PDA

View Full Version : Võ Phái Thiếu Lâm Việt Nam tại Sài Gòn


Bibi_Phu_Quan
29-02-2004, 17:43
Võ Phái Thiếu Lâm Việt Nam tại Sài Gòn
Cái bóng của cây đại thụ Thiếu Lâm đã rợp mát khắp nơi. Cũng chính tại những vùng đất được che mát ấy, cuộc hôn phối giữa Thiếu Lâm và các dòng võ đã cho ra đời không ít kết quả lai tạo theo nhiều nghĩa. Saigon cũng là một trong những nơi chứng kiến sự ra đời - hiện diện - phát triển các võ phái "Thiếu Lâm Việt Nam".

Nguyên Nhân Của Tên Gọi
Nếu thử làm một cuộc thăm dò tại các võ phái trong tên gọi có hai chữ Thiếu Lâm, chúng ta có thể nhân ra hai nhánh chính dựa trên nguyên nhân dẫn đến tên gọi. Nhiều vị chưởng môn được học Thiếu Lâm với những cao thủ từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Trước hết phải kể đến các môn phái mang tên Thiếu Lâm có hiện diện quyền cước hoặc một số công phu đặc dị của Thiếu Lâm tự. Ví dụ: Thiếu Lâm, Hồng gia, Thiếu Lâm Nội gia quyền, Thiếu Lâm Tây Sơn, Thiếu Lâm Bằng Long Hải, Thiếu Lâm Trung Sơn v.v.. Trong nhánh này, hệ thống quyền cước của các môn phái được các vị võ sư sáng lập kết hợp với võ cổ truyền một cách sáng tạo, nhanh chóng phát triển, tạo ảnh hưởng rộng rãi trong quần chúng yêu thích võ thuật.
Nhánh thứ hai, không mang tên Thiếu Lâm như: Hắc Hổ Thiết Quyền đạo, Nam Tông v.v.. lại mang đậm nét Thiếu Lâm trong một số bài quyền binh khí và công phu.
Cũng nên kể đến một nhánh rất nhỏ có mang tên Thiếu Lâm nhưng tuyệt nhiên không hề chứa đựng một chút Thiếu Lâm nào cả.
Như vậy, sự hiện diện của Thiếu Lâm đã tạo nên một ảnh hưởng tốt đến làng võ thành phố mà bằng chứng thuyết phục nhất là sợ lớn mạnh không ngừng của các võ phái Thiếu Lâm mang đậm nét Việt Nam và ngược lại.

Một Số Võ Phái Thiếu Lâm Việt Nam

Thiếu Lâm Bằng Long Hải
Do ông Phạm Văn Bằng sáng lập, có nguồn gốc từ Phòng Thành, Quảng Tây, Trung Quốc. Thuở niên thiếu, ông Bằng được đưa sang Phòng Thành học nghề gốm sứ. Tại đây, ông vô tình có được cơ duyên học võ với thầy Quan Bản Thục.
Võ sư Bằng đã chọn hai hình tượng Ưng (đại bàng, Bằng) và Long (rồng) trong Thập hình quyền để diễn tả tính uyển chuyển linh động (nhu), dũng mãnh, táo bạo (cương) trong hệ thống quyền thuật của mình. Trong tên gọi của môn phái, chữ Hải dùng để nhắc nh. các đồ đệ rằng võ học mênh mông tựa biển Đông, muốn trở thành người tinh dụng phải không ngừng tìm hiểu tu rèn võ đạo.
Hiện nay, Bằng Long Hải là một võ phái mạnh của chi hội Tân Bình với hai điểm tập chính. Một ở công viên Hoàng Văn Thụ do ông Bằng trực tiếp giảng dạy, một tại Bàu Cát do ông Vũ Tiến Khoát dạy.

Thiếu Lâm Tây Sơn
Xuất thân từ đất Bình Định, trong một gia đình võ nòi, ông Lê Văn Lắm mang một hoài bão được học để tìm hiểu tinh hoa của các dòng võ. Cũng chính từ ước mơ này, môn Thiếu Lâm Tây Sơn ra đời mang ảnh hưởng những gì ông Lắm được học suốt thời trai trẻ. Thiếu Lâm và Tây Sơn là hạt nhân, Taekwondo, quyền Anh, quyền Thái là những xúc tác kết tụ thành Thiếu Lâm Tây Sơn.
Bản thân ông Lắm đã đào tạo cho thành phố khá nhiều võ sĩ tên tuổi của võ đài tự do trước năm 1975. Kiện tướng Danh Thị Bích Vân cũng xuất thân từ đây. 72 tuyệt chiêu Cầm Nã Thủ được chọn làm thủ pháp chính. Thiếu Lâm Tây Sơn có khá nhiều điểm tập trong thành phố. Hai điểm tập chính là Lăng Ông (Bình Thạnh), CLB Hồ Xuân Hương.

Nam Tông
Để nhắc nhở một nước Nam hào hùng trong võ sinh, ông Lê Văn Kiển (tức cụ Tám Kiển) chọn hai chữ Nam Tông đặt cho môn phái của mình. Ngoài sở học được truyền từ cha, ông Tám đã học võ với thầy Lưu Phú, một trong những cao thủ Trung Hoa mang Thiếu Lâm Châu gia sang Việt Nam. Nam Tông chính là sự giao thoa giữa hai dòng võ Trung-Việt nói trên.

Thiếu Lâm Nội Gia Quyền
Bạn đọc hẳn không xa lạ với tên gọi trên và một số bài viết của tác giả Trần Tiến. Ông chính là vô địch kiếm thuật Bắc kỳ. Môn phái của ông sáng lập cũng là một sự kết hợp hài hòa giữa Thiếu Lâm và võ cổ truyền. Đây còn là môn phái còn lưu giữ khá nhiều công phu Thiếu Lâm như: Thiết bác công, Kháng đả thần công, Thái dương công, v.v..

Thiếu Lâm Hồng Gia Quyền
Mặc dù đã "gác kiếm" nhưng tên tuổi của lão võ sư Hà Châu vẫn chưa phai nhạt trong lòng người miền Nam say mê võ thuật với ba chữ đại lực sĩ đi kèm. Được học võ ở Trung Quốc, ông Hà Châu là một trong số ít người được học Phá sơn Hồng Gia Quyền - bài danh quyền ít được truyền dạy ở Việt Nam. Song song đó, Thiết Sa Chưởng, công phu Thiếu Lâm vẫn được lưu truyền trong môn phái của ông cho đến ngày nay. Có lẽ Thiếu Lâm Hồng gia là môn phái ít mang ảnh hưởng quyền pháp Việt Nam nhất. Hồng gia ra đời và nhanh chóng lớn mạnh. Riêng với sự xuất hiện của cụ Hà Châu trước công chúng cùng những công phu lạ mắt đã gây không ít bàn tán. Ông chọn tên Thiếu Lâm Hồng gia đã đặt cho môn phái với lòng biết ơn dành cho nơi ông đã "lớn lên", những người dẫn dắt ông từ bài quyền sơ khai đến cao cấp của Hồng gia hội.
Thay Lời Kết: Những danh xưng trên chưa đủ nói hết, kể hết về những gì được kết tụ, được phôi thai từ ngày "dấu chân Thiếu Lâm tự" phiêu lưu trên đất Việt. Hy vọng sự diễn giải khái quát trên đủ để bạn đọc biết được các môn phái "Thiếu lâm Việt Nam". Cũng nên thấy rằng sự hòa nhập của một Trung Quốc võ lâm đã trở thành huyền thoại và một Việt Nam võ công từng làm rung chuyển một góc trời cần có một sự bảo tồn hướng đến những giá trị tích cực và sự lạm dụng bất kỳ một danh xưng nào cũng đáng phản bác.

love_strom
02-03-2004, 11:28
tại hạ mới qua đây nen chua biết gì lắm nhung nghe huynh nói rat hay có vẻ huynh la mot nguòi rất yêu võ thuật đúng chứ xin huynh chỉ giáo cho đệ

LSB-MaiPhiLong
25-07-2004, 09:25
còn phia,võ học thiếu lâm xuất phát từ trung quốc,việt nam mình chỉ biến đổi chút ít mà thôi

vietwow
14-10-2007, 17:35
Mình ở SG đang cần tìm chỗ học Hồng Quyền Hồng Hy Quan mà thấy mấy chỗ như CLB Hồ Xuân Hương, Phú Thọ ... toàn dạy Hồng Quyền La Phù Sơn ko à. Ai bít chỗ dạy Hồng Quyền Hồng Hy Quan trong SG thì xin chỉ giùm mình với

Cám ơn rất nhiều
Thân

triệu gia
15-10-2007, 10:37
tôi cũng đang học nam thiếu lâm nè.ko biết có ai nghe tới "Hổ Hình Môn" chưa (ko phải là hổ hình quyền của bắc thiếu lâm mà là 1 môn phái của nam TL và rất đậm chất nam TL từ quyền cước cho đến tấn pháp)

truymenhtruong0
26-10-2007, 10:27
tôi cũng đang học nam thiếu lâm nè.ko biết có ai nghe tới "Hổ Hình Môn" chưa (ko phải là hổ hình quyền của bắc thiếu lâm mà là 1 môn phái của nam TL và rất đậm chất nam TL từ quyền cước cho đến tấn pháp)

Ông học với thầy Hòa phải ko, Hổ Hình Môn gốc chính là Hổ Hình Công, thuộc Thiếu Lâm Nam Phái, môn võ của dân tộc Phúc Kiến ( Nam Thiếu Lâm), sau truyền đến người Hải Nam (Trung Quốc), nay được lưu truyền 2 nhánh chính:
1) Ở đâu đó ở Nha Trang ( bạn có thể đến Hội quán Hải Nam: chùa bà Trần Hữu Trang, đường Trần Hưng Đạo, Sài Gòn để hỏi thăm) (Cái nhánh này tui chưa được dịp đến thăm, quả là một niềm hối tiếc lớn).
2) Ở Sài Gòn, cố Võ sư Lâm Hào thành lập nên, hiện nay chia thành nhiều võ đường:
- Võ đường gốc ( từ xưa đến giờ) Kim Sư Thanh Liên , tại chung cư Đỗ Văn Sửu, quận 5, dưới chân cầu Chà Và (hiện đang bị chặt cầu) ( Võ sư Lâm Văn kỳ đảm nhiệm)
- Võ đường Hổ Hình Công ( Võ sư Lâm Gia Danh đảm nhiệm (tức Lâm Thi Quốc) ).
- Võ đường Hổ Hình Môn (chỗ của ông học đó) ( Anh Họoc, anh Hòa, anh cao đảm nhiệm <--- ko biết tên :D )
- Võ đường Minh Hùng Đường (võ sư Lý Minh Hùng, ở Canda đảm nhiệm)
- Võ đường (Võ sư Lee, Derick, ở Mỹ đảm nhiệm)
- Một vài võ đường không chính thống khác (Liên Hữu, Chánh Đại,...)

Chút kiến thức hẹn hẹp, ko biết đúng ko :D

Hổ hình công là môn công phu Thiếu Lâm thuộc Nam tông, dựa trên nền tảng Trương gia quyền - Thái gia mã, lối đánh trường kiều đại mã, lấy cách tấn công của con hổ, sự đi chuyển của con chuột mà mô phỏng nên nguyên văn mới gọi là Thử Bộ Hổ Hình Công ( chi tiết thì để hỏi lại, khakhakh :cuoilon: ), thuộc thể loại chí cương chí dương, mã bộ vững chắc, thủ như xích thố, công như mãnh hổ rời hang, chỉ tránh không lùi, lấy công làm thủ, âm nhu mượn sức trình độ cao mới lĩnh hội được.

lichphikiem
28-11-2010, 15:39
8-)tôi cũng đang học nam thiếu lâm nè.ko biết có ai nghe tới "Hổ Hình Môn" chưa (ko phải là hổ hình quyền của bắc thiếu lâm mà là 1 môn phái của nam TL và rất đậm chất nam TL từ quyền cước cho đến tấn pháp)

khoan ban hoc ho hinh` mon phai ko biet thay phuoc' su de cua tahy lam phi chan'ko bi jo` thay` an cu o dau ban bik ko.kaka do'ai bik dcvi` thay`tro thanh` nguoi thuong va`dang lang thang khap' noi do'.minh` may man' gap thay` va` co'the noi'dchoc rat' nhieu tu thay`