PDA

View Full Version : Napoleon - kẻ bất hạnh chốn phòng the?


TieuHoaVinh
02-04-2004, 10:49
Napoleon - kẻ bất hạnh chốn phòng the?


Hoàng đế Napoléon người tầm vóc thấp bé, nhỏ con song có bản lĩnh phi thường. Sức khoẻ tốt, trong chiến đấu bao giờ cũng dẫn đàu đoàn quân xông pha trận mạc. Một tài năng thực sự. Ây thế mà Napoléon, vị tướng lĩnh thiên tài và đấng quân vương ngời sáng lập nên đế quốc Pháp hình như hơi kém về “cái khoản ấy” của đàn ông. Tạo hoá trớ trêu vậy thay.

Napoleon

Khổ một nỗi thời ấy chưa có người Mỹ để phát minh ra Viagra. Người Mỹ mới bắt đầu lập quốc. Thành ra làm tội bao nhiêu người đẹp được chàng hết lòng yêu quý, các nàng cũng chung thuỷ với đấng quân vương đầy quyền uy, song mỗi lần từ giã cảnh huy hoàng nơi triều chính để lui về chốn phòng the thì các bên hữu quan đều cảm thấy mình là người bất hạnh. Đối với vị anh hùng chọc trời khuấy nước, chuyện vặt này trở thành bi kịch lớn ám ảnh suốt cuộc đời ông, không tài nào xử lý nổi.

Những điều trên đây chẳng qua nói theo miệng thế gian mà thôi. Từ khi Napoléon mất và an táng ở hòn đảo lưu đầy năm 1821, thế giới không ngừng tranh luận mọi chuyện về ông. Tính ra, từ bấy đến nay đã 181 năm, mới có hơn sáu vạn sáu nghìn ngày, thế mà đã có gần tám vạn cuốn sách khác nhau viết về Napoléon. Tính đổ đồng, một tháng in ra ba mươi bảy đầu sách, bằng hoạt động của một nhà xuất bản tầm cỡ ở nước ta. Vậy thì còn có vấn đề gì chẳng được xăm soi, bàn luận? Napoléon là người yêu nước hay là chỉ là một tay phiêu lưu? Là người tiếm quyền hay người xây dựng chế độ pháp trị? Là người gieo rắc ánh sáng hay là tên phản động muốn quay ngược bán xe lịch sử? Ông ta đã nâng cao hay hạ thấp nước Pháp?Tranh luận từ quốc gia đại sự cho đến chuyện riêng tư của con người, đến cái chết của ông, chết bình thường (ông mất ở tuổi 53) hay bị đầu độc? Người ta khai quật xác ông lên , lấy mấy sợi tóc của người quá cố mang về chẻ làm tư để đo độ thuỷ ngân tích trong đó. Nhưngcho đế đầu thế kỷ XXI kinh tế trí thức này, các nhà trí thức lừng danh, Âu, Mỹ vẫn chưa sao nhất trí được với nhau. Xem ra rồi còn cãi lộn dài dài.
* * *
Dù yêu hay ghét điều mà người ta ai cũng công nhận và thán phục là sức làm việc- kể cả sức đọc và sức viết của Napoléon.

Napoléon rất mê sách, quý sách và ngốn sách ghê gớm. Nói theo ngôn từ ngày nay, ông có “văn hoá đọc” siêu đẳng. Trong cung điện, ông là người bổ sung thường xuyên cho thư viện riêng. Ông say mê lịch sử, khoa học, bi kịch cổ điển, văn học thời La Mã và triết học thế kỷ ánh sáng. Ông đọc đi đọc lại các tác phẩm của nhà văn và cũng là nhà tư tưởng dân chủ J.J.Rousseau. Ông tìm kiếm tình bạn của những người cầm bút. Lúc cầm đầu đội quân xâm lược Ai Cập, ông đưa theo dưới trướng mình những nhà khoa học tiếng tăm nhất nước Pháp để nghiên cứu tại chỗ nền văn minh xác ướp.

Ngày làm việc của Napoléon như sau: Sáng dậy lúc sáu giờ , bất kể mùa đông hay mùa hè. Ông đọc thư từ , báo chí ngay tại phòng ngủ. Rồi tự rửa mặt cạo râu ( chẳng là hoàng dế sợ bị ám sát nếu để người hầu giúp việc làm vệ sinh mặt mũi cho mình). Sau đấy sang phòng làm việc, mà cách bày biện tiện nghi lúc nào và ở đâu cũng theo một khuôn phép, cho dù nơi thâm cung hay trong chiếc lều vải dựng tạm ở sát mặt trận. ông dùng bữa trưa trong 7 phút. Thời gian ăn tối hết 12 phút (Thuở ấy giới quý tộc bên tây bữa tối kéo dài khoảng 1h30’, hôm nào có khách có thể kéo dài 3 giờ đồng hồ).

Thời gian còn lại trong ngày, ông chắp tay sau lưng đi tới đi lui trong phòng làm việc (y như con sư tủ bị nhốt trong lồng sắt- chữ viết của nhà viết sử nổi tiếng) để đọc cho người ghi tốc ký. Thư từ mệnh lệnh sắc lệnh luật.. ..dĩ nhiên, đâu phải điều gì ông cũng biết. Trường đào tạo quân nhân làm gì có đủ thời gian để dạy học viên mọi khoa kiến thức. Vì thế ông nghiên cứu rất kỹ hồ sơ các triều thần hoặc các nhà khoa học trình lên ông. Người ta đồn rằng ông quyết định mọi vấn đề nhanh như chớp. Không phải. Ông chậm chạp khi ra quyết định bởi cứ lật đi lật lại vấn đề, quyết định rồi “mà trong lòng vẫn đầy sợ hãi lo âu”- theo đúng lời ông tâm sự. Trước khi hạ bút ký ông thường hỏi người thân tín “ Thế này đã được chưa?, như thế này có tốt không?”.Khi ai đó chỉ ra cái sai lầm, ông sửa sai ngay tức khắc. Nhưng một khi hoàng đế đã quyết định, mệnh lệnh đã ban hành rồi thì liệu hồn, ngài không dung tha một phút chậm trễ của bất kỳ ai trong việc thừa hành.

Napoléon viết nhiều, mà nghe nói cũng không phải là cây bút kém. Ông cho in một số sách, trong đó có các cuốn như Lịch sử đảo Corse ( quê hương ông), Đối thoại về tình yêu (mà ông từng day dứt)… Riêng phần thư tín của ông - chủ yếu là những bức thư gửi hai người đẹp Josephine de Beauhamais (thành hôn năm 1796, bà này không có con với ông) và công chúa nước Áo Marie Loúie cưới năm 1807 được xuất bản khi ông qua đời do lệnh của Hoàng đế Napoléon III cháu gọi ông bằng bác, thành 32 tập, xếp đầy một tủ lớn. Không phải như chúng ta, tình thư một bức mà 32 bức, mà văn của ông không tồi. Nhiều tên tuổi có uy tín trong lịch sử văn học Pháp như nhà viết tiểu thuyết Stendahal, tác giả Đỏ và Đen; nhà phê bình văn học Sainte Beuve vốn là người nghiêm túc; nhà báo, nhà văn và chính khách Thiers từng ngồi ghế thủ tướng Pháp…đều đánh giá cao văn chương của hoàng đế. Các nhà ấy có thiên vị chăng?

Công lao chủ yếu của Napoléon đối với nước Pháp là đặt nền móng cho một nhà nước hiện đại. Thời gian cầm quyền với tư cách một nhà chuyên chế của ông trước sau chỉ mười lăm năm. Trong khoảng thời gian ấy, xen kẽ những cuộc chiến tranh đẫm máu, ông cho xây dựng cầu mở mang đường sá, lập thành phố và hải cảng mới….Ông giỏi sử dụng chất xám của các nhà khoa học. Người ta bảo ông đích thân chọn lựa và chuẩn y cách thức đánh số nhà các đường phố Paris. Cách đánh số nhà ấy rồi sẽ thành luật và được thực hiện ở mọi đô thị thuộc quyền nước Pháp cai quản (kể cả Hà Nội và Sài Gòn bị xâm lược sau này) cho đến nay nó vẫn có hiệu lực. Đơn giản là các phố chạy dọc theo sông Seine thì đánh số từ nhỏ đến lớn theo hướng xuôi theo dòng chảy. Những đường phố thẳng góc với dòng sông,thì số nhỏ bắt đầu từ phía bờ sông trở đi. Chính vì theo cách đó cho nên các các phổ Tràng Tiền, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo…. ở Hà Nội ta ngày nay, các số nhỏ đều khởi đầu từ phía sông Hồng.

Napoléon là người chỉ đạo xây dựng Bộ dân luật dân sự hiện đại của Pháp mang tên ông. Bộ luật này được nhiều nước khác lấy làm mẫu. Cho đến nay vẫn có một số nước, như Ai Cập và các quốc gia vốn là thuộc địa Pháp ở Châu Phi, cơ bản đang áp dụng bộ luật ấy. Ông là người lập nên nhiều thể chế quan trọng đến nay vẫn tiếp tục vận hành bất chấp bao biến cố long trời lở đất. Có thể kể Toà Thẩm kế, chuyên lo công việc kiểm toán độc lập nền tài chính quốc gia; Viện Tham chính, nhiệm vụ tư vấn cho ngành hành pháp trung ương và cũng đóng vai trò toà án hành chính tối cao. Ông đặt ra Huân chương Bắc đẩu bội tinh dành tặng thưởng những người có công đầu. Ông cho xây dựng Nhà hát kịch Comédie Franaise sản sinh bao nhân tài, rồi Khải hoàn môn-công trình này sẽ cùng với Tháp Eiffel trở thành biểu trưng của nước Pháp…..Dĩ nhiên, Napoléon là người quan tâm khôi phục chế độ quý tộc, phong vương hầu cho nhiều người thân tín, đàn áp không nương tay các dân tộc thuộc địa, thậm chí cho phép tái lập chế độ nô lệ ở một vài nơi…Về mặt này, ông đúng là một tay phản động, mưu toan quay ngược bánh xe lịch sử, không hơn không kém.

Ngày nay các đoàn đại biểu nước ngoài nghiên cứu tổ chức chính quyền Cộng hoà Pháp, không khỏi ngạc nhiên khi đến nhiều cơ quan, được nghe giới thiệu mở đầu bằng câu: “Thiết chế của chúng tôi được sáng lập bởi Napoléon năm…”. Vào lâu đài Luxembuorg, trụ sở Thượng viện, toà nhà đẹp nhất Paris, đứng ở chân cầu thang cao vời vợi và rộng, suốt chiều ngang của gian phòng trải toàn thảm đỏ, người hướng dẫn bắt đầu nói: “Ngôi nhà này vốn là nơi ở của của Hoàng hậu Marie de Medicis, Napoléon đã cho mở rộng và xây dựng thêm….” Trong lâu đài , nay còn giữ chiếc ngai của hoàng đế phủ nhung đỏ trang trí hoa văn vàng, mặt trước lưng tựa thêu một chữ N to tướng.

Napoléon là một con người nam chính bắc chiến. Rốt cuộc ông bị người Anh đày ra đảo Sainte Hélène. Hoàng đế Napoléon II, con trai ông lên ngôi rồi lại phải lui về nương nhờ quên ngoại, tận bên nước Áo. Napoléon III cháu ông làm vua, thua trận Sédan bị Đức bắt làm tù binh, bị phế truất rồi lại kết thúc cuộc đời trong cảnh lưu đày bên xứ sương mù…


(Lược trích “Cười cợt và trang nghiêm về Napoléon” của Phan Quang- Báo An ninh Thế giới)

TieuHoaVinh
03-04-2004, 16:12
Giới thiệu thêm về Lui Napoléon Bonaparte đệ III

Lui Napôlêông Bônapac (Lui Napoléon Bonaparte) - chính khách Pháp, Tổng thống nước Cộng hòa Pháp từ 1848 - 1852, hoàng đế Pháp, hiệu là Napôlêông III từ 1852 - 1870.

Lui Napôlêông Bônapac là cháu gọi Napôlêông I (Napôlêông Bônapac) bằng bác ruột; nhưng so với Napôlêông I thì ông là người tầm thường, ti tiện, xảo quyệt; vì thế người ta gọi ông là "đứa cháu nhỏ của một ông bác vĩ đại" hay "Napôlêông bé", "Napôlêông tiểu đế".

Sau cuộc cách mạng 1848 nước Pháp thành lập chế độ cộng hòa và bầu cử tổng thống. Ông tranh cử chức tổng thống và giành được thắng lợi, nhờ vào uy tín của Napôlêông I và được nông dân, công nhân ủng hộ vì họ căm thù viên tướng Cavainhăc, tên đao phủ đàn áp cuộc biểu tình của quần chúng nhân dân, đối thủ chính tranh cử chức tổng thống với ông.

Khi hết nhiệm kỳ tổng thống 4 năm, ông tiến hành một cuộc đảo chính (2-12-1851), để kéo dài nhiệm kỳ tổng thống 10 năm. Nhưng một năm sau, ông xóa bỏ chế độ Cộng hòa, lên ngôi hoàng đế, hiệu là Napôlêông III.

Napôlêông III đã dựa vào giáo hội Thiên chúa giáo và những tay chân thân tín để thực hiện chế độ độc tài. Nhưng phong trào đấu tranh của phe Cộng hòa tư sản và của giai cấp công nhân ngày càng lên mạnh, đã làm lung lay Đế chế II của Napôlêông III. Cuộc chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870 - 1871 đã bộc lộ sự thối nát và yếu hèn của Đế chế II. Cuộc chiến tranh kéo dài chưa được một tháng (4-8 đến 2-9-1870), hoàng đế Napôlêông III cùng đạo quân chủ lực của mình ở Xơđăng đã phải đầu hàng quân đội Phổ và bị đưa sang giam giữ ở Đức. ít lâu sau, ông được chính quyền Đức cho phép rời Đức sang Anh xum họp với vợ và mất ở bên đó

meomun
05-05-2004, 01:08
Hoàng Đế Napoleon I, Napoleon Bonaparte, rất say mê và bận rộn với công việc cho nên đầu bếp lúc nào cũng chuẩn bị 1 con gà trong vòng mỗi tiếng đồng hồ để khi nào ông ta đói thì sẻ có ngay . Ông ta rất thích tắm ngâm nước nóng vì những lúc này ông ta có thể thoải mái 1 chút . Ông ta rất ít ngủ; có khi người thư ký tuỳ viên của ông ta đã ngủ gật kế bên mà ông vẫn còn tiếp tục duyệt văn thư . Ông ta có 1 đứa con, Napoleon II, nhưng đứac on ông lại bị ông ngoại nó, vua Áo, giam lỏng cho tới chết . Người ta không cho nó biết tới về Napoleon, bắt nó học tiếng Đức và phong tục của quý tộc người Áo . Napoleon trước khi chết có ước nguyện tặng 1 luốn tóc cho vợ cuối cùng của ông ta nhưng lại bị bà từ chối (bà đã đi lại với người khác ngay sau khi về Áo) . Ông ta bị đầu độc mà chết . Bonapartists coi St. Helena là thánh địa . Cuối cùng thì thể xác của ông được đem về Pháp chôn cạnh vòng sông Seine ở de Invalides . Khi Đức chiếm được Pháp năm 1940, Hitler đã đem thể xác của con ông về Pháp để chôn bên cạnh Napoleon . Cuối cùng thì con đại bàng cũng gặp lại được đứa con thân yêu của mình .