PDA

View Full Version : Luyện Tập Thiếu Lâm Dịch Cân Kinh - Ðạt Ma Dịch Cân Kinh


rack
06-05-2005, 10:08
Năm 917 (sau Tây lịch) Ðạt Ma Sư Tổ từ Ấn Ðộ sang Trung Hoa thuyết pháp và truyền giáo, sau ở lại Trung Sơn, Hà Nam xây dựng chùa Thiếu Lâm, đã có nhiều đệ tử nhập môn học Phật để mai sau đi truyền giáo. Ông nhận thấy nay đem một tín ngưỡng đi truyền tụng có khi trái với tín ngưỡng cũ của dân bản xứ, dễ xảy ra xung đột, do vậy các đệ tử của ông vừa lo học lý thuyết Phật pháp vừa phải luyện võ để tự vệ (môn phái Thiếu Lâm xuất hiện và tồn tại đến ngày nay).

Nhiều người xin nhập môn nhưng thể lực kém không thể luyện võ được, Tổ sư bèn truyền đạt một phương pháp luyện tập được gọi là Ðạt Ma Dịch Cân Kinh để chuyển biến thể lực yếu kém thành mạnh khỏe. Cách tập đơn giản nhưng hiệu quả lớn vì tiêu trừ được các bệnh tật.

Ngày nay người ta nghiên cứu là phương pháp này chữa được rất nhiều bệnh, ngay cả bệnh ung thư cũng khỏi và bây giờ người ta áp dụng lý thuyết KHÍ HUYẾT của Ịông y để chứng minh. Sức khỏe con người liên quan chặt chẽ với khí huyết, về kiểu này thì ta thấy rõ ràng.

Trong Ðông y, cái gọi là huyết thì không thể hạn chế và tách ra từng mặt như máu loãng hay đặc; hồng cầu nhiều hay ít, sắc tố như thế nào... mà nghiên cứu, mà dùng cách nhìn nhận toàn diện của quá trình sinh lý và hóa trình tuần hoàn của huyết mà xem xét.

Lý luận của Ðông y, triết lý vững vàng, mang tính khái quát rất cao, do vậy vấn đề khí huyết tất nhiên không có sự cô lập như lấy một giọt máu không có sức sống hoặc một bầu máu tách rời khỏi cơ thể mà cần phải phân tích đến trạng thái vận động quá trình sinh lý và các mối liên hệ khác.

Về khí cũng vậy, hào khí (là khí người hào hiệp, không hề lay động khi đã quyết định). Người xem tướng giỏi là người rành xem khí sắc Thiên vị khí (Prâna) có trong khí trời nếu không được trải rộng ra khắp cơ thể thì sinh bệnh hoạn. Cho nên cái khí của Ịông y không bác bỏ cái khí trong không khí, vì vậy nó mang nội dung có tính khái quát rộng lớn hơn.

Ta hít không khí vào phổi, ăn thực phẩm vào dạ dày, ruột hấp thu chất dinh dưỡng, các chất ấy là không khí được đưa đến tế bào của thân thể để có được oxy hóa và sinh ra nhiệt năng đồng thời cũng đưa ra những khí thải và thức ăn thải từ các tế bào trên cơ thể thu hồi và bài tiết ra ngoài.

Tuần hoàn tốt phát huy tác dụng tốt của máu thì quá trình sinh lý của cơ thể con người tự nhiên thịnh vượng ra, sinh hoạt sức khỏe con người đương nhiên được bảo đảm.

Cho nên trong lý thuyết khí huyết không thể đơn độc chỉ có huyết mà không có khí và ngược lại, trong Ðông y cho rằng mâu thuẫn chủ yếu trong cơ thể con người là ÂM DƯƠNG mà đó cũng là khí huyết (Âm là huyết, Dương là khí).

Luyện Dịch Cân Kinh là làm cho khí huyết hoạt động điều hòa nên có tác dụng chữa bệnh tốt.

Áp dụng Dịch Cân Kinh để chữa bệnh ung thư, người xưa dùng dưỡng tâm, nay kết hợp với luyện Dịch Cân Kinh đã chữa khỏi hẳn bệnh ung thư. Tác dụng của thuốc là rút ngắn thời gian điều trị chứ không có tác dụng chữa bệnh, nói như người xưa là "mạch máu đưa đi."

Trong một đơn vị quân đội chẳng hạn, cùng sinh hoạt như nhau, cùng ăn một bữa ăn lại có người đi kiết, đi tả, nhưng có người chẳng sao. Ðấy là nhờ mạch mau thông thương đã giúp cho cơ thể thải độc tốt. Vậy luyện Dịch Cân Kinh là chính.

Nay ta thử phân tích bệnh ung thư là gì?

Người xưa chia bệnh ung thư làm hai loại là Âm Thư và Dương Thư. Do đó đã có câu: "Dương Thư dễ lành, Âm Thư khó trị."

Dương Thư thì ai cũng biết là cái nhọt mọc ở ngoài, chín rồi vỡ, có máu mủ, ngòi mủ xanh dán cao là hết. Âm Thư là cái mụt bên trong cơ thể, có khi rắn như đá. Nguyên nhân đều do sự kết tụ của khí huyết làm trở ngại và tắt kinh lạc, do vậy các phế vật trong cơ thể cần thải mà không thải ra được. Vì máu lưu thông chậm nên các chất keo, dịch, gan, các chất khô... không đủ nhiệt năng nên công năng của máu giảm sút không thể thải được những chất không cần thiết trong cơ thể ra ngoài.

Luyện Dịch Cân Kinh, tay vẫy đúng phép, miệng, dạ dày mở, máu mới sinh ra nhiệt năng đầy đủ, các vật chèn ép làm mất thăng bằng trong cơ thể bị xóa bỏ thì mới khỏi bệnh.

Vậy theo Dịch Cân Kinh, cơ hoành lên xuống dễ dàng, ruột, dạ dày, thận tiếp được khí nên gây được tác dụng hưng phấn. Khi chức năng của máu tăng thì giúp được việc tống cựu nghinh tân tốt, khí huyết thăng bằng là khỏi bệnh. Một số người sau đây đã luyện tập Dịch Cân Kinh có hiệu quả:

- Cụ Quách Chu, 78 tuổi, phát hiện u ở não và ở phổi. Luyện tập ngày 3 buổi, mỗi buổi 1,800 lần. Tập đều sau ba tháng thì tan khối u, khỏi bệnh.

- Ông Trương Công Phát, 43 tuổi, phát giác ung thư máu, luyện tập Dịch Cân Kinh ngày 3 buổi, mỗi buổi 4,800 lần (có dùng dưỡng tâm can), sau ba tháng khỏi bệnh. Ðã ba năm nay vẫn khỏe mạnh.

- Cụ Từ Mạc Ðính, 60 tuổi, ung thư phổi, và bán thân bất toại. Luyện tập sau ba tháng thì hết bán thân bất toại, kiểm tra khối u cũng tan mất.

Nguyên nhân bệnh ung thư trên thế giới đang bàn cãi, ngay thuốc dưỡng tâm can cũng không phải là thuốc đặc hiệu chữa trị mà là giúp tim hoạt động tốt để thải chất độc.

Vì quá trình sinh lý cơ thể con nguời là một quá trình phát triển, nó mang một nội dung đấu tranh rất phức tạp qua giữa cái sống và sự chết, giữa lành mạnh và bệnh tật, giữa già háp và trẻ dai. Nhưng kết quả cuộc đấu tranh là các nhân tố nội tại quyết định chứ không phải do hoàn cảnh bên ngoài.

Vậy cơ thể con người là một chỉnh thể hoạt động. Trong vận động các lục phủ ngũ tạng đều dựa vào nhau tức là tương sinh, ức chế lẫn nhau tức là tương khắc. Nhưng khí huyết có tác dụng đến khắp các lục phủ ngũ tạng, cho nên việc phát sinh bệnh ung thư cũng do khí huyết lưu thông không chu đáo mà ra. Ðông y đã xác định là cuộc đấu tranh của cơ thể với bệnh ung tư là một cuộc đấu tranh nội bộ ở cơ thể con người. Từ đó mà xây dựng quan điểm cho rằng bệnh ung thư là bệnh chữa được.

Ðương nhiên bệnh tật do sự trì trệ khí huyết mà có lại làm cho hao tổn thêm khí huyết. Vậy, công việc luyện tập cho khí huyết thay đổi là tự chữa được bệnh. Từ đó mà tạo được lòng tin vững chắc của người bệnh đối với việc tự chữa bệnh ung thư, để tập trung tinh thần và ý chí đầy đủ để luyện tập Dịch Cân Kinh, vì phương pháp này thay đổi và tăng cường khí huyết. Nó cũng chữa được bệnh trĩ nội và trị ngoại. Ông Hà Thúc Nguyên bị trĩ nội và chứng đầy bụng, chỉ tập một tháng là khỏi. Luyện tập Dịch Cân Kinh thấy ăn tốt, ngủ ngon là việc phổ biến tốt, đã làm tăng sức khỏe các bệnh nhân nói chung và chữa được nhiều chứng bệnh như: - Suy nhược thần kinh - Cao huyết áp - Bệnh tim các loại - Bán thân bất toại - Bệnh thận - Hen suyễn, lao phổi - Trúng gió méo mồm, lệch mắt.

Ðông y cho rằng vấn đề cơ bản của bệnh tật là do khí huyết (Âm, Dương) mất thăng bằng mà sinh ra. Luyện Dịch Cân Kinh là giải quyết vấn đề này, nên đối với đa số các loại bệnh, nhất là bệnh mãn tính, đều có thể chữa được cả.(tn)

rack
06-05-2005, 10:12
Phương pháp luyện Dịch Cân Kinh

Ðầu tiên là nói về tư tưởng:

- Phải có hào khí, nghĩa là phải có quyết tâm luyện tập cho đến nơi đến chốn, vững vàng, tin tưởng không vì lời bàn ra tán vào mà chán nản bỏ dở.
- Phải lạc quan, không lo sợ đang mang bệnh mà mọi người gọi là hiểm nghèo, phải tin tưởng rằng mình sẽ thắng bệnh do việc luyện tập Dịch Cân Kinh.

* Tư thế:

1) Lên không, xuống có: Trên phải không, dưới nên có. Ðầu treo lơ lửng, miệng không hoạt động, bụng phải mềm, lưng thẳng, thắt lưng mềm dẻo, hai cánh tay phải vẫy, cùi chỏ thẳng và mềm, cổ tay mềm, hai bàn tay ngửa ra phía sau xòe ra như cái quạt. Trong khi vẫy, hậu môn phải thót, gót chân lỏng, hậu môn phải chắc, bàn chân phải cứng, các ngón chân bám chặt như bám trên đất trơn. Ðây là những qui định cụ thể của các yêu cầu cơ bản khi tập luyện Dịch Cân Kinh.

Dựa theo yêu cầu này, khi tập vẫy tay thì từ cơ hoành trở lên phải giữ cho được trống không, buông lỏng, thảnh thơi, đầu không nghĩ ngợi lung tung, chỉ chú ý vào việc luyện tập, xương cổ buông lỏng để có cảm giác như đầu treo lơ lửng, mồm giữ tự nhiên (không mím môi), ngực trên buông lỏng để phổi tự nhiên. Hai cánh tay để tự nhiên giống như hai mái chèo gắn vào vai. Từ cơ hoành trở xuống phải giữ cho chắc đủ sức căng, bụng dưới thót vào, hậu môn nhích lên, mười ngón chân bám sát mặt đất, gót chân để phẳng lên mặt đất, bắp chân trong trạng thái căng thẳng, xương sống thẳng như cây gỗ. Khi vẫy tay nhớ nhẩm câu: "lên có, xuống không." Nghĩa là lấy sức vẫy tay về phía sau (lên), khi tay trả lại phía trước là do quán tính, không dùng sức đưa tay ra phía trước (xuống).

2) Trên ba dưới bảy: Là phần trên để lỏng độ ba phần khí lực, phần dưới lấy gân sức bảy phần khí lực. Vấn đề này quán triệt đầy đủ thì hiệu quả sẽ tốt.

3) Mắt nhìn thẳng: Không nghĩ ngợi gì cả, miệng nhẩm đếm lần vẫy.

* Các bước tập cụ thể như sau:

a) Ðứng hai bàn chân bằng khoảng cách hai vai.
b) Hai cánh tay duỗi thẳng theo vai, các ngón tay xòe thẳng, lòng bàn tay quay ra sau.
c) Bụng dưới thót lại, lưng thẳng. Bụng trên co lại, cổ để lỏng, đầu và miệng bình thường.
d) Các đầu ngón chân bám trên mặt đất, gót sát đất, bắp chân và đùi chân căng thẳng.
e) Hai mắt chọn một điểm đằng xa làm mục tiêu để nhìn, không nghĩ ngợi lung tung, luôn chú ý vào các ngón chân đang bám đất. Ðùi vế bắp chân cứng. Thót hậu môn thật chặt và nhẩm đếm.
i) Dùng sức vẫy hai tay về phía sau, khi trả hai bàn tay lại phía trước, chú ý để nó buông theo quán tính, tuyệt đối không dùng sức. Tuy nhiên chân vẫn lấy gân cứng lên, hậu môn vẫn thót và co lại không lơi lả.
g) Vẫy tay từ 200, 300, 400, 500, 600, 700 lần, dần dần tăng lên tới 1,800 lần vẫy, (1,800 ước chừng 30 phút).
h) Phải có quyết tâm đều đặn tập trung vào sự luyện tập, không nôn nóng tập nhanh, tập nhiều vì dục tốc bất đạt. Nhưng cũng không tùy tiện bữa tập nhiều, bữa ít hoặc nghỉ tập, vì như vậy sẽ làm mất lòng tin trong luyện tập, khó có hiệu quả.

Bắt đầu tập luyện cũng không nên làm tổn thương các ngón chân (sau buổi tập vuốt ve các ngón chân mỗi ngón 9 lần). Nôn nóng muốn khỏi bệnh này mà dùng nhiều sức sẽ không đem lại kết quả. Có quyết tâm nhưng phải từ từ tiến dần mới đúng cách, mới kết quả tốt. Nếu tinh thần không tập trung, tư tưởng phân tán thì khí huyết loạn xạ, và không chú ý đến "trên nặng, dưới nhẹ" là sai hỏng.

Khi đã vẫy tay đến 600 lần trở lên thường có trung tiện (đánh rắm), hắt hơi, và hai chân nhức mỏi, toát mồ hôi, mặt nóng bừng... chỉ là hiện tượng bình thường đừng lo ngại. Trung tiện và hắt hơi là do nhu động của đường ruột tăng lên đẩy mạnh cơ năng tiêu hóa. Chân mỏi là do khí huyết dồn xuống cho hợp với vũ trụ là "thiên khinh địa trọng" (trên nhẹ dưới nặng), đấy là qui luật sinh hợp với vũ trụ: Thiên khinh địa trọng.

Sở dĩ bệnh gan là do khí huyết tạng gan không tốt gây nên khí bị tích lũy làm cho gan khó bài tiết, do đó ảnh hưởng đến ống mật và cả tì vị. Luyện Dịch Cân Kinh có thể giải quyết được vấn đề này, nếu sớm có trung tiện là hiệu quả tốt.

Về bệnh mắt, luyện Dịch Cân Kinh là có thể khỏi chứng đau mắt đỏ với các chứng đau mắt thông thường, cận thị, thậm chí được cả chứng dục thủy tinh thể. Trong nội kinh có nói mắt nhờ huyết mà nhìn được, khi khí huyết không dẫn đến các bộ phận của mắt, do vậy sinh ra các bệnh tật do mắt. Ðôi mắt là bộ phận thị giác cũng là bộ phận quan trọng của cơ thể.

Những phản ứng khi luyện tập Dịch Cân Kinh

Khi luyện tập, cơ thể sẽ có những phản ứng nhưng tất cả đều là hiện tượng thải bệnh, không nên lo nghĩ. Liệt kê 34 phản ứng thông thường và còn nhiều phản ứng không kể hết được:

1) Ðau buốt. 2) Tê dại. 3) Lạnh. 4) Nóng. 5) Ðầy hơi. 6) Sưng. 7) Ngứa. 8) Ứa nước giải. 9) Ra mồ hôi. 10) Cảm giác như kiến bò. 11) Giật gân, giật thịt. 12) Ðầu khớp xương có tiếng kêu lục cục. 13) Cảm giác máu chảy dồn dập. 14) Lông tóc dựng đứng. 15) Âm nang to lên. 16) Lưng đau. 17) Máy mắt, mi giật. 18) Ðầu nặng. 19) Hơi thở nhiều, thở dốc. 20) Nấc. 21) Trung tiện. 22) Gót chân nhức như mưng mủ. 23) Cầu trắng dưới lưỡi. 24) Ðau mỏi toàn thân. 25) Da cứng, da dày rụng đi (chai chân). 26) Sắc mặt biến đi. 27) Huyết áp biến đổi. 28) Ðại tiện ra máu. 29) Tiểu tiện nhiều. 30) Nôn, mửa, ho. 31) Bệnh từ trong da thịt bài tiết ra. 32) Trên đỉnh đầu mọc mụt. 33) Ngứa từng chỗ hay toàn thân. 34) Chảy máu cam.

Các phản ứng trên đây là do trọc khí bài tiết ra ngoài cơ thể, loại trừ các thứ ứ đọng gọi là bệnh tật. Khi có sự phản ứng là có sự xung đột giữa chánh khí và tà khí, nếu ta vẫn tập luyện sẽ sản sinh các chất bồi bổ có lợi cho chánh khí. Ta tập đúng cách và làm tăng sức đề kháng, nó đẩy cặn bã trong cơ, gan, thần kinh và các tế bào khác mà mạch máu lưu thông bình thường không thải nổi. Nhờ luyện tập Dịch Cân Kinh mà khí huyết lưu thông mới đưa nổi cặn bã ra ngoài nên sinh ra phản ứng. Vậy không nên lo sợ, cứ tiếp tục luyện tập như thường. Có một phản ứng hiển nhiên là khỏi một căn bệnh, cứ tập luyện đều đặn sẽ đạt hiệu quả tốt.

Luyện Dịch Cân Kinh đạt được 4 tiêu chuẩn sau:

- Nội trung: Tức là nâng cao can khí lên, then chốt là điều chỉnh tạng phủ. Lưu thông khí huyết. Thông khí sẽ thông suốt lên đến đỉnh đầu.

- Tứ trưởng tố: Tức là tứ chi phối hợp với các động tác theo đúng nguyên tắc theo luyện tập. Tứ trung tế song song với nội trung sẽ làm cho tà khí bài tiết ra ngoài, trung khí dồn xuống, cơ năng sinh sản ngày càng mạnh.

- Ngũ tam phát: Nghĩa là 5 trung tâm của nhiệt dưới đây hoạt động mạnh hơn lúc bình thường. Ðó là Bách hội: một huyện trên đỉnh đầu, Gio cung: huyệt ở hai bàn tay, Dũng tuyền: huyệt ở hai gan bàn chân.

Khi luyện tập, 5 huyệt này đều có phản ứng và hoàn toàn thông suốt Nhâm dốc và 12 kinh mạch đều đạt tới hiệu quả, nó làm tăng cường thân thể, tiêu trừ các bệnh nan y mà ta không ngờ.

- Lục phủ minh: Ðó là ruột non, ruột già, mắt, dạ dày, bong bóng, tam tiêu sẽ thông suốt, nghĩa là không trì trệ. Lục phủ có nhiệm vụ thâu nạp thức ăn, tiêu hóa, bài tiết được thuận lợi nếu không bị trì trệ, ứ đọng, cơ năng sinh sản có sức tiếp, giữ vững trạng thái bình thường của cơ thể tức là Âm Dương thăng bằng, cơ thể thịnh vượng.

Một số điều cần chú ý khi luyện tập

1) Số lần vẫy tay không dưới 800 lần. Từ 800 lần lên dần 1,800 lần (khoảng 30 phút) mới tới ngưỡng cửa của điều trị. Người bệnh nặng có thể ngồi mà vẫy tay, tuy nhiên phải nhớ thót hậu môn và bấm mười đầu ngón chân.

2) Số buổi tập: - Sáng thành tâm tập mạnh - Trưa trước khi ăn tập vừa - Tối trước khi ngủ tập nhẹ.

3) Có thể tập nhiều tùy theo bệnh trạng. Có bệnh nhân lên số vẫy tay tới 5, 6 ngàn lần trong mỗi buổi tập. Nếu sau khi tập thấy ăn ngon ngủ tốt, tiểu và đại tiện thấy điều hòa, tinh thần tỉnh táo, thì chứng tỏ số lần vẫy tay khi luyện tập là thích hợp.

4) Tốc độ vẫy tay. Theo nguyên tắc thì nên chậm. Bình thường thì vẫy 1,800 lần hết 30 phút. Vẫy lúc sau hơi nhanh hơn lúc đầu một chút, khi đã thuần thì vẫy hẹp vòng. Bệnh nhẹ thì nên vẫy nhanh và dùng sức nhiều hơn. Bệnh nặng thì nên vẫy hẹp vòng và chậm, bớt dùng sức. Vẫy tay nhanh quá làm cho tim đập nhanh mau mệt, mà chậm quá thì không đạt tới mục đích. Vì luyện tập là cần có mạch máu lưu thông.

5) Khi vẫy tay dùng sức nhiều hay ít (nặng hay nhẹ): Vẫy tay là môn thể dục chữa bệnh chứ không phải môn thể thao khích biệt. Ðây là môn thể dục mềm dẻo, đặc điểm của nó là dụng ý không dùng sức, nhưng nếu vẫy tay nhẹ quá cũng không tốt, bởi vì bắp vai không lắc mạnh thì lưng và ngực không chuyển động nhiều, tác dụng sẽ giảm đi. Vẫy tay không chỉ có chuyển động cánh tay mà chính yếu là chuyển động hai bắp vai. Bệnh phong thấp thì nên dùng sức ở mức nặng một chút. Bệnh huyết áp thì dùng sức ở mức nhẹ và vẫy tay chậm.

Nói tóm lại, phần lớn tự mình nắm vững tình trạng, phân tích các triệu chứng sau khi nghe sự nhận xét của mọi người, tự mình cảm nhận sự biến chuyển trong cơ thể: nhanh nhẹn, hồng hào, tươi tỉnh hay là xấu hơn trước. Tự mình suy nghĩ rồi quyết định cách tập trên nguyên tắc là tập thế nào cho cảm thấy thoải mái, dễ chịu là đúng và tốt nhất. Ðông y cho rằng động tác nhẹ là bổ ích (ích lợi cho cơ thể), động tác mạnh là loại bỏ các chất cặn bã có hại cho cơ thể (tức bệnh tật). Lý luận này đang được nghiên cứu.

6) Khi vẫy tay về phía sau dùng sức 7 phần, khi trả tay về phía trước thuộc về quán tính còn chừng 5 phần.

7) Ðếm số lần vẫy tay: Ðếm không phải để nhớ mà có tác dụng làm cho đầu óc bình tĩnh, có tác dụng tốt cho não được căng thẳng và không nghĩ ngợi lung tung. Chân Âm được bồi dưỡng.

8) Hoàn cảnh khi luyện tập (nơi chốn): Không có khác biệt, ở nơi đâu cũng tập được, dĩ nhiên nơi nào có không khí trong lành và yên tĩnh vẫn tốt hơn.

9) Trước và sau khi tập: Trước khi tập đứng bình tĩnh cho tim được thoải mái, đầu óc được yên tĩnh để chuyển hóa về sinh lý và tâm lý. Ta có thể làm những động tác nhẹ nhàng thoải mái như trong môn khí công. Sau khi tập cũng phải bình tĩnh vê 10 đầu ngón tay và 10 đầu ngón chân đủ 9 lần. Người không đủ bình tĩnh nên cần chú ý đến điểm này.

10) Luyện tập Dịch Cân Kinh đúng phép: Sau khi tập thấy ngứa và bụng nhẹ nhàng, hơi thể điều hòa, mắt sáng, nước giải ứa ra nhiều, đại tiện dễ dàng, ăn ngon ngủ tốt, tinh thần tỉnh táo, bệnh tật bớt dần, thì đó là đã luyện tập Dịch Cân Kinh đúng phép. Sau khi tập đại đa số thấy có phản ứng nhưng về hiệu quả thì rất khác nhau. Nguyên nhân chính là khi tập, tư thế có thích hợp với người tập hay không.

11) Khi tập cần chú ý đến các điểm sau đây:

- Nửa thân trên buông lỏng (thượng hư)
- Nửa thân dưới giữ chắc, căng mạnh (hạ thực)
- Khi tay trả lại phía trước không dùng sức (nhẹ)
- Tay vẫy về phía sau dùng sức (nặng, mạnh)
- Mỗi lần tập tăng dần số lần vẫy tay
- Tập ngày 3 buổi kiên quyết tự chữa bệnh cho mình

12) Sự liên quan giữa tinh thần và hiệu quả khi tập luyện: Hết lòng tin tưởng, kiên quyết tới cùng. Tập đủ số lần nhất định, tập thường xuyên thì hiệu quả rất tốt. Nếu khi tập khi nghỉ, không đủ số lần tập nhất định, trong lòng còn nghi hoặc, bị động theo dư luận, thấy phản ứng lo sợ vội bỏ tập thì nhất định không hết quả.

13) Vẫy tay có sinh ra bệnh gì không? Có thể sinh bệnh do tư thế không đúng và làm sai nguyên tắc. Nhưng trong trường hợp này cũng hạn hữu không tới 1%.

14) Khi tập phải tránh đứng đầu ngọn gió cả mùa hè lẫn mùa đông.

Tóm lại cần lưu tâm vào những điều sau:

- Khi tập luôn luôn bám chặt các ngón chân vào mặt đất.
- Thót hoặc co hậu môn thật mạnh để giữ thế "thượng thư hạ thực."
- Vẫy tay từ ít tới nhiều và phải đạt 1,800 lần mới có hiệu quả.
- Khi gặp phản ứng đừng ngại, đó là diễn biến tốt, cứ tập số lần như cũ. Khi hết phản ứng hãy tăng số lần vẫy tay lên.
- Giữ vững lòng tin, kiên trì quyết tâm tin tưởng, tập luyện tới cùng, chắc chắn sẽ đẩy lùi các bệnh tật ta đang mắc phải.
- Luyện tập Dịch Cân Kinh không chỉ chữa khỏi bệnh mà còn là một phương pháp phòng bệnh rất hữu hiệu.

rack
06-05-2005, 10:16
Ðạt Ma Dịch Cân Kinh
Thế 1 - Vi Ðà Hiến Chử (1)

http://www.vietky.com/DongY/DichCanKinh/images/DCKinh6.gif

Tư thế:

Ðứng thẳng người, hai chân dang rộng bằng tầm vai, hai tay đặt trước ngực, như đang ôm một quả cầu (xem hình 1).

Cách tập:

Thở tự nhiên nhẹ nhàng, toàn thân buông lỏng. Khẽ ngậm miệng, răng kề răng, chót lưỡi hơi cong lên đáp vào chỗ giữa răng và nướu hàm trên. Nét mặt tươi, trụ tâm vào Ðan điền.

Ðứng bhư vậy từ 5 đến 10 phút.

Lưu ý:

Trong khi tập, nếu kết hợp thêm đứng tấn, thì hiệu quả càng cao. Mức độ đứng tấn cao hay thấp nên tùy thuộc tình trạng sức khỏe của bạn mà lựa chọn.

Vi Ðà Hiến Chử ta tạm hiểu là Vi Ðà Bồ Tát hiến dâng lễ vật lên đấng Thế Tôn.


Thế 2 - Vi Ðà Hiến Chử (2)

http://www.vietky.com/DongY/DichCanKinh/images/DCKinh7.gif

Tư thế:

Tiếp theo thế trên, hai tay dang rộng qua hai bên, đặt ở độ cao bằng tầm vai, lòng bàn tay xoay về phía trên (xem hình 2).

Cách tập:

Như ở tư thế 1, thời gian ngắn hơn, tập từ 2 đến 5 phút và trụ tâm vào hai lòng bàn tay.

Lưu ý:

Nên dùng cách tự kỷ ám thị bằng hai câu tâm niệm như sau:

Toàn thân thà lỏng

Tinh thần yên tĩnh

Nhẩm đọc 3 lần trong đầu để giúp việc nhập tịnh được tốt.

Khi tập nên kết hợp thêm sự hơi nhóm mười đầu ngón chân lên và giữ như vậy suốt quá trình tập và khi tập nên để tâm vào hai bàn tay và mười đầu ngón chân thì hiệu quả càng tốt





Thế 3 - Vi Ðà Hiến Chử (3)

http://www.vietky.com/DongY/DichCanKinh/images/DCKinh8.gif
Tư thế:

Tiếp theo thế ở trên, hai tay đưa cao lên trên đỉnh đầu thành hình chữ "U" hai bàn tay xoay ngửa lên phía trên (xem hình 3)

Cách tập:

Hai tay cố vươn lên cao, trong khi hai gót chân được nhấc cao lên để hổ trợ và bấm những ngón chân xuống đất đặng giữ cho cơ thể được thăng bằng, và ngẩng mặt lên nhìn đôi tay, kéo dài động tác này trong vòng 1/2 phút..

Lưu ý:

Phương pháp thở trong khi tập của thế này như sau:

Hít bằng mũi gom khí vô đầy ngực, nghĩa là suốt quá trình 1/2 phút đồng hồ trong tư thế vươn tay ngẩng mặt và nhấc gót, các bạn chỉ thực hiện một động tác hít hơi mà thôi, các bạn tính thời gian bằng cách đếm nhẩm từ 1 đến 30, vị chi là 30 giây đồng hồ.



Khi đếm đến số 30 đoạn thở hơi bằng miệng, đồng thời xoay mặt trở xuống nhìn thẳng phía trước như cũ hạ tay và gót chân xuống để chuẩn bị cho thế tập tiếp theo. Người mới tập chưa điều phục được hơi thở chỉ nên tập thế này trong thời gian 15 giây.

rack
06-05-2005, 10:39
Trích Tinh Hoán Ðẩu

http://www.vietky.com/DongY/DichCanKinh/images/DCKinh9.gif

Tư thế:

Tiếp theo cách tập trên, ở tư thế này ta đưa tay trái quàng về phía sau lưng, đặt lòng tay úp xuống phía dưới, bán thân trên hơi xoay về hướng bên trái, tay mặt đưa lên cao, lòng bàn tay ngửa lên trời. Ðầu xoay lên đưa măt nhìn vào bàn tay mặt (xem hình 4a).

Cách tập:

Từ từ hít khí đưa vô lồng ngực trong khi dùng lực đẩy bàn tay trái xuống phía dưới và đẩy bàn tay mặt lên trên cao. Ngước mắt nhìn bàn tay mặt, động tác này kéo dài 30 giây.

Sau khi giữ như trên hội đủ 30 giây ta thở hơi ra bằng mồm và tập lại một lần nữa nhưng với động tác ngược lại, cụ thể là tay mặt quàng về phía sau lưng, tay trái đưa lên cao, bán thân trên quay về phía mặt và mắt thì nhìn lên bàn tay trái (xem hình 4b).

Cũng với thời gian 1/2 phút, sau đó thở ra bằng miệng và hạ tay xoay người lại như bình thường để tập tiếp sang thế sau. Ta tạm hiểu "trích tinh hoán đẩu" nghĩa là dời sao đổi ngôi.


Ðảo Duệ Ngưu Vĩ

http://www.vietky.com/DongY/DichCanKinh/images/DCKinh10.gif
Thế này cũng có hai cách tập, ta tạm gọi là cách tập bên hữu và cách tập bên tả. Ta phải tập cả hai cách. Sau đây là tư thế và cách tập bên hữu:

Tư thế:

Chân phải bước lên phía trước một bước thành tẩu mã tấn, tay mặt co lại nơi cùi chỏ, đưa lên trước mặt và bàn tay nắm lại đặt ngang tầm mắt. Tay trái đưa ra phía sau, bàn tay cũng được nắm lại (xem hình 5a).

Cách tập:

Hít hơi từ từ đưa khí vô đầy ngực, trong khi gồng sức xiết chặt hai tay như đang tóm đuôi con trâu để kéo ngược nó trở lại vậy. Kéo dài động tác này hội đủ 30 lần đếm thì nhả sức và thở hơi ra bằng miệng. Sau đó làm lại bằng cách tập bên tả cũng với thời gian 30 giây (xem hình 5b).

Lưu ý:

Khi tập ta phải kết hợp sự tăng giảm lực và sự hít thở cho đồng bộ. Cụ thể là khi từ từ hít hơi thì ta đồng thời từ từ tăng lực gồng cánh tay lên và khi xả hơi thì ta từ từ nhả sức nơi cánh tay ra. Làm được như vậy, tinh khí thần dễ dàng hợp nhất với nhau.


Xuất Trảo Lượng Sí

http://www.vietky.com/DongY/DichCanKinh/images/DCKinh11.gif

Tư thế:

Tiếp theo thế trên, co chân trái về đứng ngang hàng với chân bên mặt và cách xa nhau bằng chiều rộng của vai, hai nắm tay thu về đặt ở hai bên cạnh sườn.

Cách tập:

Hít hơi từ từ, hai tay xòe ra, vận lực đẩy lên phía trước. Khi tới ngang tầm vai thì dừng một chút, đoạn thở hơi bằng miệng và thu hai tay về hai bên sườn như trước. Ðộng tác này làm 7 lần (xem hình 6).

Lưu ý:

Xuất trảo lượng sí có nghĩa là con đại bàng xòe cánh đưa móng vuốt về phía trước. Khi tập, lúc từ từ hít hơi nên kết hợp làm động tác bấm những ngón chân xuống đất hơi co hậu môn lên, ngậm miệng, co lưỡi, răng kề răng và khi xả hơi thì nhả các ngón chân lỏng ra, hậu môn không co lên nữa, cũng như toàn thân phải được thả lỏng.

rack
06-05-2005, 10:47
Bạt Mã Ðao

http://www.vietky.com/DongY/DichCanKinh/images/DCKinh12.gif
Thế này có tên gọi là rút mã tấu, có hai cách tập cho bên hữu và bên tả. Phải tập cả hai bên.

Cách tập bên hữu

Tư thế:

Tay mặt đưa lên vòng qua phía sau, ôm vào đầu, các ngón tay phủ lên tai bên trái, tay trái đặt ở phía sau lưng, xòe tay ngửa lên trên (như hình 7a).

Cách tập:

Dùng mũi hít từ từ và sâu, tay mặt dùng sức kéo bộ đầu xoay về phía sau, trong khi cổ ra sức chống lại để giữ cho bộ đầu xoay về hướng trước, trong khi đó tay trái dùng sức đưa lên cao. Giữ động tác có các lực đối kháng nhau như trên trong suốt thời gian 30 giây rồi xả hơi, nhả sức và thả lỏng toàn thân để rồi tiếp tục sang cách tập bên trái (xem hình 7b).


Tam Bàn Lạc Ðịa

http://www.vietky.com/DongY/DichCanKinh/images/DCKinh13.gif
Tư thế:

Hai chân đứng dang rộng hơn so với các thế trước, đầu gối hơi quỳ xuống, hai bàn tay xòe ra úp xuống phía dưới và đặt ở vị trí mé ngoài và cao hơn đầu gối (xem hình 8).

Cách thở:

Thở tự nhiên, ngậm miệng, cắn răng, co lưỡi, co hậu môn và bấm mười ngón chân xuống đất đưa sức vào hai bàn tay đang xòe ra như tóm lấy mặt đất. Trừng mắt ngó về phía trước, kéo dào 39 giây đồng hồ, sau đó tập tiếp 3 lần động tác sau: hít hơi vô ngực, lật ngửa bàn tay đưa lên trên như đang nâng vật nặng lên vậy. Kết hợp với hai chân từ từ đứng thẳng lên, khi đưa tay lên tới ngang tầm vai đoạn xả hơi, lật tay đẩy xuống đất, như đẩy hai cái cọc cây thụt xuống đất vậy. Kết hợp cùng hai chân từ từ hạ xuống trở về tư thế như trong hình số 8.

"Tam Bàn Lạc Ðịa" có nghĩa là thượng bàn, trung bàn và hạ bàn của thân thể đều hạ thấp xuống phía dưới.

Thanh Long Thám Chảo

http://www.vietky.com/DongY/DichCanKinh/images/DCKinh14.gif
Tên của thế thứ 9 này có nghĩa là: rồng xanh đưa móng dò xét. Có hai thế tập cho phía bên mặt và trái, phải tập cả hai cách cho đều.

Tư thế:

Tiếp theo thế trên, đứng thẳng người, hai chân thu hẹp về đứng rộng bằng vai, tay trái thu lại thành quyền đặt ở mé sườn bên trái, tay mặt đưa thẳng ra hướng trước chếch về mé tả, năm ngón xòe ra như móng con rồng xoay mặt về mé hữu (xem hình 9a).

Cách tập:

Hít hơi từ từ vô bụng, trong khi tay trái gồng sức như co về phía hậu. Còn tay mặt cố vươn tới trước về mé tả. Ðôi mắt liếc nhìn bàn tay mặt. Kéo dài 30 giây sau đó xả hơi và đảo ngược động tác thành tư thế của cách tập bên trái (như hình 9b) và làm như trên, cũng với thời gian 30 giây.





Ngạ Hổ Phách Thực

http://www.vietky.com/DongY/DichCanKinh/images/DCKinh15a.gifhttp://www.vietky.com/DongY/DichCanKinh/images/DCKinh15b.gif
Thế này được gọi là thế hổ đói vồ mồi. Có hai các tập cho mé bên hữu và bên tả. Ta tập theo cách bên hữu trước.

Tư thế:

Chân phải bước lên trên một bước, cúi người xuống để mười đầu ngón tay tỳ xuống đất. Ngẩng đầu mắt ngó về đằng trước. chân trái ở phía sau duỗi thẳng và nhấc gót lên, tư thế nom như con hổ rình mồi (xem hình 10a)

Cách tập:

Từ từ hít khí vô ngực, gồng hai cánh tay, trụ tâm dùng sức tỳ mười đầu ngón tay xuống đất, trừng mắt ngó về phía trước mặt. Kéo dài như trên khoảng thời gian 30 giây rồi xả hơi bằng miệng và nhả sức, toàn thân thả lỏng. Sau đó làm tíếp sang cách bên trái (xem hình 10b)

rack
06-05-2005, 10:52
Ðả Cung

http://www.vietky.com/DongY/DichCanKinh/images/DCKinh16.gif
Ðả cung có nghĩa là cúi mình xuống.

Tư thế:

Hai chân đứng ngang hàng, dang rộng bằng vai, rồi giữ thằng chân và cúi gập người về đằng trước, hai tay ôm lấy phía sau bộ đầu (xem hình 11).

Cách tập:

Hít từ từ và sâu trong khi hai chân cố đứng thẳng, hai tay đẩy bộ đầu về phía háng, tập như trên trong vòng 30 giây, rồi dùng miệng xả hơi, đứng tẳng người lên, toàn thân buông lỏng.





Diệu Vĩ (Lắc đuôi)

http://www.vietky.com/DongY/DichCanKinh/images/DCKinh17.gif
Tư thế:

Cúi người chân giữ thẳng hai tay thả xuống dưới (xem hình 12)

Cách tập:

Thở tự do, ngẩng mặt nhìn về phía trước, chân cố giữ cho thẳng, hai tay vươn xuống cố chạm đầt, đoạn nhấc tay lên rồi chạm xuống đất, lập lại như vậy 21 lần.

Bạn nào thấy tập như trên khó thì tập theo cách như sau:

Hai chân cố giữ cho thẳng, đầu cúi xuống nhấc gót chân lên và đưa hai tay xuống cố chạm đất. Khi nhấc tay lên thì hạ gót xuống làm động tác chạm tay xuống đất 21 lần. Ðây là thế tập cuối cùng. Khi tập xong nên đi bách bộ năm, ba phút.

Lưu ý:

Khi tập "Ðạt Ma Dịch Cân Kinh" đa số động tác theo yêu cầu phải tập trung trong vòng 1/2 phút. Thật ra không cần phải bó buộc như vậy. Ðối với người mới tập, còn yếu chưa quen chỉ nên tập với thời gian ít hơn 1/2 phút cho mỗi động tác. Bắt đầu từ 5 giây rồi 10 giây đồng hồ tăng dần lên tới 1/2 phút, như thế gọi là "tuần tự tiệm tiến". Tập như vậy mới khoa học, phù hợp thực tế và có kết quả tốt.

tienhd
03-04-2006, 12:01
Huynh đài có thể cho đệ biết tài liệu này huynh lấy ở đâu không? Vì đệ rất muốn tập nhưng vẫn chưa dám vì không biết có phải là bản cổ hay không??? Nếu luyện tập sai thì sẽ rất nguy hiểm. Dù sao cũng rất cảm ơn huynh. Mong được thảo luận nhiều hơn nữa về vấn đề này.

leminhtoan
01-06-2011, 17:04
Huynh Rack nên ghép lại thành cái Ebook đi ==!
hình die hết trơn
==!

ngaykhonganh
02-06-2011, 07:14
Cũng hay ghê,cái này đệ cũng đang tập,cho đệ hỏi sao đệ khi hít thở khoảng vài chục cái thì có hiện tượng như kiến bò và tê tê ở nhiều phần như chân và tay ấy nhỉ ? như thế có sao không ạ ? Đệ bị bệnh ở chân à.

Tam Diệu Thần Quân
03-08-2011, 11:43
nên có thêm hình nữa huynh đệ ơi chứ nói thế cũng ít ng hiểu lắm