PDA

View Full Version : Tại sao một nước XHCN lại phát triển chậm hơn những nước TB


Trang : [1] 2

thienthanbongdem
21-02-2004, 12:27
Trong các nước trên thế giới thì các nước XHCN hiện nay còn ít hơn so với các nước TBCN ,mà nói chung các nước TB vẫn chiếm ưu thế đáng kể và nền kinh tế nhảy vọt nhanh hơn các nước XHCN có phải là một nghịch lí không ,trong khi đó vào những năm Liên Xô còn thì một thế căng bằng của hai trường phái lại là khác nhưng về sau lại cũng thất bại và chuyển lên TB lại phát triển trong khi đó hiện nay các nước như ta lại phát triển chậm chạp ,có phải điều này là sự thật hả các vị

LSB-Hacylangtu
21-02-2004, 12:56
Trước tiên theo tại hạ được biết thì nước ta mới đang trong thời kỳ Quá độ lên CNXH Theo sự hiểu biết của tại hạ thì đáng lẽ muốn trở thành một nước XHCN thì chúng ta phải trải qua TB rồi mới lên XHCN nhưng nước ta sau triến tranh muốn phát triển cùng bạn bè 5 châu nên đã "nhẩy cóc" lên XHCN chứ ko trải qua thời kỳ TBCN
Bạn hởi tại sao cá nước TB lại có nền kinh tế phát triển mạnh hơn các nước XH ư?Theo hiểu biết nông cạn của mình tại hạ xin nói nôm na như sau XHTB như một cái mong để xây dựng XHCN .Khi dân giầu nước mạnh chúng ta mơi có thể xây dựng một xã hội công bằng.Nhưng sau chiến tranh nước ta còn rất khó khăn mà quyết tâm quá độ lên XHCN nên gập rất nhiều khó khăn.Nói chính xác ra chung ta bây giờ chúng ta đang là một nước nửa TB nửa XH.Nhưng chúng ta vãn duy trì XHCn còn phần TB là phần ẩn để mở rông kinh tế .Chíng vì vậy nên nền kinh tế của chúng ta chưa phát triển được như các nước TB Mong rằng mội người dân nước Việt chúng ta hãy cố gắng để nước ta có thể sánh ngang với các nước trên thế giới :wink:
Chú ý chúng ta chỉ thảo luận về thế nào là nước XHCN & XHTB
LSB-Hacylangtu

huyetle_votinh
21-02-2004, 13:19
Hacylangtu nói cũng có phần đúng. Đó là nước VN ta đang ở trong thời kỳ qua độ lên CNXH nên nền Kinh tế gặp nhiều khó khăn. Rất đúng khi huynh nói là nứoc ta đã bỏ qua giai đoạn CNTB và nhảy cóc sang CNXH nên dân ta có gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên huynh lại nói rằng "bây giờ chúng ta đang là một nước nửa TB nửa XH " điều này hoàn toan lệch hướng XHCN mà nhà nước ta đang xây dựng. Trước hết chúng ta cần hiểu : CNTB là gì? và TB là gì? Tôi xin giait đáp là: TB là giá trị tạo ra giá trị thặng dư nhờ bóc lột sức lao động của người lao động. Còn CNTB là chế độ mà ở đó nền sản xuất có mối quan hệ bóc lột giữa nhà TB và Công Nhân là thuê.
Còn XHCN là gì ? Xã hội chủ nghĩa là một xã hội mà ở đó có quan hệ sản xuất bình đẳng công bằng. Nguời lao động làm theo năng lực hưởng theo lao động . Người lao động bỏ ra bao nhiêu công sức thì thu lại bằng chừng ấy giá trị. Trong XH mọi người sống có ý thức trách nhiệm với nhau.
Nước ta mặc dù chưa phat triển băng những nưóc Tb nhưng chúng ta vẫn kiên định trên con đường XHCN. Một khi chúng ta đã XD được CNXH rồi thì ắt nền KT của chúng ta sẽ phát triển thôi. Điều đó còn chờ vào chính thế hệ của chúng ta.


------- Thắng Trần -------
H47 ĐHKT QD hà nội
C2002ĐTVT Học viện CNBC VT

LSB_KhaHan
21-02-2004, 13:40
Theo tôi XHCN là nước do dân vả vì dân, nó có được sự ưu đãi về tài chính.......dẫn đến sự tha hóa trong giai cấp ở 1 số tầng lớp . Còn ở nước TBCN thì ai làm người đấy hưởng VD như cuộc chiến tranh giữa VN & Mĩ : k phải Mĩ thua về sức mạnh mà là chiến lược, Mĩ khởi chiến VN chủ yếu là đc sự tài chợ của 1 số tập đoàn kinh tế lớn vì vậy mà Mĩ mới
phải có chiến lược đánh nhanh thắng nhanh còn VN thì dùng chiến lược du kích để dánh khiến thời gian kéo dài làm tiêu hao kinh tế của MĨ tạo ra 1 cuộc khủng hoảng của những nhà đầu cơ (đầu tư nhưng k tìm thấy lợi nhuân). Nói chung nền CN nào cũng có những mặt trái của nó nhưng xét cho cung TBCN luôn có chách nhiệm hơn với công việc của minh.

thienthanbongdem
21-02-2004, 16:27
nhưng nói thế các bác chỉ giải thích ở mặt là trình độ phát triển kinh tế của VN thua các nước khác thôi nhưng tôi lại suy nghĩ về một hiện tượng là toàn bộ các nước XHCN trên thế giới đa số là nước nghèo ,có phải là do ta có trình độ khoa học thấp hơn họ ,ta ít có điều kiện tiếp cận khoa học như học hơn ,hay là vì các nước XHCN đã áp dụng lối phát triển khá lạc hậu so với các nước TB khác hả các vị .

LSB-Datinhcongtu
21-02-2004, 22:03
Hình như mấy vị lạc đề rồi đó , cái này là là vấn đề chính trị nó post trong NSS hoặc Thương mại thì nghe có vẻ còn hợp lý chứ ở đây thì ... :roll:

LSB_KhaHan
21-02-2004, 23:52
nhưng nói thế các bác chỉ giải thích ở mặt là trình độ phát triển kinh tế của VN thua các nước khác thôi nhưng tôi lại suy nghĩ về một hiện tượng là toàn bộ các nước XHCN trên thế giới đa số là nước nghèo ,có phải là do ta có trình độ khoa học thấp hơn họ ,ta ít có điều kiện tiếp cận khoa học như học hơn ,hay là vì các nước XHCN đã áp dụng lối phát triển khá lạc hậu so với các nước TB khác hả các vị .

Những gì tôi nêu nên cũng chỉ là 1 ví dụ để các vị có thể phát triển thêm cái suy nghĩ của các vị thui.

Sakura
22-02-2004, 16:58
Vậy thì muội chuyển nó dzề Nghị Sự Sảnh ha ?
Còn nói tại sao 1 nước XHCN không phát triển bằng nước TB thì chưa hoàn toàn đúng. Muội học môn Giáo Dục Công Dân thì "sách" nó nói dù XHCN không phát triển bằng TB nhưng nó chưa đến thời của nó tức là trong tương lai sẽ phát triển thậm chí còn hơn cả TB.
Để muội coi lại hen. :D

thienthanbongdem
22-02-2004, 18:25
không đâu các muội ạ ,theo sự khảo sát của nhà khoa học về vấn đề phát triển kinh tế của các nước trên thế giới thìu các nươc TB 100% thì có 95% là các nước ấy phát triển nhanh trong khi đó các nước XHCN của chúng ta thì tiến lên từng bậc một thật chậm rãi đôi khi có nước chỉ nhít từ từ ,có phải các nước xã hội của chúng ta tuy là mọi đường lối chính sách đều đáp ứng lòng dân và vì dân cả nhưng đó lạ là khuyết điểm khiến cho chúng ta không khó lòng thực hiện những đường lối để đưa đất nước đi lên nhanh và tiếp cận các khoa học kĩ thuật nhanh cũng như về lĩnh vực thông tin của chúng ta này thì các dữ liệu hay là một lập trình gì mang tầm cở cao thì đều nhập về hay là học hỏi cả vậy các bác nghỉ sao

LSB_KhaHan
22-02-2004, 19:04
Còn nói tại sao 1 nước XHCN không phát triển bằng nước TB thì chưa hoàn toàn đúng. Muội học môn Giáo Dục Công Dân thì "sách" nó nói dù XHCN không phát triển bằng TB nhưng nó chưa đến thời của nó tức là trong tương lai sẽ phát triển thậm chí còn hơn cả TB.
Để muội coi lại hen. :D

Muội này chuyện của tương lai cũng chỉ là dự đoán vì vậy nó cũng có rất nhiều suy luận trong đường lối & kết quả, nói chính xác hơn thì nó chưa thể khẳng định được 1 điều gì. Hiện tại thì chúng ta ai cũng có thể nhìn thấy 1 điều hiển nhiên về sự phát triển chêng lệch of TBCN or XHCN.

LSB-VanThang
23-02-2004, 07:56
TB là giá trị tạo ra giá trị thặng dư nhờ bóc lột sức lao động của người lao động. Còn CNTB là chế độ mà ở đó nền sản xuất có mối quan hệ bóc lột giữa nhà TB và Công Nhân là thuê.
Còn XHCN là gì ? Xã hội chủ nghĩa là một xã hội mà ở đó có quan hệ sản xuất bình đẳng công bằng. Nguời lao động làm theo năng lực hưởng theo lao động . Người lao động bỏ ra bao nhiêu công sức thì thu lại bằng chừng ấy giá trị. Trong XH mọi người sống có ý thức trách nhiệm với nhau..
Huynh đài cho rằng TB là chế độ bóc lột sức lao động và XHCN là ngược lại. Đây chỉ là trên lý thuyết thôi huynh đài à... còn trong thực tế thì người làm việc ở các nước TB có nhiều luật bảo vệ hơn nhiều so với các nước XHCN như Trung Quốc chẳng hạn. Thí dụ ở Đức thì chủ không được phép sa thải công nhân mà không có lý do chính đáng, trợ cấp công nhân nữ trogn thời kỳ sinh sản, ..v..v... Nói chung là có nhiều quyền lợi và được bảo vệ công bằng hơn rất nhiều so với các nước XHCN. Tại hạ đơn cử một nước XHCN là TQ, tuy rằng hiện nay TQ phát triển KT rất mạnh, có thể nói là phát triển mạnh nhất thế giới với gần 10% mỗi năm. Nhưng nhìn vào thực tế thì sao... TQ phát triển KT chỉ khoảng 30% toàn quốc, còn 70% nông dân và những tầng lớp công nhân thấp hoàn toàn không có cơ hội ngoi đầu lên mà ngược lại còn phải làm việc vất vả và khó khăn hơn.

Nước ta mặc dù chưa phat triển băng những nưóc Tb nhưng chúng ta vẫn kiên định trên con đường XHCN. Một khi chúng ta đã XD được CNXH rồi thì ắt nền KT của chúng ta sẽ phát triển thôi. Điều đó còn chờ vào chính thế hệ của chúng ta
Tại hạ công nhận lý thuyết XHCN thì rất hay, rất công bằng nhưng trong thực tế thì lại không phải như vậy.

Còn nói tại sao 1 nước XHCN không phát triển bằng nước TB thì chưa hoàn toàn đúng. Muội học môn Giáo Dục Công Dân thì "sách" nó nói dù XHCN không phát triển bằng TB nhưng nó chưa đến thời của nó tức là trong tương lai sẽ phát triển thậm chí còn hơn cả TB.
Điều này huynh nghĩ là không có thể. Cái gì là "chưa tới thời" và "trong tương lai sẽ phát triển hơn". Sách nào viết linh tinh dữ vậy :D

Nhưng sau chiến tranh nước ta còn rất khó khăn mà quyết tâm quá độ lên XHCN nên gập rất nhiều khó khăn.
Cái câu này tại hạ nghe nhiều lắm rồi. Nhưng thử xem Đức sau 2 lần Đại Chiến Thế Giới thì còn gì nữa không? Kinh tế Đức hoàn toàn sụp đổ, lại còn nợ nần chồng chất nữa chứ. Nhưng tại sao Đức lại có thể tái thiết và phát triển kinh tế nhanh như vậy...theo tại hạ là tại Đức đã chọn đúng hướng đi và quan trọng nhất là Đức có và biết tận dụng các nhân tài. VN còn kém là vì dân trí còn quá thấp..những người có khả năng tổ chức kinh tế còn quá ít và quá kém. Muốn cho một đất nước giàu mạnh trước tiên phải nâng dân trí của Vn lên, chỉ đáng tiếc là Bộ Giáo Dục VN làm việc còn kém hiệu quả quá. Hy vọng trong tương lai sẽ có những biến chuyển khả quan trong ngành giáo dục VN.

LSB-Hacylangtu
23-02-2004, 13:40
Nhưng sau chiến tranh nước ta còn rất khó khăn mà quyết tâm quá độ lên XHCN nên gập rất nhiều khó khăn.
Cái câu này tại hạ nghe nhiều lắm rồi. Nhưng thử xem Đức sau 2 lần Đại Chiến Thế Giới thì còn gì nữa không? Kinh tế Đức hoàn toàn sụp đổ, lại còn nợ nần chồng chất nữa chứ. Nhưng tại sao Đức lại có thể tái thiết và phát triển kinh tế nhanh như vậy...theo tại hạ là tại Đức đã chọn đúng hướng đi và quan trọng nhất là Đức có và biết tận dụng các nhân tài. VN còn kém là vì dân trí còn quá thấp..những người có khả năng tổ chức kinh tế còn quá ít và quá kém. Muốn cho một đất nước giàu mạnh trước tiên phải nâng dân trí của Vn lên, chỉ đáng tiếc là Bộ Giáo Dục VN làm việc còn kém hiệu quả quá. Hy vọng trong tương lai sẽ có những biến chuyển khả quan trong ngành giáo dục VN.

Theo tại thì một ngôi nhà muốn vững chắc thì điều đầu tiên phải nói đến là cái móng.Nền móng có vững chắc thì mới có thể nghĩ đến nên viêc xxây dưng một ngôi nhà đẹp phải không VT? Nước chúng ta đi lên XHCN từ một nước PK lạc hậu công nghệ sản xuất yếu kém vậy cái móng của chúng ta đã yếu sẵn rồi ko thể một sớm một chiều mà có thể phát triển lên được.Tất nhiên ko thể ko công nhận nước ta là một nước vô cùng yếu kém về khả năng quản lý cũng như tác phong làm việc .Nhưng chúng ta ko nghĩ rằng tại sao chúng ta ko sinh ra trong một gia đình khá giả hơn đúng ko VT dù gì bố mẹ cũng sinh thành và giáo dục chúng ta mà.Đất nưóc cũng vậy dù gì cung là nơi chôn rau cắt rốn mà.Tại hạ tin rằng những người con đi du học khắp nới trên thế giới sẽ chở về giúp đỡ ĐN ta ngày một phát triển.Dù biết rằng trở về ko phải là một điều dẽ dàng vì đất nước ta chưa đủ mạnh để ưu đãi họ.Nhưng mong rằng quê hương và lòng tự hào dân tộc sẽ là động lực thúc đẩy họ quay về thách thức với mọi khó khăn
To:VT bài này đang bàn về CNTB và CNXH đâu có gi` ko hợp với mục KH mà huynh chuyển nó lên đay vậy.Hic nẫng tay trên hả :wink:
LSB-Hacylangtu

Mập
23-02-2004, 18:37
Chúng ta định nghĩa như thế nào về nước XHCN và TBCN?Một cách nôm na là nền kinh tế XHCN thì toàn doanh nghiệp nhà nước còn TBCN thì toàn doanh nghiệp tư nhân phải không?Thực ra những gì chúng ta đã làm khi tiến lên XHCN vẫn còn quá mơ hồ ,chúng ta đang dò dẫm bước đi ,vừa đi vừa học tập vừa tự sửa chữa,khó vô cùng.Chế độ XHCN trước hết phải vì con người ,con người sống trong XH đó phải có được ít nhất là cơm no áo ấm ,dần dần tiến lên cơm ngon áo đẹp,có đời sống tinh thần lành mạnh và phong phú,cái đích đến là xã hội Cộng sản ,nơi người ta làm theo năng lực ,hưởng theo nhu cầu .Hiện tại cái đích đến trước mắt của chúng ta là :làm theo năng lực,hưởng theo lao động.
Với một nhà nước XHCN ,thực chất chỉ là hướng đến XHCN chứ chưa phải là XHCN thực sự.Tôi tin là nếu Bác Hồ còn sống sẽ không đổi tên VNDCCH thành CHXHCN VN.Đấy chỉ là cái tên ,là hình thức,chúng ta chưa xứng đáng được mang cái tên đó.
Những nhà nước XHCN đã và đang tồn tại được lãnh đạo bởi một Đảng theo chủ nghĩa Mark,có nhiệm vụ thúc đẩy nhanh quá trình tiến lên XHCN,nhưng đường lối của mỗi Đảng lại khác nhau,chúng ta đều đã biết những bất đồng về đường lối đã đem lại điều gì.Có thể nói ,những gì mà các nhà lãnh đạo XHCN đã làm trong những năm tháng chưa đổi mới là con số không tròn trĩnh ,thậm chí còn kéo lùi lịch sử .Nhà nước mang danh là XHCN đó thậm chí còn không bằng xã hội TBCN,nó như một nhà nước phong kiến,nơi vua quan thống trị ,mọi người không có quền tự do,không ai được phát huy sáng tạo ,có thể nói là thời kỳ nô dịch tư tưởng con người.Lý tưởng thì cao đẹp nhưng người ta đấu đá nội bộ ,mưu mô đê tiện.Thời Stalin ,người ta giết hại hoặc cho đi đày hàng triệu người không cùng chính kiến (dù cùng lý tưởng CS),thời cải cách ruộng đất và cách mạng văn hoá ,hàng chục triệu người chết đói hoặc chết oan uổng,những tên lưu manh (bè lũ 4 tên) và hồng vệ binh lũng loạn xã hội...Có nhà nước XHCN lại nghê tởm bệnh hoạn như Pon Pot ,nhà nước diệt chủng.Đấy chính là những minh hoạ cho sự sai lầm về đường lối của các nhà nước mang danh là XHCN nhưng thực chất như phát xít.
Ở nước ta do chiến tranh,do sao chép mô hình XHCN của các nước khác mà chậm phát triển.Chúng ta đi sau người ta hàng trăm năm.Chúng ta vẫn đang đứng trước những thách thức về dân chủ ,còn quá nhiều điều phải làm về vấn nạn tham nhũng ,và cả những vẫn đề phát sinh của kinh tế thị trường.
Không có gì là mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và XHCN ,chúng ta đều biết Lênin đã từng áp dụng chính sách kinh tế mới NEP ở Liên Xô.Và ngày nay ,các nhà nước TBCN cũng không còn là TBCN của thời thuộc địa,họ đang tự hoàn thiện mình,và dù là nhà nước nào thì vẫn có các doanh nghiệp nhà nước trong hệ thống kinh tế của mình để điều tiết nền kinh tế.Cũng vẫn là vấn đề tương đối thôi.
Điều chúng ta hy vọng ở nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là,với những bài học trong quá khứ,chúng ta sẽ có chính sách hợp lý trong phát triển con người ,xoá đói giảm nghèo...đời sống tinh thần sẽ không bế tắc.Hy vọng là chúng ta sẽ tiến nhanh hơn vì chúng ta mang tên XHCN, từ lý luận đi được đến thực tiễn,mong là thế.

LSB-VanThang
24-02-2004, 05:11
TGPN..huynh đâu nói là ngành giáo dục Việt Nam không có tương lai.. mà huynh nói là trong thời gian qua (vài chục năm qua) ngành giáo dục đã làm quá nhiều sai lầm và thiếu hiệu quả. Trong giáo dục có quá nhiều "tệ nạn", kể cả 2 phía học sinh và giáo viên. Chưa nói tới chương trình giảng dạy của mình chỉ có lượng mà thiếu chất... đây chính là điều cần phải cấp thiết thay đổi.
Cộng sản theo đúng nghĩa thì tài sản của một đất nước thuộc về nhân dân, thí dụ trong thời bao cấp sau chiến tranh chống Mỹ là điển hình cho Cộng Sản. Nhưng những thay đổi hiện nay trong kinh tế VN có chiều hướng tư bản hoá.. nghĩa là người dân được phép có tài sản riêng, ai làm bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu. Đã qua thời bao cấp chúng ta cũng biết chính sách này không thể thực thi và trước sau cũng dẫn tới phá sản quốc gia. Ở Đông Đức trước năm 90 (trước khi thống nhất Đức) cũng theo chế độ bao cấp, nghĩa là mỗi tháng mỗi người chỉ sống theo tiêu chuẩn bao nhiêu quả chuối, bao nhiêu kg gạo..v.v.. người làm nhiều cũng chỉ hưởng bằng ngừoi làm ít nên người dân chẳng ai nổ lực làm việc, tiếp theo là các kế hoạch sản xuất đều theo một khuôn khổ đã thống nhất từ trước mà không hề theo nhu cầu nhân dân và thị trường. Thí dụ chẳng ai cần mua áo khoác nhưng theo kế hoạch đã định sẵn thì vẫn sản xuất... sau đó thì chẳng có ai dùng lại tống vào kho. Trên đây chỉ là 2 lý do tại hạ đơn cử mà thôi, ngoài ra còn nhiều lý do khác mà chính sách bao cấp không thể thực thi.

*Hắc Y: Tại hạ cũng đâu có nói là VN cần phải phát triển nhanh và giàu như Đức. Ý tại hạ là chúng ta đã làm sai nhiều việc trong quá trình phát triển.. chưa tận dụng được các mặt mạnh của đất nước và chưa phát triển đúng hướng. Đơn cử là bộ phận quản lý chúng ta quá kém hiệu quả cũng như thiếu khả năng. Nước muốn giàu mạnh, muốn có chính sách đúng đắn nghiêm túc thì nhất thiết cần một bộ máy quản lý đầy đủ năng lực và sáng suốt.

*Map: huynh đài nói "chúng ta đang dò dẫm bước đi ,vừa đi vừa học tập vừa tự sửa chữa,khó vô cùng" là không được, điều này chứng tỏ bộ máy quản lý của mình kém nên mới cần vừa làm vừa sửa sai. Nếu lãnh đạo sáng suốt thì sẽ khác đó. Tại hạ tin chỉ cần bác Hồ chưa mất thì Vn đã không mắc nhiều lỗi như trong quá khứ và hiện tại. Điều này dẫn chứng rõ ràng nhất cho bộ máy quản lý chúng ta thiếu năng lực.

Sakura
24-02-2004, 10:23
Điều này huynh nghĩ là không có thể. Cái gì là "chưa tới thời" và "trong tương lai sẽ phát triển hơn". Sách nào viết linh tinh dữ vậy
Sách "Giáo dục con dâu" do Sakura biên soạn đấy, sao không ? Nói thiệt nè, sách "tài liệu Giáo Dục Công Dân" của Nhà Xuất Bản Giáo Dục ạ, huynh muốn biết nữa thì đi hỏi 4 ông : Hoàng Chí Bảo, Trân Chương, Nguyễn Tiến Cường, Phạm Thế Kể - những người biên soạn lên sách đó nhá :D . Xuất bản năm 2003, cần thì muội đưa tem cho :twisted: Oài, lâu rùi chưa viết dài, nay cho huynh mỏi mắt lun.

Đây, nguyên văn mà muội học được (hay muội viết sai ?)

Chủ nghĩa xã hội thế giới đang ở trong thời kì phát triển quanh co, phức tạp, đang chịu đựng những tổn thất to lớn và những thất bại tạm thời, nhưng xét đến cùng tương lai vẫn thuộc về chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa tư bản tuy vẫn đang còn tiềm lực phát triển nhưng không thể giai quyết được những vấn đề nan giải, những căn bệnh thuộc về bản chất của nó : bóc lột và áp bức, thất nghiệp và các tệ nạn xã hội... Chỉ có CNXH mới có thể giải phóng được con người và XH ra khỏi tình trạng đó. Khủng hoảng của CNXH chỉ là khủng hoảng về mô hình xây dựng chứ không thuộc về bản chất. Khó khăn của CNXH chỉ là những khó khăn tạm thời trên con đường phát triển. Nhất định CNXH sẽ tìm được hướng đi và giải pháp đúng để tiếp tục phát triển lành mạnh trên cơ sở kinh nghiệm và bài học đã tích luỹ được trong lịch sử

Đấy, nguyên văn đấy đại ca, đọc thì hiểu.
Còn nói về cái XHCN nhá, nói để hiểu ở lịch sử vào khoảng cuối thế kỷ XIX các đại gia tư bản bây giờ ngày xưa muốn lên XHCN nhưng có được đâu (thất bại hết). Ngay như Liên Xô, từ khi lên XHCN và cùng với đường lối của V.I. Lê Nin đã là một cường quốc đứng thứ 2 trên thế giới. Và cái CNTB chỉ là cái đời trước của CNTB. Thử xem qua hàng trăm năm CNTB tồn tại còn CNXH thì còn quá non trẻ với chỉ mới vài chục năm (Từ Cách Mạng tháng Mười - Nga cho đến nay cũng chỉ hơn 100 năm) Sau CM-Tháng Mười Nga thì Liên Xô đã tiến bộ như thế nào ? Xóa nạn mù chữ cho cả nam và nữ chỉ trong gần 20 năm, phát triển về công nghiệp và chỉ đứng sau Mĩ. Vậy nói thành công của XHCN là ở tương lai hay ở Quá Khứ đây hả tỷ Khả Hân ?
Thậm chí vào những năm 20 - 50 của thế kỉ XIX, các nước trên thế giới "thi nhau" đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội (có cả Mĩ, Anh, Pháp, Đức,... ) và làn sóng XHCN lan tràn trên toàn Trái Đất, vậy ta đã hiểu tầm quan trọng của nó chưa ?
TQ phát triển KT chỉ khoảng 30% toàn quốc, còn 70% nông dân và những tầng lớp công nhân thấp hoàn toàn không có cơ hội ngoi đầu lên mà ngược lại còn phải làm việc vất vả và khó khăn hơn.. . ."

Cái này thì còn phụ thuộc vào chính sách, TQ có rất nhiều thuận lợi, như có nguồn khoáng sản dồi dào ở Miền Tây nhưng miền Tây có quá ít người dân ở (90 % dân TQ sống ở Miền Đông -mới học nên nhớ lắm) nên việc khai thác là không thể. Sao ko dựa vào đó mà phát triển công nghiệp chứ ? XHCN ở Trung Quốc phải nói là không nói đến nhưng công cuộc lãnh đạo, đường lối còn chưa rõ ràng (tấm gương là Liên Xô ấy) - cái này muội không nói đến chính sách đâu ha - muội nhớ cô giáo nói thía :P
Cái câu này tại hạ nghe nhiều lắm rồi. Nhưng thử xem Đức sau 2 lần Đại Chiến Thế Giới thì còn gì nữa không? Kinh tế Đức hoàn toàn sụp đổ, lại còn nợ nần chồng chất nữa chứ. Nhưng tại sao Đức lại có thể tái thiết và phát triển kinh tế nhanh như vậy...theo tại hạ là tại Đức đã chọn đúng hướng đi và quan trọng nhất là Đức có và biết tận dụng các nhân tài. VN còn kém là vì dân trí còn quá thấp..những người có khả năng tổ chức kinh tế còn quá ít và quá kém. Muốn cho một đất nước giàu mạnh trước tiên phải nâng dân trí của Vn lên, chỉ đáng tiếc là Bộ Giáo Dục VN làm việc còn kém hiệu quả quá. Hy vọng trong tương lai sẽ có những biến chuyển khả quan trong ngành giáo dục VN.
Xin lỗi nhé, muội đọc muội thấy chướng lắm. Ai chả biết sau thế chiến I & II Đức gần như kiệt quệ, muội biết chứ. Muội đồng ý là cái gì cũng có cái đường lối của nó nhưng nói thiệt với huynh VN còn kiệt quệ hơn rất nhiều. Việt Nam từ thời nhà Nguyên (Nguyễn Ánh) vị vua này đã sợ bị Pháp xâm lược (Khoảng năm 60 thế kỉ XVIII) và đã đóng cửa nhà nước, không giao tiếp với bên ngoài. Rồi Pháp xâm lược, đô hộ gần 100 năm, Nhật và Mĩ cũng xông vào mà xâu xé. VN còn gì ? đến năm 75 khi nước nhà hoàn toàn thống nhất VN mới đi vào "sửa sang", xóa bỏ tàn dư của chiến tranh và mới gần đây mới có thể đi vào công cuộc phát triển. Còn Đức thì sao ? Thế chiến thứ I và thứ II cũng do Đức đầu têu rồi hậu quả để lại ? Tất nhiên là còn nhiều khó khăn như đền bù thiệt hại, trả nợ,... đồng ý đi nhưng huynh nói VN không biết tận dụng những nhân tài là sai. Thử hỏi nhé, chiến tranh VN cũng cử sinh viên đi nước ngoài với mục đích học được những cái mới từ thế giới nhưng có những người thấy "sung sướng" rồi nên ko về. Nói đến Đức biết sử dụng những nhân tài, ok luôn, huynh cũng là 1 thành viên ở Đức mà, liệu huynh có nghĩ đến việc ở lại và làm việc luôn không ? À, ở lại chứ, đồng lương cao, cuộc sống hiện đại, tội gì mà về VN cho nó mệt, mà lại thiệt. :( Hờ, sao không nghĩ cho nhà nước đi hay chỉ biết nghĩ là sau này sẽ làm gì, kiếm bao nhiêu tiền, sắm 1 cô vợ Đức nữa là ok, hết, thế là xong. Những sinh viên du học ở nước ngoài đều là những người tài tiếc là có quá ít người chịu nghĩ cho nước nhà.

Ai bảo huynh VN nền giáo dục còn kém ? Giải quốc tế môn Toán, Sinh, Tin,... cũng có chứ sao không ? Huynh nói nên GD của VN kém sao huynh không tự hỏi người dạy có trình độ không (muội ko nói là ko có trình độ đâu á) nhưng trình độ chưa cao ? Huynh có chắc là một ngày nào đó huynh sẽ về VN và truyền cái gọi là "trình độ cao" cho học sinh ở đây không ? Hay chỉ biết nói này nói nọ, vậy những người đi học những cái tân tiến, cao siêu ở nước ngoài thì VN mãi mãi không phát triển được, nói thật đấy. Và VN chỉ đang trên đà phát triển, đang đi đến Xã Hội Chủ Nghĩa mà thôi.


Tỷ Tống Giang Phu Nhân : Muội còn đang đi học và xét theo cái "sách vở" thì không có gì sai trái cả. Muội được dạy như thế nào thì muội nghĩ thế đó và ngoài ra còn thêm chút suy nghĩ mà thôi. Ta phải dựa vào những căn bản, những dẫn chứng để chứng minh. Lôi từ sách vở ra cũng chỉ là 1 cách để chứng minh chứ chỉ biết nói, biết khẳng định thì sá gì ?

LSB_Vô tình tiên tử
24-02-2004, 10:51
He he he .... Bổn tiên tử không có ý định nhảy vào tranh luận mấy cái nhức đầu này nhưng thấy các vị chuẩn bị bước vào cuộc chiến rồi đấy.

Sakura muội muội: muốn nói đến tài nguyên và sự kiệt quệ thì tỷ e rằng có nước còn có hậu quả nặng nề hơn đấy. Thầy tỷ đã hỏi lớp tỷ một câu: "Nhật Bản là một nước nghèo tài nguyên, bị thiên hoạ triền miên, lại bị chiến tranh tàn phá. Vậy tại sao Nhật Bản lại trở thành một cường quốc ???".

Câu hỏi này giành lại cho các vị. Bổn tiên tử hiểu vì sao, nhưng tiếc là không thể trả lời cho rõ ràng mạch lạc mà không gây hiểu lầm. Vì thế nên thà đừng nói còn hơn. :twisted:

LSB-Kaiser
24-02-2004, 11:24
he he nói rằng nước ta đi theo lý thuyết của huyet le vo tinh thì là sai hoàn toàn chúng ta
đang thực hiện chính sách bóc lột của kẻ bóc lột
hiện chính nhân đân bị các chủ doanh nghiệp bóc lột nhưng nhà nước chúng ta lại bóc lột họ bằng
cách thu thuế nhưng vấn đề giải quyết cái bóc lột ra sao còn ở các vị lãnh đạo từ trên đến bé
số tiền ấy có quay về với nhân dân hay ko, vào sử dụng chúng cho xây dựng cơ sở hạ tầng như thế nào?
và chính nhà nước ta bị bóc lột bởi những kẻ tham nhũng ,các chính sách giải quyết vấn đề như thế nào (đây thuộc vấn đề nhà nước không bàn )

tư bản thì muôn đời là tư bản nhưng theo từng chế độ thì lại có quan điểm khác nhau về phía bên kia
và chúng ta ở việt nam chỉ nhìn đưọc một phía do các nhà chính trị ở nước ta thảo ra .nhưng dù ở
chế độ nào thì cũng có mặt tốt mặt xấu .thế giớ tư bản ngày nay đang bóc lột một cách tinh vi hơn
thể hiện ở nhưng người vô gia cư thất nghiệp v.v.v

nói chung nước ta đang phát triển rất mạnh cứ thử so sánh với hai chục năm về trước khi còn bao cấp
các vị thấy nước ta phát triển nhanh như thế nào từ một đónh đổ nát sau chiến tranh đến một cơ ngơi như
ngày nay .chỉ số kinh tế của chúng ta là hơn 7% chúng ta chỉ đứng sau trung quốc đó là sự thẻ hiện về
sự phát triển kinh tế của nước ta

Sakura
24-02-2004, 13:32
Sakura muội muội: muốn nói đến tài nguyên và sự kiệt quệ thì tỷ e rằng có nước còn có hậu quả nặng nề hơn đấy. Thầy tỷ đã hỏi lớp tỷ một câu: "Nhật Bản là một nước nghèo tài nguyên, bị thiên hoạ triền miên, lại bị chiến tranh tàn phá. Vậy tại sao Nhật Bản lại trở thành một cường quốc ???".
He he, muội hiểu vì sao mà tỷ. Hậu quả của Nhật Bản cũng không kém đâu vì Nhật Bản cũng tham gia chiến tranh mà. Nói chung vấn đề tỷ hỏi muội cũng đã học gùi nên có thể trả lời được
Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, đồng bằng có rất ít, dân số lại quá đông trên 1 quần đảo nhỏ hẹp. Thế nhưng con người Nhật Bản lại rất năng động và rất có ý thức trong làm việc. Và với cái ý thức cao, nghiêm túc chính là cái điểm mấu chốt quan trọng cho việc phát triển kinh tế. Chính vì khí hậu khắc nghiệt, nghèo về tài nguyên, thậm chí còn rất nhiều thiên tai như lũ lụt, đồng đất,... đã khiến cho người dân Nhật thêm ý chí, ý thức lao động và sản xuất có nhiều ngành đứng thứ nhất, nhì trên thế giới mặc dù chỉ nhập khẩu nguyên, nhiên liệu.
Tuy nhiên, cái hồi kết thúc chiến tranh thế giới thứ II, Mĩ sợ sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước XHCN khác nên Mĩ đã âm mưu phục hồi lại 1 nước Nhật TBCN phương Đông để cân bằng lại lực lượng giữa hai khối TB và XHCN. Lợi dụng quyền kiểm soát của mình do Đồng Minh giao cho trên đất Nhật, Mĩ đã ra sức viện trợ cho Nhật khôi phục lại nền kinh tế đã suy sụp. Và Nhật đã chứng tỏ được bản lĩnh của mình. Thay vì để Mĩ lợi dụng mình, Nhật đã lợi dụng lại Mĩ, đây là cái khôn của Nhật. Và cũng còn dựa vào đường lối phát triển của Nhật nữa chứ, nhưng muội rất phục người dân Nhật, họ thật có ý chí, kiên cường,... Hết chuyện để nói gùi :D

Mập
24-02-2004, 14:16
Map: huynh đài nói "chúng ta đang dò dẫm bước đi ,vừa đi vừa học tập vừa tự sửa chữa,khó vô cùng" là không được, điều này chứng tỏ bộ máy quản lý của mình kém nên mới cần vừa làm vừa sửa sai. Nếu lãnh đạo sáng suốt thì sẽ khác đó. Tại hạ tin chỉ cần bác Hồ chưa mất thì Vn đã không mắc nhiều lỗi như trong quá khứ và hiện tại. Điều này dẫn chứng rõ ràng nhất cho bộ máy quản lý chúng ta thiếu năng lực.

Ý tôi muốn nói là dò dẫm bước trên con đường đi lên CNXH mà.Đúng là bộ máy quản lý của mình kém .Nước mình cần một vĩ nhân như Bác Hồ ,nhưng nếu một Bác Hồ mới được sinh ra thì liệu có làm gì nổi,thời thế tạo anh hùng .Bác LKP vừa mới có ý định mở chiến dịch chống tham nhũng trong TW Đảng , thực hiện chính sách kê khai tài sản thì lập tức bị phế truất.Tham nhũng và quền lực đã thành một cơ chế ,theo dây.
Nước mình mới có kinh tế thị trường có hơn 10 năm,ngay cả các bộ luật cũng còn quá nhiều kẽ hở ,sai sót thì sao bì được với những nước phát triển có bề dầy 2 trăm năm nền KTTT.Nước mình nghèo quá ,cái gì cũng phải học ,phải hoàn thiện thì làm sao quản lý năng lực được như người ta ngay.

Mạo muội sửa lại bài của huynh cho dễ nhìn, xin lỗi huynh (Sakura)

LSB-Mat_naDH
24-02-2004, 14:23
:D Sakura muội đưa ra cả cái dẫn chứng trong SGK,đọc thì đúng rồi nhưng muội hiểu bài viết đó với nhìn nhận về CNTB và CNXH hình như có đôi chút nhầm thì phải ,ko thể so sánh như muội viết :"Thử xem qua hàng trăm năm CNTB tồn tại còn CNXH thì còn quá non trẻ với chỉ mới vài chục năm (Từ Cách Mạng tháng Mười - Nga cho đến nay cũng chỉ hơn 100 năm)" bởi vì ta phải hiểu mô hình nhà nước XHCN là mô hình nhà nước tiếp nối sau mô hình nhà nước TBCN,hai cái đó ko song song tồn tại đâu muội ,lịch sử phát triển của nhận loại đã chứng minh điều đó ,chúng ta trải qua từ bầy người nguyên thuỷ--> chế độ chiếm hữu nô lệ--> chế độ Phong Kiến-->chế độ TBCN rồi sẽ đến chế độ XHCN.
Ko ai phủ nhận lợi ích ,sự tốt đẹp của nhà nước XHCN mang lại nên như muội cũng nói có rất nhiều nước theo con đường này nhưng sau đều thất bại vì họ hiểu ra họ chưa thể đưa nhà nước đi theo con đường này ,ngay cả Nga-một nước tiên phong trong việc xây dựng mô hình nhà nước XHCN cũng phải chuyển sang đi theo con đường TBCN.Còn nhà nước ta chỉ là đang đi lên con đường XHCN chứ chưa phải là nhà nước XHCN theo đúng nghĩa của nó

Nói tại sao các nước XHCN đều chậm phát triển hơn các nước TBCN bởi vì hầu như các nước XHCN đều xuất phát từ cái nền quá thấp,ko thể xây dựng một nhà nước XHCN tự do,bình đẳng ,ấm no,xây dựng một nhà nước ,một pháp luật với những chuẩn mực đạo đức nhằm phục vụ tất cả nhân dân khi mà nhà nước đó còn qúa nghèo,nền giáo dục rồi y tế...kém ,tất nhiên nếu cố đi thì cũng đi được nhưng chậm và ko chắc chắn như khi ta đi qua một rãnh nước bẩn có kê các hòn gạch để bước qua ,nếu ta đi từng hòn gạch một thì sẽ qua an toàn nhưng nếu muốn một bước qua mấy hòn liền thì ta lại phải mất thời gian tính toán,ước lượng khoảng cách ,ko khéo thì ta sẽ trượt chân dẫm phải nước bẩn.Thêm nữa mô hình nhà nước XHCN mới chỉ là trên lý thuyết ,trong qua trình biến lý thuyết thành thực tiễn thì ko tránh khỏi vấp váp,chưa kể trong quá trình đi còn đi chệch hướng.Còn nhà nước TBCN thì có rất nhiều lợi thế,nó xuất hiện khi chế độ nhà nước PK ko đáp ứng được nổi nhu cầu của người dân,mâu thuẫn xã hội,mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng cao,kinh tế thì ngày càng rơi vào khủng hoảng ,trì trệ ,đòi hỏi phải có một chế độ nhà nước mới đáp ứng được nguyện vọng của người dân<---tất cả khiến cho vì sao nhà nước TBCN phát triển đến thế.Chính vì vậy mô hình nhà nước XHCN chỉ thật sự phát triển khi mà mô hình nhà nước TBCN ko đáp ứng được nhu cầu,nguyện vọng của người dân.Còn khi nhà nước TBCN vẫn phần nào đáp ứng được nguyện vọng,nhu cầu của người dân thì mô hình nhà nước XHCN chưa thể phát triển được.

mọi người chú ý he: đừng đi quá sâu về đường lối,chính sách...của nhà nước Việt Nam :D

Sakura
24-02-2004, 14:50
Hì, tỷ lại nhầm rồi, tỷ cứ đọc kỹ cái bài của muội đi :twisted: Muội chỉ nói Thử xem qua hàng trăm năm CNTB tồn tại còn CNXH thì còn quá non trẻ với chỉ mới vài chục năm (Từ Cách Mạng tháng Mười - Nga cho đến nay cũng chỉ hơn 100 năm)" chứ không nói là CNXH và CNTB cùng xuất hiện. Cái mô hình từ nguyên thuỷ, cuộc sống ăn lông ở lỗ ---> xã hội có giai cấp ---> xã hội nông nô --> PK ---> TB và XHCN mới sinh ra. Muội biết điều này chớ, chính vì thế mà muội mới nói XHCN còn quá non trẻ khi đem so sánh với TB vì TB tồn tại trước XHCN quá nhiều năm. Nhưng hiện giờ chúng đang tồn tại song song với nhau đó sao ?
Vâng, VN ta đang đi trên con đường XHCN nhưng hồi nước Nga ngày đó đã phạm phải 1 số sai lầm và VN ta đang cố tránh. Mong rằng VN sẽ là 1 nước thành công trên con đường XHCN. Những gì cần nói đã nói đủ, viết dài quá mọi người lại la. :D

Mập
24-02-2004, 15:58
Thử xem qua hàng trăm năm CNTB tồn tại còn CNXH thì còn quá non trẻ với chỉ mới vài chục năm (Từ Cách Mạng tháng Mười - Nga cho đến nay cũng chỉ hơn 100 năm)

He he,huynh bắt bẻ tí nhá,Từ cách mạng tháng 10 Nga (1917) đến nay mới có gần 100 năm thui chứ.

LSB_KhaHan
24-02-2004, 17:46
Còn nói tại sao 1 nước XHCN không phát triển bằng nước TB thì chưa hoàn toàn đúng. Muội học môn Giáo Dục Công Dân thì "sách" nó nói dù XHCN không phát triển bằng TB nhưng nó chưa đến thời của nó tức là trong tương lai sẽ phát triển thậm chí còn hơn cả TB.
Điều này huynh nghĩ là không có thể. Cái gì là "chưa tới thời" và "trong tương lai sẽ phát triển hơn". Sách nào viết linh tinh dữ vậy :D.

Theo muội thì chuyện trong tương lạ không ai có thể khẳng định được điều gì cả, tất cả mọi điều chỉ là phỏng đoán. TBCN or XHCN phát triển hay k lại phụ thuộc vào đường lối đi đúng đắn. Tất cả ở phía trước k nên có 1 sự khẳng định như vậy được.

LSB-Kaiser
24-02-2004, 18:08
Cái câu này tại hạ nghe nhiều lắm rồi. Nhưng thử xem Đức sau 2 lần Đại Chiến Thế Giới thì còn gì nữa không? Kinh tế Đức hoàn toàn sụp đổ, lại còn nợ nần chồng chất nữa chứ. Nhưng tại sao Đức lại có thể tái thiết và phát triển kinh tế nhanh như vậy...theo tại hạ là tại Đức đã chọn đúng hướng đi và quan trọng nhất là Đức có và biết tận dụng các nhân tài. VN còn kém là vì dân trí còn quá thấp..những người có khả năng tổ chức kinh tế còn quá ít và quá kém. Muốn cho một đất nước giàu mạnh trước tiên phải nâng dân trí của Vn lên, chỉ đáng tiếc là Bộ Giáo Dục VN làm việc còn kém hiệu quả quá. Hy vọng trong tương lai sẽ có những biến chuyển khả quan trong ngành giáo dục VN.
Huynh Van Thang nói cái câu "theo tại hạ là tại Đức đã chọn đúng hướng đi và quan trọng nhất là Đức có và biết tận dụng các nhân tài"thế này là không được đâu.Xin hỏi VT , huynh sinh ra ở đâu vậy ở Việt Nam phải không ,thế sau này khi mà VT qua đời thì sẽ qua đời ở đâu có phải là ở Việt Nam không...Trong mỗi con người của mình phải có lòng tự hào dân tộc chứ .Nước Đức phục hồi nhanh như vậy thì nó cũng phải nhờ những con người tâm huyết với đất nước ..Thử hỏi ai cũng có suy nghĩ như vậy thì bao giờ Việt Nam mới phát triển..Huynh tại sao không nhìn vào ưu điểm của Việt Nam nhỉ..Việt Nam có 1 cái ưu điểm là về mặt Chính Trị rất là ổn định .Huynh bảo bên Đức được đối xử hơn chứ gì...Nó chỉ là về mặt vật chất thôi huynh àh còn về mặt tinh thần thì sao nhỉ ...Không bao giờ được như ở Việt Nam...Huynh đến nước Đức rồi rời khỏi nước Đức thì cũng chỉ là người làm công thôi ...Cũng như anh ruột của Kaiser cũng chủ nhiệm nhiều công trình ở Việt Nam nhiều công trình anh Kaiser về bảo rằng "Tao chẳng được xu nào cả nhiều khi còn bị lỗ" nhưng rồi anh ấy bảo "Tiền cũng quan trọng nhưng mà tao thấy mình làm được 1 cái gì cho đất nước thì nó cũng ý nghĩa hơn "Lương tháng chỉ có 700K..đi làm thêm đủ nơi ...Sau này cái nhà máy anh của Kaiser đi thì anh ấy có thể chỉ vào mà bảo "Ngày xưa tao chủ nhiệm công trình này " điều này có thể nói với con anh , cháu anh..Có như vậy có phải vinh dự và vẻ vang không .Kaiser rất khâm phục anh mình ,đi nước ngoài thì chưa được đi nhiều nhưng ở Việt Nam này thì đã xây dựng nhiều nhà máy và đi khắp Việt Nam rồi...Thử hỏi đấy có phải là điều mà mỗi người cần không ?
Cái câu "Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho chúng ta mà hãy hỏi chúng ta đã làm gì cho tổ quốc " cái câu này chắc ai cũng biết nhưng nó xuất phát từ đâu nhỉ ..Chính là của J.Kenedy và câu nói nguyên văn là "Đừng hỏi Nước Mĩ đã làm gì cho thanh niên mà hãy hỏi thanh niên đã làm gì cho nước Mĩ"Thế nên cái đáng bàn không phải là XHCN hay TBCN mà cái đáng bàn là : Nhận thức và tình cảm của người Việt Nam dành cho nước Việt Nam

Tại sao một nước XHCN lại phát triển chậm hơn những nước TB :Là do con người đối với nước mình như thế nào thôi !

LSB-dep_trai_lang_tu
24-02-2004, 20:03
Trí thức thì chẳng bao giờ làm cách mạng đến cùng được cho nên những chuyện này tốt nhất là nói theo hướng khác đi
Tốt nhất là xắn tay vào mà glàm một cái gì đó,hãy xem gương của Lê Chí Quang,Phạm Hống Sơn,Lương Quốc Dũng....mà thấy hổ thẹn cho đất nước...
Muốn làm anh hùng bản sắc thì hãy đi bụi ở bến xe 2,3 năm rồi hẵng nói về chính trị nhá

thienthanbongdem
24-02-2004, 20:25
hình như ông anh kai nói sang chủ đề khác thì phải đấy ở đây là chúng ta bàn luận về vẫn đề là sự phát triển của nước theo lối XHCN là chậm hơn các nước khác theo đường lối TB vì họ ít bị gò bó trong một khuôn khổ hay vì cả một cộng đồng không thôi ,còn chúng ta thì phát triển chậm tù nền tảng của cái chiến tranh để lại đấy mà các bác

LSB-VanThang
25-02-2004, 01:05
Ối trời Kaiser :D Kai hiểu nhầm hết ý của huynh sang một hướng xấu rồi. Việc Đức biết trọng dụng và phát huy cái mình có là điều không thể chôi cãi, huynh đưa dẫn chứng này là muốn Việt Nam học theo đó để phát huy. Nói đến cái sai của mình là mong cho mình tốt hơn chứ không phải như Kaiser nghĩ là huynh có ý bài xích Việt Nam để ngợi khen nước Đức. Huynh cũng không hề có ý nói những nước như Đức, Nhật..v.v.. phát triển nhanh như vậy là Việt Nam cũng phải phát triển nhanh như thế, mà cái huynh muốn nói là chúng ta cần xem cái hay của nước khác mà học theo. Huynh nghĩ nếu huynh là người đang ở trong nước mà viết bài kia thì chắc Kaiser sẽ không hiểu lầm như vậy. Huynh tự nghĩ mình là một người yêu nước và VN luôn luôn là tổ quốc của huynh, nhưng không phải vì thế mà huynh không nói lên những cái sai sót của VN. Huynh không có ý đòi tổ quốc phải làm gì cho huynh mà huynh muốn tổ quốc mình tốt hơn, điều này có lẽ Kaiser đã hiểu lầm ý huynh. Cái huynh nói là sự phát triển của 2 nước chứ không phải Đức đã ưu đãi huynh hay không và VN đã đối xử với huynh thế nào. Dù có thế nào thì VN vẫn là tổ quốc của huynh nhưng cũng vì thế mà huynh không thể chỉ biết suốt ngày khen VN một cách vô bổ (chỉ ra những lý do tại sao VN không phát triển nhanh không có ích hơn hay sao? ).

Sakura: Muội cũng lạc đề giống Kaiser rồi đó. Cái huynh nói không phải là bản thân huynh mà nói về chính sách của Đức đã đưa ra là đúng, trong khi VN đã làm nhiều cái sai. Tại sao mình không thấy cái đúng của nước khác để học theo? Cũng như chủ đề này là nói về XHCN và XHTB vì sao phát triển khác nhau, do đó mới có sự so sánh để biết chế độ và ban lãnh đạo là nền móng cho sự phát triển của kinh tế... chẳng hề có liên quan gì tới bản thân huynh ở VN hay ở Đức tốt hơn.
Huynh nói ngành giáo dục VN kém là nói chung toàn diện chứ không phải là chỉ đơn cử ra vài người để nói. Nói như muội là VN có mấy người tham gia giải quốc tế gì đó thì chẳng lẽ nước khác không có hay sao? Chẳng lẽ muội không thấy VN học quá nhiều nhưng thực sự hữu dụng thì chẳng có bao nhiêu? Tại sao học sinh VN học nhiều gấp 2 hoặc gấp 3 học sinh các nước nhưng trong thực tế thì vẫn thiếu người giỏi hơn các nước khác? Chưa nói tới các tệ nạn học thêm, ôn thi, mua bằng cấp, thi hộ ..v..v.. trong ngành giáo dục. Như vậy muội nghĩ là không yếu kém hay sao?

Nói chung thì chẳng ai thích nghe những điều không tốt của tổ quốc mình (nhất là do người ở nước ngoài nói) nhưng huynh nghĩ nếu không nói cái xấu để sửa đổi thì cứ để nó vậy hoài hay sao? Tại sao chúng ta không dám nhận ra cái sai của mình đã làm trong quá khứ để hoàn thiện mà lúc nào cũng bào chữa bằng những lý do "vì chiến tranh", "thiếu nền tảng"..v..v.. những lý do này chỉ là 1 phần thôi, còn chủ yếu là do sự nổ lực của chúng ta chưa đủ đồng thời trong quá khứ cũng đã có nhiều chính sách kém hiệu quả dẫn tới sự tụt hậu. Chẳng lẽ mọi người nghĩ tại hạ thích chê VN lắm sao? Bị người nước khác họ khinh VN là nước chậm phát triển mình cũng uất lắm chứ.. nhưng đó là sự thật. Tại hạ đọc báo lúc nào cũng thấy hô hào này nọ nhưng thực ra các ông lãnh đạo nhà nước mình thiếu năng lực trầm trọng, chưa nói tới là trong số họ còn có nhiều phần tử biến chất làm hại nhiều hơn lợi cho đất nước. Các lý do được đưa ra chỉ là một sự bào chữa cho sự kém cỏi của mình mà thôi. Tại hạ không hề có ý nói VN phải phát triển nhanh như Nhật hoặc Đức nhưng nếu chúng ta có những lãnh đạo tốt hơn, chính sách đúng hướng hơn, nổ lực hơn thì đất nước đã có một bước tiến rất lớn.

LSB-Huy_Aka
25-02-2004, 02:27
Theo hak thì lí do đếch đâu xa mà nằm lù lù ngay trong cái gọi là CNXH ở VN bây giờ hiện nay Chủ nghĩa xã hội không còn thuyết phục và khả thi để nêu cao ngọn cờ lý tưởng cộng sản! Bây giờ là đồng tiền không tình nghĩa lôi cuốn người ta vào kinh tế thị trường, đồng lương chính thức không đủ sống, nguy hiểm cho hoà hợp dân tộc. Khi có Chính quyền, ta lại xa rời quần chúng. Một hệ thống áp bức cai trị người ta, những nhà cầm quyền có ai đi làm dân vận đâu? gần 70 năm tuổi đảng, hak có cảm giác chẳng bao lâu nữa Đảng cộng sản Việt Nam mất quyền lãnh đạo, nhiều người cũng nói như thế. Không sớm khắp phục thì ta sẽ mất chính quyền! khuynh hướng tư bản chủ nghĩa đang thắng thế ngay tại nước mình. Kẻ thù nước mình luôn luôn từ bên ngoài xâm lược cho đến bây giờ, chứ không phải bên trong. Lúc nào đấu tranh giai cấp một cách thô bạo theo kiểu địch ta thì đều thất bại (như cải cách ruộng đất, cải tạo xã hội chủ nghĩa), điều trái với hoàn cảnh nước ta và tình hình dân tộc ta. Phải lấy hiệp thương để giải quyết mâu thuẫn nội bộ nhân dân chứ không phải là đấu tranh vũ trang. Đây chỉ là các lực lượng nhỏ không đáng kể.
Trong Đảng bây giờ có nhiều bế tắc, tư tưởng đóng băng nóng, lại lai căng! vừa tiêu cực từ chóp bu trở xuống, tràn lan tất cả! Xây dựng cơ bản thất thoát 40-50%. Ăn kinh khủng, giàu kinh khủng, bao nhiêu trường hợp biết mà vẫn bỏ qua. Mặt trái của kinh tế thị trường đi vào bộ phận lãnh đạo cao nhất của mình rồi! Để tiêu cực càng nhiều thì càng xa CNXH! Nay ta đã có gì là CNXH??? phải chăng ta đang là chế độ Tư bản hạng bét? bây giờ không phải là phát triển Đảng, mà phải tập trung chỉnh đốn củng cố Đảng một cách cơ bản bằng văn hoá, giáo dục, tư tưởng và phong trào quần chúng, bằng những biện pháp tổng hợp và toàn diện. Tình hình trầm trọng lắm! Cứ che đậy sai lầm tội lỗi cho nhau, để niềm tin bị hủng hoảng..., không củng cố thực sự mà cứ phát triển đảng thì hỏng! Lãnh đạo bây giờ không có tầm chiến lược, thiên về kinh tế nhiều, đạo đức để tìm lum. Hãy xem tình hình ở Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc, các vùng căn cứ địa cách mạng cũ thì thấy mối nguy từ bên trong cứ lớn dần, các nhà tư tưởng, lý luận của Đảng đều tránh né mọi vấn đề! Vấn đề sống chết bây giờ là phải xây dựng một xã hội như thế nào? Không phải chỉ có nói miệng cho hay, viết cho suôn sẻ, mà phải thực sự thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa người với người, giữa các vùng miền, giữa các dân tộc, phải thực hiện công bằng xã hội thì mới có cơ sở để thực sự xây dựng Đảng...Ngáp , thôi đi ngủ ! Đảng với đểnh khô cả cổ :cry:

LSB-Kaiser
25-02-2004, 07:35
Huynh Van Thang nè Việt Nam bỏ chế độ Quân Chủ từ năm 1945 còn nước Đức đã bỏ chế độ Quân Chủ từ năm 1852...để chuyển sang chế độ Cộng Hoà <---Như vậy Việt Nam đã được 59 năm còn nước Đức đã được 151 năm như vậy đã hơn Việt Nam được gần 100 năm rồi .
Còn nói về chủ CNXH và CNTB thực ra nó cũng chỉ là cái tên để gọi thôi .
CNTB của Nước Đức khác với CNTB của nước Mĩ và cũng sẽ khác với các nước khác .
Nước Đức người dân được hưởng chế độ ưu đãi cao cái lợi thì cũng có nhưng còn cái hại là dẫn đến người dân ỷ lại vào trợ cấp .
Nói về CNXH thì cái CNXH của Việt Nam nó cũng sẽ khác với cái CNXH của Châu Âu vì còn vấn đề văn hoá , địa lí v..v....
Nên nói gì thì nói không thể đứng ngoài mà chê nhà nước ta được ..chê thì ai mà chẳng chê được nhưng làm thì có mấy người .
Nước Việt Nam độc lập được bao nhiêu năm..bộ máy lãnh đạo là những con người của thế hệ trước..và so với những năm 80 thì Việt Nam giờ đã thay đổi được nhiều rồi..không còn cảnh người người phải xếp hàng chờ cân gạo cân thịt nhiều người có tiền cũng khó mà mua được v..v....Cho nên huynh VT muốn so sánh thì nên so sánh Việt Nam ở từng thời kì một và qua đó mới đánh giá được sự phát triển của Việt Nam ...Còn lấy Việt Nam đi so sánh với bất cứ một nước nào đều là 1 sự so sánh khập khiễng .Muốn áp dụng 1 cái gì ở nước ngoài vào Việt Nam thì cũng phải xem có phù hợp với văn hoá , địa lí , con người của nước Việt Nam không .
Còn nhà nước nào mà chẳng có sai lầm cơ chứ đâu thể toàn vẹn được .
Huynh ở bên đấy đã được khoảng 10 năm rồi thế huynh về Việt Nam bây giờ so với cái ngày huynh rời khỏi Việt Nam thì huynh cảm thấy thế nào ..?
Hãy nhìn vào thực tế để trả lời....còn mình làm gì cho đất nước mới là cái quan trọng..Kaiser chưa đủ sức lo cho đất nước ,giờ Kaiser lo cho cái thân mình đã...Đói wé !

Sakura
25-02-2004, 09:16
Vạn Thắng huynh :
Muội cũng nào dám lạc đề (có 1 phần à), bởi cái huynh nói đến khiến muội bực, thế thôi. Huynh nói là nói chung, vâng thì tuỳ huynh, nhưng huynh cũng là 1 phần tử trong những du học sinh cơ mà ? Chắc gì huynh đã chịu về VN để làm việc (tội gì). Muội nói thật nhé, hầu hết mấy người du học sinh ích kỷ lắm, chỉ thích nghĩ cho bản thân mình rồi lấy lý do nào là VN ko ưu đãi rồi còn yếu kém trong lãnh đạo, thử hỏi những người tài này tài nọ mà cũng ích kỷ, du học chỉ để cho mình, không phải học cho nước nhà thì VN mãi mãi không phát triển được.
Muội đã nói rồi, ngành GD của VN kém - đồng ý, VN chưa phát triển - đồng ý, VN đường lối lãnh đạo kém ? Xin lỗi nhé, cái này huynh đang phê phán chính sách của VN phải không ? Muội ko thích lôi VN ra phê phán mặc dù VN có nhiều cái để phê phán nhưng huynh nói đường lối của VN là sai lầm thì huynh cứ ở cái chốn chết tiệt ấy đi. Như thế thì đừng than VN này, VN nọ nữa. Muội thấy nực cười đối với những người chỉ to mồm nói lắm, không nói thì tốt hơn đấy.
Vậy hỏi huynh nhé, huynh có dự định về VN, cống hiến cho VN, làm việc cho VN, vì VN không ? vì tổ quốc không ? Ô hay ! Huynh chưa có những dự định như thế thì đừng lên tiếng mà chê VN, muội thấy lố bịch lắm.

Trở lại cái XHCN, muội đồng ý với huynh Kaiser, nước nào phát triển cũng là do con người đối với nước mình như thế nào mà thôi. Nếu không tận tâm tận lực với nước nhà thì mãi mãi vẫn thế, chả thay đổi được gì.
Nói XHCN phát triển chậm hơn CNTB vì nó xuất hiện sau và cũng chưa thật sự lớn mạnh, nhưng thành công bước đầu của nó thì rất thành công. Đơn của là Liên Xô, LX đã rất thành công trong công cuộc xây dựng XHCN, và trở thành cường quốc đứng thứ 2 trên thế giới nhưng chưa xong nhiệm vụ 5 năm lần thứ 3 thì mọi cố gắng nỗ lực của người dân Nga hoàn toàn đổ vỡ do việc phải bảo vệ đất nước khi chiến tranh thế giới thứ II bắt đầu. Mặt khác, sau khi V.I. Lê Nin qua đời thì có nhiều đường lối sai lầm dẫn đến sụp đổ. Chứ đâu thật sự là XHCN không bằng CNTB, bây giờ VN, TQ và 2 nước XHCN còn lại trên Thế Giới đang cố gắng không đi vào lại những sai lầm ngày đó của LX. Mà hiện giờ VN lại đang gặp nhiều khó khăn nhưng đó chỉ là khó khăn bước đầu mà thôi.
Chả thấy bác Vạn đả động đến XHCN và CNTB nữa nhỉ ?

LSB-VanThang
25-02-2004, 17:23
Sakura! Huynh chưa bao giờ có ý định sẽ ở mãi lại Đức. Lá bay xa đến đâu rồi cũng rớt về cội. Huynh đã nói rõ như vậy mà muội vẫn không hiểu. Muội nói "huynh nói đường lối của VN là sai lầm thì huynh cứ ở cái chốn chết tiệt ấy đi" thì đúng là chẳng còn gì để nói nữa. Nếu huynh muốn ở lại Đức và chẳng quan tâm tới VN thì huynh cũgn chẳng cần phê phán VN. Muội vẫn không hiểu là XHCN không thể nào tồn tại lâu dài được sao? Trong các bài trước huynh đã dẫn chứng là chế độ bao cấp (= tài sản chung chia đồng đều cho mọi người) không thể thực thi lâu dài. Lý do là người dân không có nổ lực, thiếu cạnh tranh trong thị trường, cung không đi cầu..v..v... Nước Nga có thể kéo dài sự sống của XHCN là do thời chiến tranh, trong thời chiến tranh XHCN rất thích hợp nhưng trong thời bình ai cũng lo làm ăn thì XHCN không thể hoạt động tốt bằng XHTB.
Kaiser! VN và Đức tất nhiên không thể so sánh 1:1 được. Tất nhiên là mình cũng chỉ có thể tham khảo lấy những cái tốt của nước khác để áp dụng vào nước mình (tất nhiên là phải có sự thay đổi để áp dụng phù hợp). Ngay cả những nước như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp cũng không thể so sánh 1:1 với Đức, bởi vì ai chẳng biết là mỗi nước có một hoàn cảnh lịch sự và phát triển khác nhau.

Huy_Aka! Chú nói rất đúng ý anh :D Cần phải thấy những sai sót để sửa đổi.

Sakura
25-02-2004, 17:57
Vạn Thắng huynh
Đúng như huynh nói, ai cũng vậy, rất ghét nói xấu về VN nhưng những cái gì thuộc về hiện thực ta cũng phải chấp nhận nhưng muội ghét những kẻ chỉ biết nói mồm mà không biết thực hiện. Hic, bằng cấp của VN không được công nhận thì ra nước khác kiếm cái bằng mà công nhận á ?
Tại sao ? Ta ở VN, ta nghiên cứu cũng được cơ mà ? sao huynh chỉ biết kiếm cái bằng để được công nhận chứ không biết làm cho VN được công nhận ? Thế huynh đã nghĩ đến việc về VN ? về để khoe bằng à (xin lỗi nhé) Nói đến lại bực mình với cái hồi "Tương lai VN", huynh nói muốn góp ý cho VN, muốn VN phát triển nhưng phải bằng hành động chớ chỉ nói thôi thì ích gì ? Nói thì muội cũng nói được (tiếc là muội chưa làm được). Đúng là "Nói 10 làm 9".
Nói đến cái XHCN không tồn tại được lâu dài ? Chẳng dám đâu, XHCN của Nga thời đó đã đi vào một số vi phạm sau khi V.I.Lê Nin "bye" chớ còn bây giờ VN cũng đang cố gắng không vấp phải những cái gọi là ngày trước Nga gặp phải. Ở thời chiến hay thời bình cũng thế mà thôi, muội học được thế nào thì muội nói thế ấy (ừ, cùn đấy). Muội cứ theo thầy cô mà dạy nhá huynh ạ.
Huynh bảo XHCN chỉ hợp cho thời bình, xin thưa cái hồi nước Nga xây dựng XHCN thì huynh đang chối bỏ những thành công mà nó để lại ? Sản lượng nông nghiệp chiếm 14 % tổng sản lượng thế giới và là cường quốc đứng sau Mĩ (thứ 2). Hic ! Và chính do chiến tranh mới khiến nó đổ vỡ, huynh nói XHCN không phát triển bằng TBCN --> vâng, đồng ý là bây giờ không phát triển bằng nhưng nó mang về mặt tinh thần rất cao. Đâu phải làm được bao nhiêu thì chia cho nhau, hưởng thụ cùng nhau ? Huynh lại nhầm với Chủ Nghĩa Xã Hội không tưởng rồi đấy :evil: Chỉ có CNXH không tưởng mới như thế và có thể so sánh CNXH không tưởng giống như cái hồi nguyên thủy, hồi mà con người còn sống thành bầy đàn --> lúc đó mọi người sống với nhau bình đẳng và phân chia giai cấp ---> CNXH không tưởng có thể hiểu như vậy. Còn XHCN bây giờ thì có phân chia giàu nghèo nhưng không có áp bức bóc lột sức lao động.
Muội cũng có dự định đi du học nhưng bây giờ bỏ rồi, học ở đâu chả là học, miễn là giúp cho nước nhà. Còn mấy cái giải thì tất nhiên ở nước khác cũng có nhưng như thế VN cũng đã tạm chứng tỏ được mình. GD của VN còn quá theo công thức của nó, và ngành GD của VN đã thay đổi rất nhiều.
Muội cũng vậy, học để biết và những gì muội học được muội đều đưa vào đây. Huynh cứ một mực cho rằng XHCN không thể phát triển bằng TBCN nhưng cô giáo muội dạy thế, trong sách cũng ghi thế, người ta để soạn thảo lên 1 cuốn sách còn dựa vào nhiều nhân tố chứng minh chứ nói suông thì ai chả nói được.

LSB_KhaHan
26-02-2004, 00:19
VN nói riêng & các nước XHCN nói chung đã bấy lâu nay là những nước đi sau rất nhiều nước BTCN. K vì lí do này hay lí do khác để che đậy 1 vấn đề đó & thay vì đóng cửa thì hiện nay VN chúng ta mở cửa và sẵn sàng kết bạn với các nước... trên toàn thế giới cũng vì củng cố & xây dựng đât nước ngày càng vững mạng hơn. Với tôi VN ngày hôm này chưa thể nói rằng sánh vai với các cường quốc năm châu nhưng tôi luôn hãnh diện vì mình là người VN. 1 VIỆT NAM với ý trí quật cường ngay đến 1 thế lực mạnh... trên thế giới cũng k làm người Việt Nam chùng bước. Chiến tranh đã qua đi & k thể che đậy 1 điều rằng những nước nhảy vào VN với lí do khai phá nền văn minh đã cho VN 1 nền văn minh mới (chúng ta sẽ k biết thế nào là cái dèn dầu cheo ngược <=======đèn điện, con trâu sắt <======otô..v.v..) Nhưng Vn chúng ta phải trả 1 cái giá quá đắt để nhận những điều đó, máu & cả nước mắt đã chày xuống nó như 1 bản hùng ca không thể nào quên & k cho phép bất cứ người VN nào có thể lãng quên.....Hoà cùng vào với dòng chảy của toàn thế giới, Vn cũng đang từng bước củng cố cũng như chuyển hoá nền kinh tế .
Theo thống kê, trong 3 năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm, số thu ngân sách đạt 368.000 tỷ VND (đạt 59,5%), trong đó các khoản thuế, phí và lệ phí đạt 344.000 tỷ VND (61,6%), số thu từ nội địa đạt 188.000 tỷ đồng.

Tốc độ tăng các nguồn thu năm 2001 đạt 13%, 2002: 16% và riêng năm 2003: 21%, mức cao nhất từ trước tới nay.

Hầu hết các khoản thu sắc thuế chiếm tỷ trọng lớn, các địa phương đều hoàn thành và vượt mức dự toán pháp lệnh so với năm trước. Trong năm 2003, có 13/15 khoản thu, sắc thuế vượt dự toán năm, đặc biệt là các khoản thu chiếm tỷ trọng lớn.
.....................Các bạn thấy đó VN đâu phải dậm chân tại chỗ .
Không mơ màng về những thành quả đã đạt được VN đã và đang tiếp tục phát triển gọt rũa để hoà nhập cùng phát triển .
:ukliam2: umbala............. :35:

langtuphieudu
27-02-2004, 17:57
Hẳn anh em đang rất say sưa về chính rị Viẹt nam ,nhưng nhiều khi ta hay bị gò bó bởi nhiều vấn đề ,quay lại vấn đề đang gây tranh cãi ,nhiều người bây giờ vẫn tự hỏi tại sao VN chúng ta luôn phát triển chạm chạp hơn các nước TBCN ,điều này có thể được giải thích như sau :
1.VN ta từ những thập niên trước ,đại thể la vào khoảng thế kỉ 17-18 ,khi mà cuộc cách mạng KHKT đang diễn ra ở râtnhiều các nước tư bản thì chúng ta vẫn còn đang là một nước thuộc địa ,bị rơi vào một tình cảnh KT trì trệ ,lại còn bi bóc lột và kìm hãm bởi một cách thậm tệ .Trong 1 tình cảnh như thế thì thử hỏi chúng ta sao có thể tiến lên được .Hơn thế chính cái lúc mà chúng ta có thể học tập nước bạn để phát triển nền KT của chúng ta thì chúng ta lại đang bị kìm hãm ,điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến nền KT sau này của chúng ta .
2.Chúng ta thử suy nghĩ lại xem ,lý do có thể nó còn có thể cả ở những điều mà ta ko ngờ tới ,đó vấn đề ko chỉ ở n/n 1 mà nó còndo chính sách ko đúng đắn của chúng ta .Tại sao chung ta có rất nhiều người tài giỏi thậm chí còn có tiếng trên thế giới vậy mà ta lại ko thể tận dụng được ,đó là vì chúng ta ko đầu tư cho họ ,ko giúp họ ngược lại còn ko thèm quan tâm đến họ thì việc chảy máu chất xám ở nước chúng ta là điều đương nhiên,và đây cũng là một lý do khathích hợp phải ko ?
3.Ngoài ra tình trạng tham ô ,tham nhũng ở nước ta đang trở thành một tệ nạn khá nguy hiểm ,nó đã làm cho ngân khố quốc gia bị tổn thất rất nhiều .
Còn rất nhiều lýdo nữa nhưng tôi cho rằng đây là những lý do chính ,tất nhiên chưa phải hết ,nhưng tôi cho rằng sớm hay muộn những tình trạng này sẽ được sớm giải quyết trong nay mai để VN chúng ta có thể tiến lên theo đúng iềm năng của nó.

LSB-Kaiser
28-02-2004, 23:16
nhưng tốm chung lại thì vấn đề quan trọng là chính sách của nhà nước ta
một vấn khá tế nhị quản lý lỏng lẻo nhưng lại khá cố hửu trong vấn đề
king tế xã hội thường che cái xấu và thổi bùng cái tốt những vấn đề ở Thấi Bình
tây nguyên đặc biệt là cố né tránh những vấn đề nhạy cảm như tham nhũng
không làm mạnh một số người muốn làm mạnh thì y như rằng bị truất ngay
như pvk ,vvk ,vng vân vân
không thể nói là chúng ta kém phát triển mà thực sự chúng ta phát triển rất nhanh
nhưng do cơ sở của chúng ta là thấp nên 50% của ta không bằng 1% của các nước tư bản lâuu dời đưọc
nhưng một cái tương lai không xa chúng ta sẽ phát triển hơn họ cái chính là
tầm nhìn và cách cư sử của chúng ta đối với tương lai của đất nướpc ra sao

LSB-VanThang
01-03-2004, 06:40
Sakura! Huynh ở VN nghiên cứu cái gì đây? Huynh sang Đức là từ lúc còn học tiểu học, không thuộc diện du học như muội nghĩ. Muội bảo huynh phải thực hiện bằng hành động, vậy không có lực thì lấy gì để vực được đạo? Không có khả năng bằng cấp thì lấy gì giúp đất nước? Cái việc khoe bằng gì đó là muội nghĩ thôi, muội đừng nghĩ thế nào rồi cũng cho ngưòi khác sẽ nghĩ như thế. Muội có vẻ hằn học những người ra nước ngoài, vậy thử hỏi bác Hồ không ra nước ngoài thì có cơ hội, khả năng để thay đổi đất nước hay không? Các cán bộ cao cấp thực sự có tài thì có ai là không được đào tạo ở nước ngoài? Muội nói như ở bài trên thành ra những ai ra nước ngoài là quya lưng với VN sao? Muội có biết mỗi năm người ở nước ngoài gửi về VN khoảng 3 tỉ USD hay không? Muội thử xem VN mỗi năm sản xuất được bao nhiêu tỉ USD?
Huynh chối bỏ cái gì của Nga đâu nhỉ? Huynh nói XHCN không hợp với thời bình là có cái lý của nó. Thí dụ trong thời chiến mọi người có 1 kẻ thù thì dễ theo lý tưởng cộng sản, tất cả là tài sản chung, đồng thời trong thời chiến mới có thể thực thi chế độ bao cấp. Thời bình muội nghĩ là có thể áp dụng chế độ bao cấp sao? Muội nói XHCN không áp bức lao động, bóc lột thì huynh đồng ý nhưng đó chỉ là lý thuyết muội à, muội xem trong thực tế có phải vậy không?

Khả Hân! Nói như muội thì đúng là không còn gì để tranh cãi :D Có ai nói VN dậm chân tại chỗ đâu. Điều đáng nói là phát triển như thế nào và có thể phát triển tốt hơn không??? Cũng không ai không tự hào mình là ngưòi Việt Nam trong chủ đề này cả, muội nghĩ rằng người khác nói VN tham nhũng và có nhiều chính sách sai sót là không tự hào là nguời VN sao? Tại sao mọi nguời luôn ghép chính phủ và Việt Nam lại thành một chứ? À, mấy cái chỉ tiêu gì đó cũng không phải lúc nào cũng chính xác đâu muội ..có mấy con số thì khó gì... ai dám kiểm tra, dựa vào đâu để kiểm tra? :D Kinh tế tăng trưởng là điều tất yếu chứ không phải là nổ lực gì lớn lao của chính phủ cả. Cả thế giới đang hướng vào thị trường Châu Á, chỉ cần mở cửa ra thì ít nhiều cũng phải phát triển. Muội xem thị trường Châu Âu và Châu Mỹ đã quá đủ, các công ty nhà máy chuyển sang đầu tư vào Châu Á ... ngoài ra ngoại hối từ hải ngoại gửi về rất nhiều, các nước lân cận như Đài Loan cũng sang đầu tư ..v.v.. muội xem có nước nào ở Châu Á không phát triển? Điều đáng nói là chính sách có đúng hướng để tận dụng những điều kiện tốt này mà triệt để phát triển kinh tế hay không. Nước ngoài muốn đầu tư thì cũng quá khó, quá nhiều giấy tờ, quá nhiều công đoạn và tham nhũng.... sơ sơ cũng đi vài chục nơi để xin giấy tờ... nơi nào cũng muốn kiếm chác một chút mà... nhất là đối với các công ty nước ngoài nhiều tiền lắm của. Nói tóm lại là thế này, nếu không có những tệ nạn trong cơ cấu quản lý thì sẽ phát triển mạnh và nhanh hơn hiện giờ rất nhiều, đấy mới chính là điều huynh muốn nói để cần thay đổi.

LSB_KhaHan
02-03-2004, 05:01
muội nghĩ rằng người khác nói VN tham nhũng và có nhiều chính sách sai sót là không tự hào là nguời VN sao?
Muội nghĩ huynh nên xem xét lại vấn đề này, cái gì gọi là sao sót mà k tự hào? Với muội có sai thì phải sửa là lẽ tất yếu & k thể mang cái sai sót ra để mà tự hoà đc :35:Muội chỉ luôn tự hào với những thành công đã đạt được.
Kinh tế tăng trưởng là điều tất yếu chứ không phải là nổ lực gì lớn lao của chính phủ cả.
Cái này coi bộ lại k ổn tiếp nè huynh, huynh có bao giờ nghe nói đến chuyện k có tướng chỉ đạo mà quận tự đánh và thắng trận k ? :roll: Muội thấy hơi nghi ngờ.

Cả thế giới đang hướng vào thị trường Châu Á, chỉ cần mở cửa ra thì ít nhiều cũng phải phát triển.
Điều này thì huynh nói đúng, 1 số nước châu Á như 1 mảnh đất tiềm năng chưa được khai quật hết & lẽ tâtyêus là những những người đào vàng phải đến nơi có vàng.
Nước ngoài muốn đầu tư thì cũng quá khó, quá nhiều giấy tờ, quá nhiều công đoạn và tham nhũng.... sơ sơ cũng đi vài chục nơi để xin giấy tờ... nơi nào cũng muốn kiếm chác một chút mà... nhất là đối với các công ty nước ngoài nhiều tiền lắm của. Nói tóm lại là thế này, nếu không có những tệ nạn trong cơ cấu quản lý thì sẽ phát triển mạnh và nhanh hơn hiện giờ rất nhiều, đấy mới chính là điều huynh muốn nói để cần thay đổi.
Sự ì chệ của 1 số bộ máy quản lí đã là 1 phần ảnh hưởng đến sự phát triển của nền KT VN (muội k phản bác lại điều đó & nó cần được sửa đổi). Sự sửa đổi ...chúng ta k thể nói bằng mồm mà phải lam làm bằng hành động huynh ạ. Nền Kt của VN đi sau các nưóc châu Âu rất nhiều nhưng k vì thế mà chng ta nản chúng ta cần tới những người hiền tài xây dựng & cải tổ lại 1 phần thiếu sót đó.

LSB-VanThang
02-03-2004, 08:14
1. Huynh không hề nói "sai sót mà không tự hào", cái này là muội đọc sai đó. Đọc kỹ lại đi.
2. Không hề nổ lực và không có nổ lực lớn lao là 2 việc khác nhau. Muội đã đồng ý Châu Á đang đà đi lên, cũng như là cái xe chạy xuống dốc vậy, không cần nhiều sức nó cũng tự lăn.
3. Sự ì trệ của bộ máy quản lý không phải chỉ ảnh hưởng một phần mà ảnh hưởng rất lớn đó muội.
4. Tất nhiên là phải bằng hành động, nhưng nếu chúng ta không cho đó là sai, không tìm hiểu cái lỗi của mình mà cứ bao biện thì chẳng thể nào sửa được.

Hì, cãi thế này cũng chẳng dẫn tới đâu. Nói đúng hơn là huynh không diễn giải được đúng ý của mình. Mỗi người một ý cũng khó có thể ép muội theo ý huynh... còn như muội thấy bằng lòng với VN bây giờ thì huynh cũng không phản đối. Còn huynh thì chẳng bao giờ chấp nhận được những tệ nạn như vậy, dù huynh hiện tại không thể thay đổi được gì thì cũng không thể không bất bình.

lasathanoi
02-03-2004, 14:18
Cái câu "Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho chúng ta mà hãy hỏi chúng ta đã làm gì cho tổ quốc " cái câu này chắc ai cũng biết nhưng nó xuất phát từ đâu nhỉ ..Chính là của J.Kenedy và câu nói nguyên văn là "Đừng hỏi Nước Mĩ đã làm gì cho thanh niên mà hãy hỏi thanh niên đã làm gì cho nước Mĩ"
Nếu như tôi nhớ ko nhầm thì câu nói này Bác Hồ của chúng ta đã nói trước Tổng thống Mỹ những...10 năm cơ. Cuộc thi tìm hiểu về Đảng cũng đã xác nhận lại thông tin này rồi. Mọi người xem lại nhé.
Thế nên cái đáng bàn không phải là XHCN hay TBCN mà cái đáng bàn là : Nhận thức và tình cảm của người Việt Nam dành cho nước Việt Nam
Cái này thì khỏi phải bàn bởi theo tôi đã là 1 con người thì ai chẳng có lòng tự hào dân tộc, ai chẳng có tình yêu đất nước, ai chẳng muốn đất nước mình lớn mạnh cho dù họ sinh ra và lớn lên ở bất kỳ mảnh đất nào trên thế giới....Ko phân biệt chủng tộc...màu da...tôn giáo hay đi theo con đường XHCN hay TBCN.
Còn như Kaiser nói:Tại sao một nước XHCN lại phát triển chậm hơn những nước TB :Là do con người đối với nước mình như thế nào thôi ko lẽ các nước TBCN hơn chúng ta về lòng yêu nước ????? Nếu suy nghĩ như vậy thì nhầm to rồi. Đơn giản là họ có ý thức trách nhiệm hơn, và điều này là bắt buộc vì đạo luật của họ là như vậy.
Còn Đất nước chúng ta kém phát triển hơn ko phải vì chúng ta thua kém họ về lòng tự hào dân tộc mà chỉ bởi vì chúng ta đã quá bàng quan trước những gì diễn ra trong 1 XH còn nhiều bất cập như hiện nay. Chúng ta thiếu trách nhiệm với những gì chính chúng ta làm. Đừng đổ lỗi tất cả cho Đảng và Chính Phủ mà hãy nhìn lại chính bản thân chúng ta đã làm gì . Mỗi 1 con người là 1 tế bào của XH thế nên những tế bào đó ko tốt thì cũng ko thể nào có 1 cơ thể khoẻ mạnh được. Nếu chúng ta ko cùng đồng lòng thì có lẽ tất cả những gì nỗ lực sẽ ko bao giờ có kết quả tốt...

lasathanoi
02-03-2004, 15:17
huynh nói VN không biết tận dụng những nhân tài là sai. Thử hỏi nhé, chiến tranh VN cũng cử sinh viên đi nước ngoài với mục đích học được những cái mới từ thế giới nhưng có những người thấy "sung sướng" rồi nên ko về. Những sinh viên du học ở nước ngoài đều là những người tài tiếc là có quá ít người chịu nghĩ cho nước nhà.
Cái này thì Muội nghĩ sai rồi, muội ko thấy rằng hiện nay có rất nhiều Việt Kiều về Đầu tư ở VN sao? Đơn cử như ông Đinh Đức Hữu đã xây dựng bao nhiêu công ty, mở ra bao nhiêu hướng làm ăn mới, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người. Họ yêu nước lắm chứ, muốn đất nước mình ngày càng phát triển ko thua kém gì các nước trên thế giới. Có lẽ những người ở xa quê hương họ thấm thía nỗi đau của nguời con đất Việt, họ thấy những bất cập của đất nước mà cố gắng làm 1 chút gì đó dù chỉ là nhỏ bé .Hàng năm có bao nhiêu người gửi tiền về quê hương, hàng năm có bao nhiêu người xin góp vốn đầu tư nhưng ngặt nỗi lại vướng phải bao nhiêu rào cản do chính đất nước họ đề ra. Còn những người " mất gốc thì ít ít lắm...
Ai bảo huynh VN nền giáo dục còn kém ? Giải quốc tế môn Toán, Sinh, Tin,... cũng có chứ sao không ? .
Thử hỏi muội nhé, dân số chúng ta có bao nhiêu người? Những người đạt giải này chiếm bao nhiêu phầm trăm trong số đó??? và trong những con người đó đã có những đóng góp thiết thực gì cho nền kinh tế ứng dụng cho đất nước ngoài những huy chương vô tri vô giác??? Rất ít Muội ạ.
Còn về nền Giáo dục của VN, có quá nhiều sự chênh lệch trong sự phân bổ ngành nghề, sinh viên ra trường đa số là làm trái chuyên môn mình đã mài đũng quần trên ghế nhà trưòng. Kiến thức về quản lý chỉ là nhỏ giọt mặc dù ai cũng hô hào là " Đây là điều hết sức cấp thiết đối với mỗi doanh nghiệp" ấy thế nhưng khi ra trường mang tấm bằng cử nhân quản lý doanh nghiệp thể nào cũng bị nhìn từ đầu đến chân cho mà coi. Đi thực tập ư? Có ai trong chúng ta có được những những số liệu thực tế để phân tích thực trạng tình hình kinh doanh của Công ty? Ko bao giờ họ cho bạn đâu. Tất cả những gì bạn có chỉ là những con số ma mà thôi. Sinh viên mới ra trường nhưng đi đâu làm gì cũng đòi hỏi kinh nghiệm, mà có rất ít SV vừa học tốt vừa làm tốt được vì nếu như đi làm sẽ khó có thời gian cho việc học còn đã dành thời gian cho việc học thì có lẽ ko có thời gian đi làm. Việc học trên lớp có lẽ chỉ là đối phó mà học nhiều nhưng thu được bao nhiêu ????.............( đấy chỉ là 1 vài ví dụ về sự nghịch lý trong nền GD của chúng ta hiện nay)
Tỷ Tống Giang Phu Nhân : Muội còn đang đi học và xét theo cái "sách vở" thì không có gì sai trái cả. Muội được dạy như thế nào thì muội nghĩ thế đó và ngoài ra còn thêm chút suy nghĩ mà thôi. Ta phải dựa vào những căn bản, những dẫn chứng để chứng minh. Lôi từ sách vở ra cũng chỉ là 1 cách để chứng minh chứ chỉ biết nói, biết khẳng định thì sá gì ?
Cái này thì tôi đồng ý với muội, dù sau thì "nói có sách, mách có chứng", chúng ta ko thể nói xuông được. Ko có Lý thuyết sao có cơ cở để thực hành. Có dựa vào những lý thuyết đó thì mới có thể so sánh chính xác được.
Trên đây chỉ là những điều còn bất cập của VN, tôi ko có ý chê trách hay đả phá. Theo tôi: Chỉ khi nào chúng ta nhìn nhận thật xác đáng 1 vấn đề thì mới có hướng đi đúng được.

Mập
02-03-2004, 15:45
[quote]Cái câu "Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho chúng ta mà hãy hỏi chúng ta đã làm gì cho tổ quốc " cái câu này chắc ai cũng biết nhưng nó xuất phát từ đâu nhỉ ..Chính là của J.Kenedy và câu nói nguyên văn là "Đừng hỏi Nước Mĩ đã làm gì cho thanh niên mà hãy hỏi thanh niên đã làm gì cho nước Mĩ"
[color=#ff00a3]Nếu như tôi nhớ ko nhầm thì câu nói này Bác Hồ của chúng ta đã nói trước Tổng thống Mỹ những...10 năm cơ. Cuộc thi tìm hiểu về Đảng cũng đã xác nhận lại thông tin này rồi. Mọi người xem lại nhé.[/color

Không phải đâu là không phải đâu ,câu nói này Tần Thuỷ Hoàng đã nói từ lâu lắm rồi cơ.Sau đó Hitler cũng nói như thế trong cuốn sách :Cuộc chiến đấu của tôi .Cái này ít ai biết vì không ai thèm để ý.

thienthanbongdem
02-03-2004, 16:44
các vị thời trước tuy định nghĩa như vậy thì cũng không sai ,nhưng khi tôi nghiên cứu tư tưởng HCM và chủ nghĩa Mác một thời gian thì thấy các chế độ khác không công bằng bác ái hơn hai cái này ,vậy như thế có phải là một nghịch lý không các bác .một điều rất tự nhiên mà vô cùng cấp thiết đấy .

LSB-YenThanh
02-03-2004, 17:21
Thật ra hoàn toàn không liên quan gì đến tư tưởng HCM, chúng ta nên tự hào vì có Bác, muội nghĩ không sớm thì muộn VN cũng sẽ vươn lên mà, có gì phải bi quan! Muôi tin là không ai không cố gắng để phát triển đất nước của mình, các huynh và muội cũng đang cố gắng đây nè, đúng không nào

LSB_KhaHan
02-03-2004, 22:48
1. Huynh không hề nói "sai sót mà không tự hào", cái này là muội đọc sai đó. Đọc kỹ lại đi. [size=18]]<=====Vạn Thắng huynh muội nhớ rõ lắm là minh đâu có noí đích xác cái điều này nhỉ??? [/size:df3eade296][/i]
2. Không hề nổ lực và không có nổ lực lớn lao là 2 việc khác nhau. Muội đã đồng ý Châu Á đang đà đi lên, cũng như là cái xe chạy xuống dốc vậy, không cần nhiều sức nó cũng tự lăn. <===== Xin huynh lưu ý cho rằng lên dốc & xuống dốc nó là 2 ẩn nghĩa khác nhau, hay Vạn huynh đây tài tình đền mức nhinthấy chung cuọc của vấn đề ??? :lol:
3. Sự ì trệ của bộ máy quản lý không phải chỉ ảnh hưởng một phần mà ảnh hưởng rất lớn đó muội. <=== k hiểu ý của Vạn huynh muốn chia cái sự ì chệ này thành mấy phần đây ? Với muội nền KT nó bao gồm rất nhiêu yếu tố để tạo nên vì thế dù nhiêu hay ít thì nó vẫn phải hội tụ những yếu tố cần và đủ để tồn tại 1 nền kinh tế tốt.
4. Tất nhiên là phải bằng hành động, nhưng nếu chúng ta không cho đó là sai, không tìm hiểu cái lỗi của mình mà cứ bao biện thì chẳng thể nào sửa được. <=======Hình như ý kiến về vấn đề này muội đã nêu ở trên.
Còn huynh thì chẳng bao giờ chấp nhận được những tệ nạn như vậy, dù huynh hiện tại không thể thay đổi được gì thì cũng không thể không bất bình. Ai cũng mong muốn 1 tương lai tươi sáng, & chúng ta k sống trên thiên đàng để có thể nói đến sự thoả mãn mà k cần dọn dẹp. Dù sao muội vẫn cho rằng sống k chấp nhận nhưng nên góp phần sửa đổi cái hỏng thì tốt hơn (Nếu sự bất bình của huynh chỉ nói thôi thì cần gì phải lâp ra quân cơ mật viện trong LSB làm gì nhỉ? NÓi to ... muội e rằng .......) :lol:

Lý Thám Hoa
03-03-2004, 01:42
[quote=Vô tình tiên tử 2008]
Sakura muội muội: muốn nói đến tài nguyên và sự kiệt quệ thì tỷ e rằng có nước còn có hậu quả nặng nề hơn đấy. Thầy tỷ đã hỏi lớp tỷ một câu: "Nhật Bản là một nước nghèo tài nguyên, bị thiên hoạ triền miên, lại bị chiến tranh tàn phá. Vậy tại sao Nhật Bản lại trở thành một cường quốc ???".

Chính vì người Nhật biết "Nhật Bản là một nước nghèo tài nguyên, bị thiên hoạ triền miên, lại bị chiến tranh tàn phá.".
Người Việt mình từ thưở ấu thơ học lớp 1 đã phải thuộc lòng " Việt nam rừng vàng biển bạc, nòi giống Tiên Rồng - Đồng bằng phì nhiêu, ruộng nương cò bay thẳng cánh" thử hỏi sao chịu khoác lốt gã trọc phú mà đi cày ruộng. :)

Đi ngang thấy chư vị tranh luận hăng quá, đây lại là chủ đề tế nhị. Góp vài lời mua vui, tuyệt không có ý muốn tranh luận. Cáo lỗi !

(To Kha Han muội : Chào muội nghen, để ta gom góp đủ bạc mua quà tặng muội sau vậy :P )

Sakura
04-03-2004, 19:03
Vạn Thắng huynh,
Chuyện huynh sang Đức từ khi học tiểu học thì... huynh không hiểu Việt Nam là điều tất lẽ. Nếu ý huynh nói VN quá thiếu điều kiện để nghiên cứu, muội cũng đồng ý về điểm này nhưng huynh có biết hoàn cảnh càng khó khăn càng khiến cho người ta thêm ý chí phấn đấu. Điển hình ở đây là Nhật Bản, 1 nước rất rất nghèo, thế mà họ đã trở thành một cường quốc.
Huynh nghĩ bằng cấp là điều thiết yếu, muội không phản đối nhưng huynh có biết có rất nhiều người trên thế giới có học, có bằng hẳn hoi nhưng vẫn thất nghiệp, cái này còn phụ thuộc vào bản thân mỗi người. Không phải cứ gì mà lôi bằng cấp ra, cái chính là phải giàu ý chí. Huynh cứ ngẫm xem làm sao mà nền văn minh thế giới bây giờ có ? Tại sao loài vượn lại có thể tiến hóa thành người ? Bằng cấp không nói lên cái gì cả bởi bây giờ bằng cấp giả, ăn đút, hối lộ nhiều lắm... một cái bằng cấp là quá dễ dàng. Xã hội này đâu có công bằng, nhiều cái phi lí vẫn diễn ra trước mắt ta. Cái chính là thành quả do người làm ra từ trí óc chứ không phải từ bằng cấp. Bằng cấp cũng chỉ là 1 tờ giấy có dấu đỏ, hết. Nhiều người có bằng cấp những vẫn thất nghiệp đầy ra đấy đó thôi. Muội không dám lấy bụng tiểu nhân đo bụng đại hiệp, muội chỉ nói lên ý kiến của mình. Có gì mạo phạm huynh cũng bỏ qua cho con nít trẻ người non dạ.

Lại nữa, muội không dám hằn học với những người ra nước ngoài, muội chỉ hằn học những người chỉ biết nói mà chưa biết làm. Huynh nói đến Bác Hồ, muội cũng xin nói luôn. Bác Hồ rời nước sang nước ngaòi chắc hẳn bản thân Bác cũng không muốn xa nước nhà đâu. Bác bôn ba nào là Pháp, Trung Quốc, Nga,... phải nói Bác đã đặt chân lên rất nhiều nước nhưng với mục đích là tìm lại đường lối cho Tổ Quốc, tìm lại hòa bình cho dân tộc chứ không phải ích kỉ cho riêng mình. Nếu như bác vì bản thân bác đã không về VN, ở lại nước ngaòi và với trí óc siêu việt của mình Bác có thể trở thành một nhân vật nổi tiếng và giàu có nào đó. Còn những người ra nước ngoài phần lớn là chỉ lo cho cái lợi của chính bản thân họ mà thôi. Muội không nói tất cả bởi có rất nhiều người ra nước ngoài xong lại quay về giúp ích cho đất nước. Đó là một điều mà không ai có thể phủ nhận được.

Nói những Việt Kiều đóng góp cho VN không phải là 1 con số nhỏ. Muội không dám chối bỏ những gì họ đã đóng góp cho VN "nhưng" huynh nghĩ rằng tiền thì giải quyết được tất cả sao ? Cái chính là mặt tinh thần, nếu cac VK vẫn gửi tiền về cho VN thì VN sẽ phát triển được sao ? Huynh nghĩ hình như cũng thiển cận quá, muội nghĩ huynh đã quá quan trọng hóa bằng cấp và tiền bạc rồi đấy. VN phát triển là phải phát triển về nhiều mặt, tiền nhiều rồi có lúc cạn, lúc ấy thì lấy gì để sống ? Phát triển ở đây là phát triển về KHKT, về đương lối còn tiền bạc thì có sá gì ?

Huynh không chối bỏ cái thành tựu của Liên Xô nhưng huynh lại chối bỏ những gì đạt được của XHCN. LX phát triển được không phải do chiến tranh, mọi người cùng nhau làm việc và cùng với đường lối lãnh đạo của vị lãnh tụ vĩ đại. Thử hỏi nếu thế chiến thứ hai không nổ ra thì có lẽ LX sẽ còn phát triển tiếp bởi trong khoảng thời gian từ năm 1918 - 1939, sau khi thế chiến thứ 1 kết thúc và thế chiến thứ 2 bắt đầu nổ ra thì đó chính là thời kỳ phát triển nhất của LX. Mà cái thời đó thì là thời chiến hay thời bình ? LX phải ngừng phát triển để tập trung tinh thần vào việc bảo vệ Tổ Quốc vì LX là một miếng mồi ngon và những nước phát xít như Nhật Bản, Đức,... lúc đó đang dòm ngó.

Còn các nước TB : Tuy rằng bây giờ là thời kỳ phát triển của TBCN nhưng nó không giải quyết được những mâu thuẫn thuộc về bản chất của nó và sẽ có một ngày TBCN sẽ tự đào thải nó. Cuộc CMKHKT là có công sức của TBCN rất nhiều nhưng những khó khăn, những mâu thuẫn thì có lẽ chẳng bao giờ TBCN tháo gỡ được.

VN bây giờ đang thời kỳ mở cửa và cái bóc lột sức lao động thì hầu hết đều diễn ra ở một số công ti nước ngoài mà đều là của các nước TB. Mà như muội thấy thì đâu có bóc lột nhỉ ? Huynh đưa dẫn chứng thì muội mới tin.

Lasathanoi tỷ : Muội không hề nói tất cả mọi người, tất nhiên là có nhiều người yêu nước chứ, vì đất nước chứ, muội chỉ lên án những kẻ chỉ biết trông chờ vào sự cải cách của VN, chỉ biết nói mà chưa biết làm. Như nhiều người đóng góp nhiều cho đất nước mà không than vãn lấy một câu. Tiếc rằng bản chất của con người thì có lòng tham, có sự ích kỉ, có tham vọng và để chứng tỏ bản thân họ phải tìm nơi phát triển, phải làm giàu. Muội không chối bỏ những đóng góp của nhiều người nhưng bên cạnh nhiều người đó thì cũng có nhiều người lại ngược hẳn.

Còn về những giải muội nói ra thì chỉ là dẫn chứng bởi không phải riêng VN có những giải đó. VN vẫn đang là 1 nước đang phát triển, nhà nước tập trung vào việc giáo dục (ví dụ học sinh học ĐH SP thì không mất tiền học phí) và những giải đó là thành công bước đầu, là những thắng lợi bước đầu. Bởi 1 đất nước yếu kém, hay thậm chí là 1 nước rất nghèo mà có những thành công đó thì không thể không nói đến. Những huy chương, những bằng cấp chỉ là những thứ vô tri vô giác nhưng nó cũng là 1 sự chứng minh bản thân mình cho những nước khác biết. Học tập thì là tốt, bằng cấp cũng là tốt nhưng phải biết ứng dụng vào cuộc sống thì mới thực sự thành công. Học mà chỉ để đối phó thì vô ích.
Cứ lấy Seagames 22 vừa rùi ở VN, những huy chương hay những thắng lợi chỉ là mặt ngoài, nó chỉ là thể thao sao nhà nước lại chú trọng đến thế ? Bởi vì ngoài huy chương còn là những cái thuộc về chính trị, đối nội, đối ngoại, 1 bước để cho thế giới biết thêm về VN. Đó mới đích thực là ý nghĩa của nó.

LSB-LyQuy
04-03-2004, 19:33
Hiện nay trên toàn thế giới còn bao nhiêu nước XHCN nhỉ? Xem nào, Việt Nam này, Lào này, Trung Quốc này, bắc Triều Tiên này và Cu Ba. Hết!!! Vậy tôi hỏi tại sao lại ít thế chứ? Với một nước XHCN, ưu điểm mà Hận mỗ thấy là....không có khủng bố. Còn nhược điểm thì...ôi, không thể kể hết ở đây được. Nhất là VN, càng ngày càng nghèo, không ngóc đầu dậy được. Cũng là XHCN, nhưng TQ họ đã có tàu vũ trụ lên không gian rồi. TT thì có vũ khí hạtc nhân và họ dám thách thức với cả Mỹ.
Chỉ với một câu hỏi rằng, tại sao Liên Xô lại tan rã? Câu trả lời đó cũng sẽ là câu trả lời tại sao một nước XHCN lại nghèo hơn TBCN.

docnhatmot
08-03-2004, 09:26
hi
các huynh nói chuyện to tát wa đệ sơ ghê.
nhưng đệ cũng xin được bầy tỏ wan điêm của mình thế này:
thứ nhất:về ván đề Nhật Bản,Nhat phát triển được như ngáy nay có nhiều nguyên nhân nhưng tóm lại là như thế này
Giai đoan 51-73 la giai doan kinh tế Nhạt phuc hồi và phát tiển nhanh chóng đó thực sự la giai đoạn wan trong nhất để tậo ra một nươc nhât như hiên nay:
-tu 52-68 tốc đọ tâng trưởng kinh tế Nhật đạt 12%()một con sổ khủng khiếp ma phương Tay goi đó la giai đoạn phát triển thần kì của Nhật) nên tổng thu nhập quốc dân tăng nhanh:
50:20 tí usd
73:402 tỉ usd
.........................còn nhiều cái mà kể ko hết
NGYUÊN NHÂN LÀ:
-Nhật tạo tỉ lệ tích luỹ vốn cao ,thường xuyên chiếm tư 30-35% tổng thu nhập quốc dân(trong khi my và EU chi khoảng 17%)
+kinh tế Nhat phat tiển theo cơ cấu 2 tầng,nột khu vực sản xuất hiên đai,một khu vực truyền thống(với trang bị kĩ thuật ít nhầm thu hut tối đa nhân lực)
+Nhạt sớm hìng thành thị trường lao động,mỗi công ti chỉ biên chế khoang 25% số công nhân còn lại thuê ở thị trương sức lao động........(ôi đệ phải về ,mai đàm đao tiếp)

TieuHoaVinh
08-03-2004, 17:50
Hiện nay trên toàn thế giới còn bao nhiêu nước XHCN nhỉ? Xem nào, Việt Nam này, Lào này, Trung Quốc này, bắc Triều Tiên này và Cu Ba. Hết!!! Vậy tôi hỏi tại sao lại ít thế chứ? Với một nước XHCN, ưu điểm mà Hận mỗ thấy là....không có khủng bố. Còn nhược điểm thì...ôi, không thể kể hết ở đây được. Nhất là VN, càng ngày càng nghèo, không ngóc đầu dậy được. Cũng là XHCN, nhưng TQ họ đã có tàu vũ trụ lên không gian rồi. TT thì có vũ khí hạtc nhân và họ dám thách thức với cả Mỹ.
Chỉ với một câu hỏi rằng, tại sao Liên Xô lại tan rã? Câu trả lời đó cũng sẽ là câu trả lời tại sao một nước XHCN lại nghèo hơn TBCN.

Mọi người tranh cãi nhau quá nhiều nhưng thực sự thế nào là XHCN thì ko nói
1 Việt Nam là một nước XHCN ư "nhầm to"không phài đâu mà nước Việt Nam đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí minh định hướng XHCN và đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH tôi muốn nhấn mạnh đến ĐỊNH HƯỚNG XHCN , vì trong XHCN không có nền kinh tế nhiều thành phần, cơ chế thị trường
2 Trung quốc là nước XHCN nhưng mang màu sắc Trung Quốc
về phần CUBA và Triều tiên Tại hạ ko muốn bàn luận nữa

LSB-LyQuy
09-03-2004, 04:00
Mọi người tranh cãi nhau quá nhiều nhưng thực sự thế nào là XHCN thì ko nói
1 Việt Nam là một nước XHCN ư "nhầm to"không phài đâu mà nước Việt Nam đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí minh định hướng XHCN và đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH tôi muốn nhấn mạnh đến ĐỊNH HƯỚNG XHCN , vì trong XHCN không có nền kinh tế nhiều thành phần, cơ chế thị trường
2 Trung quốc là nước XHCN nhưng mang màu sắc Trung Quốc
về phần CUBA và Triều tiên Tại hạ ko muốn bàn luận nữa
THV nói rất đúng đấy. Theo định nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng HCM. Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Như vậy có nghĩa là đến CNXH mà cho đến bây giờ VN vẫn còn đang trong thời kỳ quá độ đi lên thì chắc muốn chuyển sang TBCN thì Vn con phải "đi lên" trong khoảng 3 tỷ năm mới lên được đến nơi.