PDA

View Full Version : Tiếng Việt ngày nay có còn trong sáng ?


langdu
29-02-2004, 11:31
Tiếng Việt ngày nay có còn trong sáng ? Mình đưa ra thắc mắc này nhờ các anh chị , các bạn giải đáp giùm .
Mỗi lần mình vào một diễn đàn bất kì trên internet đều gặp những từ ngữ mà không thể tra được trong từ điển hay nếu tra được thì lại mang một nghĩa hoàn toàn khác , ví dụ như : "'chit' tui rồi", "mà 'thui'" , " ' bít hết ' roài'".....
Thậm chí ngay cả trong báo chí khi trích dẫn một câu tục ngữ hay thành ngữ nhiều khi cũng sai luôn :"Rồi sau đó là những ngày một sương hai nắng, tỉ mỉ để ý thời tiết... (Bài “Vì thiếu giấy chứng nhận hàng trăm tấn rau an toàn bị nhổ bỏ” - SGGP 31-12-2003)
Các bạn nghĩ sao về vấn đề này ?? Và lỗi là do đâu ????

LSB-VanThang
01-03-2004, 05:09
Những vấn đề thế này không chỉ ở VN mà đa số các nước khác cũng gặp. Như ở Đức thì càng ngày càng có thêm nhiều từ du nhập từ tiếng Anh, La-tinh hay ngôn ngữ khác, những từ mới này đa số là trong ngành máy móc, điện tử hoặc giới trẻ.
Dù là trên diễn đàn tại hạ nghĩ chúng cũng không thể cẩu thả trong ngôn từ, văn phạm và chính tả.
Lý do tiếng Việt ngày càng "mất sáng" theo tại hạ là do quá lạm dụng, bất cẩn và thiếu ý thức. Vấn đề này không phải lần đầu tại hạ nghe huynh đài đệ cập mà ngay các tờ báo như Văn Nghệ cũng đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo. Đây là một việc đáng tiếc, chỉ mong mọi người cẩn trọng hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ và hãy ý thức bảo tồn văn hoá VN thật trong sáng.

Già Làng Đáng Kính
01-03-2004, 15:30
Tiếng Việt ngày nay có còn trong sáng ? Mình đưa ra thắc mắc này nhờ các anh chị , các bạn giải đáp giùm .
Mỗi lần mình vào một diễn đàn bất kì trên internet đều gặp những từ ngữ mà không thể tra được trong từ điển hay nếu tra được thì lại mang một nghĩa hoàn toàn khác , ví dụ như : "'chit' tui rồi", "mà 'thui'" , " ' bít hết ' roài'".....
Thậm chí ngay cả trong báo chí khi trích dẫn một câu tục ngữ hay thành ngữ nhiều khi cũng sai luôn :"Rồi sau đó là những ngày một sương hai nắng, tỉ mỉ để ý thời tiết... (Bài “Vì thiếu giấy chứng nhận hàng trăm tấn rau an toàn bị nhổ bỏ” - SGGP 31-12-2003)
Các bạn nghĩ sao về vấn đề này ?? Và lỗi là do đâu ????
thế chuện này huynh định đổ lỗi cho ai ?????? lỗi là do giơi trẻ chúng ta chứ ở đâu ????
những từ ngữ trong những câu nói thường ngày như chuyện giè , tao bít roài ,cái giè zậy ??/..... mới đầu thì lạ koo hỉu nhưng sau thì đã hỉu ra và lại thích dùng những từ này hơn và cũng chẳng hỉu vì sao nữa ???? bó tay với giới trẻ .......

o0o_AlexMack_o0o
02-03-2004, 16:05
thế chuện này huynh định đổ lỗi cho ai ?????? lỗi là do giơi trẻ chúng ta chứ ở đâu ????
những từ ngữ trong những câu nói thường ngày như chuyện giè , tao bít roài ,cái giè zậy ??/..... mới đầu thì lạ koo hỉu nhưng sau thì đã hỉu ra và lại thích dùng những từ này hơn và cũng chẳng hỉu vì sao nữa ???? bó tay với giới trẻ .......

nghe nè thục ra đúng là lớp trẻ chúng ta hiện nay ý thức rất kém! về từ ngữ viêt Nạm cũng như những ngôn ngữ khác!
kokichi cũng thừa nhận kokichi không ngoại lệ trong số đó
điển hình như kokichi vẫn còn hay dùng từ hix (sai nghĩa của nó nhưng phát âm giống) và ví dụ như lamxu post bài này còn dùng đến từ "hỉu"
cũng như vậy cả ."bi giờ " thì chúng ta phải định hướng sửa đổi ra sao cho phù hợp?
Mặc dù những từ ngữ như vậy cũng rất ít khi được áp dụng ngoài đời..
trên hết đó là ý thức của chúng ta!

tieuphi
23-03-2004, 12:25
Lời bào chữa đầu năm cho thứ tiếng Việt lai căng thời "tiếng Anh vi tính"

Ở một xã hội công bằng, những kẻ tội ác rành rành như Năm Cam vẫn được luật sư bào chữa, dù các vị luật sư ấy không tán thành những hành động của thân chủ. Những lời bào chữa tuy "phiến diện 1 chiều", chỉ cố tìm những tình tiết và cách giải thích có lợi cho thân chủ nhưng phải có những ý kiến 1 chiều ấy để bổ sung và điều chỉnh với những ý kiến 1 chiều khác (của bên buộc tội) mới có được 1 bản án công bằng. Vậy những hiện tượng chúng ta vẫn hùng hồn lên án (song vẫn liên tục phát triển) thiết tưởng cũng nên có vài lời bào chữa. Thân chủ của tôi hôm nay là thứ tiếng Việt mà các nhà ngôn ngữ học cho là lai căng nhưng lại khá thịnh hành trong thời hội nhập. Xin nhắc lại rằng lời bào chữa của tôi hiển nhiên phiến diện 1 chiều, vì nó không phải là phán quyết cuối cùng của "tòa án công luận"!

Buộc tội 1: Những người dùng thứ tiếng Việt lai căng rất lười dịch tên các tác phẩm nghệ thuật, công trình nghiên cứu từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt.

Bào chữa: Có nhiều trường hợp không nên dịch. Rõ nhất là các tác phẩm âm nhạc. Khi tôi viết: "Đĩa Imagine của John Lennon rất đáng nghe", ai cũng có thể tìm thấy ở ngoài sạp đĩa hát có chữ Imagine trên bìa để mua về nghe thử. Còn nếu tôi viết "đĩa Tưởng tượng của John Lennon rất đáng nghe" thì những người không biết tiếng Anh sẽ chẳng biết đĩa nào mà lần! Mà những bài hát tiếng Anh đâu chỉ dành cho dân biết tiếng Anh, đôi khi dù không hiểu lời nhưng giai điệu, nhịp điệu cũng... đáng nghe lắm chứ!
Các tác phẩm văn học hay điện ảnh thì ta thấy có trường hợp được dịch, có trường hợp không. Người ta thường không dịch khi: người đưa tin về tác phẩm chưa thưởng thức tác phẩm đó nên chưa biết dịch thế nào cho đúng. Thử tưởng tượng tình huống sau: Giải thưởng văn học danh giá nọ được trao cho tiểu thuyết "My Brother". Rất nên cung cấp cái tin này cho độc giả, nhưng nhà báo chưa đọc "My Brother" thì biết dịch là gì: "Anh tôi" hay "Em trai tôi". Trong 1 chuyên luận triết học của Nguyễn Hào Hải, tôi thấy tác giả dẫn lời 1 triết gia Pháp nói đến tiểu thuyết "Ông chủ và Margarita" của Bulgakov. Đó là vì tác giả dịch từ tiếng Pháp ra tiếng Việt tên 1 tác phẩm Nga nên mới nhầm như vậy (đúng ra phải dịch là "Nghệ nhân và Margarita"). Không thể trách nhà nghiên cứu vì ông chuyên về triết học chứ không nghiên cứu văn học, ông có quyền không đọc tác phẩm này, nhưng giá ông không dịch ra tiếng Việt thì đỡ sai!
Nói chung, tùy trường hợp mà dịch hay không nhưng kể cả khi dịch ra tiếng Việt thì cũng nên có tên tác phẩm bằng nguyên ngữ kèm theo để dễ tra cứu, bởi vì cách dịch ra tiếng Việt có nhiều mà tên tác phẩm bằng nguyên ngữ chỉ một. Ví dụ nếu chỉ biết Camus có tiểu thuyết "Người dưng" mà không biết cái tên tiếng Pháp của nó là "L'Etranger" thì khi đọc 1 bài viết nói đến "Người xa lạ", chúng ta dễ tưởng đó là 1 tác phẩm khác! Còn người Mỹ nếu dịch tên tờ báo Thanh Niên và báo Tuổi Trẻ ra tiếng Anh thì rất dễ nhầm hai tờ báo này với nhau!

Buộc tội 2: Nhiều từ tiếng Anh nếu khó dịch thì cũng nên Việt hóa chứ không nên để nguyên dạng tiếng Anh trong các bài viết tiếng Việt như hiện nay. Ví dụ nên viết an-bom chứ không nên viết là album, viết nhạc rốc chứ không nên viết là rock chẳng hạn.

Bào chữa: Kinh nghiệm Việt hóa các từ phương Tây đã có từ thời thuộc Pháp. Nó thường dẫn đến việc hình thành 1 từ mới, từ Việt Nam, ít nhiều thay đổi ý nghĩa của từ "gốc". Điều này hay ở chỗ góp phần làm phong phú tiếng Việt, 1 ngôn ngữ tự chủ độc lập nhưng lại dở ở chỗ đôi khi bất tiện cho sự giao lưu. Chẳng hạn từ gâteau là bánh trong tiếng Pháp, sang tiếng Việt bánh ga tô lại chỉ là 1 loại bánh, bánh cốm bánh dẻo nhất quyết không phải là ga tô. Hay từ sandale tiếng Pháp là dép, sang tiếng Việt dép xăng đan lại thường chỉ loại dép da có quai hậu. Việc chuyển đổi ngữ nghĩa thời đó chẳng chết ai, nhưng rất nhiều thuật ngữ kinh tế xã hội khoa học kỹ thuật ngày nay đòi hỏi 1 cách hiểu chính xác và thống nhất với bè bạn năm châu, việc viết nguyên dạng khi chưa có thuật ngữ Việt hoàn toàn tương ứng sẽ giúp ta tránh khỏi cảnh ông nói gà bà hiểu vịt.
Bữa trước mấy bạn trẻ yêu nhạc bình loạn về phong trào rock Việt. Họ tranh luận liệu nhạc rock Việt Nam nếu Việt hóa nhiều đến mức mất đi một số đặc tính cơ bản của rock (song vẫn giữ 1 ít nguồn gốc của rock) thì có nên gọi là rock không. Tôi cho rằng nếu có thứ nhạc như vậy thì có thể gọi là rốc Việt (có thể rất hay đấy!) để phân biệt với rock Việt là thứ âm nhạc bảo lưu đầy đủ các đặc tính của rock. Rốc và rock khác nhau như vậy nên không thể thay thế cho nhau!
(còn tiếp)

tieuphi
23-03-2004, 12:29
Buộc tội 3: Có những từ tiếng Anh hoàn toàn có thể dịch được sang tiếng Việt, như những từ ngữ giao tiếp sinh hoạt thông thường, thế mà người ta vẫn sính dùng tiếng Anh. Ví dụ giới trẻ thường chào nhau Bye bye dù tiếng Việt từ xửa xưa đã không thiếu cách để chào. Rồi lại còn "thank you", thậm chí có cả kiểu cám ơn đùa cợt ngọng nghịu kiểu "Thanh kiu anh, .. rồi thanh kiu yu" nữa. Đáng lên án!

Bào chữa: Cũng phải tìm hiểu xem tại sao lại có xu hướng như vậy rồi lên án sau cũng chưa muộn. Ví dụ vì sao giới trẻ thường cám ơn bằng tiếng Anh. Bởi vì từ cái tiếng Việt thời Tràng An thanh lịch chuyển sang tiếng Việt thời hội nhập đã phải đi qua giai đoạn khá dài của thứ tiếng Việt xô bồ thời bao cấp, thời của cô mậu dịch viên kiêu ngạo và bác gác cổng cơ quan hách dịch, thời mà những từ "cám ơn, xin lỗi" gần như vắng mặt trong ngôn ngữ giao tiếp thường ngày. Chính vì có cái giai đoạn tiếng Việt xô bồ như vậy mà bạn bè bây giờ nói với nhau mấy chữ "cám ơn" nghe có cái gì đó tựa như khách sáo. Thank you nhẹ nhõm hơn, thân mật hơn.
Bye bye cũng có thể biện minh tương tự. Ngày xưa học tiếng Nga, cứ chào nhau "do svidania" thì cô giáo bắt dịch là "tạm biệt". Nhưng đám học sinh chúng tôi có bao giờ chào nhau "tạm biệt" thế đâu. Ngoan ngoãn thì chào "Về nhé!", hư hư 1 chút thì "Thôi biến đi!", tuyệt không thấy ai nói "tạm biệt" bao giờ! Cái từ "tạm biệt" ấy chỉ có trong sách giáo khoa và báo Thiếu niên tiền phong mà thôi!
Sính tiếng Anh trong những trường hợp trên là hệ quả tất yếu của thứ tiếng Việt xô bồ thời bao cấp!

Buộc tội 4: Không chỉ dùng từ tiếng Anh mà người ta còn bê thứ ngữ pháp tiếng Anh vào tiếng Việt. Ví dụ trong các trò chơi truyền hình, người ta liên tục nói: "Tôi đến từ Hà Nội", "Em đến từ trường Phan Đình Phùng"... theo kiểu Anh "I'm from" mà không thấy thế là chối! Tiếng Việt lâm nguy mất rồi!

Bào chữa: Tại sao ta không thể làm giàu cho ngữ pháp tiếng Việt bằng một số cấu trúc ngữ pháp trong tiếng nước ngoài được nhỉ! Thời buổi tốc độ cao, dùng cụm từ "đến từ" nhanh hơn nhiều so với việc phải giải thích dài dòng theo nhiều kiểu khác nhau tùy hoàn cảnh: "tôi sống ở", "tôi công tác tại", "tôi dạy ở trường", "em là học sinh trường"...
Giống như đồng phục trong nhà trường có thể xóa nhòa khoảng cách giàu nghèo, cụm từ "đến từ" cũng giảm bớt sự chênh lệch về địa vị xã hội. Ví dụ "tôi đến từ trường Phan Đình Phùng" tạo ra sự bình đẳng giữa hiệu trưởng, giáo viên, học sinh hay những người lao động giản đơn trong nhà trường, trong khi nói theo tiếng Việt đúng cách (tôi là hiệu trưởng trường, tôi dạy ở trường, em học ở trường, tôi làm việc ở trường...) lại luôn tạo ra sự phân biệt địa vị xã hội.

Buộc tội 5: Sau 4 lời buộc tội về thứ tiếng Việt lai căng "thời tiếng Anh" là đến lời buộc tội về thứ tiếng Việt lai căng "thời vi tính". Đó là người ta cố tình viết tắt, viết theo kiểu ngọng nghịu trên các diễn đàn trực tuyến hiện nay.

Bào chữa: Thôi, để các huynh đệ LSB bào chữa giùm.

Bài này Tiểu Phi định gửi đăng 1 tờ báo mà Tiểu Phi có cộng tác. Nhưng muốn test qua dư luận của nó đã nên gửi lên đây.
Kính,

Lâm Sàn
23-03-2004, 14:30
ngày nay không trong sáng chẳng lẽ ngày xưa trong sáng, ngày nay là ngày nay thế nào. Hỏi lạ quá! Theo huynh đệ không trong sáng chỗ nào, LB thật không hiểu. Mấy từ mà huynh nêu lên ở trên LB nghĩ nói giống như cách viết tốc ký của các ký giả hay tiếng gọi riêng cho những ai thích, như khi gọi bầy sói thường hay hú vậy, chứ chẳng có gì đáng phàn nàn cả, Vì trong giao tiếp có ai đem mấy từ ngữ ấy ra để nói chuyện đâu chứ