PDA

View Full Version : Dương-gia thái-cực quyền 37 thức


rack
16-04-2005, 10:53
Dự-bị thức
(Mặt hướng Bắc)
http://i4.photobucket.com/albums/y105/thanh_cuoi/thaicucquyen/taichi-dubi.jpg
Dự bị thức Thái-Cực Quyền (TCQ) là thế đứng nền tảng, là hỗn-nguyên trạng công tức là công-phu đứng lúc chưa chia âm dương, chưa phân Hư-Thực. Ðây là lúc còn đứng thẳng, thể-trọng còn dồn cho cả hai chân, thoải mái trong thề thư-giãn đứng và sắp sửa di-chuyển trọng-tâm.

Ðem thể-trọng dồn cho chân phải; chân này thành Thực, hơi rùn xuống. Chân trái biến thành Hư, gót trái hơi nhón lên (Hình C1). Ðồng thời hai cổ tay và chỏ hơi cất lên. Cánh tay thành hình cây cung ( Hình F1).

Cất bàn chân trái lên, đưa chân trái sang trái một bước,đạp thẳng, mũi chân nhìn về trước mặt (Bắc). Chuyển thể-trọng cho chân trái; chân này thành Thực (Hình C2).Tiếp theo mũi bàn chân phải cất lên quét qua trái và khi song song với bàn chân trai thì đạp xuống. Khoảng giữa hai bàn chân rộng bằng tầm vai. Cả hai chân đều Thực.

Ðây là trạng-thái Thái-Cực chưa chia Âm-Dương, hay "Hỗn-nguyên vô-cực" và cũng là trạng-thái Song-trọng (Hình P1).

CHÚ Ý

Khi chân phải rùn xuống, hai tay giữ Nguyên Không (ở nguyên vị-trí cũ trong không-gian) nên tụ nhiên là hai cùi chỏ sẽ hơi cong. (Nếu tay không giữ thế Nguyên Không mà cũng trùng xuống theo người thì khi chân rùn xuống cánh tay vẫn thẳng.) Hai lưng bàn tay hơi cong, hướng về phía trước, lòng bàn tay nhìn xuống, hơi mở. Các ngòn tay hơi nổi lên, hướng về phía trứơc, không nghênh ngang, không khép nép.


Lúc đứng lên đầu phải ngay ngắn, mắt nhìn về phía trước, nhãn thần nên thu-liễm, tai lắng nghe hơi thở, lưỡi liếm vòm miệng, miệng ngậm môi khép, vai chùn chỏ thõng, ngực ngậm để cho khí rót xuộng đan-điền. Trong ngoai đều buông xả, toàn thân chỗ nào cũng cởi mở, một mực tự nhiên, lỏng lẻo. Duy từ huyệt Vĩ-lư (hậu-môn) dến đỉnh đầu phải có ý-khí thông suốt với nhau cốt sao cho trong (tâm-tưởng) và ngoài (thể-chấùt) được hợp nhất. Luyện tập về THỂ (bản-chất) và DỤNG (ứng-dụng) đều bắt đầu từ trạng thái này.

Công-phu luyện tập Thái-cực-qưyền cũng bắt đầu từ đây. Người mới tập nên thực-hành thế đứng này càng nhiều càng tốt.



Thức thứ nhất: KHỞI THẾ
(Mặt hướng Bắc)
http://i4.photobucket.com/albums/y105/thanh_cuoi/thaicucquyen/taichi01.jpg
Khởi-thế là bắt đầu tiến-trình Thái-Cực sinh Lưỡng-Nghi: Âm và Dương. Âm là hình, là ở dưới, là đất, cho nên bất động. Dương là khí (vô-hình), là ở trên, là trời, cho nên khinh, thanh (trong và nhẹ), nổi lên trên nên di-động một cách nhẹ nhàng.

1. Trước hết, lấy Ý dẫn KHÍ; khí trầm xuống đan-điền. Khí tràn-trề ở bên trong thân-thể thì tự nhiên hai tay theo khí mà nổi lên (phù). Như vậy là hành khí vận thân. Giai đọan này là Khí hợp thì hình khai (Hít sâu, tự nhiên hai tay vung lên).
2. Lúc hai tay chìm xuống (trầm) thì ngược lại là giai đoạn Hình hợp khí khai (Thở ra từ từ, tự nhiên hai tay rơi xuống).

Từ đây trở đi, việc hành khí vận thân, nổi chìm mở đóng (phù trầm khai hợp) đều chiếu theo nguyên-tắc "Khí hợp hình khai, hình hợp khí khai".

CHÚ Ý

Mục đich chính của thức này là buông lỏng cổ tay, bước đầu của trình tự khai quan đại tiết. Hết thức này thì cổ tay đã có tới 6 lần biến:
1. Từ lúc đứng thẳng ngay ban đầu và chuyển qua xong Dư-bị-thức cổ tay đã biến lần thứ nhất (lưng bàn tay cong, lòng bàn tay nhìn xuống).
2. Từ thức dự-bị trở đi lúc hai canh tay nổi lên , hai lưng cổ tay nhô lên, như từ trong nước nổi lên, các ngón tay rũ xuống là lần biến thứ hai (Hình P2)
3. Ðến khi hai cổ tay lên ngang tầm vai, các ngón tay theo khí duỗi ra, gân không căng không nhũn; đó là lần biến thứ ba (Hinh P3)
4. Lúc thu tay vào, cổ tay và chỏ xếp gấp lại trước ngực thì các ngón tay lại rũ xuống; dó là lần biến thứ tư (Hình P4).
5. Khi hai cánh tay sắp thả xuống, hai cổ tay như chìm vào trong nước, đầu ngón tay như nổi bồng bềnh trên mặt nước; đó là lần biến thứ năm(Hình P5).
6. Hai cánh tay chìm xuống đến ngang hông, ở hai bên đùi tức là trở về vị trí ban đầu của Khởi-thế, bàn tay lại giống như ở Dự-bị thức; đó là lần biến thứ sáu.

Tóm lại, việc chính yều ở Khởi-thế là vận động cổ tay. Giải quyết xong vấn đề buông lỏng ở thức này thì tiết thứ nhất của quan thứ nhất (cổ tay) đã khai-đạt. Từ rày trở đi khí ở cổ tay không bị nghẽn mà liền suốt, như được mỹ-hiệu-hóa bằng danh-từ Mỹ-nhân thủ (bàn tay ngọc).

rack
16-04-2005, 11:10
http://i4.photobucket.com/albums/y105/thanh_cuoi/thaicucquyen/taichi02.jpg
http://i4.photobucket.com/albums/y105/thanh_cuoi/thaicucquyen/taichi03.jpg
http://i4.photobucket.com/albums/y105/thanh_cuoi/thaicucquyen/taichi04.jpg

rack
18-04-2005, 08:19
http://members.fortunecity.com/hoai2/taichi04.jpg

Thức thứ sáu:LÃM TƯỚC VĨ - ÁN(Mặt hướng Ðông)
http://members.fortunecity.com/hoai2/taichi06.html
1. Liền dồn hết cả thể-trọng cho chân trái, gập gối tọa thực chân này. Ðồng thời hai tay theo eo thâu vào đến hai cạnh sườn, hai bàn tay phân ra hai bên, cách nhau một tầm vai, lòng bàn tay hướng về trước, hai chỏ gần sát thân mình. Ðây là thế ÁN VỀ (Hình P11, C13).

2. Chuyển thể-trọng cho chân phải, gập gối toạ thực. Chân trái theo eo duỗi thẳng ra. Ðồng thời hai tay cũng theo eo đẩy tới phía trứơc, đẩy từ dưới lên. Ðây là thế ÁN RA (Hình chính A6 và Hình chân C14).

CHÚ Ý

Nhớ là hai tay đẩy ra trước là nhờ động-đãng theo eo, chứ không phải là hai tay tự-động (bất động thủ)). Nói cách khác thì sau thức TÊ hai tay giữ vị-trí "nguyên thân", chỉ theo eo mà thâu về hay xô tới (không phải thẳng cánh xô ra, nhìn kỹ hình cánh tay gẫy).Cũng không nên quên là khi xô tới xô lui lưng vẫn thẳng chứ không nghiêng về phía trước. Lưng người biểu-diễn trong hai hình A6 và F7 đều thẳng.



Thức thứ bẩy: ÐƠN-TIÊN(Mặt hướng Tây)
http://members.fortunecity.com/hoai2/taichi07.jpg
1. Chuyển thể-trọng cho chân trái, gập gối tọa thực chân này. Ðồng thời hai tay theo eo thu về. Ðến khi cổ tay thấp ngang tầm ngực thì cổ tay không còn gẫy như ở thế ÁN, lòng bàn tay đã úp xuống.

2. Liền đó xoay eo qua trái, mũi chân phải bật lên theo eo quét qua trái 90 độ.Hai tay ở vị-trí nguyên thân, theo eo di chuyển qua góc trái đàng sau. Ðến khi không còn xoay eo qua trái được nữa thì bẻ ngoặt lại (Hình P13 và C16).

3. Xoay eo qua phải, chân phải liền gập gối tọa thực. Hai tay lại theo eo đãng về. Eo chân hơi trầm xuống. Bàn tay phải ở kế bên nách phải, ngón tay chúm lại thành móc câu (câu thủ), ngón cái và ngón giữa dính nhau, cắc ngón khác sát ngón giữa, cổ tay lỏng, chỏ hơi chìm (trụy trửu). Tay trái cũng đãng về nép dưới chỏ phải, bên nách phải, cổ tay lật, lòng bàn tay ngửa (Hình P14¾ và C17).

4. Xoay eo trở lại qua trái. Tay phải theo eo (vẫn giữ móc câu) duỗi thẳng về góc phải đằng sau. (Lúc cánh tay phải duỗi ra chính là lúc gót chân phải cất lên, chỉ còn mũi chân chấm đất) (Hình P15 và C18).

5. Liền cất chân trái lên, hướng về bên trái thả một bước rộng (theo mũi tên hình C18). Gót chân chấm đất rồi dần dần đạp mũi chân xuống tọa thực. Tay trái đồng thời rheo eo cất lên ngang vai, bàn tay dựng ngang, đầu ngón tay hướng về bên phải, nhãn thần nhắm vào lòng bàn tay. Cổ tay phải ở dạng móc câu bất động, cao bằng vai nhưng chỏ thì thõng xuống (Hình P16 và C19).

6. Khi eo chân phải xoay về bên trái đến lúc bằng ngang với eo chân trái thì đồng thời mũi bàn chân phải cũng theo eo quét về trái 45 độ. Chưởng trái cũng theo eo mà lật. Lòng bàn tay nhìn ra ngoài, cao ngang vai (Hình chính A7 và Hình chân C20).

CHÚ Ý

Trong thức ÐƠN TIÊN cần thực hiện mấy điểm sau:

1. Ðầu bộ phải thẳng, nhãn thần nhìn ngay trước mặt, giữ đúng các nguyên tắc "vĩ lư trung chính thần quán đỉnh" và khí trầm đan điền vì như đã thấy thể- thế trong thức này rất phức tạp.
2. Ðộng tác của tay hay bàn chân đều phải tùy theo chuyển động của eo, đùi chứ không dùng sức tự chuyển động.
3. Trứơc sau xoay đủ 180 độ, từ hướng Ðông quét qua hướng Bắc rồi về hướng Tây, trong đó có nhiều sự ngừng ngắt cho dễ tập lúc ban đầu. Khi đã thành thuộc rồi thì phải chú trọng đến sự dằng-dặc không dứt (Miên man bất đoạn).
4. Ðây là thức mở rộng nhất của TCQ, một trạm công khai triển. Cần phải chú ý nhiều và tập nhiều thức này

rack
26-04-2005, 09:32
Thức thứ tám:ÐỀ-THỦ(Mặt hướng Bắc)
http://members.fortunecity.com/hoai2/taichi06.html
1. Tọa thực chân trái, chân phải biến thành HƯ (Hình C21). Liền đó, xoay eo qua trái, gót chân phải tự nhiên cất lên và quét qua bên trái theo mũi tên chỉ trong hình C21. Tay phải buông móc câu ra và (theo eo) buông lỏng chìm xuống. Tay phải cũng buông lỏng chìm xuống, lòng bàn tay nhìn trước tương đối với bàn tay phải (Hình P17 và C22).

2. Bây giờ xoay eo qua phải cất chân phải lên, dời ngang qua trái đằng trứơc nửa bước, gót chân phải chấm đất, cùng với chân trái làm thành hình chữ Ðinh (T) (hai bàn chân thẳng góc). Khoảng cách giữa hai chân chỉ còn bằng nửa tầm vai. Hai cánh tay theo eo thâu hợp: Tay phải gần như giữ nguyên thế cũ (nguyên thân). Tay trái theo eo đãng động đưa lên. Bàn tay trái ngang tầm chỏ phải.Lòng hai bàn tay nhìn nhau (Hình chính Aê8Ê và hình chân C23).


CHÚ Ý

Ở thức này cần nhớ 2 điểm:

1. Sở dĩ tay trái cất lên được, một phần là nhờø khí trầm đan-điền khiến tay nổi lên như ở Khởi thế, một phần là nhờ sức bật của eo khi hơi ngả lưng ra sau. Giữ đúng nguyên tằc bất động thủ mà lại cất được tay lên như ở thức này, cũng như ở Khởi thế và Lý (tiếp theo thức Bảo hổ quy sơn) là việc rất khó. Phải tập luyện lâu mới đạt được. Tự nhiên mỗi người sẽ cảm nhận được sự bồng-bềnh trôi nổi . Cảm thấy tay mình có thể nổi lên (phù) là một điều rất thích thú, còn việc thả cho hai tay tự nhiên rơi xuống (trầm) là điều không khó khăn gì.

2. Khi hai chân cách nhau một bước lớn (khoảng 70-80 cm) thì hai bàn chân tạo thành góc 45 độ. Nhưng khi hai chân gần nhau hơn (về chiều dài cũng như về chiều ngang) thì hai bàn chân tạo thành góc 90 độ. Xem kỹ hình chân C23 của thức này và hình chân C27 của thức thứ mười (Bạch hạc lượng xí).



Thức chín - mười: KHÁO (KHUYNH THÂN)(Mặt hướng Bắc)
http://members.fortunecity.com/hoai2/taichi09.html
1. Tọa thực chân trái. Xoay eo qua trái, chân phải thu về, đồng thời tay phải rơi xuống. Tay trái cũng theo đó chìm xuống cạnh đùi trái (Hình P18 và C24).

2. Liền đó cất chân phải lên thả thẳng ra trước một bước theo mũi tên chỉ trong hình C24, dồn tới dần dần tọa thực chân này. Chỏ phải hơi hướng ra ngoài thành hình cây cung. Lòng bàn tay phải nhìn vào trong. Bàn tay trái phụ hờ ở chỏ phải.

3. Nghiêng người xô vai về phải. Thức này đánh bằng vai phải, cũng có tên là KHUYNH THÂN (Hình chính A9 và hình chân C25).

BẠCH HẠC LƯỢNG XÍ(Mặt hướng Tây)
1. Tọa thực chân phải. Xoay eo qua phải, chân trái biến thành HƯ, gót trái cất lên, mũi trái vẫn chấm đất. Tay phải hơi vung qua phải. Ngón tay trái rời khỏi chỏ phải, và cánh tay trái từ từ rơi xuống (như là không còn được vịn vào tay phải nữa).

2. Xoay eo qua trái, chân trái cất lên kéo rê qua phải theo hướng mũi tên hình C26. Nhấn sức chân phải, tự nhiên tay phải hất lên theo đà nhấn và theo eo. Bàn tay phải dừng lại che đỡ ở góc trán bên phải, lòng bàn tay hướng ra trước, bên phải. Tay trái rơi xuống làm thành thế vuốt gối, che bụng dưới, phụ ở bên đùi trái.

CHÚ Ý

Thức này đánh bằng tay phải, nhưng tay không tự-động đánh lên (bất động thủ) mà nhờ sức bật của eo và đùi. Ðiều này sẽ được chứng nghiệm khi tập. .

rack
26-04-2005, 09:51
Thức mười một:TẢ LÂU TẤT ẢO BỘ(Mặt hướng Tây)
A
http://members.fortunecity.com/hoai2/taichi11.html
1. Tọa thực chân phải, chân trái biến thành hư. Xoay eo qua phải. Tay phải theo eo chìm xuống đùi phải, tay trái cũng theo eo hơi di chuyển qua bên phải (Hình P19 và C28)

2. Xoay eo tiếp qua phải phía sau thì hai chỏ cũng theo sự xoay chuyển đó mà đãng theo (Hình P20). Hai chân bất động.

3. Tiếp theo liền cất chân trái lên thả một bước qua bên trái đàng trước theo mũi tên hình C28, gót chân chấm đất. Xoay eo qua trái. Tay phải theo eo về đàng sau bên phải từ dưới đi vòng lên vẽ một vòng tròn lớn , lòng bàn tay úp sau tai phải. Tay trái cũng theo eo đãng qua bên phải thủ thế ở bụng dưới, bên phải (Hình P21 và C29).

4. Liền dồn thể trọng cho chân trái. Xoay eo tiếp qua trái, tay phải theo eo đâm ra đàng trước, thõng chỏ (trầm trửu), bàn tay dựng hướng về đàng trước án ra. Ðồng thời mũi bàn chân phải hơi bật lên theo eo quét vào 45 độ theo mũi tên hình C29. Tay trái che bụng dưới, vuốt qua gối trái, nép ở cạnh đùi trái (Hình chính A11 và hình chân C30)

CHÚ Ý

Ở thức này , cánh tay phải thả thật lỏng cho xoay theo trục vai (như tay búp-bê đã nói ở trên) cho rơi xuống thật hết rồi nhờ đãng động mà vung lên ngang vai. Tay trái vuốt gối (lâu tất) là ảo bộ. Thực ra đánh bằng tay phải, đánh vòng tròn từ sau ra trước, từ dưới đánh lên.
B
http://members.fortunecity.com/hoai2/taichi11B.html
1. Buông lỏng eo xoay qua bên phải đàng sau, dồn hết thể trọng cho chân phải, tọa thực chân này, chân trái thành hư. Tay phải theo eo rơi xuống thật tự nhiên, lỏng lẻo, cánh tay buông thẳng, rơi theo đà đãng động đưa lên vẽ thành một vòng tròn lớn tới ngang vai. Tay trái cũng theo eo rơi xuống rồi vòng lên ngang ngực (Hình P23 và C23)

2.Xoay eo qua trái. Tay phải theo eo đãng về thủ thế ở mé tai phải, lòng bàn tay úp. Tay trái rơi xuống che chở bụng dưới, ở gần đùi phải Ðồng thời chân trái cất lên, thả gót ở đàng trước, bên trái nửa bước và tiến tới nửa bước (Hình P24 và C24).

3. Dồn tới, chuyển thể trọng cho chân trái, chân này dần dần tọa thực (7 phần thực). Bàn tay phải hướng về đàng trước đâm ra, thõng chỏ, bàn tay dựng, lòng bàn tay nhìn vềø trước theo eo án ra. Tay trái vuốt qua đầu gối trái, nép cạnh đùi trái. Ðồng thời mũi bàn chân phải bật lên theo eo quét vào 45 độ. (Hình P25 và C35).


Thức mười hai: THỦ HUY TỲ-BÀ(Mặt hướng Tây)
http://members.fortunecity.com/hoai2/taichi12.html
1. Theo đà đánh tới trước của TẢ LÂU TẤT ẢO BỘ dồn lực cho chân trái thì tự nhiên chân phải cất lên khỏi mặt đất (mũi bàn chân cách mặt đất hơn một tấc). Hai chỏ chưa có chuyển động gì đáng kể (Hình P22 và C31).

2. Hết đà, chân phẳi rơi xuống đất trở lại, bàn chân phải thẳng góc với chân trái. Thể trọng dồn hết trên chân phải (Thực), chân trái theo eo (xoay qua phải) đưa qua phải và thu về hơn một tấc, gót chân chấm đất.

Ðồng thời tay phải theo eo thu về và dừng ở trước sườn phải, lòng bàn tay nhìn sang trái. Tay trái cũng cất lên, lòng bàn tay nhìn sang phải. Chỏ trái và bàn tay phải cao ngang nhau. Hai tay làm thành dạng ôm đàn tỳ bà (Hình chính A12 và hình chân C32).

CHÚ Ý

Ở thức ÐỀ THỦ tay phải cao hơn tay trái. Ở thức này tay trái cao hơn tay phải.Cả hai thức đều ở tư thế sẵn sàng, nếu lật một tay ép xuống và nâng tay kia lên thì có thể bẻ gẫy tay địch thủ.

bogiahongkong
14-04-2006, 08:14
cac' huynh de giôi qua nhi? em thua đay' cho em xin 2 chu~ binh` yennha
hiiiiiiiiii

Tây Môn Kiếm Khách
14-04-2006, 08:31
Chà chà...rack huynh đệ chăm post bài wá đi. Huynh biết nhiều về quyền thế có biết nhiều về côn ko????Dậy đệ với!!!

vinhxuanthieuhiep
16-06-2006, 20:38
sao thế nè ko có ai gởi thư cho tui zi nè thu bye hen

lamsayqbdh
04-07-2006, 09:02
toi rat muon dc hoc vo nhung cha me toi ko cho toi di hoc
nen toi da quet dinh gia nhap luong son bac de tin hieu vo thuat
rat ming dc co huyen de chi dao'

gaumuadong
31-07-2007, 16:15
rack ơi !!!

làm ơn viết tiếp nữa đi

Cám ơn rack rất nhiều

thien_bokinhvan
03-08-2007, 17:57
hay wá đi. Huynh đệ pót bài này hay xiệt !!!!!! huynh kiếm nó ở đâu vậy ????chỉ giáo cho đệ với !!!!!!!1

ThanhLê
16-08-2007, 11:39
Rack sư huynh (hay sư phụ ?) ơi, Thanh Lê không coi được hình nào hết, lam sao bi chừ ? :-/