PDA

View Full Version : Bàn Về Cách Dùng Sai Tiếng Việt !


A - X - C - C
24-03-2005, 12:49
Tốt nhất là đừng viết những câu sai ,đã dùng sai là ko tốt rồt !
Nhưng hiện nay chúng ta đang sử dụng khá nhiều câu văn sai hoàn toàn đặc biệt nó lại được dùng để nói trên các phương tiện thông tin đại chúng như.... Báo ,TV.....
-Hỗ Trợ Người Nghèo :
"Hỗ Trợ" Là một Từ gốc "Hán"."Trợ" là "Giúp" Còn "Hỗ" là "Lẫn Nhau".
Vậy thì đây là một sự giúp đỡ qua lại (hai chiều).
--->Sao ko nói "Giúp Đỡ Người Nghèo" Mà lại là "Hỗ Trợ Người Nghèo"?!
-Dắt nhau :
VD:Mẹ con dắt nhau đi trong công viên
Ông già mù cùng đứa cháu dắt nhau đi hành khất.
---> "Dắt Nhau " cũng là "Dắt"qua lại (Hai chiều) Nhưng trên thực tế chỉ có :Mẹ dắt con, Cháu dắt ông.
-Cây Cổ Thụ :
Trong hán Việt Thì "thụ" có nghĩa là "cây" Ấy Vậy mà vẫn có người nói dư là "Cây Cổ Thụ".
-Đường Quốc Lộ :
Hôm qua còn theo anh
Đi ra đường quốc lộ...."(Viếng Bạn _ Hoàng Lộc)
Trong tiếng Hán Việt Thì "Lộ" Có Nghĩa Là "Đường" Rồi ,Xong vẫn có nhiều người nói Dư Là :"Đường Quốc Lộ".
-Con Ông Cháu Cha :
Sao lại gọi là "Con Ông Cháu Cha " Nhỉ?!
Đáng lẽ phải là "Con Cha Cháu Ông" Chứ?! Như Vậy mới đúng thực tế.
Nhưng nghịch lý thay,trên đời Chả có ai Gọi "Con Cha Cháu Ông"cả (Trừ bin nói trong bài này :cuoilon: )
-Cao Chạy Xa Bay :
Đoạn trên có nghĩa muốn tránh thật xa ,Nhưng tại sao lại là "Cao Chạy Xa bay"??? Đáng lẽ Phải Viết là "Chạy Xa Bay cao" Chứ !
Mấy huynh có thể nói thử xem phải giải thích sao đây?
Còn bin ,Chắc Bin cũng chỉ có thể hiểu tóm gọn là :
"Phong Ba Bão Táp Không Bằng Ngữ Pháp Việt Nam "

LSB-Manowar-meomeo
24-03-2005, 14:56
Ê hế, thế mới mọc ra từ Hán Việt cho các cậu dùng chứ, nếu ko thì có cái của monkey đó để làm j, đó ko fải là dùng sai, mà là cách hiểu theo ý nghĩa bao hàm khái quát ý .

Thế cậu có thấy Cụ Hồ ko, toàn viết "Đường Kách Mệnh" đấy thôi, sau này lại chuyển thành Cách Mạng, thế là thế nào, tức là tuỳ vào từng thời kì mà cách hiểu và cách sử dụng ngôn ngữ có những chỗ khác nhau .

Ví dụ nhé, chữ Y và I khác nhau chỗ nào ? theo 1 số định nghĩ thì Y là sau nó ko dùng được chữ cái nào khác, tưc là nó đứng cuối từ, cơ mà vẫn thường dùng nhưng từ như Kỷ và Kỉ, LÝ và Lí, vẫn đúng cả 2 và cách hiểu nào cũng được, nhưng trên thực tế, Y khi ghép vẫn thì đứng đầu hoặc cuối Từ, còn I thì ghép vần .

Tiếp tục với K và C, ý nghĩa tương tự nhau, fát âm cũng jống nhau nếu ko ghép vẫn, tại sao lai fải mọc ra nhiều thế, nhểy ???

Hê hê, điểm mặt sơ sơ vài cái tí, để bà con còn bới móc nữa chứ, ơ hớ ...
Mà đúng là bới móc thật chứ còn jề, ơi xời ....

Số 9 luôn là số đẹp !!!

Bất Ảnh Vô Hồn
24-03-2005, 15:40
Hỗ Trợ Người Nghèo :
"Hỗ Trợ" Là một Từ gốc "Hán"."Trợ" là "Giúp" Còn "Hỗ" là "Lẫn Nhau".
Vậy thì đây là một sự giúp đỡ qua lại (hai chiều).
--->Sao ko nói "Giúp Đỡ Người Nghèo" Mà lại là "Hỗ Trợ Người Nghèo"?!
-Dắt nhau :
VD:Mẹ con dắt nhau đi trong công viên
Ông già mù cùng đứa cháu dắt nhau đi hành khất.
---> "Dắt Nhau " cũng là "Dắt"qua lại (Hai chiều) Nhưng trên thực tế chỉ có :Mẹ dắt con, Cháu dắt ông.
-Cây Cổ Thụ :
Trong hán Việt Thì "thụ" có nghĩa là "cây" Ấy Vậy mà vẫn có người nói dư là "Cây Cổ Thụ".
-Đường Quốc Lộ :
Hôm qua còn theo anh
Đi ra đường quốc lộ...."(Viếng Bạn _ Hoàng Lộc)
Trong tiếng Hán Việt Thì "Lộ" Có Nghĩa Là "Đường" Rồi ,Xong vẫn có nhiều người nói Dư Là :"Đường Quốc Lộ".
-Con Ông Cháu Cha :
Sao lại gọi là "Con Ông Cháu Cha " Nhỉ?!
Đáng lẽ phải là "Con Cha Cháu Ông" Chứ?! Như Vậy mới đúng thực tế.
Nhưng nghịch lý thay,trên đời Chả có ai Gọi "Con Cha Cháu Ông"cả (Trừ bin nói trong bài này :cuoilon: )
-Cao Chạy Xa Bay :
Đoạn trên có nghĩa muốn tránh thật xa ,Nhưng tại sao lại là "Cao Chạy Xa bay"??? Đáng lẽ Phải Viết là "Chạy Xa Bay cao" Chứ !
[/SIZE]"[/COLOR]
1/Hỗ Trợ
Ý nói đó là mối quan hệ không đơn phương , nó tạo cho người nghe cảm giác nhẹ nhàng hơn Thường dùng từ một cách dân dã thì hai từ đó không khác biệt lắm Nhưng thói quen dùng từ là vậy ,từ hỗ trợ thường được người mình dùng khi chỉ sự giúp đỡ chỉ là một phần và bằng sự thân thiết
2/Dắt nhau
Cũng vậy , không nên suy nghĩ một cách máy móc vậy Từ" nhau "ở đây là để nói lên mối quan hệ qua lại một cách thân mật hay có sự giàng buộc với mối quan hệ hợp bằng Bởi vậy người ta không gọi "Anh bin rắt nhau chó đi ra công viên :cuoilon: "
3-4/ Cây cổ thụ và đường quốc lộ
Đúng như ý của Bin nói về nghĩa nhưng tại sao lại cứ gọi là cây cổ thụ và đường quốc lộ Khi nói CCT hay DQL thì nó có thể gọi là danh từ Còn với riềng hai từ Cổ thụ và Quốc lộ trong hai cụm từ đó nó như là tính từ để chỉ về tính chất của hai danh từ chính là Cây và Đường Nên chẳng có gì là bất hợp lý cả
5/Con ông cháu cha
Ở đây không phải là nói rằng con của ông hay cháu của cha...Phải hiểu rằng "Con , ông , cháu , cha " là những chức phận có mối quan hệ rất thân thiết trong gia đình Chính vì thế cụm từ đó là để ám chỉ về những mối quan hệ thân mật và qua lại mật thiết trong một môi trường nào đó Chứ không thể hiểu kiểu Bin mà bắt bẻ vậy Còn chuyện sắp xếp vị trí các từ "con -ông -cháu -cha " thế nào thì để nó hợp miệng vần và dễ nói thôi
Câu cuối chưa nghĩ ra , đợi đã nhé vì không có nhiều thời gian mà tiếng việt kém nên chưa có kiến giải

LSB-NguyenPtit
22-11-2006, 08:23
3-4/ Cây cổ thụ và đường quốc lộ
Đúng như ý của Bin nói về nghĩa nhưng tại sao lại cứ gọi là cây cổ thụ và đường quốc lộ Khi nói CCT hay DQL thì nó có thể gọi là danh từ Còn với riềng hai từ Cổ thụ và Quốc lộ trong hai cụm từ đó nó như là tính từ để chỉ về tính chất của hai danh từ chính là Cây và Đường Nên chẳng có gì là bất hợp lý cả

trường hợp này được gọi là cà lăm trong cách viết. Tức là trong cách viết có sự lặp lại mà người viết cũng như người đọc đôi khi không để ý, và theo lý thường thì ý nghĩa của nó vẫn không thay đổi!

chẳng hạn, biển báo: Cấm không được đổ rác nơi đây!

đọc câu này thì ai cũng nghĩ là không cho đổ rác, nhưng chịu khó phân tích thì .... được phép đổ đấy :D

việc xét nét trong cách viết chỉ thể hiện rõ nhất trong các văn bản có tính chất luật.

tuy nhiên, không ai khuyến khích việc cà lăm từ này cả, đôi khi người ta còn khuyến cáo để không vô tình lạm dụng nó. Chẳng hạn như đường quốc lộ thì bây giờ ít ai dùng lắm rồi :D :p, chỉ là trên quốc lộ số mấy mà thôi :D :P

nghĩ thế nên nói thế, mong được chỉ giáo

Thân!
Best regard!
:D - sợ nhất là ông Sử Tiến :p

Quận Chúa Quỳnh Anh
22-01-2007, 02:40
Tuy là thỉnh thoảng chúng ta vẫn thường hay bắt gặp nhiều từ thấy ngộ ngộ , khó hiểu , nhưng với những từ được nói ở tiêu đề này thì QA thấy không có gì sai , và không có gì gọi là khó hiểu hết . Dù sao , cũng là suy nghĩ chủ quan , có sai sót , mong bỏ qua cho .

-Hỗ Trợ Người Nghèo :
"Hỗ Trợ" Là một Từ gốc "Hán"."Trợ" là "Giúp" Còn "Hỗ" là "Lẫn Nhau".
Vậy thì đây là một sự giúp đỡ qua lại (hai chiều).
--->Sao ko nói "Giúp Đỡ Người Nghèo" Mà lại là "Hỗ Trợ Người Nghèo"?!

Với câu này , tự nó không có mang ý nghĩa một sự giúp đỡ qua lại ( hai chiều ) như bạn nghĩ được . Mà là nói đến hành động " đùm bọc lẫn nhau " . Nếu muốn hiểu sát nữa thì nên hiểu theo khía cạnh này " Lá lành đùm lá rách " . Lẫn nhau ở đây , " người trong một nước phải thương nhau cùng ." Vô vụ lợi , không có qua có lại gì ở đây cả . Tiếng Việt rất phong phú là thế .

-Dắt nhau :
VD:Mẹ con dắt nhau đi trong công viên
Ông già mù cùng đứa cháu dắt nhau đi hành khất.
---> "Dắt Nhau " cũng là "Dắt"qua lại (Hai chiều) Nhưng trên thực tế chỉ có :Mẹ dắt con, Cháu dắt ông.

Không nói tới ai dắt ai cả , lại càng không phải qua lại ( hai chiều ) . Từ " dắt nhau " đơn thuần chỉ ra hành động tay trong tay và đang cùng đi chung với nhau thôi.

-Cây Cổ Thụ :
Trong hán Việt Thì "thụ" có nghĩa là "cây" Ấy Vậy mà vẫn có người nói dư là "Cây Cổ Thụ".

Không có dư gì ở đây cả , cây cổ ( chỉ loại cây già lâu đời ) và từ thụ đi kèm còn hàm ý cho một sự chắc chắn , trụ rất vững ( thách thức cả với thời gian về tuổi thọ của nó ) .

-Đường Quốc Lộ :
Hôm qua còn theo anh
Đi ra đường quốc lộ...."(Viếng Bạn _ Hoàng Lộc)
Trong tiếng Hán Việt Thì "Lộ" Có Nghĩa Là "Đường" Rồi ,Xong vẫn có nhiều người nói Dư Là :"Đường Quốc Lộ".

Không có dư luôn . Thế bạn có thấy người ta thay từ " đường phố" bằng cái tên gọi " lộ phố " hay không ? Đường quốc lộ , dùng để phân biệt với những đường nhỏ trong thành phố . Ở VN , người ta gọi nó là " xa lộ " , những đoạn xa lộ là đoạn đường lớn , rộng . Có thể chạy với vận tốc cao và chạy suốt một lèo rất nhanh vì không có nhiều đèn xanh đèn đỏ như trong thành phố . Hồi đó , có những cột mốc trên tuyến đường này như đường quốc lộ 1 , đường quốc lộ 2 ... Nó ra sao ? Nó chỉ là những cột mốc đánh dấu trên đoạn đường , để từ thành phố tỏa đi ra các thành phố lân cận khác . Thí dụ sơ : Từ thành phố Sài Gòn , chạy ra xa lộ , qua đường quốc lộ 1 có tên " xa lộ Đại Hàn " chạy qua tới thành phố A, B, C ... nào đó . Hoặc từ thành phố Sài Gòn , qua đường quốc lộ 2 có tên ( xa lộ .... ) vào tới thành phố D,E, F .... chẳng hạn .

-Con Ông Cháu Cha :
Sao lại gọi là "Con Ông Cháu Cha " Nhỉ?!
Đáng lẽ phải là "Con Cha Cháu Ông" Chứ?! Như Vậy mới đúng thực tế.
Nhưng nghịch lý thay,trên đời Chả có ai Gọi "Con Cha Cháu Ông"cả (Trừ bin nói trong bài này )

Thời đại này , COCC người ta hiểu ra nghĩa gì liền , còn nói theo kiểu thắc mắc trên , thì QA nhớ lỏm bỏm câu chuyện vui này , liên quan tới COCC :

Ông nội thấy thằng cháu đích tôn hư quá , bèn nọc ra đánh vào mông túi bụi . Con trai của ông ( là bố thằng bé ) xót con đau . Rồi tự đánh vào người mình liên hồi . Ông già lấy làm lạ , ngừng tay rồi hỏi :" Anh làm cái gì thế hở ? " . Anh con trai trả lời :" Ông đánh con tôi ( cháu cha đấy )thì tôi đánh lại con ông ." hehe , vui thiệt .

-Cao Chạy Xa Bay :
Đoạn trên có nghĩa muốn tránh thật xa ,Nhưng tại sao lại là "Cao Chạy Xa bay"??? Đáng lẽ Phải Viết là "Chạy Xa Bay cao" Chứ !
Mấy huynh có thể nói thử xem phải giải thích sao đây?

Chỉ là cách nói thôi , nghĩa thì duy nhất " chỉ hành động muốn bỏ chạy cho nhanh khi chạy trốn , chỉ những kẻ đã tẩu thoát" . Bạn viết nhầm kìa , không phải là chạy xa đâu . Mà muốn hoán đổi thì câu nó phải như thế này nè " Cao bay xa chạy ."

Nghĩ ra được thế thôi , chừng nào nghĩ ra được tiếp thì nói tiếp , hì .

WhiteClouds
12-02-2007, 22:06
Tiếng Việt mình thế đó , đã từ lâu quen nói như vậy rồi thì muốn sửa cũng đâu sửa được. Nếu có sửa đi nữa thì nghĩa cũng đâu thay đổi bao nhiu đúng ko? Mà tiếng nói ngôn ngữ chủ yếu dùng để diễn tả "ý" của người nói , miễn hiểu nhau là được.

lãng tử buồn
13-02-2007, 08:07
Tốt nhất là đừng viết những câu sai ,đã dùng sai là ko tốt rồt !
Nhưng hiện nay chúng ta đang sử dụng khá nhiều câu văn sai hoàn toàn đặc biệt nó lại được dùng để nói trên các phương tiện thông tin đại chúng như.... Báo ,TV.....
-Hỗ Trợ Người Nghèo :
"Hỗ Trợ" Là một Từ gốc "Hán"."Trợ" là "Giúp" Còn "Hỗ" là "Lẫn Nhau".
Vậy thì đây là một sự giúp đỡ qua lại (hai chiều).
--->Sao ko nói "Giúp Đỡ Người Nghèo" Mà lại là "Hỗ Trợ Người Nghèo"?!
-Dắt nhau :
VD:Mẹ con dắt nhau đi trong công viên
Ông già mù cùng đứa cháu dắt nhau đi hành khất.
---> "Dắt Nhau " cũng là "Dắt"qua lại (Hai chiều) Nhưng trên thực tế chỉ có :Mẹ dắt con, Cháu dắt ông.
-Cây Cổ Thụ :
Trong hán Việt Thì "thụ" có nghĩa là "cây" Ấy Vậy mà vẫn có người nói dư là "Cây Cổ Thụ".
-Đường Quốc Lộ :
Hôm qua còn theo anh
Đi ra đường quốc lộ...."(Viếng Bạn _ Hoàng Lộc)
Trong tiếng Hán Việt Thì "Lộ" Có Nghĩa Là "Đường" Rồi ,Xong vẫn có nhiều người nói Dư Là :"Đường Quốc Lộ".
-Con Ông Cháu Cha :
Sao lại gọi là "Con Ông Cháu Cha " Nhỉ?!
Đáng lẽ phải là "Con Cha Cháu Ông" Chứ?! Như Vậy mới đúng thực tế.
Nhưng nghịch lý thay,trên đời Chả có ai Gọi "Con Cha Cháu Ông"cả (Trừ bin nói trong bài này :cuoilon: )
-Cao Chạy Xa Bay :
Đoạn trên có nghĩa muốn tránh thật xa ,Nhưng tại sao lại là "Cao Chạy Xa bay"??? Đáng lẽ Phải Viết là "Chạy Xa Bay cao" Chứ !
Mấy huynh có thể nói thử xem phải giải thích sao đây?
Còn bin ,Chắc Bin cũng chỉ có thể hiểu tóm gọn là :
"Phong Ba Bão Táp Không Bằng Ngữ Pháp Việt Nam "


Đây là bài copy. Bài này tớ nghe trên đài tiếng nói VN đọc ra rả từ hồi học cấp 3 vào một buổi sáng đẹp trời nên tớ nhớ rõ lắm. hehehee, chán thiệt. Hình như cụ Thanh Tùng đọc cho người cao tuổi thi phải,...

LSB-LyQuy
21-02-2007, 11:54
Sai thì k0 biết chứ Lý gia thấy có nhiều từ hình như viết hơi thừa. Ví dụ như hôm rồi tại cương trình Nón Kỳ Diệu có một ô chữ với câu hỏi: "Loài hoa chỉ nở vào mùa xuân ở miền Nam"...và kết quả là "hoa Mai Vàng"??? Với hai từ "Mai Vàng" này thì Lý gia tự hỏi chẳng lẽ còn có cả hoa "Mai Đỏ" hay "Mai Tím" nữa hay sao mà phải viết là "Mai Vàng" chứ? Nhắc đến Mai là người ta biết ngay mầu Vàng rồi cần chi phải nói là Mai Vàng...Theo Lý gia thì từ này có lẽ là thừa...!

Còn ở chủ đề này theo như ý của Lý gia là thế này:

- Với từ Hỗ Trợ Người Nghèo thì đúng là có vấn đề nên Lý gia k0 có ý kiến gì.

- Nhưng với từ Dắt Nhau thì là đúng vì mẹ Dắt con tức là nắm lấy tay con kéo đi và ngược lại con Dắt mẹ cũng tức là nắm tay mẹ kéo đi mà thôi. Dùng từ Dắt Nhau là chính xác.

- Đường Quốc Lộ: với từ này huynh đệ nên hiểu họ k0 p hải nói thừa mà ý họ muốn nói rằng đường đó là đường của quốc gia. Đường Quốc Lộ tức là Con Đường Này là Con Đường Quốc Gia. Hoàn toàn k0 thừa đâu. Với từ Cây Cổ Thụ cũng có ý nghĩa tương tự như thế đấy.

Còn những từ như Con Ông Cháu Cha hay Cao Chạy Xa Bay ở đây là những câu tục ngữ và nó có nghĩa bóng chứ ta k0 thể hiểu theo nghĩa đen của nó đc. Con Ông Cháu Cha là ý muốn nói đến những kẻ luôn cậy mình là con cháu của những ông to bà lớn để làm những việc xấu. Còn Cao Chạy Xa bay ý muốn nói đến một ai đó và hành động của người ấy khi phải trốn tránh một điều gì...! Nếu những câu này mà hiểu theo nghĩa đen thì đúng là chẳng hiểu gì về tiếng Việt cả!

As Eros
21-02-2007, 22:46
[COLOR="Navy"]Sai thì k0 biết chứ Lý gia thấy có nhiều từ hình như viết hơi thừa. Ví dụ như hôm rồi tại cương trình Nón Kỳ Diệu có một ô chữ với câu hỏi: "Loài hoa chỉ nở vào mùa xuân ở miền Nam"...và kết quả là "hoa Mai Vàng"??? Với hai từ "Mai Vàng" này thì Lý gia tự hỏi chẳng lẽ còn có cả hoa "Mai Đỏ" hay "Mai Tím" nữa hay sao mà phải viết là "Mai Vàng" chứ? Nhắc đến Mai là người ta biết ngay mầu Vàng rồi cần chi phải nói là Mai Vàng...Theo Lý gia thì từ này có lẽ là thừa...!



Dạ, theo như tớ được biết thì, cón có ít nhất 2 loại mai nữa ạ, màu sắc hoàn toàn khác ạ, là mai trắng và mai Tứ quý (màu đỏ) ạ!

[I](Hai loại mai này tớ nhìn thấy có khá nhiều ở Bắc Hà, nhất là mai Tứ quý thường được dùng làm cây cảnh, còn mai vàng thì có lẽ chỉ có ở miền Nam, được vận chuyển ra Bắc để bán vào dịp Tết, có lẽ, của lạ, nên đắt khiếp)

Hà Nội có 3 con phố và địa danh: Bạch Mai, Hoàng Mai và Hồng Mai, chả biết có liên quan gì không nhể?

LSB-NguyenPtit
22-02-2007, 11:14
uhm...
mai trắng có phải là mai chiếu thủy ko?

Mai tứ quý là loại mai nở bốn mùa, tứ quý là bốn mùa :p, hoa ko chỉ có màu đỏ mà còn có cả màu vàng.

Nó vừa có hoa đỏ, vừa có hoa vàng, ko tạo nên được sắc xuân rực rỡ của miền Nam vào mùa Tết, có lẽ như thế mà nó ko được đem phô bày trong ngày Tết :p - cũng ko hẳn, bởi vì:

Gốc của nó thì rất được chuộng để ghép mai vàng, đặc biệt là ghép mai nhiều cánh. (http://i130.photobucket.com/albums/p246/img_nguyenptit/11.jpg)

Nghe đồn thì mai tứ quý dễ trồng, và gốc mau lớn, nên dùng nó làm gốc cho các nhành mai vàng thì rất đạt.

Mai vàng thích hợp với tiết trời của miền Nam hơn - nóng :D - nó chịu lạnh ko được tốt lắm :D nên ở Bắc thì nó đắt là đúng.

Giống như Đào, Tết này ở trong Nam cũng đắt như quỷ :p - được cái nó ko chỉ trồng ở Bắc, mà Đà Lạt đã có cái vườn Đào to đùng - mới thấy trên TV hôm Tết :D - nhưng dù như thế, nó vẫn cứ đắt :(

Thân!
Best regard!
:D

LSB-LyQuy
22-02-2007, 15:16
Lý gia chưa từng nghe thấy đến Mai Tứ Quý bao giờ cả mà chỉ nghe thấy là Hoa Tứ Quý thôi. Mai Trắng cũng chưa từng thấy mà cả đời từ lúc ba má sanh ra tới giờ gần 30 sọi rồi cũng chỉ biết có mai vàng mà thôi. Mai Vàng thì nhìn thấy tận mắt rồi chứ mai trắng thì chưa thấy bao giờ cả nên chưa thể tin đc.

LSB-NguyenPtit
22-02-2007, 15:44
nếu đúng mai trắng là mai chiếu thủy thì ptit có thể cho Lý Gia xem hình được, nhưng mà phải đợi thôi, bây giờ ptit cũng chả nhớ là mai chiếu thủy nằm ở chỗ nào - có lẽ trong quê dễ tìm hơn :)

còn mai tứ quý thì nhà ptit có, nhưng hiện tại chỉ có thể chụp ảnh quả mai thôi, chứ hoa thì tàn hết rồi :D

Chỉ là hình để Lý Gia ngắm thôi, còn Lý Gia muốn sờ mó thì ptit pó tay rồi :D

Thân!
Best regard!
:D

LSB_congaiSG
22-02-2007, 22:32
:) Mai Trắng ko phải là Mai Chiếu Thủy đâu ox àh
CGSG tìm được 2 tấm này, anh Hà xem đỡ nha :) em ko tìm được hình mai trắng với kích cỡ lớn ( chán thế)

Mai trắng : có tên khoa học là Prunus mume Sieb ột Zuce ( hình nhỏ)

Mai Chiếu Thủy có tên khoa học là Wrightia Religiosa (hình lớn)

..::XxZodijiKenxX::..
23-02-2007, 12:20
Đúng là thời này người ta hay dùng sai TV lém , VD: "nói dối" thì lại nói là "nói giả" >< "nói thật" .Thiết nghĩ chúng ta coần sữa chữa lại cách nói của mình đê để hok thì cứ nghe nói kiểu đóa ghê lém VD2 : "sao mà ăn nhanh thía" lại bảo là "sao mà nuốt lẹ thía" >.< . Chưa hết , roài còn có nạn chế lại tiếng nước ngoài jì jì đó như nói "đi làm" hok chịu mà lại nói "đi quốuc" (phiên âm từ work tiếng anh), chữ work cũng ko đọc cho đúng mà phải phiên âm.... pó tay luôn.

LSB-LyQuy
23-02-2007, 19:18
kekeke..cám ơn Ptit và Ngọc ngố nhiều lắm. Lý gia quả nhiên mở rộng tầm mắt. Quả nhiên đúng là "đi một ngày sàng..." nha. K0 vô tồ píc này thì k0 biết đến bao giờ Lý gia mới bít trên thế gian này có cả mấy loại mai đó nữa chứ...Cám ơn nhiều nhiều!

Còn như ..::XxZodijiKenxX::.. nói thì đó chỉ là cách dùng từ của mấy ông bà dở hơi mà thôi chứ tiếng Việt làm gì có cái kiểu ấy chứ. Tất nhiên k0 thể phủ nhận chuyện VN ta "ăn cắp" khá nhiều từ của nước ngoài và hiện vẫn dùng những từ ấy một cách quen thuộc. Nhất là trong Nam á! Ví như từ "Chạy Sô" tức là từ "show" - Buổi biểu diễn hay từ "Đi Sốp Ping" thì là "Shopping" - Mua hàng...Hay có những từ khác như "Forum" có thể lại là "4fum" hay "For You" lại thành "4U"...Vậy thôi mà. Chứ còn cái kiểu như "Đi Guốc - Work"...thì đúng là bó tay...!

lữ khách vô danh
23-02-2007, 20:55
Tốt nhất là đừng viết những câu sai ,đã dùng sai là ko tốt rồt !
Nhưng hiện nay chúng ta đang sử dụng khá nhiều câu văn sai hoàn toàn đặc biệt nó lại được dùng để nói trên các phương tiện thông tin đại chúng như.... Báo ,TV.....
-Hỗ Trợ Người Nghèo :
"Hỗ Trợ" Là một Từ gốc "Hán"."Trợ" là "Giúp" Còn "Hỗ" là "Lẫn Nhau".
Vậy thì đây là một sự giúp đỡ qua lại (hai chiều).
--->Sao ko nói "Giúp Đỡ Người Nghèo" Mà lại là "Hỗ Trợ Người Nghèo"?!
-Dắt nhau :
VD:Mẹ con dắt nhau đi trong công viên
Ông già mù cùng đứa cháu dắt nhau đi hành khất.
---> "Dắt Nhau " cũng là "Dắt"qua lại (Hai chiều) Nhưng trên thực tế chỉ có :Mẹ dắt con, Cháu dắt ông.
-Cây Cổ Thụ :
Trong hán Việt Thì "thụ" có nghĩa là "cây" Ấy Vậy mà vẫn có người nói dư là "Cây Cổ Thụ".
-Đường Quốc Lộ :
Hôm qua còn theo anh
Đi ra đường quốc lộ...."(Viếng Bạn _ Hoàng Lộc)
Trong tiếng Hán Việt Thì "Lộ" Có Nghĩa Là "Đường" Rồi ,Xong vẫn có nhiều người nói Dư Là :"Đường Quốc Lộ".
-Con Ông Cháu Cha :
Sao lại gọi là "Con Ông Cháu Cha " Nhỉ?!
Đáng lẽ phải là "Con Cha Cháu Ông" Chứ?! Như Vậy mới đúng thực tế.
Nhưng nghịch lý thay,trên đời Chả có ai Gọi "Con Cha Cháu Ông"cả (Trừ bin nói trong bài này :cuoilon: )
-Cao Chạy Xa Bay :
Đoạn trên có nghĩa muốn tránh thật xa ,Nhưng tại sao lại là "Cao Chạy Xa bay"??? Đáng lẽ Phải Viết là "Chạy Xa Bay cao" Chứ !
Mấy huynh có thể nói thử xem phải giải thích sao đây?
Còn bin ,Chắc Bin cũng chỉ có thể hiểu tóm gọn là :
"Phong Ba Bão Táp Không Bằng Ngữ Pháp Việt Nam "

Rứa chớ xin hỏi bạn nếu gặp 1 cây đại thụ bạn sẽ gọi nó là chi, cây đại, hay cổ thụ, gọi rứa phải chăng thấy thiếu thiếu khó khó thế nào đó đúng không, theo tui thấy những từ ngữ được dùng ở trên chẳng có chi là sai cả, cũng không phải là lạm dụng quá đáng.
Có những thứ sờ sờ ra trước mắt bạn lại không bàn tới. Ví dụ như tui thấy người ta lạm dụng rất nhiều từ " rất là " ở ngoài Bắc í, đơn cử như cái bà MC của chương trình Ở Nhà Chủ Nhật mấy năm trước, bà í dùng quá nhiều từ " rất là" và toàn đặt những từ đó trước các danh từ và động từ thay vì phải đặt trước các tính từ, thay vì nói " cái máy chạy rất là tốt " thì bả lại nói là " cái máy rất là chạy tốt " ( chẳng hiểu nổi vì răng bà í lại trụ vững ở cái chương trình đó tới mấy năm, may mà bi chừ đã thay MC mới ), rồi người ta lại hay dùng những từ như " lễ xuất quân, lễ ra quân, mặt trận này, chiến trường nọ" mỗi lần nói về việc các sinh viên tình nguyện lên đường tham gia vào các chiến dịch Mùa hè xanh, hay các chiến dịch vv....có ai là quân nhân bộ đội ở đây mô, có ai tham gia chiến đấu chi mô, rứa mà trong các văn bản đọc diễn văn vẫn thấy ghi đầy những từ như rứa, rứa có phải là dùng sai Tiếng Việt không ?
Tui vẫn thường nghe người ta nói những câu như " hơi bị đẹp". " hơi bị hay ", vỗn dĩ từ bị ở đây được dùng để chỉ sự rủi ro, không may. Rứa thì " hơi bị đẹp", " hơi bị hay", cái hay và cái đẹp ở đây là sự rủi ro không may, ngoài í muốn chăng?
Cách đây không lâu, tui có đọc 1 bài báo có nhan đề " Nạn " cá tặc" trên hồ Gươm " hè hè, thời nay người ta cũng lạm dụng từ tặc thái quá, nào tin tặc, hải tặc, không tặc, rùi bi chừ tới báo chí là cơ quan ngôn luận, 1 cơ quan văn hóa hẳn hoi, lại dùng từ " cá tặc ", nghe thiệt tức cười!
Đó chỉ là 1 vài trường hợp nhỏ tui gặp mà thôi, trong thực tế thì còn rất nhiều sai sót trong cách dùng từ khác nữa, mà không phải chỉ những người dân bình thường, mà ngay cả các nhà văn hóa, ngôn ngữ học cũng dùng sai từ, thậm chí là lạm dụng 1 cách thái quá.
Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam ư, hè hè, tui nghĩ vốn dĩ ngữ pháp Việt Nam mình rất chuẩn, rất ổn, chẳng có chi dữ dội lộn xộn như để bị ví như phong ba bão táp cả, chẳng qua là người ta dùng từ sai, đặt sai vị trí từ trong câu, khiến cú pháp, ngữ pháp của câu kéo trở nên lộn xộn phức tạp, rứa thôi.
Tui vốn là người học thấp hiểu hẹp, vốn từ có hạn, chỉ có đưa ra những ngu kiến rứa thôi, mong mọi người đừng chê cười !
Thân !

Tiểu Ma Nữ
07-03-2007, 22:35
Chào các huynh đệ tỉ muội, hôm nay Ma Nữ mới đọc được cái topic này, thấy trong đó có vài vấn đề mà các huynh đệ vẫn chưa giải thích được được triệt để, lại thấy có vài cái " trúng tủ " ( vừa học được ) nên mạn phép đưa ra để mọi người cùng tham khảo.
I. Thứ nhất là vấn đề tại sao viết là " cao chạy xa bay" và " con ông cháu cha" mà không nói theo đúng lôgic thông thường. Sau đây là tóm tắt về đặc điểm của âm tiết tiếng Việt ( lấy trong " Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt " của Mai Ngọc Chừ, Vữ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến . Ôi, cái tiết mục ghi rõ nguồn gốc xuất xứ này mệt quá ! )
1. Âm tiết tiếng Việt có tính độc lập cao
2. Âm tiết tiếng Việt có khả năng biểu hiện ý nghĩa
2.1. Tuyệt đại đa số các âm tiết trong tiếng Việt đều có nghĩa
2.2. Trong tiếng Việt hiện đại 1 số âm tiết bị cho là vô nghĩa nhưng trong quá khứ chúng đều có nghĩa
VD: lè ( xanh lè ) = xanh , núc ( bếp núc ) = bếp ...
2.3. Một số âm tiết tuy chưa hẳn là 1 từ hoàn toàn độc lập như các từ đơn nhưng trong những hoàn cảnh nhất định chúng vẫn có khả năng hoạt động như 1 từ thật sự
2.4. Áp lực về ngữ nghĩa của âm tiết tiếng Việt khiến cho 1 vài âm tiết nước ngoài vốn vô nghĩa, khi vào tiếng Việt cũng được " ban " cho 1 lượng nghĩa nhất địnhVD: kiểu nói tắt Itali = Ý
3. Âm tiết tiếng Việt có 1 cấu trúc chặt chẽ
Ở đây muội muốn nhấn mạnh tớ điểm 2.3 của âm tiết tiếng Việt. Chính vì đặc điểm mỗi âm tiết tiếng Việt đều có khả năng biểu hiện ý nghĩa nên người Việt có điều kiện tạo ra lối chơi chữ theo lối tách từ như có "hội mà không có nghị, có nghị mà không có quyết "... và tất nhiên " cao chạy xa bay " và " con ông cháu cha " cũng nằm trong trường hợp này. Việc tách từ kiểu này có tác dụng nhấn mạnh nên thường được dùng trong thơ ca để tạo ý nghĩa độc đáo. VD rất đặc trưng cho hiện tượng này trong thơ ca là 2 câu " Mặt sao dày gió dạn sương , Thân sao bướm chán ong chường bấy thân " của Nguyễn Du. ( dày dạn gió sương = dày gió dạn sương , ong bướm chán chường = bướm chán ong chường )
II. Thứ 2, muội muốn cung cấp cho huynh đệ cách thể hiện ra con chữ của âm vị /k/ trong tiếng Việt ( theo cách chính thống ) .
_ /k/ được viết là " k " khi đi trước các nguyên âm /i, e, ɛ ie /. VD : kì, kèn, kế, kiến ...( cái hình vuông mà các huynh đệ nhìn thấy thực ra là cái âm vị đọc là e, viết giống chữ w nhìn ngang í )
_ /k/ được viết là " q " khi đi trước âm đệm / w/. VD: quân, quen, quá ...
_ /k/ được viết là " c " trong các trường hợp còn lại, ví dụ : con cáy ...
Đấy chỉ là cách chính thống để giảng dạy cho người nước ngoài thôi ( và để dạy cho những người nghiên cứu nữa ), còn bây giờ chả mấy ai ( người Việt ) chú trọng đến mấy cái vấn đề đó.
III .Thứ 3 là muội muốn thắc mắc về tên gọi của các loài mai. Không biết ở đâu thế nào chứ ở chỗ muội thấy người ta gọi cái loài mai nhỏ nhỏ, cánh nhiều lớp, màu trắng là mai tứ quí. Tứ quí ở đây là chỉ loài mai chính là “ mai ” trong “ tùng, cúc, trúc, mai ” – 4 loài cây quí. Cũng có 1 loại mai màu đỏ và chỉ được gọi đơn giản là mai đỏ.

Lão Tiền Bối
18-03-2007, 10:22
Bá-tánh,

Lão t. vẫn chủ-trương sử-dụng dấu nối để tự bài-tỏ sự tôn-trọng của lão với độc-giả, nhờ vậy thấy được khá rõ-ràng nan-đề này của chư vị.

––“Giúp-đỡ người nghèo” thì quả là giúp-đỡ họ thật, vậy thì thật là nên lắm!
“Hỗ-trợ người nghèo” thì nghe như có ngầm-ý rằng làm sao cho họ nghèo thêm chăng, thật không nên!

––“Dắt nhau”: Lão chưa khi nào phải dùng dấu nối giữa hai từ này, hoặc giả trong giang-hồ có cái động-từ “dắt-nhau” với một nghĩa bóng nào đó chăng thì lão quả chưa biết. Vậy thì tùy từng khi mà xem nó đúng hay sai, dĩ ý nghịnh chí vậy.

––“Cây cổ-thụ”, “đường quốc-lộ”: Trong tân-thanh “Đoạn Trường” tiểu-thư họ Hoạn khi xin phép Hoạn phu-nhân cho ra-tay đi bắt Kiều có rằng: “...mà đường hải-đạo sang ngay thì gần.” Vậy thì thấy lối dùng chữ kiểu này đã có tự rất xa-xưa trong tiếng nói, nên không thể xem là sai được.

––“Con~ông~cháu~cha”, “cao~chạy~xa~bay”: Đây là hai cụm chẻ, chuyển thẳng ra thành “con-cháu ông-cha” và “xa-cao bay-chạy” thì thấy cái ý đen vốn không có gì, song bởi chẻ ra nên “ông-cha” thì quả rõ là ông-cha (quan-quyền) nào, “bay-chạy” thì quả rõ là bay-chạy (trốn) sao, vậy.

Hãy thử suy-nghĩ!



©LTB2007

tinhnhan_songtoan
07-04-2007, 17:46
Theo lời của các huynh đệ thì tiếng việt ta có kém gì tiêng anh tiếng pháp đâu.Chúng ta cũng quá tự hào đi chứ!!!!!!!!8-)

shenshoshai
05-06-2007, 19:50
tiểu đệ đồng ý với các huynh la như vậy . nhưng bởi vì chúng ta là người việt nam . những từ ngữ đôi lúc sẽ sai lệch đi 1 phần nào . tại sao lại sai lệch đệ xin giải thích rằng như vầy : vd : đối với người mỹ " đi " thi la go , di nhanh hơn tí thì là " lets go " dung hok . nhưng người việt ta đã quen sử dụng từ như vày , đi thì là " đi " còn đi nhanh hoặc chạy thì " lẹ lên " " đi tốc độ " cùng động từ nhưng nói 2 đến 3 lời

HoangDuocSu
05-06-2007, 20:59
....Cây Cổ Thụ :
Trong hán Việt Thì "thụ" có nghĩa là "cây" Ấy Vậy mà vẫn có người nói dư là "Cây Cổ Thụ".
-Đường Quốc Lộ :
Hôm qua còn theo anh
Đi ra đường quốc lộ...."(Viếng Bạn _ Hoàng Lộc)
Trong tiếng Hán Việt Thì "Lộ" Có Nghĩa Là "Đường" Rồi ,Xong vẫn có nhiều người nói dư Là :"Đường Quốc Lộ"...
Nói thế, tuy là rất đúng nhưng đã là thói quen, làm sao mà sửa đây? Chẳng lẽ sau này giới thiệu về núi Hoa Sơn, phải nói "Đây là núi Hoa" à?
Giống như từ Việt kiều vậy, chữ này xuất phát từ chữ Hoa kiều của người Hoa, ý nghĩa của nó là để người ngoại quốc gọi người Hoa ở nước ngoài là Hoa kiều; vậy mà người Việt lại gọi người Việt ở nước ngoài là Việt kiều vậy :cuoilon: . Hoàn tòan chả có cách nào sửa được!