thủ JKA gửi đi như Teruyuki Okazaki Nishiyama đã lập xong nền tảng vững chắc của Karaté tại Hoa Kỳ. Cũng trong thời gian này, vì ảnh hưởng chính trị, có sự phân hóa thành hai nhóm: International Shotokan và American Amateur Karaté Federation (AAKF) do Nishiyama lãnh đạo. Tuy vậy, cả hai vẫn còn nằm trong hệ thống của JKA.

Đến thập niên 80, người Nhật đã thành công trong việc phát triển Karaté tại Hoa Kỳ. Bước kế của họ là muốn môn phái phát triển hơn nữa, họ phải đào tạo những huấn luyện viên người Hoa Kỳ. Đồng thời với những nỗ lực của JKA, Amateur Athletic Union và World Union of Karaté Organization (WUKO), người ta hy vọng rằng Karaté sẽ góp mặt trong những kỳ tranh tài ở Thế Vận Hội.
-----------------------------

Sưu Tầm

LSB_Quỷ Ca
05-06-2006, 10:29
Karaté: Không Thủ Đạo

Cũng từ Thiếu Lâm Bắc Đẩu

Khoảng 1,400 năm trước, một nhà sư tên là Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) từ miền tây Ấn Độ, băng qua rặng Hy Mã Lạp Sơn, cuộc hành trình đầy gian nan khổ ải qua hàng vạn dặm này chỉ trông vào hai bàn chân. Mục đích của Ngài Đạt Lai là đến Trung Hoa để truyền bá Phật pháp. Nơi Ngài dừng chân ở đây chính là chùa Thiếu Lâm..................Organization (WUKO), người ta hy vọng rằng Karaté sẽ góp mặt trong những kỳ tranh tài ở Thế Vận Hội.
-----------------------------

Sưu Tầm

Huynh đệ đã post bài viết có mội dung trùng lặp , theo quy định của nội quy DVT , tặng huynh đệ 2 thẻ .
mời huynh đệ tham khảo link dưới đây :

http://www.luongsonbac.com/forum/showthread.php?t=12744

haiminh
17-08-2007, 10:11
nhanh+chinh xac+manh=ka hiện đại
nhanh+chính xác+manh+hiểm=ka cổ