PDA

View Full Version : BÌNH ÐỊNH - SA LONG CƯƠNG


LSB-Hell
31-03-2004, 02:07
BÌNH ÐỊNH - SA LONG CƯƠNG
Ðoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam
Việt Nam là một vùng đất hẹp, người thưa, ở sát cạnh một quốc gia phương Bắc to lớn luôn chực chờ cơ hội để thôn tính và đồng hóa thành một châu huyện của họ.
Với một ý thức quốc gia độc lập, tự chủ và một truyền thống dân tộc bất khuất, một tinh thần thượng võ cao độ đã hình thành một cách sâu sắc và rộng rãi trong tinh thần người Việt,
thể hiện qua nhừng cuộc chiến đấu một mất một còn,
đầy gian khổ và hy sinh :

" muốn thoát ách nô lệ lầm than cơ cực.
nhục nhã, thì phải chiến thắng kẻ thù ."

Trước những đòi hỏi luôn luôn cấp bách và thiết thực cho vận mệnh đất nước như thế, hơn ai hết, người Việt luôn luôn tìm tòi, học hỏi và sáng tạo những cách đánh riêng biệt độc đáo, phù hợp với đặc điềm của đất nước và con người. Với trình độ phát triên kỷ thuật, sinh hoạt xã hội và kinh tế nhất định. Những phương cách chiến đấu đủ sức đương đầu và ngăn chận bước chân xâm lược bạo ngược của ngoại bang.

Võ thuật cổ truyền Việt Nam phong phú và đa dạng đã hình thành qua những kinh nghiệm xương máu trong chiến đấu kiên cường bảo vệ Tô quốc thân yêu .

Sư Trưởng Trương thanh Ðăng là người đã dành trọn cuộc đờì để tìm hiểu, khổ luyện, nghiên cứu và kết tập di sản văn hóa, kho tàng võ thuật dân gian nước Việt thành một hệ thống riêng biệt đặc sắc và sáng tạo .
Hệ phái Bình Ðịnh Sa long Cương do Sư Trưởng Trương thanh Ðăng sáng lập đã hình thành từ dòng võ thuật Việt Nam oai hùng, bất khuất đó. Nội dung sinh hoạt bao gồm những tinh hoa của võ thuật cổ truyền Việt Nam được truyền thừa và phát triển tại vùng đất Tây Sơn địa linh nhân kiệt, đồng thời còn có những kỹ thuật cao cấp và đặc sắc của môn phái Thiếu Lâm Tự ( Trung Quốc ) .

Nhằm mục đích phổ biến và bảo tồn một di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam, tạo nên một địa điễm sinh hoạt thể dục, thể thao lành mạnh và hữu ích cho thanh thiếu niên nam nử tại Austin, Ðoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam Bình Ðịnh Sa long Cương đã được thành lập từ tháng 3 năm 1998.
(sưu tầm: http://www.salongcuong.org)

LSB-Hell
31-03-2004, 02:26
Sáng Lập:

[center:1e65988367]. Ðệ nhất TỔ SƯ : Thiền sư BỒ ÐỀ ÐẠT MA
( sáng lập môn phái THIẾU LÂM TỰ, Trung Quốc ) [/center:1e65988367]

[center:1e65988367]http://www.salongcuong.org/ima/bdima/founder/BdDm.jpg[/center:1e65988367]


Có một vài sự kiện lịch sử gây nên nhiều bàn cải sôi nổi, gay gắt về bản chất và thực thể
của Thiếu Lâm Tự. Chúng ta đã biết, có một số giáo sư của một vài trường đại học đã bác bỏ
sự hiện hữu của Thiếu Lâm Tự hoặc những tông phái của Thiếu Lâm, chỉ có sự chứng thực của
chính quyền Cộng Sản Trung Quốc được cho là đúng thôi : hoặc là những ngôi chùa trên chỉ là giả tưởng, dựa trên những câu chuyện trong tiểu thuyết thời xa xưa .

Theo sự quan sát mới đây, chính người Mỹ cũng bị lừa dối về sự thật của những sự kiện
lịch sử trong cuộc nội chiến Nam Bắc, mà thực ra đó chỉ là những sự kiện tưởng tượng được
trích ra từ một quyển tiểu thuyết có tựa đề là " Cuốn theo chiều gió "

Những xác nhận sau đây được thu thập từ :

1. Những người đã tập luyện công phu đến bậc Võ Sư tại những ngôi chùa có tên
trong truyền thuyết.
2. Những người đã theo học võ thuật tại những ngôi chùa ấy, trước khi những
công trình nói trên bị hủy diệt.
3. Những ngườiđã được truyền dạy bởi những sư phụ từ những ngôi chùa kia.

Cũng thế, những tài liệu xuất xứ được công nhận xác thực bởi ít nhất ba nhân vật ( bằng chứng được hầu hết các ký giả chuyên nghiệp chấp nhận). Tuy nhiên, những vị võ sư nầy xin từ chối nêu lên danh tánh vì những lý do sau :

1. Họ không muốn tham gia vào sự tranh luận - những tin tức này tùy độc giả
công nhận hay chối bỏ. ( cũng giống như lời khai thị của Đức Phật trong bài giảng cuối cùng )
2. Họ đã thay đổi tên họ khác đi , vì khi tị nạn họ không muốn những thân nhân
còn lại của họ bị quấy rầy bởi nhà cầm quyền.

Chúng tôi đã đồng ý giử kín xuất xứ và danh tánh của những nhân vật đó .

Câu chuyện được kể lại như sau :

Môn phái Thiếu Lâm Tự xuất hiện vào khoảng 540 sau Tây Lịch, vào lúc một tăng sĩ người Ấn có tên là Bồ Đề Đạt Ma du hành đến nước Trung Quốc và được mời vào gặp nhà vua. Vào thời ấy, Hoàng Đế đã ra lệnh các tăng sĩ Trung Quốc dịch những bộ kinh Phật từ chử Phạn sang chữ Hán, mục đích là muốn phổ biến rộng rãi tôn giáo này trong dân gian hơn .
Đó là một đề án cao cả và nhà vua tin rằng đó là công đức giúp ông ta đạt đến Niết bàn, Bồ Đề Đạt Ma không đồng ý vì Ngài cho rằng : Theo giáo lý nhà Phật, người ta không thể nào đạt được Niết bàn bằng cách bảo người khác làm điều thiện dưới danh nghĩa của mình. Từ đó, Bồ Đề Đạt Ma cáo biệt đức vua và đến một ngôi chùa, nơi mà các tăng sĩ Phật giáo đang dịch kinh Phật.
Ngôi chùa này đã được kiến tạo nhiều năm trước trên một khoảng đất đã đưọc khai hoang. Trong thời gian xây dựng ngôi chùa, những người phụ trách trồng cây đã trồng tại đây những cây mới, vì vậy ngôi chùa có tên là " Rừng cây non " ( Chữ Hán gọi là Thiếu Lâm ).
Khi Ngài Bồ Đề Đạt Ma đến ngôi chùa này, Ngài không được ai ra tiếp đón, có lẽ vị sư trụ trì cho Ngài là một người mới nổi tiếng hoặc chỉ là một ngoại nhân thích can thiệp vào chuyện người khác. Vì không một ai để ý đến nên Ngài bèn đến một hang động kế bên và tọa thiền.
Cho đến một lúc các tăng sĩ trong chùa tự nhiên cảm nhận được sự hiện diện của Ngài và tìm đến tiếp nhận Ngài. Truyền thuyết kể rằng Ngài đã dùng ánh mắt mình soi thủng một lỗ sâu trên vách hang động; thực ra sự chứng nghiệm này đã không còn dấu vết trong lịch sử.

Khi Ngài đến sinh hoạt với các tăng sĩ, Ngài nhận thấy họ không có sức khỏe tốt. Hầu hết công việc của họ giống như những tu sĩ Ái Nhĩ Lan thời Trung Cổ, những tăng sĩ này ngày ngày chỉ biết khom mình trên bàn để chép lại kinh điển. Kết quả là các tăng sĩ Thiếu Lâm Tự nầy đã thiếu sót rất nhiều về thể lực và tinh thần để làm việc , ngay cả việc Thiền định là công việc chính yếu của người tăng sĩ Phật Giáo.
Bồ Đề Đạt Ma bổ sung khuyết điễm đó bằng cách dạy họ những động tác thể dục hầu trau giồi sức khỏe và tăng trưởng khí lực. Nhữụng thế võ đầu tiên của Thiếu Lâm Tự này đã được biến cải từ phương pháp tập Yoga Ấn Độ ( Hatha yoga, Raja yoga ), dựa trên những động tác của 18 con thú ( cọp, nai, beo, bò cạp, rắn, rồng v.v...).
Thực khó mà nói những động tác thể dục này biến thành võ thuật từ hồi nào . Chùa Thiếu Lâm tọa lạc trong một vùng hẻo lánh, nơi thường có bọn thổ phỉ và thú dữ vảng lai, do đó những thế võ ban đầu nầy được dùng để tự vệ. Sau đó, những độỉng tác này được hệ thốáng hóa lại, theo thời gian chi phái Phật giáo này đã dần trở nên khác biệt vì ngoài công phu kinh kệ hằng ngày, họ còn tập luyện thêm võ thuật .
Không thể kết luận là Ngài Bồ Đề Đạt Ma đã phát minh ra võ thuật !
Võ thuật đã có mặt tại Trung Quốc trước đó hàng bao thế kỷ. Nhưng trong phạm vi của ngôi chùa nầy , có thể võ thuật đã được phát triển và hệ thống hóa bằng một cách thức khác biệt , mới mẻ , độc đáo hơn : môn phái Thiếu Lâm Tự .

Một trong những vấn đề mà những nhà sử học phương Tây phải đương đầu là sự mâu thuẩn giữa giáo lý bất bạo động của nhà Phật và trình độ võ thuật thượng thừa trong truyền thuyết Thiếu Lâm Tự .
Thực ra , người luyện công phu Thiếu Lâm Tự không bao giờ tấn công, cũng không phung phí sức lực để phòng thủ . Trái lại, nhờ luyện tập công phu mà họ thấu hiểu được lực bạo động và kết quả là tránh phải đương đầu hay va chạm với người khác .
Do đó, một nhà tu từ chối không nhận những lời nói hay hành vi bạo động là để hoàn lại những việc này cho chủ nó. Ban đầu người luyện võ có thể chọn sẽ né tránh thế tấn công, nhưng nếu đối thủ giỏi võ lại muốn gây thương tổn thì Thiếu Lâm tăng sĩ sẽ dùng những thế đối kháng để địch lại, từ những thế khóa tay chân đến đánh cho bất tỉnh hoặc thiệt mạng. Nếu đối phương dùng những đòn hiểm hóc và mạnh bạo, thì chính những đòn thế hiểm độc này sẽ được trả về cho chính họ. Do đó, tăng sĩ Thiếu Lâm Tự không bao giờ cố ý gây thương tổn hoặc hãm hại một ai.
Triết lý Thiếu Lâm Tự bắt đầu từ Phật giáo, sau đó gia nhập thêm những nguyên lý của Đạo giáo để trở thành một chi phaiù mớùi. một sự phối hợp các triết lý thường thấy tại Trung Hoa lúc bấy giờ.
Những ngôi chũa khác khởi nguồn từ Hồ Nam. Việc này xảy ra vì ngôi chùa nguyên thủy chịu nhiều sự tấn công liên tục và phải ngưng hoạt động dưới những triều đại vua chúa và những quan lại địa phương nghi kỵ lực lượng võ thuật của những tăng sĩ bất phục tùng. Những tăng sĩ Thiếu Lâm Tự phải bỏ chùa để tị nạn tại những ngôi chùa Phật Giáo hoặc Đạo giáo khác hoặc tiếp tục dạy võ trong dân gian.
Có một vài trường hợp hiếm thấy, một ngôi chùa Thiếu Lâm mới được dựng lên
( Phúc Kiến, Quảng Đông ) hay sửa sang lại từ những ngôi chùa cũ ( Vô Trần, Ô Mỹ San ). Những tăng sĩ tham gia vào chính trị và quân đội ( như truyền thuyết phái Bạch Mi và Hồng hy Quan ) là những người gây rắc rối liên tục cho những tăng sĩ Thiếu Lâm Tự.

Cuộc cách mạng " Ý Hở Thuận " ( Boxer ) năm 1901 khởi điểm cho thời đại suy tàn của những ngôi chùa Thiếu Lâm. Trước đó nước Trung Hoa bị người Nhật và Tây Phương chiếm cứ do nguồn lợi ích thương mãi. Người Anh đã biến hoàng triều thành một chế độ bù nhìn, họ đưa vào Trung Quốc á phiện và những loại thuốc đầu độc khác làm cho dân nghèo ảnh hưởng nặng. Sự kiện này dẫn đến sự xăm lăng của các nước khác như Nga, Pháp, Hòa Lan và sau đó là Nhật và Hoa Kỳ. Vào cuối thập niên 1800, lãnh thổ Trung Quốc bị chia ra nhiều vùng ảnh hưởng, mỗi vùng được kiểm soát bởi một lực lượng ngoại quốc ( giống như Bá Linh sau thế chiến thứ hai ).
Sự thù nghịch giửa Trung Hoa và Nhật Bản ngày càng trầm trọng và lan ra cả đối với những lực lượng ngoại quốc khác. Cộng thêm sự bất mãn với triều đình đương thời một cuộc cách mạng toàn quốc đã được khởi xướng, những tăng sĩ Thiếu Lâm Tự cũng có mặt trong đoàn chiến sĩ tiền phong. Tuy rằng những cuộc tấn công nổi dậy lật đổ chính quyền của họ không hoàn toàn thành công ( nhiều nhân vật trong nhóm này tin theo phù phép Đạo giáo, tưởng họ có thần công hộ thể, đao thương bất nhập ). Sự thất bại tạm thời này giúp họ chỉnh đốn lại hàng ngủ theo các phương cách hiện đại hóa với súng ống tối tân và chiến thuật mới mẻ hơn.

Sự rút lui của các lực lượng Tây phương kéo dài trong nhiều năm, và khi Đệ Nhất thế chiến chấm dứt, Trung Quốc hầu như lâm vào cuộc nội chiến sứ quân. Không những chỉ có quân đội quốc gia chiến đấu cho triều đình mà cả hai bên cùng hiệp sức đánh Nhật và các lãnh sứ quân ( Nhật lúc ấy còn chiếm giữ nhiều phần đất phía Bắc Trung Quốc) . Nhiều cương thổ Trung Hoa hầu như vô chánh phủ, nhưng năm 1931, hầu hết những đế quốc Âu Châu bị đẩy lui, và hai lực lượng chánh lúc bấy giờ là Quốc gia và Cộng Sản. Cả hai phe đều đưa ra chiêu bài yêu nước nhưng lại chống đối nhau. Nếu phe này không theo phe kia thì bị kêu là phản loạn. Kết quả là võ sĩ Thiếu Lâm và những tăng sĩ khác lần lần bị sát hại bởi cả hai phe. Sự việc này khiến cho những tăng sĩ phải bỏ trốn lên núi, hoặc ra nước ngoài với hy vọng sẽ lưu truyền đời sau kiến thức võ thuật nếu một mai chùa Thiếu Lâm bị hủy diệt.

Những ngôi chùa Thiếu Lâm kém may mắn đã là nạn nhân của chiến tranh trên một đất nước mà lịch sữ truyền thống thờ cúng tổ tiên đã bị lảng quên. Tất cả đều bị lục tung và tàn phá bởi những lực lượng võ trang khác nhau. Chùa Ô Mỹ Sơn trên ngọn Trường Bạch Sơn tỉnh Phúc Kiến tọa lạc trên đỉnh núi bị nghi ngờ là nơi huấn luyệản hỏa lực cho nghĩa quân. Cho nên bị hai phe Quốc Cộng thay phiên nhau dội bom. Nơi đây được trùng tu thành nơi chứa tài liệu y khoa và lịch sử tự nhiên, và bây giờ là Quốc gia lâm viên và trụ sở chính nghiên cứu bảo tồn giống gấu Panda.

Có nhiều truyền thuyết khác nhau nói về lịch sử Thiếu Lâm, đặc biệt là 300 năm trở lại đây . Tuy nhiên, nhiều truyền thuyết đáng nghi ngờ ( hảy so sánh tin tức Thiên An Môn của báo chí Trung Quốc và tin tức của đài CNN ) từ những báo cáo chung chung được chứng thực là của chính quyền. Thực ra thì những người co' thẩm quyền đã loại Thiếu Lâm và những môn võ thuật khác ngoài vòng pháp luật, đã làm cho lịch sử Thiếu Lâm từ những xuất xứù trên trở nên đáng nghi ngờ.
Võ công đương thời bắt nguồn từ sự thỏa thuận của chính quyền Trung Quốc sau Đệ nhị thế chiến cộng với nhu cầu quốc gia và lịch sử truyền thống võ thuật. Tuy nhiên, võ công đương thời ở Trung Hoa không được thiết lập như là một nghệ thuật đánh đấm, chỉ phát triển theo sau sự phổ thông của võ thuật Kung Fu.
bản dịch của Nguyễn Hiền

LSB-Hell
31-03-2004, 02:35
[center:16f8a49216]Ðệ nhị TỔ SƯ : VUA Quang Trung NGUYỄN HUỆ[/center:16f8a49216]

[center:16f8a49216]http://www.salongcuong.org/ima/bdima/founder/quangtrung.jpg[/center:16f8a49216]

Với những tổn thất lớn lao do ý đồ " giết sạch, phá sạch, xóa sạch " của các Vua triều Nguyễn ;
tất cả những gì gọi là của Ngụy triều Tây Sơn đều bị thủ tiêu hoặc phá hủy .
Cho nên những gì còn lại để chúng ta tìm hiểu về người anh hùng đất Tây Sơn thật ít ỏi, chỉ qua một số tài liệu, một số truyền thuyết và ngay chính qua con người , cuộc đời và những chiến công " long trời lỡ đất " của vị tướng tài ba trăm trận trăm thắng quét sạch bọn giặc ngoại xâm Mãn Thanh , thống nhất đất nước.
Riêng việc tìm hiểu những đóng góp tích cực của Ông trên lỉnh vực võ thuật cổ truyền Việt Nam, một phương diện khá chuyên biệt, có nhiều khó khăn và hạn chế nhất định . Những ý kiến dưới đây chỉ là sơ bộ những gì chúng tôi đã ghi nhận được, monh sẽ nhận được những đóng góp và tìm hiểu sâu rộng và chính xác hơn của các bạn đọc sau nầy .

A. Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải, có chí lớn bao trùm thiên hạ .

Ba anh em ở vùng đất Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, vốn người làng Thái Lão, huyện Hưng Nguyên, Trấn Nghệ An. Giữa thế kỷ 17, quân nhà Nguyễn có lần vượt sông Gianh bắt dân vùng Nghệ An vào khai hoang ở Đàng Trong.
Tổ tiên 4 đời anh em Nguyễn Huệ là một trong những nạn nhân đó, qua mấy đời đến Nguyễn phú Phúc gia đình đã khá giã, sung túc , ba anh em đều được ăn học, hiểu biết hơn người .
Quan đại thần Nội hữu Trương văn Hạnh, vì chống lại quyền thần Trương phúc Loan, dâng biểu hạch tội kẻ gian thần nên bị hãm hại . Thầy Giáo Hiến, là bạn thân của quan Nội Hữu, sợ bị vạ lây nên lánh vào Bình Định đã hơn 10 năm, lấy nghề gỏ đầu trẻ trong một thôn ấp bên cạnh đất Tây Sơn làm vui .Õ
Nhận thấy ba anh em nhà Tây sơn tướng mạo đặc biệt, tính khí khác người, thông minh học giỏị. Ông đem lòng yêu mến, hết lòng dạy dỗ cả văn lẩn võ . Từ văn thư, kinh sách đến cả binh pháp, binh thư, đồ trận và võ thuật cổ truyền các môn đầy đủ những tinh hoa truyền thống cao quý, bất khuất của dân tộc Việt Nam .
Trong 3 người chỉ có Nguyễn Huệ là hơn cả, tiếng nói sang sảng tựa chuông, cặp mắt sáng tựa chớp, thông minh, nhanh nhẹn, học chỉ một lần đã hiểu ngay .Thầy Giáo Hiến vốn là người có nhiều tâm huyết đối với vận mệnh quốc gia , dân tộc, tiếc mình gối mõi, chân chùn, chỉ mong gắng sức vun bồi , un đúc cho 3 anh em Tây Sơn chí cả vì dân giúp nước.

" Nghĩa kỳ dựng tại Tây Sơn .
Tận trung cứu quốc rữa hờn cho dân .
Sau nầy rực rở đai cân .
Phải dùng Đức trị mười phân vẹn mười
Nhớ câu thu phục lòng người . . . . . . . ". ( 1 )

( 1 ) Lời Thầy Giáo Hiến khuyên Nguyễn Huệ trước lúc khởi nghĩa .
- Tây Sơn Tiềm long lục, Nguyễn bá Huân, 1978.

B. Một ý chí thống nhất đất nước cao cả .

Trong chiếu lên ngôi, Vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã nêu rỏ :

". . . . họ tự gây dựng bờ cỏi riêng mình, kỷ cương trời đất một phen
đổ nát không dựng lên được, chưa có thời nào quá quắt như thời nầy .
Thêm nửa, những năm gần đây Nam Bắc đánh nhau, dân sa vào chốn
lầm than . . . ."

Trong xã hội nông nghiệp, không ai khác hơn những người nông dân cùng khổ, qua các thãm họa nặng nề chồng chất lên đôi vai gầy, đã chính là những người đứng lên phê phán cuộc nội chiến bẩn thỉu, cốt nhục tương tàn . Nguyễn Huệ, người lảnh tụ nông dân kiệt xuất, miột kẻ áo vải không một tấc đất nhanh chóng trở thành một vị anh hùng dân tộc thống nhất đất nước, tập hợp sức mạnh cả nước đánh đuổi giặc xâm lăng, giử yên bờ cỏi, xây dựng cuộc sống ấm no cho muôn dân .

C. Một thiên tài quân sự chưa nếm mùi thất bại.

Quang Trung Nguyễn Huệ đã là một con người trí lược cả trong quân sự và chính trị :

Cách dùng người :
Khi dùng người, đặt việc ông đã biết tiên liệu mọi việc một cách tài tình, nhạy bén .
Nghiêm chỉnh áp dụng quân lịnh, nhanh chóng ổn định trật tự và dân tình :

" . . . những người Nam Hà nầy ( quân Nguyễn Huệ ) đã áp dụng án lệnh thật nghiêm , mới thấy
tố cáo chẳng cần xét xử lôi thôi họ đã chém đầu bọn trộm cướp hay tất cả kẻ nào bị tố cáo là
trộm cướp . Người người đều hài lòng sự xử phạt như vậy và không khỏi thán phục sự liêm khiết
của quân Tây Sơn . . . . . . .( 3 )

( 3 ) Thư của Giáo sỉ Le Roy ( Nam Định ) viết cho Blaudin ở Paris vào ngày 11/ 07/ 1786 .

Một lối hành binh vũ bão .
Tuy xuất thân chỉ là kẻ áo vải, ở nơi thôn dã, Nguyễn Huệ đã tỏ rõ tài năng kiệt xuất của một vị
tướng lỉnh bách chiến bách thắng, chưa nếm lấy một lần thất bại qua hơn 20 năm vào Nam ra Bắc .

Mỗi thời đại, mỗi vị anh hùng có một cách đánh sáng tạo khác nhau :

Lý thường Kiệt với " Tiên phát chế nhân ", chủ động tấn công phủ đầu,
đập tan mọi âm mưu của đối phương từ trong trứng nước .

Trần hưng Đạo dùng kế " Thanh Giả ", lừa địch vào sâu rồi phản công tiêu diệt .

Lê Lợi dùng kế lâu dài , đánh từ nhỏ đến lớn .

Và Quang Trung Nguyễn Huệ với một khả năng tổ chức và tài chỉ huy hiếm có đã tạo được một đoàn quân áo vải qua từng giai đoạn phát triển, dù lớn hay nhỏ, luôn luôn có một khí thế tiến công dũng mãnh, táo bạo. " Vũ bão và bất ngờ " đã là một tính chất độc đáo trong lối dùng binh của người anh hùng đất Tây sơn Nguyễn Huệ.

Đồng thời với việc tổ chức và chỉ huy trong quân đội, Nguyễn Huệ còn biết kết hợp những nhân sĩ đương thời như La sơn Phu tử Nguyễn Thiếp, Trần văn Kỷ, Ngô thời Nhậm và những tướng lỉnh tài giỏi như Đặng tiến Đông ( Đô đốc Mưu ) người đã làm nên chiến thắng Đống Đa lịch sữ .
Trần quang Diệu, Nguyễn văn Dũng và đặc biệt là Bùi thị Xuân, vị tướng đầu tiên trong lịch sữ , tài năng và quả cãm không kém một ai .. . . .Tất cả đã giúp Quang Trung Nguyễn Huệ làm nên những sáng tạo tài tình, độc đáo trong võ thuật cổ truyền Việt Nam để trang bị cho người chiến sĩ áo vải dưới ngọn cờ đào oanh liệt .
Chưa đầy 40 ngày, kể từ lúc xuất phát đại quân tại Phú Xuân ( ngày 22 tháng 11 năm 1788 ) và chỉ sau 55 ngày đêm tiến công, đoàn quân chân đất đã quét sạch hơn 200 ngàn quân giặc ra khỏi bờ cõi, lập nên những chiến công hiển hách ở Gián Khân, Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa tạo nên những đòn đánh như sấm sét vang rền trên đất Thăng Long.

Dưới ngọn cờ hồng uy dũng, hoa đào thắm tươi bên chiến bào sạm mùi khói súng của người anh hùng dân tộc , hàng hàng lớp lớp nghĩa quân như triều dâng thác đổ, thần tốc đập tan mọi âm mưu bán nước cầu vinh và xâm lược, bạo ngược của lũ thù trong giặc ngoài . Ngọn lữa Đống Đa, Xuân Kỷ Dậu 1789, như bão táp tràn tới hỏa thiêu bọn giặc Mãn Thanh ngạo mạn, khát máu , giải phóng đất nước .

Từ một lãnh tụ nông dân kiệt xuất, Quang Trung Nguyễn Huệ đã trở thành một vị anh hùng dân tộc vĩ đại , một danh tướng trăm trận trăm thắng, một thiên tài quân sự xuất sắc. Hơn bao giờ hết, sự nghiệp vẽ vang của phong trào Tây Sơn đã là một bản anh hùng ca bi tráng, oanh liệt của dân tộc, vang vọng đến ngàn đời sau, đánh dấu một giai đoạn hiển hách của toàn dân Đại Việt .

LSB-Hell
31-03-2004, 02:40
[center:850f123a62]Sư trưởng TRƯƠNG THANH ÐĂNG
và hệ phái Bình Ðịnh SA LONG CƯƠNG[/center:850f123a62]

[center:850f123a62]http://www.salongcuong.org/ima/bdima/founder/sutr1.jpg[/center:850f123a62]

Sư trưởng Trương thanh Ðăng sinh năm 1895 tại Bình Thuận. Phan Thiết. Từ thuở nhỏ đã
ham thích, say mê tập luyện võ thuật. Ngoại tổ của Ông vốn là Thầy dạy võ cho các môn sinh Cử Nhân Võ dưới triều các vua nhà Nguyễn.

Năm 14 tuổi ( 1909 ) Ông xin phép cha mẹ đi về miền đất võ Tây Sơn để tìm học những tinh hoa võ thuật của dân tộc, nền võ học cổ truyền hình thành từ những kinh nghiệm chiến đấu gian khổ, một mất một còn, đã từng giúp cho người dân Việt quật cường vùng châu thổ sông Hồng đánh Tống bình Chiêm, phá tan xiềng xích nô lệ ngoại bang, giử yên bờ cõi.

Về đến Bình Ðịnh, Ông Trương thanh Ðăng đã tìm đến thụ giáo với những võ sư danh tiếng trong
vùng như :
Võ sư Trương Trạch ở Phù Mỹ, là một vị Cử Nhân Võ của triều đình lúc bấy giờ.
Võ sư Hai Cụt ở làng Cẫm Thượng,
Võ sư Ðinh Cát ở An Nhơn và nhiều võ sư khác ở 2 làng An Vinh và An Thái.

Vào thời gian nầy đất nước đang ở trong giai đoạn Pháp thuộc, tất cả các sinh hoạt võ thuật đều bị cấm đoán, kiểm soát chặt chẽ và triệt để. Do đó, mọi việc học hỏi và tập luyện của Ông đều ở trong vòng kín đáo, len lút, không để cho người chung quanh nhìn thấy hoặc biết được. Thường chỉ có một Thầy một trò ở phía sau vườn, bên cạnh rừng hoặc vào ban đêm có trăng sáng. . . .hoặc có khi vào ban ngày, trong lúc làm việc như : học Côn, Roi với cây thước kẽ của hoc trò . . . .

Ngoài thời gian được các bậc Thầy hướng dẩn, Ông còn tìm đến
trao đổi và nghiên cứu thêm với một số bạn hữu trong vùng như :
Ðoàn Phong, Hai Cửu, Mười Ðậu, Năm Tường . . . . .

. Cùng với ước nguyện chân thành đối với di sản của tiền nhân bao
đời và nhiệt tình học hỏi, kế thừa di sản võ thuật quý báu đó. Ông
Trương thanh Ðăng đã nhanh chóng tiếp thu, hấp thụ và thấm nhuần
thật sâu sắc nền tảng tinh thần của Võ thuật cổ truyền Việt Nam qua
hơn 15 năm miệt mài công phu khổ luyện tại miền đất võ Tây Sơn,
dịa linh nhân kiệt nầy.

Trong thời gian nầy, không hạn chế hiểu biết của mình trong
khuôn khổ võ thuật cổ truyền Việt Nam tại Bình Ðịnh. Ông cũng đã
dành nhiều thời giờ học hỏi thêm với Võ sư Vĩnh Phúc, là một nhân vật
nổi tiếng giỏi võ Thiếu Lâm vào thời đó.

Và khi trở về quê nhà tại Phan Thiết, Ông đã đến thọ giáo với 2 người Thầy người Trung Hoa
gốc gác ở các tỉnh Phước Kiến và Hẹ ( Trung Quốc ), về các môn Ám khí, Cữu liên Hoàn và đặc biệt là bài Tứ môn Chương quyền pháp, một trong những kỹ thuật cao cấp của môn phái Thiếu lâm tự .

Từ năm 1925, Ông Trương thanh Ðăng bắt đầu thu nhận học trò. Vừa truyền dạy công phu
sở học, vừa nghiên cứu, sắp xếp lại với tinh thần tổng hợp và sáng tạo một chương trình huấn luyện và thực hành đầy đủ, trọn ven từ sơ cấp đến cao cấp nền tảng cho một hệ phái từng bước được hình thành và xây dựng sau nầy, trong đó đặc biệt nổi bật là một bộ pháp căn bản thật đầy đủ và vững vàng cho môn sinh võ thuật cổ truyền Việt Nam, đó là phần " Bát bộ chân quyền " rất đặc sắc và riêng biệt độc đáo của hệ phái.

Chính quyền của Thực dân Pháp thời đó vẫn luôn ngăn cấm việc luyện tập, truyền bá và phát triển
võ thuật nhất là võ thuật cổ truyền Việt Nam, vì e ngại rằng các sinh hoạt đó sẽ là mầm móng cho những hoạt động của các tổ chức yêu nước, chống phá chính quyền Thực dân.

Sau 5 năm sinh hoạt tại Phan Thiết, năm 1930 Ông phải di chuyển vào Saigon mới mong có cơ hội
phát triển và phổ biến rộng rãi hơn những gì Ông đã dày công tìm hiểu, khổ luyện và thực chứng những
hay đẹp của tiền nhân bao đời va nay mong muốn lưu truyền di sản truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam cho những thế hệ mai sau. Tại Saigon, tuy khả năng và hiểu biết sâu sắc, rộng rãi như thế nhưng Ông vẫn chỉ khiêm tốn mở lớp dạy tại nhà riêng mà thôi, ai biết hay thì tìm đến học chứ không
chủ tâm quảng cáo, giới thiệu.

Năm 1964 vào độ tuổi thất tuần ( 70 tuổi ), Ông Trương thanh Ðăng mới chính thức giới thiệu võ đường của ông tại Saigon với tên gọi là " Võ đường Bình Ðịnh Sa long Cương " chuyên truyền dạy Võ thuật cổ truyền Việt Nam và Thiếu lâm tự Trung Quốc.

Sa long Cương là biệt hiệu của Sư trưởng Trương thanh Ðăng từ khi còn trẻ, có ý nghĩa là : " Rồng nằm đồi cát ". Những đồi cát mênh mông trãi dài theo bờ biển là hình ảnh tượng trưng đặc biệt cho tỉnh Phan Thiết ( Bình Thuận ), sinh ra và lớn lên tại mãnh đất nhỏ bé nầy, luôn ghi nhớ mình là con Rồng cháu Tiên, ông mong mõi kế thừa và gìn giử những di sản cao quý của dân tộc cho con cháu mai sau.

Nội dung sinh hoạt của Võ đường được quy định rất nghiêm nhặt với tinh thần : " Tiên học lể hậu học võ ". Người môn sinh của võ đường luôn được nhắc nhở : học võ nhưng phải biết lấy lể làm đầu trong mọi việc, hòa nhã, khiêm tốn trong mọi cư xử ở đời chứ đừng bao giờ ỷ sức, cậy tài, ngông cuồng, hống hách.

Võ thuật cổ truyền Việt Nam là tinh hoa văn hóa dân tộc, là những kinh nghiệm chiến đấu bằng
xương máu của tổ tiên, trãi dài hơn 4 ngàn năm dựng nước và giử nước. Học hỏi và tập luyện võ thuật cổ truyền Việt Nam, trước là kế thừa và gìn giử tinh hoa của dân tộc, sau là phát triển sức khỏe cá nhân và hộ thân khi cần thiết trong cuộc sống xã hội. Sư trưởng Trương thanh Ðăng nghiêm cấm các môn sinh không được thách đấu và nhận lời thách đấu của bất cứ ai và trong bất cứ trường hợp nào.

Do tâm huyết chân thành và bản lảnh đích thực từ công phu khổ luyện của vị Sư Trưởng, chỉ trong
một thời gian ngắn Võ đường Bình Ðịnh Sa long Cương đã có một chổ đứng đường hoàng, chững chạc, trong làng võ thuật VIệt Nam.

Và 21 năm sau ngày hoạt động chính thức, thừa kế và truyền bá di sản võ thuật truyền thống bất khuất của dân tộc, Vị Chưởng môn sáng lập Hệ phái Bình Ðịnh Sa long Cương đã qua đời vào ngày 17 tháng 9 năm 1985 ( tức ngày mùng 3 tháng 8 năm Ất Sữu ) hưởng thọ 91 tuổi, để lại bao thương tiếc cho gia đình, môn sinh và thân hữu trong làng võ thuật.

Trưởng Nam của Sư Trưởng là Sư phó Trương bá Ðương cùng với Võ Sư Trưởng Tràng Lê văn Vân,
tiếp nối công việc điều hành và phát triển môn phái. Hiện nay, hệ phái Bình Ðịnh Sa long Cương đã được phát triển tại nhiều nơi với các chi nhánh ở trong và ngoài nước như : Vũng Tàu, Biên Hòa . . .và tại các nước Pháp, Gia nã Ðại, Hoa Kỳ và Ý đại Lợi . . .

Và cho dù sinh hoạt ở bất cứ nơi nào, bản sắc dân tộc Việt Nam vẫn luôn tiềm tàng trong từng đường quyền, ngọn Roi, mũi kiếm, đường đao . . . bản lãnh đích thực của võ phái vẫn luôn luôn được thể hiện trọn vẹn.
http://www.salongcuong.org/ima/bdima/founder/sutr2.JPG

LSB-Hell
31-03-2004, 02:50
[center:ebbadb0f6a]Một số hình ảnh tại Võ đường Bình Ðịnh Sa long cương ngày trước[/center:ebbadb0f6a]

http://www.salongcuong.org/ima/bdima/founder/sutrT.jpg
Sư trưởng Trương thanh Ðăng ngày còn trẻ

http://www.salongcuong.org/ima/bdima/founder/sutr3.jpg

http://www.salongcuong.org/ima/bdima/founder/congVD.jpg
Cổng vào Võ Ðường BÐ / SLC( 1985 )

http://www.salongcuong.org/ima/bdima/founder/bthvd.jpg
Bàn thờ Nhị vị Sư Tổ tại Võ đường

http://www.salongcuong.org/ima/bdima/founder/bkVD.jpg
http://www.salongcuong.org/ima/bdima/founder/binhkh.jpgGiá binh khí để tập luyện tại Võ đường

LSB-Hell
31-03-2004, 02:58
[center:b0568445f1]Bút tự của Sư trưởng qua những trang viết cho bài Roi
" Tam bộ bình Tiên " [/center:b0568445f1]

[center:b0568445f1]http://www.salongcuong.org/ima/bdima/founder/tambo1.jpg[/center:b0568445f1]
[center:b0568445f1]http://www.salongcuong.org/ima/bdima/founder/tambo2.jpg[/center:b0568445f1]

[center:b0568445f1]Tâm niệm của Sư trưởng [/center:b0568445f1]
[center:b0568445f1]http://www.salongcuong.org/ima/bdima/founder/tniem1.jpg[/center:b0568445f1]
[center:b0568445f1]" Biết nói là biết, không biết nói là không biết "
( . . . đó mới thực là biết vậy ! . . . vị chi giả ! )

" Xưa nay sống được bảy mươi tuổi, thực không có mấy người ! "[/center:b0568445f1]