PDA

View Full Version : Hoà bình (Điều viễn tưởng tại Trung Đông)


Trang : [1] 2

Bach-Dien-Thu-Sinh
23-03-2003, 12:24
Chiếm mỏ dầu khoa trương mộng bá chủ
Lòng tham kia hút sao đủ máu dân
Nỗi oán than nổi lên kháp xa gần !
Coi mạng sống không bằng loài cầm thú

Giữa bầu trời tiếng máy bay gầm rú
Bát đa kia đống gạch vụn nát tan
Bi tráng thay giữa đổ nát hoang tàn
Trong mắt kia vẫn niềm tin chiến thắng

Đánh Iraq sao bình được Trung Đông
Hoà bình sao có được từ trong máu
Gạt dư luận dẫn liên quân hùng hậu
Những anh hùng hay những kẻ sát nhân ??

Tiếng biểu tình vang dội khắp năm châu
"Stop war now" gây chấn động địa cầu
Cờ của Mỹ đốt ngay trên đất Mỹ !!
Tội ác này trời đất chẳng dung tha !!

Coi Iraq là "quốc thổ" nhà ta !!
Từ Trung Đông tiến xa mộng bá chủ!
Lòng tham kia bút nào ghi cho đủ ??
Bắc Triều Tiên miếng mồi nhỏ khó trôi !

Liên Hợp Quốc chỉ biết đứng than ôi !
Mặc thế giới đang trôi về lịch sử !
Còn nói sao ? Ai đứng ra xét xử!?
Đánh sao lại với tử thần chiến tranh!

Ngày qua ngày nghe trên đài phát thanh !
Những đau thương lại hiện ra trước mắt
Liên minh kia vòng vây càng thắt chặt
Máu đỏ tươi nằm dưới gót chân giày

Đốt giếng dầu cho uổng phí công mày
Bước đường cùng cả 2 ta cùng chết !!
Nghĩ lại nhìn IRaq vẫn thua thiệt
Cả dân tộc đứng trước hoạ diệt vong !!

Đánh IRaq mọi việc đâu thể xong ??
Hoà bình kia chẳng hề có đừng mong !
Nuớc Iran sẽ nằm trong "Quy hoạch"
Để cuối cùng ta nuốt sạch Trung Đông

Ôi giờ ta đã hiểu !!! Giờ ta đã hiểu !! :cry: :cry:

Nuốt giọt lệ đau xót một tiếng :"Không"
Không chiến tranh ! Không tham vọng tàn ác
KHông bắn giết ! Không tan hoang loạn lạc !
Không nỗi buồn ngơ ngác mắt em thơ !

Hỏi trời xanh hay hỏi đá trơ vơ
Như lòng người lạnh lẽo trong cằn cỗi
Như xót thương bao thường dân vô tội
Trước tử thần vẫn thổi một niềm tin !!!

Tin vào chúa hay cứ tin vào thánh
Cứ ngồi đó cầu nguyện phỏng ích chi ??
Hãy đứng lên tin vào chính mình đi !!
Súng cầm tay đánh tan quân xâm lược !!

Nuôi hy vọng khắc khoải hoà bình xanh !
.................................................. ........................


Lật đổ Saddam không đem lại hòa bình cho Trung Đông (theo Time)

Ông Bush khẳng định rằng cuộc chiến Iraq sẽ mở đường cho tiến trình hoà giải giữa Israel và Palestine, bởi khi đó các du kích Hồi giáo không thể tấn công khủng bố vì mất người hậu thuẫn. Song, cội rễ của cuộc xung đột Trung Đông chính là lãnh thổ và nhiều người Palestine vẫn cho rằng nổi dậy là cách tốt nhất giải quyết vấn đề.

Lời hứa hẹn đáng chú ý nhất về tác dụng của cuộc chiến Iraq mà Bush đưa ra là nó sẽ đem lại hoà bình cho Israel và Palestine. Tổng thống Mỹ cho rằng yếu tố cản trở tiến trình này chính là các vụ tấn công của một số người Palestine, được Saddam Hussein hậu thuẫn, đồng thời khẳng định việc lật đổ nhà lãnh đạo Iraq sẽ chấm dứt nạn khủng bố đó. Bush nói: “Nếu chính quyền Saddam bị lật đổ, mạng lưới khủng bố sẽ mất đi nhà tài trợ giàu có, người cung cấp các khoá đào tạo và phần thưởng cho những kẻ đánh bom liều chết. Không có sự ủng hộ khủng bố từ bên ngoài, những người Palestine vẫn mong mỏi cải cách và dân chủ sẽ dễ dàng chọn nhà lãnh đạo mới”.

Tuy nhiên, quan điểm trên của ông Bush nhận được rất ít sự ủng hộ từ giới phân tích, các chính trị gia (những người tham gia nỗ lực hoà bình Trung Đông) và thậm chí các nhà lãnh đạo Israel và Palestine. Từng có nhiều cách giải thích sự thất bại của tiến trình hoà bình ở khu vực, nhưng Saddam Hussein chưa bao giờ là một trong số những nguyên nhân đó. Nhà lãnh đạo Iraq có thể được người dân Palestine yêu thích vì chống đối Mỹ, song ông chưa bao giờ là nhân tố quan trọng trong cuộc xung đột Israel - Palestine. Và dù Bush có thể đúng khi cáo buộc rằng Tổng thống Iraq cung cấp tiền đền bù cho gia đình những kẻ đánh bom liều chết, có lẽ Saddam không phải là nhà lãnh đạo Ảrập duy nhất làm như thế.

Quan điểm cho rằng xoá bỏ khủng bố sẽ khiến những nhà lãnh đạo Palestine theo tư tưởng ôn hoà sẵn sàng ký hiệp ước hoà bình với Israel là hầu như không có cơ sở. Phong trào cải cách trong xã hội Palestine nhằm chấm dứt nạn tham nhũng trong chính quyền Yasser Arafat là khá mạnh mẽ, nhưng yếu tố quan trọng nhất chính là các du kích Bờ Tây và Dải Gaza, những người tiến hành cuộc nổi dậy năm 1987-1991, lại bị loại ra ngoài khi Arafat và những người cùng ông lưu vong ở Tunisia lên nắm chính quyền sau hiệp ước Oslo. Ngày nay, một bộ phận trong số đó đã hạ vũ khí và cho rằng khủng bố không làm cho Israel ngừng chiếm đóng ở khu Bờ Tây và Gaza. Song, nhiều người vẫn cho rằng nổi dậy có vũ trang là cách tốt nhất để đạt mục tiêu ấy, và họ cùng chiến đấu với các chiến binh Hamas và Jihad, những người không chỉ muốn lập lại biên giới trước binh biến năm 1967 mà còn mong muốn xoá bỏ nhà nước Israel. Và cũng chưa có nhà lãnh đạo Palestine nào tỏ ý sẵn sàng chấp nhận phần đất ít hơn lãnh thổ được hoạch định dựa trên biên giới năm 1967. Trong khi đó, Thủ tướng Israel Ariel Sharon nói rõ rằng ông không có ý định để mất phần đất đó.

Giới phân tích Israel cho rằng theo ông Sharon, lãnh thổ Palestine không vượt quá 50% khu Bờ Tây và Dải Gaza, mặc dù trên thực tế, hầu hết lãnh thổ khu Bờ Tây giờ đây đều nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Israel.

Thậm chí dù các cuộc tấn công khủng bố chấm dứt, Sharon và người Palestine vẫn chia rẽ về vấn đề biên giới. Hai bên cần sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế để giải quyết tranh chấp xung quanh vấn đề này. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Bush vẫn im lặng về vấn đề giới hạn khu định cư. Quan trọng hơn là sự im lặng của ông về nghị quyết 242 của LHQ. Theo đó, lính Israel phải rút lui khỏi khu vực mà họ chiếm đóng năm 1967 để đổi lấy sự công nhận của cộng đồng quốc tế, hoà bình và sự an toàn. Bản nghị quyết vẫn giữ các nguyên tắc cơ bản về giải quyết xung đột và là xuất phát điểm cho các cuộc đàm phán giữa Israel và Palestine trong tiến trình hoà bình.

Mùa hè trước, ông Bush cũng đã nhấn mạnh tới nghị quyết 242, nhưng chính quyền Washington không thống nhất quan điểm về việc có tiếp tục ủng hộ nghị quyết đó hay không. Phó tổng thống Dick Cheney, Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld, một số quan chức cấp cao Lầu Năm Góc và Elliot Abram, nhà hoạch định chính sách Trung Đông, là những người chỉ trích tiến trình hoà bình Oslo và bác bỏ ý kiến cho rằng Israel nên từ bỏ khu Bờ Tây và Dải Gaza. Một phe khác do Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell đứng đầu lại chủ trương thúc đẩy giải pháp chính trị cho cuộc tranh chấp dựa trên nghị quyết 242.

Bất chấp sự khẳng định của người đứng đầu Nhà Trắng, không có nhiều căn cứ để tin rằng Saddam ra đi sẽ đem lại hoà bình cho khu vực Trung Đông. Nguyên nhân của việc Israel và Palestine chưa có được hòa bình chẳng liên quan gì đến nhà lãnh đạo Iraq. Cho đến khi nào Mỹ có thể thúc đẩy hai bên thỏa hiệp về lãnh thổ theo nghị quyết 242, hoà bình giữa Israel và Palestine vẫn là điều khó đạt được. Đó là lý do phe bồ câu Israel đang châm biếm rằng viễn cảnh khôi phục lại thỏa thuận hoà bình với người Palestine có thể hiện thực hoá bằng sự thay đổi chế độ ở Washington chứ không phải ở Baghdad.

Một đế chế mới sẽ được tái thiết lập tại Trung Đông !! Khi mà "ngài" Bush đã coi nó như là "quốc thổ" , là tài sản Quốc gia , muốn làm gì thì làm !!! Chắc rằng "ngài" đã hiểu được những gì ngài đang làm sẽ khiến cho con cháu của ngài phải chứng kiến thêm 1 vụ 11_9 nữa như chính những gì cha ông ngài đã làm !!! Amen

www.mtv-chat.com :lol: :lol: :lol:

Bach-Dien-Thu-Sinh
23-03-2003, 12:44
Hậu quả của một cuộc tấn công nhằm vào Iraq không chỉ giới hạn ở vùng Lưỡng Hà. Cuộc chiến này sẽ vạch rõ không chỉ vai trò của ông Bush, mà cả vị trí của Mỹ trên thế giới, thậm chí cả chính sách chiến lược của Nhà Trắng những năm sau này.

Đây sẽ là canh bạc lớn nhất của Tổng thống Mỹ, nhưng chỉ có ông Bush không coi đây là canh bạc. Khi đặt cược vào Iraq bằng cách gắn cuộc chiến tranh với tương lai của LHQ, NATO và vai trò thống trị thế giới của Mỹ, ông Bush tỏ ra đầy tin tưởng và bình thản trước sự phản đối ngày càng quyết liệt từ khắp toàn cầu.

(Theo Washington Post)

Anonymous
23-03-2003, 12:52
Hờ !! Ai giám khẳng định rằng Mỹ sẽ thay thế Liên Hợp Quốc bằng một liên minh mới theo Mỹ và vì Mỹ nhỉ !! NATO đã bị nắm gọn trong tay ! Liên Hợp Quốc một lần nữa đã không làm tròn sứ mệnh đứng ra giàn xếp và ổn định lại hoà bình cho toàn thế giới nữa rồi !! Sớm muộn cũng có ngày bị Mỹ dẫm lên đầu cho mà coi ! Mà thực sự đang bị dẫm lên chứ còn sớm muọn gì nữa !!

LSB-VanThang
24-03-2003, 02:01
Mấy ngày vừa qua một số quân và dân Irắc đã đầu hàng Mỹ, và quân Mỹ cũng chiếm đánh các thành phố của Irắc một cách "thuận lợi". Nhưng hôm nay Mỹ đã đụng phải sự đánh trả ác liệt từ phía Irắc dập tắt hy vọng đánh chiếm nhanh Irắc của Mỹ. Phe Mỹ tuy chiếm đóng toàn diện được một số thành phố của Irắc nhưng các cuộc phản công âm ỉ luôn diễn ra làm Mỹ "ăn không ngon ngủ không yên".
Không phải dân Irắc chỉ chết và bị thương do Mỹ thả bom sai đích, mà kể cả bộ binh của Mỹ cũng bắn chết và làm bị thương không ít dân Irắc. Điều này đã gây ra phẩn nộ khắp thế giới. Các cuộc biểu tình vẫn nổ ra khắp nơi tạo sức ép không nhỏ cho chính phủ Mỹ.

Bach-Dien-Thu-Sinh
24-03-2003, 07:26
(cập nhật 1 số các thông tin khác)

Đài truyền hình Iraq vừa cho chiếu cảnh thi thể 4 lính mặc quân phục Mỹ và 5 tù binh. Đây là những tù binh Mỹ đầu tiên bị Iraq bắt giữ được công bố. Chỉ vài giờ sau đó, thủ đô Baghdad đã phải hứng chịu một đợt không kích mới của liên quân.

Vụ không kích lúc rạng sáng nay tạo thành những đám khói đen trên bầu trời thành phố. Một chiếc phi cơ bay tầm thấp đã tấn công vào khu dinh cộng hòa của Tổng thống Saddam Hussein. Hiện chưa có thông báo về con số thiệt hại sau vụ không kích này.

Trước đó trên truyền hình Iraq, mỗi tù binh đều nói rõ tên tuổi, số hiệu quân nhân và quê quán của mình và hình ảnh đã được kênh Ảrập Al-Jazeera tiếp sóng phát ra thế giới. Đài này cho biết, những tù binh và thi thể lính Mỹ là kết qủa sau các trận giao tranh gần thành phố miền nam Iraq Nassiriya (cửa ngõ vào Basra), nơi lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đang cố đánh chiếm.


Một tù binh Mỹ đang trả lời phỏng vấn trên truyền hình Iraq.
Tù binh đầu tiên cho biết tên là Peter C. Miller, quê ở thành phố Kansas. Được hỏi tại sao lại phải đến Iraq chiến đấu, Miller trả lời: "Bởi tôi được yêu cầu phải đến đây. Tôi chỉ nghe theo mệnh lệnh. Tôi chỉ nổ súng khi bị bắn và tôi không muốn giết hại bất cứ ai". Một người khác quê ở bang Texas tên là Joseph cũng khẳng định: "Tôi hành động theo mệnh lệnh".
Một tù binh đang bị thương nặng tên là Edgar, quê ở bang Texas cho biết, anh đã từ Kuwait hành quân sang Iraq. Người phụ nữ duy nhất trong số 5 tù binh tên là Shauna, 30 tuổi đang bị thương. Người còn lại là James Railly, cấp bậc trung sĩ quê ở New Jersey

-------> Như vậy có thể khẳng định 1 điều rằng , không hẳn tất cả các binh sĩ của liên quân đều muốn tham gia cuộc chiến tranh vô nghĩa này ! Tát cả đều theo "mệnh lệnh" hay nói đúng hơn là "sứ mệnh của chúa" mà G.Bush đã đặt ra trong công cuộc tái chiếm vùng vịnh đầy màu mỡ này !! :cheers: :cheers:

Anonymous
24-03-2003, 12:07
Tên lửa Mỹ bắn hạ máy bay Anh ( Quân ta giết quân mình , Chó điên cắn gà nhà ...hahaha.....)
:lol: :lol: :lol: :lol:


Tên lửa Patriot của Mỹ đã bắn hạ máy bay Anh.
Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Anh cho biết một chiếc phi cơ của không quân hoàng gia mất tích trên bầu trời vùng Vịnh, gần biên giới Kuwait, sáng nay, do bị tên lửa Patriot của Mỹ bắn phải. Thông tin trên cũng được xác nhận bởi các quan chức liên quân tại sở chỉ huy trung ương Mỹ tại Qatar.

"Hình như chiếc máy bay bị dính tên lửa Patriot. Phi hành đoàn mất tích. Tôi chưa xác định được loại máy bay và số phi công trên khoang", sĩ quan báo chí quân đội Anh tại vùng Vịnh Al Lockwood nói.

Hiện công tác tìm kiếm và cứu hộ đang được tiến hành :lol: :lol: :lol:

Hai phi công Anh thiệt mạng do tên lửa Patriot

Liên quân Anh - Mỹ thừa nhận, máy bay chiến đấu Tornado GR4 của Không quân Hoàng gia Anh đã bị khẩu đội tên lửa Patriot của Mỹ bắn rơi ở gần biên giới Iraq - Kuwait, khi đang quay về từ chiến dịch tại Iraq. Đây là vụ bắn nhầm đầu tiên kể từ khi chiến tranh bắt đầu.

:Tornado GR4 tham gia các cuộc oanh kích triệt phá lực lượng Vệ binh Cộng hoà ở ngoại ô Baghdad. Đại tá không quân Al Lockwood, phát ngôn viên quân đội Hoàng gia Anh tại vùng Vịnh, nói : "Đây không phải là sự khởi đầu mà chúng ta mong muốn. Tuy nhiên, chiến tranh, chứ không phải tập trận, đang diễn ra". Chỉ huy quân đội Anh tại vùng Vịnh, nguyên soái Brian Burridge khẳng định quan hệ với Mỹ vẫn hết sức tốt đẹp, bất chấp lầm lẫn vừa qua.

Giới phân tích quân sự cho rằng sự việc bắn nhầm này là rất hiếm, vì Tornado GR4 đã được trang bị hệ thống nhận và phát tín hiệu lại (IFF) - chứng tỏ mình là máy bay liên quân khi bị hệ thống radar nghi ngờ. Nhà phân tích quân sự độc lập Paul Beaver nhận định Tornado có thể đã tắt IFF khi quay về hoặc bị trục trặc kỹ thuật nên Patriot không nhận ra.

Vụ bắn hạ này là một cú đánh với Anh, nước đã hứng chịu khá nhiều tổn thất. Trước đó, 14 binh sĩ nước này đã thiệt mạng, bao gồm 8 lính khi máy bay trực thăng CH-46 Sea Knight rơi hôm 21/3 và 6 phi công khi 2 trực thăng đâm nhau trên vịnh Persian. 5 lính Mỹ cũng bỏ mạng trong những vụ nói trên.

Trong Chiến tranh vùng Vịnh 1991, 35 người Mỹ thiệt mạng do bắn nhầm, trong tổng số 148 lính bị chết. Một số binh sĩ Anh bỏ mạng do đạn pháo Mỹ. Vì vũ khí chính xác được sử dụng ngày một nhiều trong chiến tranh hiện nay, nên khả năng những lỗi này đã giảm. nhưng chua chắc đã giảm

:lol: :lol: :lol: Cứ thế mà phát huy nha

Cao_Cau
24-03-2003, 14:12
Nói gì thì nói chứ tại hạ không tin là lần này Iraq lại thành công như chiến tranh vùng vịnh đâu. Tuy nhiên dù Mĩ có chiếm được Iraq thì Mĩ cũng sẽ nhận được hơn 1 ngày "11-9"...hì hì.....
Vậy nên theo tại hạ thì Mĩ đang sai lầm bởi chỉ cần Mĩ lên tiếng bác bỏ LHQ thì Nga, Trung Quốc và Pháp cùng những nước thường trực của HĐBA LHQ cũng sẽ nhảy vô. Chưa kể CHĐCN Triều Tiên và " cái nhọt" của Mĩ là Cu Ba....
Chính thế nên các bạn khỏi phải lo nhiều, Mĩ sẽ đập chết Iraq nhưng mộng bá chủ của Mĩ xem ra vẫn xa vời lắm.Các vị cứ gối cao đầu mà ngủ khỏi phải lo chuyện của Trang Đông làm gì cho mất công ra.

Anonymous
25-03-2003, 00:39
Bạch Diện Thư Sinh nói là mình ở thời loạn thế là có ý gì,phải chăng là nói Việt Nam không yên ổn,thế giới đã công nhận Việt Nam là nước an toàn nhất,vậy đơn giản suy ra đồng chí là dân lưu vong rồi không thì sao lại ăn nói hàm hồ như thế chứ

Bach-Dien-Thu-Sinh
25-03-2003, 07:34
Bạch Diện Thư Sinh nói là mình ở thời loạn thế là có ý gì,phải chăng là nói Việt Nam không yên ổn,thế giới đã công nhận Việt Nam là nước an toàn nhất,vậy đơn giản suy ra đồng chí là dân lưu vong rồi không thì sao lại ăn nói hàm hồ như thế chứ

Hiền huynh !! Nên nhớ đây chỉ là nick !! Nếu tại hạ nói tại hạ đang ở trêm Sao Hoả thì huynh cũng nghĩ tại hạ đang ở trên Sao Hoả thật àh ?? :o :wink: ! Tại hạ muốn ám chỉ mình là người của quá khứ ! Huynh nên phân biệt :"thời loạn thế" với "nơi loạn thế" nhé !
Thanks :wink:

Cao_Cau
25-03-2003, 19:16
chịu thui......nếu tại hạ nói tại hạ đang ở Iraq thì sao

LsB-Phong Hoa Nguyệt
25-03-2003, 23:15
Tranning, xếp hỏng gởi đi
Ngồi trong cubic, lòng ghi vạn thù
Chiến tranh ngừ khóc hu hu
Ngồi trong cubic nhớ thù thằng cai
*
Chiện ta, ta wấn U wài
Chiện ngừ, ngừ chịu, ta wài chi ta
Vái thằng cai bị chủ la.

Bach-Dien-Thu-Sinh
26-03-2003, 13:30
Vái thằng cai bị chủ la
Mấy thăng ngu muội kêu ca cái gì
Chiến tranh ngừ khóc làm chi?
Kệ cha thằng Mỹ ngừ ngồi ngừ rung !

Nghĩ nhiều thành hoá ..lung tung
Chuyện đâu còn đó bập bùng làm chi ??
Vái thằng cai thật ngu si !

:lol: :lol: :lol:

Ngoc_Ky_Lan_hp
26-03-2003, 17:11
Hoà bình cho Trung Đông <--- Nếu chỉ coi hoà bình là ko có những sự xung đột mang tính chất quy mô như sự xung đột giữa các chính phủ , điển hình là Palétine và Isaren , thì chiến lược của ông Bush là lật đổ tổng thống Saddam Hussein , gián tiếp lật đổ quyền dân tộc của Iraq , cũng phải nhận xét 1 cách khách quan là rất có tầm nhìn !Và sự hoà bình <Theo giới hạn tôi vừa nói > là sẽ đc chứ ko phải viễn tưởng !
Điều này ko quá khó để hiểu !
Nhưng vấn đề là thời hậu chiến sẽ ra sao ?Nga , các nước EU như Đức và Pháp chỉ biết đứng chờ 1 tương lai mà ở đó mỹ khống chế nền kinh tế rồi quân sự sao ?
Quan trọng hơn hết là 1 đất nước đạo hồi này lại ko thể cảm tử , ko thể làm nên những cuộc bạo động , tuy ko gây nên đc chuyển biến lớn lao về chung cuộc nhưng lẽ nào chẳng làm suy suyển phần nào ?Còn chuyện cảm tử trên đất mỹ ?Các cậu đừng đánh giá thấp tình báo mỹ quá chứ !Họ ko phải những con bò để xỏ mũi đâu !
Và rốt cục là kinh tế , cuộc chiến ko chóng vánh như Bush cha đã làm , vậy có kéo theo 1 cơn khủng hoảng kinh tế ?Mà bắt đầu cũng từ dầu mỏ ?

Rồi còn loạt các vấn đề khác nữa ,mà với đầu óc non kém của tôi chưa thể phân tích ra được !
Nhưng vấn đề mà tôi muốn nói với các bạn , đó là thay vì chỉ biết phản đối xuông thế này , các bạn hãy phân tích 1 cách cặn kẽ vấn đề hơn , đừng nghĩ rằng bất hạnh sẽ biết tránh mình !Hãy nhìn đến cục diện của thế giới ngày nay , để ngẫm nên nhiều điều khác nữa !
Và hơn hết , hãy biết giúp đỡ người dân Iraq 1 cách thực tế hơn nếu có thể !VN qua đc cuọc chiến , phần lớn cũng nhờ bạn bè tiến bộ quốc tế !

Ngoài ra , biểu tình ko đem lại 1 điều gì đâu !Người dân mỹ có phần khá thực dụng , họ sẽ lên tiếng gay gắt , nếu nhu quân đội nước họ thất bại !Như cuộc chiến ở VN vậy ,biểu tình đâu phai ko dữ đội ?Còn có cả 1 bà cụ <Tôi muốn giữ nguyên nhân vật theo tính lich sự > đã tự thiêu cơ mà , nhưng có làm cỗ máy chiến tranh ngừng đâu ?Ngay cả đến khi nới lại đàm phán , cũng muốn cắn trộm 1 cái để hòng lật ngược thế cờ !

Vì thế , hãy hi vọng người dân Iraq hãy chiến thắng !Chỉ điều đó mới thật ý nghĩa

Còn về vấn đề SMVTĐ , tôi nghĩ dù quân mỹ hay quân iraq thì họ đều là con người cả , họ cũng có quyền đc sống , và tối thiểu cũng có quyền đc hưởng những lời chúc tốt lành khi đã chết !Đừng quá như vậy , họ cũng có cha mẹ cả thôi , và ai bảo là cha mẹ họ đã ko từng 1 lần làm điều thiện

Còn về việc phỏng vấn người tù binh mỹ kia mà BDTS đã viết , tôi nghĩ thông tin cung cấp là chỉ có Iraq hoặc Mỹ , nên tính chung thực rất khó xác định !Ko có 1 nước trung lập nào ở đấy cả !
Còn cứ cho là có thật đi chăng nữa !Thì cũng ko thể làm 1 phép suy như cậu đc !Với người lính , niềm tự hào dân tộc lại cực kỳ đc coi trọng , họ đc rèn luyện để sẵn sàng chết vì dân tộc họ , vậy lẽ nào họ lãi hèn nhát 1 cách mạt hạn như vậy ???Cậu đừng coi thường cách huấn luyện quân sự của mỹ chứ !Tuy rằng tôi ko ưa gì họ , nhưng cái gì đúng thì vẫn phải thừa nhận !

Cũng với suy nghĩ như vậy hẳn các cậu sẽ có cái nhìn khách quan hơn với những khuôn mặt vui mừng , những đoàn tù binh iraq sung sướng ra hàng mỹ !

Tất cả chí có câu trả lời khi cuộc chiến ngã ngũ !

__________________________________________________ ___________
Điều khó hhiểu của tôi lài tại sao Triều tiên chưa động binh ??Hay chí it cũng có chiến lược gì đó chứ ?Đâu phải lúc nào cũng có 1 điều kiện như thế này để thống nhất bán đảo triều tiên ????

__________________________________________________ ___________
Tin vào chúa hay cứ tin vào thánh
Cứ ngồi đó cầu nguyện phỏng ích chi ??
Hãy đứng lên tin vào chính mình đi !!
Súng cầm tay đánh tan quân xâm lược !!

Nuôi hy vọng khắc khoải hoà bình xanh

Tôi thích câu này của cậu lắm !

nick bị xóa 5
26-03-2003, 18:50
Vái thằng cai bị chủ la
Mấy thăng ngu muội kêu ca cái gì
Chiến tranh ngừ khóc làm chi?
Kệ cha thằng Mỹ ngừ ngồi ngừ rung !

Nghĩ nhiều thành hoá ..lung tung
Chuyện đâu còn đó bập bùng làm chi ??
Vái thằng cai thật ngu si !

:lol: :lol: :lol:
http://members.shaw.ca/andythieu/haha.gif

Anonymous
27-03-2003, 07:49
Vái thằng cai bị chủ la
Mấy thăng ngu muội kêu ca cái gì
Chiến tranh ngừ khóc làm chi?
Kệ cha thằng Mỹ ngừ ngồi ngừ rung !

Nghĩ nhiều thành hoá ..lung tung
Chuyện đâu còn đó bập bùng làm chi ??
Vái thằng cai thật ngu si !

:lol: :lol: :lol:
http://members.shaw.ca/andythieu/haha.gif

Chấp mấy thằng điên này làm gì cho nó mệt hả BDTS huynh !!! :lol: :lol:

Anonymous
27-03-2003, 07:54
Cuộc chiến chống Iraq và âm mưu thống trị thế giới của Mỹ
Sau đây là bài xã luận của David North, Trưởng ban biên tập Mạng trực tuyến Thế giới xã hội chủ nghĩa (http://www.wsws.org). Bài phân tích sâu sắc này đã thu hút được sự chú ý của đông đảo quần chúng nói chung và giới trí thức Đại học Michigan ở Ann Arbor, Mỹ, nói riêng.

Ngày 17/9/2002, Chính quyền Tổng thống Mỹ Bush đã chính thức công bố cái gọi là ''Chiến lược an ninh quốc gia''. Cho đến nay, người ta vẫn chưa được chứng kiến sự trải nghiệm nào của đống tài liệu được xem là tối quan trọng nói trên, chí ít là trên phương tiện thông tin đại chúng. Không may thay, ít ra là trên một khía cạnh nào đó, chiến lược an ninh quốc gia Mỹ không gì khác lại chính là sự biện hộ cả về chính trị và lý thuyết cho sự leo thang thần tốc của chủ nghĩa quân sự Mỹ. Chiến lược trên một lần nữa khẳng định chính sách theo đuổi quyền được sử dụng lực lượng quân sự bất cứ nơi nào trên thế giới và vào bất cứ thời điểm nào do Mỹ lựa chọn chống lại tất cả các nước mà Mỹ cho là mối đe doạ tới lợi ích quốc gia. Trong giai đoạn lịch sử hiện đại, không một quốc gia nào khác trên thế giới, thậm chí cả Đức quốc xã vào thời kỳ cao trào cơn điên rồ của Hitler, dám lớn tiến khẳng định quyền thống trị cả thế giới như Mỹ bây giờ.

Thông điệp của chiến lược an ninh quốc gia dù có được bao bọc bởi những lời lẽ uyển chuyển đến đâu cũng không thể khiến người ta hiểu sai vấn đề. Thông qua đó, Washington muốn khẳng định quyền được đánh bom, quyền xâm lược và quyến tàn phá bất kỳ nước nào họ muốn. Rõ ràng, chiến lược an ninh quốc gia Mỹ đã trắng trợn vi phạm luật pháp quốc tế về tôn trọng độc lập chủ quyền lãnh thổ của các nước và tự cho mình cái quyền được can thiệp và lật đổ bất cứ thế chế, chính quyền nào mà Mỹ cho là gây phương hại tới lợi ích sống còn của mình. Những diễn biến gần đây cho thấy, các mục tiêu quấy phá của Mỹ chủ yếu là các nước nghèo thuộc thế giới thứ III và các nước thuộc địa cũ. Nực cười thay, các đối thủ cạnh tranh lớn, hay trong thuật ngữ thời tiền thế chiến thứ II được gọi là các nước ''đế quốc'' và bây giờ là ''Đại cường quốc'' lại nằm ngoài tầm ngắm của chính quyền Bush. Và cuộc chiến tranh chống lại các nước nhược tiểu và không có khả năng tự vệ mà Mỹ đang ráo riết phát động - trước tiên là Iraq - một lần nữa chính là minh chứng rõ nét nhất cho âm mưu bá chủ thế giới của Mỹ.

Mở đầu tập tài liệu về Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ bằng lời khẳng định: ''Mỹ có sức mạnh và ảnh hưởng lớn chưa từng có trên thế giới''. Kiêu ngạo hơn: ''Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ sẽ dựa trên chủ nghĩa quốc tế riêng biệt của Mỹ và phản ánh sự thống nhất giữa các giá trị và lợi ích quốc gia của chúng ta''. Nói tóm lại, công thức của cái gọi là chiến lược an ninh quốc gia được hiểu như sau: Giá trị Mỹ + Lợi ích Mỹ = Chủ nghĩa quốc tế riêng biệt của Mỹ. Nực cười thay, Washington ngạo nghễ tuyên bố: ''Những gì tốt đẹp cho nước Mỹ đều tốt cho thế giới. Tổng thống Bush khẳng định trong lời mở đầu tập tài liệu chiến lược: ''Giá trị Mỹ là đúng đắn và đích thực đối với mọi cá nhân, mọi xã hội''.

Tuy nhiên, những cái giá trị Mỹ đó không gì hơn ngoài bản chất tài phiệt, điển hình là ''Đề cao sở hữu cá nhân''; ''Chính sách luật pháp và quy chế mang tính thúc đẩy tăng trưởng nhằm khuyến khích đầu tư, phát minh và các hoạt động doanh nghiệp''; ''Chính sách thuế - đặc biệt là tỷ lệ thuế thấp nhằm khuyến khích đầu tư''; ''Hệ thống tài chính lớn mạnh và hoạt động hiệu quả''; ''Chính sách tài chính đúng đắn nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh''. Thông qua ''Chiến lược an ninh quốc gia'', Mỹ muốn tuyên bố: ''Những bài học lịch sử đã rõ ràng: các nền kinh tế thị trường - không phải các nền kinh tế mệnh lệnh và có điều tiết của chính phủ - chính là cách tốt nhất tăng cường thịnh vượng và giảm đói nghèo. Các chính sách khuyến khích thúc đẩy thị trường và các yếu tố thị trường đều có thể áp dụng đối với các nền kinh tế - các nước công nghiệp, các thị trường đang nổi và thế giới đang phát triển''.

Tất cả những luận điệu hữu khuynh trên đều được khẳng định trong thời kỳ giữa của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Trong cơn suy thoái này, toàn bộ các châu lục trên thế giới đều phải gánh chịu hậu quả nặng nề của nền kinh tế thị trường, yếu tố phá vỡ tất cả những gì vốn đã từng tồn tại trong cơ cấu xã hội của các nước. Một thập kỷ đã trôi qua kể từ khi Liên Xô sụp đổ và sự trỗi dậy mãnh liệt của chủ nghĩa tư bản, tỷ lệ tử vong ở Nga đã vượt xa tỷ lệ sinh sản. Nam Mỹ - nơi được coi là phòng thí nghiệm để Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vui sướng tiến hành những thí nghiệm chống chủ nghĩa xã hội của mình - thì hiện lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Theo kết quả khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB), một bộ phận lớn dân số tại châu Phi bị nhiễm virus HIV.

''Đại dịch AIDS đang hoành hành tại các nước đang phát triển, đặc biệt là châu Phi. Hệ thống chăm sóc y tế - ngày càng bị suy yếu do ảnh hưởng của bệnh AIDS, xung đột và quản lý yếu kém - không thể ngăn chặn được các căn bệnh truyền thống. Sốt rét và bệnh lao không ngừng khiến hàng triệu người bị tử vong. Chỉ tính riêng bệnh sốt rét ước tính cũng đã làm giảm tổng thu nhập quốc nội của khu vực Tiểu sa mạc Shahara 0,5%. Tuổi thọ trong khu vực này giảm từ 50 trong năm 1987 xuống còn 47 trong năm 1999; Ở tất cả các nước bị tác động bởi bệnh AIDS (Botswana, Zimbabwe, Nam Phi và Lesotho), tuổi thọ trung bình giảm đi gần 10 năm''.

Tất cả những tai hoạ trên đều được coi là sản phẩm của hệ thống tư bản chủ nghủ nghĩa và quy luật của thị trường. Ngay cả Mỹ cũng phải thừa nhận: ''Một nửa nhân loại đang phải sống dưới mức 2 USD/ngày''. Tuy nhiên, chính những chính sách kinh tế mới của chính quyền Bush phải chịu trách nhiệm cho nỗi thống khổ tại nhiều nơi trên thế giới.

Để định nghĩa rõ cái gọi là chủ nghĩa quốc tế Mỹ, tập hồ sơ Chiến lược an ninh quốc gia tuyên bố: ''Nước Mỹ sẽ không ngừng nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, song chúng tôi sẽ không ngần ngại hành động một mình...Mỹ sẽ tiến hành bất kỳ hành động nào cần thiết nhằm khẳng định nỗ lực của chúng tôi thực hiện những cam kết bảo vệ an ninh toàn cầu và bảo vệ người Mỹ trước khả năng bị Toà án quốc tế xét xử tội phạm chiến tranh (ICC) điều tra và khởi tố. Nói cách khác, Công ước quốc tế sẽ không thể ngăn cản được hành động của giới lãnh đạo Mỹ.





Toà án tội phạm chiến tranh Nuremberg



Trong tài liệu nghiên cứu Toà án tội phạm chiến tranh Nuremberg của Telford Taylor — người từng làm trợ lý cho Trưởng công tố viên Mỹ Robert H. Jackson— viết rằng: ''Những quy định xét xử tội phạm chiến tranh không thể chỉ đem áp dụng đối với các đối tượng tình nghi ở các nước thất trận. Hoàn toàn không có bất kỳ cơ sở đạo đức cũng như pháp lý nào cho phép miễn trừ điều tra và truy tố. Luật pháp xét xử tội phạm chiến tranh không thể mang bản chất một chiều''. Việc Mỹ từ chối công nhận tư cách của Toà án quốc tế xét xử tội phạm chiến tranh (ICC) mang ý nghĩa chính trị sâu sắc. Điều đó cho thấy, giới lãnh đạo Mỹ và ngay cả các chính sách của Mỹ đều mang tội và sẽ phải chịu tội nếu ICC có hiệu lực.

Telford Taylor nhấn mạnh, việc truy tố các lãnh đạo Đức quốc xã tại toà án quốc tế Nuremberg đều dựa trên quan niệm luật pháp mới rằng: những hàng động lập kế hoạch và quyết định phát động tấn công xâm lược đều là cơ sở cấu thành tội phạm. Trong biên bản ghi nhớ ủng hộ việc truy tố các nhà lãnh đạo Đức quốc xã vì tội danh phát động chiến tranh, ông Taylor viết:

''Chỉ những người hiểu luật pháp thâm căn cố đế nhất mới có thể giả vờ bị sốc trước kết luận rằng, thủ phạm tiến hành chiến tranh xâm lược sẽ bị trừng phạt, thậm chí ngay cả khi không có toà án nào trước đó phán quyết phát động chiến tranh xâm lược là phạm tội''.

Ông Taylor tiếp tục:

''Điều quan trọng là phiên toà sẽ không được trở thành một cuộc điều tra đi tìm căn nguyên của cuộc chiến. Không thế hiểu rằng, bè lũ Hitler là nguyên nhân duy nhất của chiến tranh. Hoặc theo tôi nghĩ, cũng không cần phải tốn thời gian và công sức để phân chia trách nhiệm cho các quốc gia và cá nhân có liên quan. Vấn đề truy tìm nguyên nhân là quan trọng và sẽ được thảo luận trong nhiều năm, nhưng không phải trong phiên toà. Toá án sẽ chỉ căn cứ vào 1 luận điểm rằng, lập kế hoạch và phát động chiến tranh là bất hợp pháp, dù bằng bất cứ cái gì có thể là nhân tố buộc đối tượng tự vệ phải lên kế hoạch hoặc phát động đánh trả''.

Vấn đề nói trên mang ý nghĩa hết sức quan trọng đặc biệt trong bối cảnh ngày nay - nó không chỉ liên quan tới những gì đang diễn ra mà còn liên quan chặt chẽ tới sự ráo riết chuẩn bị của Mỹ nhằm phát động chiến dịch quân sự tấn công Iraq trong tương lai. Nếu những tiền lệ được thiết lập tại Nuremberg, toàn bộ những gì tuyên bố trong hồ sơ chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ đều không tuân thủ luật pháp quốc tế. Rõ ràng, cơ sở hình thành chiến lược trên của Mỹ chính là ''quyền đơn phương tiến hành hành động quân sự tấn công nước khác mà không cần đưa ra bằng chứng chứng minh Mỹ đang hành động để ngăn chặn những nguy cơ rõ nét bị tấn công. Cụ thể, Washington lớn tiếng: ''Chúng ta phải chuẩn bị để ngăn chặn các nước cứng đầu và tay chân khủng bố của chúng trước khi chúng có thể đe doạ hoặc sử dụng vũ khí huỷ diệt hàng loạt tấn công Mỹ, đồng minh của chúng ta và bằng hữu của chúng ta''.

Ai có thể định nghĩa được thế nào là một ''nước cứng đầu''? Liệu đó có phải là nước thách thức, trực tiếp hoặc gián tiếp, tới những lợi ích của Mỹ? Bản danh sách các nước mà Mỹ cho là cứng đầu không đề cập đến những nước ''sắp cứng đầu''. Và thậm chí sau khi Gerhard Schroeder tái đắc cử Thủ tướng thì có thể Đức cũng có mặt trong danh sách!

Cần đưa ra định nghĩa chính xác về ''khủng bố''. Đây là một thuật ngữ tương đối mập mờ và chịu sự chi phối lớn của yếu tố chính trị. Hơn nữa, cái tiêu chuẩn bằng chứng cần đưa ra để xác định mối quan hệ giữa ''nước cứng đầu'' và ''khủng bố'' là gì? Thật vô lý khi Tổng thống Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng và cả Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ tuyên bố Iraq có quan hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda mà lại không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào.

Cuối cùng thì luận điệu ''Chúng ta phải chuẩn bị để ngăn chặn các nước cứng đầu và tay chân khủng bố của chúng trước khi chúng có thể đe doạ hoặc sử dụng vũ khí huỷ diệt hàng loạt tấn công Mỹ, đồng minh của chúng ta và bằng hữu của chúng ta'' đơn giản chỉ là Mỹ muốn tuyên bố quyền được tấn công bất kỳ nhà nước nào xác định là đe doạ tới lợi ích quốc gia của Mỹ. Mặc dù nhà nước đó không phải là mối đe doạ đối với Mỹ - ít nhất là vào thời điểm hiện nay - họ vẫn có thể bị tấn công vì có dấu hiệu sẽ đe doạ tới an ninh quốc gia Mỹ.

Định nghĩa ''mối đe doạ'' không cần phải là hành động công khai chống Mỹ, mà chỉ là có tiềm năng trở thành mối đe doạ tại một thời điểm nào đó trong tương lai. Như vậy, mọi quốc gia trên thế giới đều có thể được liệt vào danh sách các mục tiêu tấn công của Mỹ. Đó không phải là điều khuếch đại. Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ đề cập đến không chỉ ''kẻ địch'' mà còn ''đối thủ tương lai''. Mỹ ngang nhiên cảnh báo các nước ''cứng đầu'' không được xây lực lượng quân sự nhằm vượt qua hoặc bằng sức mạnh quân sự của Mỹ.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Bush lại hùng hồn tuyên bố: ''Bây giờ là lúc để khẳng định sức mạnh quân sự của Mỹ. Chúng ta phải xây dựng và duy trì sức mạnh phòng thủ vượt xa mọi thách thức''. Điều đó được minh chứng bằng sự hiện diện khắp nơi của quân đội Mỹ trên thế giới.

Chính quyền Mỹ tái khẳng định học thuyết mới ''tấn công phủ đầu'' các mối đe doạ hiện tại và tương lai, đồng thời từ bỏ học thuyết phòng thủ trước đó. Sự kiện tấn công khủng bố 11/9/2001 vào nước Mỹ đã cho thấy tính cấp thiết phải đưa ra học thuyết mới này. Washington lập luận: ''Bản chất mối nguy hiểm thời chiến tranh lạnh buộc Mỹ phải tập trung ngăn chặn kẻ thù sử dụng quân sự''.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld đã liên hệ chặt chẽ với Uỷ ban nghiên cứu mối đe doạ hiện tại (CPD) được thành lập trong thập kỷ 70. CPD đã phản đối kịch liệt hiệp định kiểm soát vũ khí với Liên Xô cũ. Cơ quan này từng lên tiếng yêu cầu Chính phủ Mỹ tăng cường đầu tư xây dựng lực lượng chống lại Liên Xô. Do đó, sự ủng hộ nhiệt thành của chính quyền Tổng thống Reagan đối với Sáng kiến phòng thủ chiến lược (SDI) hay còn gọi là ''Chiến tranh giữa các vì sao'' đã làm mãn nguyện các thành viên Đảng Cộng hoà - mà nhiều người trong số đó hiện đóng vai trò cốt cán có ảnh hưởng trực tiếp tới các chính sách của chính quyền Bush hiện nay, đặc biệt là Cheney, Rumsfeld và Wolfowitz.

Trên đây, chúng tôi muốn đề cập đến sự xuyên tạc lịch sử và lừa dối chính trị trong cái gọi là Chiến lược an ninh quốc gia của Chính quyền Bush. Theo Mỹ, các chính sách an ninh nói trên mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong nỗ lực ngăn chặn sự tái diễn của tấn thảm hoạ 11/9. Tuy nhiên, ngoài mục đích lộ liễu là muốn ngặn chặn sự tái diễn của vụ khủng bố 11/9, kế hoạch thống trị thế giới của Mỹ vạch ra trong chiến lược an ninh quốc gia của Chính quyền Bush đã và đang được phát triển hơn một thập kỷ nay.




Thời kỳ chiến tranh lạnh

Cội rễ của Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ công bố mới đây bắt nguồn từ thời kỳ Liên Xô tan rã 12/1991. Sự kiện trên mang ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Mỹ. Gần 3/4 thế kỷ qua, vận mệnh của Liên Xô và Đế quốc Mỹ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cuộc cánh mạng tháng 10 Nga đã đưa Đảng Bolshevik lên nắm chính quyền. Và chỉ trước đó vài tháng, 4/1917 Mỹ chính thức tham gia vào Thế chiến thứ I. Dễ thấy, ngay từ những ngày đầu nổi lên như một đế quốc hùng mạnh, Mỹ đã ngang nhiên đối mặt với phong trào cách mạnh xã hội thế giới. Chủ nghĩa tư bản tại Nga bị lật đổ đã gây tiếng vang lớn và là điểm mốc chói loà trong lịch sử hiện đại của nhân loại. Với sự lớn mạnh của ý thức xã hội và tư tưởng chiến đấu chính trị của giai cấp công nhân tại các nước tư bản tiên tiến, trong đó có Mỹ, nhiều cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và thực dân đã nổ ra trên quy mô toàn cầu, đặc biệt là sau thế chiến II.

Cho dù có nổi lên từ thế chiến II như một thủ lĩnh của chủ nghĩa tư bản thế giới, Mỹ vẫn không thể tổ chức được thế giới như mong muốn. Trước đây Mỹ lầm tưởng rằng, có trong tay bom nguyên tử là có thể hăm doạ và nếu cần thiết tàn phá Liên bang Xô Viết. Tuy nhiên, ý đồ đó của Mỹ hoàn toàn phá sản khi Liên Xô cũng đã chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949. Chiến thắng lịch sử của cuộc cách mạng Trung Quốc diễn ra cùng năm đó một lần nữa giáng đòn nặng ký vào ý đồ đe doạ châu Á của Mỹ.

Trong giai đoạn đầu của chiến tranh lạnh, giới cầm quyền Mỹ đau đầu nhức óc nghĩ cách đối phó với Liên Xô. Quấy phá phong trào cộng sản và thanh lọc chính trị trong thập kỷ 40-50 là những gì được thảo luận căng thẳng trong chính quyền Mỹ giai đoạn trên. Giới cầm quyền khởi xướng chiến lược huỷ diệt Liên bang Xô Viết và chế độ XHCN tại Trung Quốc. Trong khi phe khác trong chính quyền do nhà lý luận Bộ Ngoại giao Mỹ George F. Kennan đứng đầu đã đề xuất chính sách ngăn chặn.

Cuộc xung đột giữa hai bè phái vẫn tiếp tục cho đến khi diễn ra cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Chính quyền Truman gần như đã đi đến quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công quân đội Trung Quốc. Tại cuộc họp báo 30/11/1950, Truman đã được các nhà báo đặt câu hỏi liệu Mỹ có ý định đánh trả sự tham gia của quân đội Trung Quốc vào cuộc chiến Triều Tiên. Truman trả lời: Chúng tôi sẽ tiến hành bất kỳ biện pháp cần thiết để thích ứng với tình hình chiến sự hiện nay, như chúng tôi vẫn thường làm. Điều đó có nghĩa chúng tôi sẽ sẽ sử dụng mọi vũ khí có trong tay''.

Tuy nhiên, làn sóng phản đối dữ dội của cộng đồng quốc tế buộc Chính phủ Mỹ phải rút lại tuyên bố của Truman. Cuối cùng, Chính quyền Truman đã phải bác bỏ đề nghị của Tướng MacArthur ném từ 30 đến 50 quả bom nguyên tử xuống khu vực biên giới giữa Manchurian và Triều Tiên nhằm thiết lập một ''vành đai phóng xạ coban'' từ biển Nhật Bản tới biển Hoàng Hải. Bản đề xuất trên tất nhiên không phải là kết quả ý nghĩ của một viên tướng điên rồ. Đề xuất trên hoặc những đề xuất tương tự cũng đã được cân nhắc kỹ lưỡng và ít nhiều giành được sự ủng hộ của phe diều hâu trong chính trường Mỹ. Một trong số những nhân vật ủng hộ đề xuất sử dụng vũ khí hạt nhân có Nghị sĩ Albert Gore, cha đẻ của cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore. Thứ nhất, nhiều người hoài nghi rằng, nó sẽ có hiệu ứng tích cực đối với tình hình quân sự hiện thời. Thứ hai, quyết định hơn, nhiều người lo ngại rằng, đánh bom Triều Tiên có thể kích động làn sóng phản đối rộng khắp về mặt chính trị và dẫn tới xung đột hạt nhân với Liên Xô. Trong các thập kỷ còn lại của Chiến tranh lạnh, ý nghĩa thực sự của thuật ngữ ''ngăn chặn'' không phải những gì Mỹ ngăn chặn Liên Xô tấn công mà ngược lại.

Đó là chiến lược hạt nhân của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh, chỉ chiến tranh lạnh mà thôi. Tuy nhiên, để đánh giá những diễn biến sự kiện trong cuối thập kỷ 90 và những hành động của chính quyền Mỹ hiện nay, chúng ta cần nhấn mạnh rằng, đại bộ phận tầng lớp thống trị tại Mỹ đều từng chịu lực chà sát bởi thực tế, sự hiện diện của Liên bang Xô Viết đã kiềm chế ý đồ thực hành sức mạnh quân sự của Mỹ. Trong giai đoạn này, sự tồn tại của cái mà Tổng thống Mỹ Eisenhower gọi là ''quần thể liên hợp quân sự và công nghiệp'' vẫn không ngừng được tăng cường nhằm đối phó với Liên Xô. Như đã đề cập, rất nhiều nhân vật trong chính quyền cũ hiện đang nắm nhiều vị trí quan trọng trong chính quyền đương thời của ông Bush. Tất cả các nhân vật trên đều ủng hộ nhiệt thành kế hoạch xây dựng quân sự chống Xô Viết trong thập kỷ 70-80.

Nhằm tăng cường tính bành trướng trong các chính sách ngoại giao của mình, ngay cả chính quyền Dân chủ của cựu Tổng thống Jimmy Carter cũng từng có ý tưởng kích động chủ nghĩa Hồi giáo chính thống tại Afghanistan nhằm gây bất ổn tại các nước Cộng hoà Trung Á của Liên bang Xô Viết. Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Carter, ông Zbigniew Brzezinski, đã thừa nhận nhiều năm trước đây, các chiến dịch của Mỹ tại Afghanistan đã từng được thực hiện tốt trước thời điểm Liên Xô quyết định can thiệp quân sự vào nước này.

Một điểm đáng chú ý trong mối quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh chính là mức độ bành trướng của Mỹ có liên hệ với trạng thái tổng thể của nền kinh tế tư bản thế giới. Trong thời hoàng kim của sự bành chướng chủ nghĩa tư bản quốc tế hậu thế chiến II, ngay trong nội bộ phe ủng hộ các thoả ước với Liên Xô cũng đã nảy sinh không ít mâu thuẫn. Kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh cho phép chủ nghĩa tư bản Mỹ hoạt động hết sức hiệu quả trong khung địa lý chính trị của cái gọi là ''Sự chia cắt Đông - Tây''. Trước tình hình đó, giới lãnh đạo Mỹ quyết định tránh, hoặc ít nhất cũng là hoãn, thế đối đầu hạt nhân với Liên Xô.

Tuy nhiên, rồi thì chủ nghĩa tư bản trong thập kỷ 70 cũng rơi vào thời kỳ suy thoái trầm trọng và dai dẳng, bắt nguồn từ những vấn đề mang tính hệ thống và cơ cấu. Trầm trọng nhất là cuộc khủng hoảng dầu lửa bùng phát bắt đầu từ năm 1973. Hàng loạt các quốc gia Ảrập đã quyết định tẩy chay bán dầu cho Mỹ. Tiếp đến, cuộc cách mạng ở Iran năm 1979 khiến giới cầm quyền Mỹ buộc phải đưa ra chiến lược ngăn chặn sự gián đoạn của các nguồn cung dầu mỏ, khí đốt và nguồn tài nguyên chiến lược quan trọng trong tương lai.

Hành động tăng cường xây dựng quân sự của Mỹ trong thập kỷ 80 cho thấy nước này vẫn không ngừng duy trì thế đối đầu với Liên Xô. Chính sách ngoại giao mang tính gây gổ trắng trợn trên của Mỹ được coi là tấm gương phản chiếu các chính sách đối nội của chính quyền Reagan. Chính quyền Mỹ đã đưa ra hàng loạt các chính sách đập tan và đẩy lùi công cuộc cải cách xã hội của giai cấp công nhân giành đuợc 50 năm trước đó.

Cuối cùng, kèm với sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết năm 1991, thái cực đối đầu với Mỹ cũng mất theo, cả về quân sự và chính trị. Lần đầu tiên đế quốc Mỹ có cơ hội rảnh tay thực hiện tham vọng bá chủ thế giới. Theo đó, nhiệm vụ hiện nay của Mỹ là làm sao tận dụng triệt để được cái mà nhà bình luận hữu khuynh Charles Krauthammer gọi tên là ''Thời khắc đơn cực'' nhằm thiết lập thế thống trị hoàn toàn thế giới. Như vậy để đạt được mục tiêu trên, Mỹ không ngần ngại tiến hành phát động tấn công quân sự đơn phương. Và tất nhiên, châu Âu và Nhật Bản có thể sẽ bị xem thường.


Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney
Chiến Lược Quân Sự

Chính quyền Bush bố phản ứng trước sự xụp đổ của Liên bang Xô Viết bằng việc tiến hành xem xét lại chính sách quân sự với mục tiêu ưu tiên là nhằm khai thác triệt để khoảng trống quyền lực. Với cách đó, chính quyền Bush đã thiết lập một cứ điểm chính trị ngăn cản bất kỳ quốc gia nào muốn lên mặt với Mỹ. Trọng tâm của kế hoạch này là sử dụng sức mạnh quân sự hòng đe dọa và, nếu cần thiết, đập tan bất kỳ kẻ thù nào cả hiện tại cũng như tương lai. Vào năm 1992, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Richard Cheney và Tướng Colin Powel kêu gọi thực thi hàng loạt chiến lược mở rộng quân đội Mỹ. Hai nhân vật trên tuyên bố, quân đội phải luôn sẵn sàng để có thể hoàn thành một cuộc chiến trong vòng 100 ngày và hai cuộc chiến trong vòng 180 ngày.

Việc ứng cử viên Đảng Dân chủ Bill Clinton đắc cử Tổng thống Mỹ không làm thay đổi đáng kể thái độ ngày càng hiếu chiến của các nhà hoạch định chiến lược quân sự. Với khẩu hiệu ''Định hình thế giới thông qua can thiệp'', thập kỷ 90 đã chứng kiến sự đồng thuận chính trị trong nội bộ Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa, chính đảng vốn coi sức mạnh quân sự là phương tiện chủ đạo.

Quan điểm coi sức mạnh quân sự đóng vai trò quyết định không xuất phát từ lợi thế của chủ nghĩa tư bản Mỹ mà là từ yếu điểm của chủ nghĩa này. Về bản chất, chủ nghĩa quân phiệt là triệu chứng của sự suy yếu về kinh tế và xã hội. Trước tình hình sức mạnh kinh tế của chủ nghĩa tư bản Mỹ bị mất lòng tin trầm trọng so với các đối thủ nặng ký khác trên thế giới và ngày càng có dấu hiệu rạn nứt trong nội tại cơ cấu xã hội, giới cầm quyền Mỹ đã coi sức mạnh quân sự là phương tiện chính để ngăn chặn những xu hướng tiêu cực trên. Phóng viên New York Times, Thomas Friedman đưa ra nhận xét hồi tháng 3/1999 như sau: ''Bàn tay vô hình của thị trường sẽ không bao giờ hành động mà không tung ra một cú đấm vô hình - McDonald không thể tồn tại và phát triển nếu không có một người như McDonnel Douglas, người chế tạo ra máy bay F-15. Và cú đấm vô hình giữ cho thế giới an toàn bằng những công nghệ của thung lũng Silicon đó được gọi là Quân đội Mỹ, Không lực Mỹ, Hải quân và lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ... Nếu nước Mỹ không đứng ra gánh vác trách nhiệm thì sẽ không có một nước Mỹ nào khác''.

Theo một nghĩa nào đó, cuộc tấn công Iraq lần thứ nhất diễn ra chỉ vài tháng, quá chóng vánh đối với đế quốc Mỹ. Vào tháng 1-2/1991, khi mà số phận Liên bang Xô Viết vẫn chưa được định rõ, Chính quyền Bush cha cho rằng việc vượt giới hạn sứ mệnh của Liên Hợp Quốc và đơn phương tiến hành lật đổ Tổng thống Saddam Hussein là quá nguy hiểm. Nhưng đến khoảnh khắc cuộc chiến kết thúc thì giới cầm quyền nước này mới thấy tiếc vì đã bỏ lỡ một cơ hội lớn. Trong bối cảnh nước Mỹ phải có chiến lược mới nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của bất kỳ lực lượng nào có thể đe dọa tới vị thế độc tôn của mình thì việc thôn tính Iraq được coi là một mục tiêu có tầm chiến lược quan trọng. Người ta đã công khai thảo luận trong vô số những tài liệu của các nhà hoạch định chiến lược cánh tả rằng, việc lật đổ chế độ Saddam Hussein sẽ tạo cho Mỹ quyền độc chiếm dầu mỏ chiến lược, nguồn nguyên liệu tối quan trọng đối với nền kinh tế của các đối thủ kinh tế và quân sự ở châu Âu và Nhật Bản. Hai chuyên gia chính sách George Friedman và Meredith Lebard phân tích quan điểm này trong cuốn sách nối tiếng của họ có nhan đề: ''Cuộc chiến sắp tới với Nhật Bản'' xuất bản năm 1991 như sau:

''Với dầu mỏ, vấn đề vùng vịnh Ba Tư không còn là vấn đề mang tính khu vực nữa. Nó trở thành trụ cột của nền kinh tế thế giới. Đối với Mỹ, việc độc chiếm khu vực này sẽ mở cánh cửa bước vào thời kỳ của sức mạnh toàn cầu chưa từng có. Mặt khác, nếu để cho các cường quốc khu vực khác như Iraq hay Iran nắm quyền kiểm soát khu vực này và củng cố sức mạnh của họ, Mỹ sẽ không có khả năng thực hiện mưu đồ bá chủ của mình nếu Mỹ không sẵn sàng phát động một cuộc chiến trên cạn trong khu vực này''.

Trong thời gian Iraq tấn công Kuwait, phản ứng của Mỹ rõ ràng là vì một mục đích: ngăn chặn sự độc tôn của Iraq đối với mỏ dầu ở khu vực này. Tuy nhiên, mục đích này đã mở ra một khả năng khác. Thành công của Mỹ trong việc giành lại Kuwait đã kìm hãm được chính quyền Saddam Hussein, và kiểm soát được Iraq. Mỹ sẽ đứng ở vị thế nắm quyền kiểm soát trữ lượng dầu mỏ lớn của thế giới. Cho dù sức mạnh này có được sử dụng ít như thế nào đi chăng nữa thì Mỹ cũng trở thành nước nằm quyền điều hành hệ thống kinh tế toàn cầu''.

''Mỹ sẽ có quyền đặt ra hạn ngạch sản xuất và giá dầu, cũng như kiểm soát sự vận chuyển dầu. Một nước như Nhật Bản, nhập khẩu 60% dầu mỏ của các nước ở eo biển Hormuz, sẽ nhận thấy rằng đối thủ cạnh tranh kinh tế lớn nhất của mình chính là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới. Mỹ, cường quốc chính trị lớn nhất thế giới, bỗng chốc thấy mình được đặt vào một vị trí mà sức mạnh chính trị của mình có thể được sử dụng để khống chế các cường quốc khác''.

Vùng Vịnh chắc chắn sẽ trở thành đề tài tranh luận giữa Mỹ và Nhật Bản. Thế bị động của Nhật Bản đối với nguồn dầu từ khu vực này có nghĩa là nếu quyền lực của Mỹ trong khu vực ngày càng lớn mạnh thì an ninh Nhật Bản ngày càng bị đe dọa. Xu hướng khu vực hóa xung đột và phân chia kinh tế khu vực sẽ đem lại cho Mỹ nhiều lợi thế: Nắm quyền kiểm soát nguồn cung cấp dầu của Nhật Bản có thể chấm dứt mối đe dọa của hàng xuất khẩu từ Nhật Bản.

Không kể đến các phương tiện thông tin đại chúng Hoa Kỳ - nơi việc thảo luận các vấn đề nhạy cảm bị cấm kỵ - toàn thế giới phải thừa nhận rằng, dầu mỏ, không phải cái gọi là vũ khí hủy diệt hàng loạt, là mối bận tâm chính của Mỹ. Trong khi cuộc chiến ở Afghanistan tạo cơ hội cho Mỹ thành lập nhiều căn cứ quân sự mới ở Trung Á - khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ hai thế giới - thì kế hoạch thôn tính Iraq sẽ ngay lập tức đặt trữ lượng dầu mỏ lớn thứ hai trên thế giới ở vùng vịnh Ba Tư này vào tay Mỹ.

Chính quyền Mỹ có rất nhiều những nhân vật chủ chốt như Cheney - người luôn coi vùng Vịnh là kho báu tiềm tàng của đế chế Mỹ trong tương lai. Nếu việc độc chiếm khu vực đó được gắn liền với việc kiểm soát có hiệu quả trữ lượng dầu và khí đốt được bơm lên từ khu vực Trung Á, giới cầm quyền đế quốc Mỹ tin chắc sẽ đạt được vị trí bá chủ chiến lược lâu dài mà đã tuột khỏi tầm tay họ bấy lâu nay. Tầm nhìn về quyền độc tôn thế giới có được nhờ quyền kiểm soát tài nguyên chiến lược của thế giới là một ý nghĩ phản động. Mọi tư tưởng của giới tài phiệt và chính trị Mỹ đã được phản ánh rõ nét trong một cuốn sách mới của Robert Kaplan có nhan đề: ''Chiến Binh Chính Trị''. Robert Kaplan lập luận:

''Chính sách đối ngoại của chúng ta càng thành công thì nước Mỹ càng có quyền lực đối với thế giới. Do đó, có nhiều khả năng các nhà lịch sử trong tương lai sẽ quay lại nhìn nhận nước Mỹ của thế kỷ này là một đế chế cũng như một nền cộng hòa, cho dù nó có khác như thế nào so với đế chế La Mã và nhiều đế chế khác trong lịch sử nhân loại. Rồi nhiều thập kỷ, thế kỷ trôi qua, nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của hàng trăm đời tổng thống, thậm chí lên tới con số 150 chứ không chỉ dừng lại ở con số 43, những con người này sẽ xuất hiện trong danh sử nhân loại như những người đã từng thống trị các đế chế đã qua như: Roman, Byzantine, Ottoman. Có thể nói, sự so sánh giữa Mỹ với Rome nói riêng là một hình mẫu của bá chủ từng sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để thiết lập một trật tự trong một thế giới hỗn mang''.

Tất nhiên, nếu cương quyết theo đuổi mục tiêu bá chủ thế giới, Mỹ sẽ phải gánh chịu làn sóng phải đối rộng khắp. Trước tiên là từ các quốc gia bị Mỹ nhằm mục tiêu, kế đến là những người yêu chuộng hoà bình ngay trong lòng nước Mỹ, ở châu Âu và Nhật Bản... Nếu cuộc chiến xảy ra, hậu quả sẽ gây ra mối xung đột ngày càng bị khoét sâu giữa Mỹ và các đối thủ cạnh tranh về kinh tế và địa lý chính trị.


Sự sụp đổ của tập đoàn năng lượng Enron
Quan hệ xã hội tại Mỹ

Trong quá trình thảo luận những nguyên nhân và lý do Mỹ phát động chiến tranh, chúng ta không thể không đề cập tới các động cơ kinh tế và địa lý chiến lược mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, hiện nay đã xuất hiện một nhân tố khác không kém quan trọng như yếu tố chính trị - đó là các mối quan hệ xã hội tại Mỹ và những đe doạ của nó đối với giai cấp tư bản.

Trong suốt thập kỷ qua, các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã hết sức quan ngại trước dấu hiệu ngày càng gia tăng của sự suy tàn thống nhất xã hội. Samuel Huntington, tác giả cuốn ''Mâu thuẫn giữa các nền văn minh'' -The Clash of Civilizations - từng cảnh báo, chiến tranh lạnh kết thúc sẽ làm suy yếu các yếu tố nuôi dưỡng sự ủng hộ đối với nhà nước. Theo Huntington, hiện dường như vẫn chưa tồn tại bất kỳ quan niệm thực sự về cái gọi là lợi ích quốc gia nhằm thu hút sự ủng hộ của mọi tầng lớp xã hội Mỹ. Tuy nhiên, vấn đề Huntington nêu ra không mang tính tư tưởng chủ đạo. Nó đơn giản chỉ bắt cội từ sự xung đột xã hội ngày càng gia tăng ngay trong xã hội Mỹ. Như vậy, giai cấp tư bản Mỹ ngày càng khó có thể che giấu được sự bất bình đẳng xã hội đặc thù trong xã hội Mỹ hiện nay. Sự tập trung của cải vào một bộ phận rất nhỏ trong thành phần dân số chính là một vấn đề xã hội hiện nay tại Mỹ cho dù các phương tiện truyền thông không ngớt lời ca ngợi sự giàu có và phong cách sống của người Mỹ.

Sự xói mòn của các tiêu chuẩn dân chủ và tình trạng hoạt động sai chức năng của chính giới Mỹ chính là nguyên nhân dẫn tới sự phân cực xã hội. Trong năm 2000, lần đầu tiên kể từ cuộc nội chiến, Mỹ không thể đưa ra một giải pháp dân chủ trong bầu cử. Cuối cùng, các nhà tài phiệt Mỹ đã chi phối và dường như chọn ra tổng thống cho toàn thể nước Mỹ.

Mỹ đang bị phủ mây đen bởi hàng loạt các vấn đề xã hội mà thể chế chính trị hiện nay không đưa ra được câu trả lời. Với hệ thống 2 đảng thay nhau cầm quyền hiện nay, không một thành viên chính đảng nào lại không bị chi phối và thập chí lệ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính của các nhà tài phiệt, các đối tượng chắc chắn không thể đại diện cho toàn bộ tầng lớp nhân dân. Làm sao có thể giải thích được tâm trạng mâu thuẫn và băn khoăn của hàng triệu người Mỹ trước tình hình giới lãnh đạo nước này đang ráo riết phát động chiến tranh chống Iraq.

Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đã làm trầm trọng hơn mối bất hoà giữa giai cấp công nhân và tầng lớp thống trị. Những vụ scandal công ty gần đây có sự dính líu của nhiều VIP trong giới lãnh đạo Mỹ có thể đe doạ chuyển cuộc khủng hoảng kinh tế thành cuộc khủng hoảng tổng thể về giai cấp ở Mỹ. Chính quyền Bush hy vọng, những thành công vang dội của Mỹ ở nước ngoài một phần nào sẽ làm sao nhãng mối quan tâm và lo ngại về cuộc khủng hoảng trong nước. Tuy nhiên, lịch sử đã đưa ra nhiều điển hình về những thảm hoạ đối với chế độ phản động muốn phát động chiến tranh để che dấu những thối nát trong nước. Các chính phủ như vậy thường kê đơn thuốc chiến tranh cho cơn đau ốm của nền kinh tế trong nước. Tuy nhiên, điều đó sẽ làm căng thẳng thêm cho những xung đột xã hội và gây ra một chuỗi phản ứng phụ.

Hành động ráo riết chuẩn bị phát động chiến tranh của chính quyền Bush đã gợi lên hàng loạt câu hỏi về chính trị và đạo đức. Thứ nhất, các chính sách của chính quyền Bush không chỉ là sai lầm mà còn là tội ác. Tất cả những người chịu trách nhiệm không đơn thuần là những cá nhân lỡ lầm mà là kẻ tội phạm chính trị. Tuy nhiên, đặc tính tội phạm của các chính sách của chính quyền Bush bắt nguồn từ đặc thù tội phạm của chủ nghĩa đế quốc.

Những vụ scadal công ty bị phanh phui mới đây mang trong nó một vấn đề xã hội mới tại Mỹ. Giới tư thương Mỹ tích luỹ tư bản, của cải thông qua hành động bòn rút và tước đoạt có hệ thống và cố ý các nguồn lực xã hội, tài chính và công nghiệp. Hành động của nhiều ông chủ các tập đoàn lớn Mỹ được hiểu bằng một câu nói của Caesar như sau: ''Tôi tới, tôi thấy, tôi lấy''. Giới tư sản Mỹ muốn kiểm soát đựơc nguồn dầu mỏ của Iraq và sự định ''ăn trộm'' nó bằng cách giúp đỡ chính phủ tăng cường lực lượng quân sự và ủng hộ tấn công Iraq.

Cuối cùng, trọng tâm của các cuộc đấu tranh, biểu tình chống chiến tranh vẫn là sự tổ chức và huy động của giai cấp công nhân, tầng lớp lao động với tư cách là một lực lượng chính trị độc lập.

(st)

Anonymous
27-03-2003, 08:34
Còn về vấn đề SMVTĐ , tôi nghĩ dù quân mỹ hay quân iraq thì họ đều là con người cả , họ cũng có quyền đc sống , và tối thiểu cũng có quyền đc hưởng những lời chúc tốt lành khi đã chết !Đừng quá như vậy , họ cũng có cha mẹ cả thôi , và ai bảo là cha mẹ họ đã ko từng 1 lần làm điều thiện

Còn về việc phỏng vấn người tù binh mỹ kia mà BDTS đã viết , tôi nghĩ thông tin cung cấp là chỉ có Iraq hoặc Mỹ , nên tính chung thực rất khó xác định !Ko có 1 nước trung lập nào ở đấy cả !
Còn cứ cho là có thật đi chăng nữa !Thì cũng ko thể làm 1 phép suy như cậu đc !Với người lính , niềm tự hào dân tộc lại cực kỳ đc coi trọng , họ đc rèn luyện để sẵn sàng chết vì dân tộc họ , vậy lẽ nào họ lãi hèn nhát 1 cách mạt hạn như vậy ???Cậu đừng coi thường cách huấn luyện quân sự của mỹ chứ !Tuy rằng tôi ko ưa gì họ , nhưng cái gì đúng thì vẫn phải thừa nhận !

NKL huynh ! Tại hạ cũng hơi quá đáng trong lời nói ! Mong mọi người bỏ quá cho !!! Còn về những lời phát biểu của lính mỹ đã được truyền hình trực tiếp qua mạng , huynh không thể phủ nhận được !! Xin mời huynh http://reuters.com/ ! Haha....huynh nói đến niềm tự hào dân tộc , nhưng cờ Mỹ lại được đốt ngay trên đất mỹ do chính người dân Mỹ !! haha....Nhìn lại những quá khứ "hào hùng" của dân tộc Mỹ ! Tại hạ chẳng thấy có gì đáng tự hào cả !! :lol: :lol: :lol:

LSB-TươngLai
27-03-2003, 14:40
SMVTD nói vậy tại hạ không đồng ý rồi. Mỹ là một kẻ hiếu chiến và đã làm sai không ít việc nhưng đất nước Mỹ cũng đã có nhiều lãnh vực đáng tự hào.
Cờ Mỹ bị đốt ở các cuộc biểu tình tại Mỹ là vì những người biểu tình muốn tỏ rõ thái độ của mình. Không phải vì họ căm thù nước Mỹ nên đốt cờ nước mình. Mỹ là một nước đa dạng, nhiều thành phần hỗn hợp nên khó có thể vì một thành phần nào đó mà kết luận toàn bộ.
Đất Mỹ vốn chỉ là cái nhà tù của Anh, họ đã tự giải phóng, làm việc và phát triển thành một cường quốc mạnh nhất thế giới. Điều này ai có thể phủ nhận được?? Huynh đài thử xem nước nào có nhiều người giỏi, chuyên môn, giải nobel..v...v... Đây là một điều đáng tự hào của Mỹ, chúng ta không nên vì có thành kiến bất mãn với Mỹ mà chối bỏ tất cả những điều họ đã đạt được.

LSB-Bo_doi_gai
28-03-2003, 08:50
LSB Tương Lai quả nói đúng thật! Niềm tự hào của dân tộc 300 năm kia chính là đã thoát khỏi cái nhà tù Anh , cố ngoi lên làm bá chủ. Hiện điều tự hào nhất của họ là lấy chính cai ngục kia làm cái đuôi vô ưu vô nhục của mình. Đốt cờ Mỹ trên đất Mỹ là 1 hình ảnh đáng lưu tâm. Cố nhiên, không thể khư khư bảo dân Mỹ căm thù bản Quốc được, mà ngẫm rằng họ phải dấm dúi bảo nhau : Nhục! Nhục!

LSB-BongMaHoangHon
28-03-2003, 15:14
Chào các vị, người Mỹ đánh nhau mà không thù nhau, người VN mình nhiều khi không đánh nhau mà thù hận ngút ngàn.

Người Mỹ nếu "sùng nhau" thì lôi nhau ra đánh. Đánh xong rồi bắt tay nhau, huề. Người VN nhiều khi bên ngoài nói bà con họ hàng mà trong lòng ghim ghút . Thật là đáng buồn.

MA_KIEM
30-03-2003, 12:19
huynh nói như vậy thì hình như có hơi quơ đủa cã nằm đó,đâu phải ai củng như huynh nói đâu,có rất nhiều người vị tha đó chứ,nếu ai cũng như huynh nói thì dân tộc vn còn hiếu chiến hơn cã quân mĩ nữa cơ đấy,người vn sẵn sàng tha thứ cho những kẽ xăm lược năm xưa nên bây giờ họ vẫn qua du lịch việt nam đó thôi và như thế họ còn nể chúng ta hơn áy chứ

LSB-dep_trai_lang_tu
30-03-2003, 16:22
chiến tranh trong lương sơn hả các các anh hùng

LSB-dep_trai_lang_tu
01-04-2003, 00:17
kẻ gây chiến tranh tội ác
sẽ có ngày mai chết mất xác
thời thế rồi cũng phải đổi khác
anh hùng lương sơn tính chất phác
học hành chữ nghĩa thật uyên bác
:cheers: :cheers: :cheers: :cheers: :cheers: :cheers: :cheers:

Bach-Dien-Thu-Sinh
05-04-2003, 14:28
BMHH nói vậy là sai rồi !!! Người VN tính khí ôn hoà !! Thích giải quyết những chuyện xích mích giữa đôi bên bằng "chiến tranh lạnh" chứ không khoái xài bạo lực như người Mỹ !! Có thể không hay bằng nhưng việc hàn gắn vết rạn nứt sẽ dễ dàng hơn !! Còn người Mỹ lôi nhau ra đánh nhau sứt đầu mẻ trán , án mạng xảy ra liên miên !! Có gì đáng tự hào đâu cơ chứ ! Bạo lực quá ! thiện tai ! thiện tai ! :cry: :cry:

Bach-Dien-Thu-Sinh
05-04-2003, 14:33
Quay trở lại vấn đề Iraq !! Ngẫm xét cho cùng !! Canh bạc chính trị đã gần như đến hồi kết rồi !

Khang Hy Đại Đế
05-04-2003, 14:41
BDTS huynh nói là trận chiến gần đến hồi kết, không biết huynh đây dựa vào đâu? Trong lúc các nhà quân sự đều cho rằng tuy Mỹ đã bao vây được I rắc nhưng ít nhất có lẽ cũng sẽ mất hàng tháng nữa để tiêu diệt tận gốc băng đảng của Saddam, rất mong được Bạch Diện huynh đài chỉ giáo cho.

Kiep-Giang-Ho
05-04-2003, 14:48
Chính phủ Mỹ đã mất bao năm xây dựng hình ảnh của tự do, bình đẳng, bác ái ở Trung Đông thì nay họ lại đánh mất điều đó và bị Iraq bóc mẽ trước con mắt nhân dân tiến bộ thế giới. ....Mỹ đang từ thế mạnh sau vụ 11/9 trở nên "yếu ớt", dễ bị "tổn thương" về chính trị, còn đồng minh thì "lo lắng", "e ngại". Đã bất đầu có những biểu hiện lo lắng hoảng sợ xuất hiện trong liên quân , suy cho cùng lẽ phải thuộc về người dân Iraq nhưng sức mạnh lại thuộc về liên quân Mỹ , Anh .
Cuộc chiến đang đến hồi gay cấn và khốc liệt nhất .... Chỉ còn cách thủ đô Bát-đa vài km ...Máu vẫn rơi !!! Mỗi con người Mỹ có lương tri đều cảm thấy đau xót và nhục nhã trước những hình ảnh những người dân vô tội bị sát hại đang ngày ngày được trình chiếu trên truyền hình ....
Chinh phục thế giới bằng sức mạnh !! Liều mạng năm an năm thua trong canh bài cuối cùng này !! Đúng như lời Bạch Diện huynh đệ đã nói , Chúng ta thực sự đang bất lực nhìn " thế giới đang trôi về lịch sử ...."
Mỹ đang dựng một chủ nghĩa phát xít mới ở Trung Đông dưới ngọn cờ "chống khủng bố và vũ khí hoá học " nhưng cái cuối cùng còn đọng lại trong tiềm thức của mỗi người chỉ là một con chó điên đang lao vào miếng mồi ngon ....Trung đông , vùng đất "tứ linh" bàn đạp để Mỹ tiến xa hơn trong công cuộc tái thiết lập lại thế giới theo ý mình ...hỡi ôi ! Chúa trên cao nếu còn có mắt ! Hẳn sẽ không cho ngài Bush thay mình để thực hiện sứ mệnh tái lập lại hoà bình cho vùng đất "Nghìn lẻ một đêm tươi đẹp kia" ....... hahaha.... :cry: :cry: :cry:

Bach-Dien-Thu-Sinh
05-04-2003, 15:00
BDTS huynh nói là trận chiến gần đến hồi kết, không biết huynh đây dựa vào đâu? Trong lúc các nhà quân sự đều cho rằng tuy Mỹ đã bao vây được I rắc nhưng ít nhất có lẽ cũng sẽ mất hàng tháng nữa để tiêu diệt tận gốc băng đảng của Saddam, rất mong được Bạch Diện huynh đài chỉ giáo cho.

Tại hạ ngụ ý chỉ muốn nói là đã đến hồi kết nhưng không ám chỉ phần thắng sẽ ngiêng về bên nào cả !! Tuy liên quân chỉ còn cách Bát-Đa khoảng vài km nữa ! Đang củng cố lực lượng để xiết chặt vòng vây !! Nhưng sự xuất hiện của Saddam trước công chúng lần đâu tiên trong cuộc chiến đã phần nào củng cố được lòng tin ở nhân dân ... như vậy cuốc chiến xảy ra sắp tới sẽ càng khốc liệt hơn ....Và lời tuyên bố của Saddam "Sân bay Saddam sẽ trở thành mồ trôn của liên quân" không phải là không có căn cứ ..Các nhà phân tích quân sự cho rằng, lời đe dọa của ông Sahaf nhằm ám chỉ khả năng sử dụng chiến thuật đánh du kích và những vụ đánh bom tự sát chứ không phải đe dọa dùng vũ khí hóa học hay vi trùng.

Khi được hỏi liệu Iraq có sử dụng vũ khí hủy diệt, ông Shahaf đáp: "Không! Chắc chắn là không. Nhưng chúng tôi sẽ có những hành động hy sinh vì tổ quốc". Ông cho biết thêm, những cuộc tấn công như vậy sẽ xảy ra sớm, có thể chỉ trong vài giờ tới.
Hạ màn !! Thực sự tại hạ nói như vậy cũng không phải là không có căn cứ !! Phần thắng sẽ ngiêng về phía ai "lì đòn" hơn !!! Bất-Đa thất thủ hay liên quân , ta sẽ biết kết quả ngay trong trận đánh sắp tới thôi .....

Bach-Dien-Thu-Sinh
05-04-2003, 15:03
Thực sự !! Nếu Iraq mà sử dụng vũ khí sinh hoá vào cuộc chiến thì không phải là cú đánh khôn ngoan ! Vì ngay sau đó , cả thế giới sẽ hướng về phía Mỹ , và lòng dân sẽ hướng về liên quân hơn ! Và ai thua ai thắng chắc hẳn các vị đều rõ cả thôi !!

Khang Hy Đại Đế
05-04-2003, 15:23
Thực sự !! Nếu Iraq mà sử dụng vũ khí sinh hoá vào cuộc chiến thì không phải là cú đánh khôn ngoan ! Vì ngay sau đó , cả thế giới sẽ hướng về phía Mỹ , và lòng dân sẽ hướng về liên quân hơn ! Và ai thua ai thắng chắc hẳn các vị đều rõ cả thôi !!
hề hề
Bạch Diện huynh nói vậy là huynh đã đồng ý Iraq có vũ khí sinh học rồi phải không? Đã có vũ khí sinh học thì ai cũng có quyền đánh phải không? Huynh đài lên đây phản đối Mỹ rõ ràng là không có lý do rồi, đây chỉ là do huynh đài trước nay đã có thành kiến với Mỹ mà thôi.

LSB-LuongSonAnhHao
05-04-2003, 15:59
http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2003/04/3B9C689B/
Tin nóng hổi về tình hình chiến sự
Liên quân chiếm toàn bộ sân bay quốc tế Baghdad

Xe tăng liên quân tiến vào sân bay Saddam tại Baghdad, ngày 4/4.
Sân bay thủ đô Iraq đã rơi vào tay quân đội Anh, Mỹ. Đây là thắng lợi lớn nhất của liên quân sau 16 ngày tiến hành chiến tranh nhằm lật đổ Tổng thống Iraq Saddam Hussein. Đại tá John Peabody, sĩ quan sư đoàn Bộ binh số 3 của Mỹ tuyên bố, hôm nay.

Hãng AP đưa tin, Sở chỉ huy trung ương Mỹ ở Qatar cũng xác nhận rằng liên quân đã kiểm soát sân bay Baghdad.

Phía Iraq chưa có phản ứng về thông tin này.

Peabody nói rằng đường băng của sân bay Saddam, rất ít được sử dụng trong suốt 12 năm Iraq bị cấm vận, vẫn đang trong điều kiện tốt.

Trong khi đó, tình hình tại ngoại ô Baghdad vẫn nóng bỏng. Nhiều xe tăng và xe thiết giáp của Iraq sẵn sàng tấn công tự sát nhằm vào liên quân.

Giới quân sự Mỹ khẳng định rằng trong chưa đầy nửa giờ họ đã phá huỷ 5 xe tăng và hạ sát 40 binh sĩ Iraq. Tuy nhiên, lực lượng bắn tỉa và các nhóm nhỏ tấn công bằng súng bắn lựu và súng cối là mối đe doạ lớn đối với binh sĩ liên quân trên sông Euphrates, trên đường vào Baghdad.

LSB-LuongSonAnhHao
05-04-2003, 16:12
http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2003/04/3B9C68D1/

tin nóng hổi về trận chiến
Saddam úy lạo binh sĩ trên truyền hình

Ông Saddam Hussein động viên tinh thần dân chúng.
Cách đây ít phút, truyền hình Iraq phát đi cảnh Tổng thống Saddam Hussein được một đám đông reo hò chào đón trên đường phố Baghdad. Đây là lần đầu tiên người lãnh đạo xứ sở "nghìn lẻ một đêm" xuất hiện trước công chúng kể từ cuộc chiến nổ ra.

Trước đó, trong một bài phát biểu trên truyền hình, ông Saddam hiệu triệu nhân dân đẩy lùi lực lượng liên quân đang vây hãm Baghdad và "đánh chúng thật dữ dội".

Xuất hiện trong sự chào đón.
Trong bài diễn văn, ông Saddam đề cập tới việc một nông dân bắn hạ chiếc trực thăng chống tăng Apache. Điều đó cho thấy, ít nhất thì cuốn băng này cũng được quay sau cuộc không kích nhằm vào ông và con trai, diễn ra trong đêm đầu tiên của cuộc chiến. Nhà lãnh đạo Iraq cũng nhắc đến việc quân đội Mỹ hội quân quanh thủ đô Baghdad và các thành phố khác. Ông nói rằng, "những đội quân xâm lăng đã đi vòng qua các phòng tuyến của Iraq".

Theo các nhà phân tích, dường như sự xuất hiện của ông Saddam có hai mục đích: Cho thế giới biết rằng ông vẫn còn sống, vẫn đầy quyền lực và động viên tinh thần của nhân dân Baghdad cho trận chiến khốc liệt phía trước.

Phía Mỹ tìm cách hạ thấp tầm quan trọng của những đoạn ghi hình này. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc tuyên bố: "Chúng không đủ thuyết phục. Chúng ta chưa tận mắt thấy ông ta xuất hiện trước công chúng".

Các quan chức quân đội Mỹ cho biết, trong đêm, hàng trăm binh lính đã được điều đến để tiếp viện cho lực lượng chiếm đóng sân bay Saddam. Mỹ tuyên bố đã đè bẹp sức đề kháng của Iraq tại sân bay này, bao gồm cả những đơn vị đến từ lực lượng Vệ binh Cộng hòa đặc biệt.

Tuy nhiên, trận chiến ở sân bay có lẽ chưa thể chưa chấm dứt. Trong ngày hôm qua, nhiều chiếc xe buýt chở đầy lính Iraq hối hả lao về phía phi trường.

LSB-LuongSonAnhHao
05-04-2003, 16:21
http://www.vietbao.com/tqt2922_uni8.asp

tin trước lúc Liên quân chiếm phi trường
Hàng Ngàn Xe Tăng Mỹ Tới, Lính Iraq Rã Ngũ Hàng Loạt

PHÍA NAM BAGHDAD - Hàng ngàn quân xa của BB Mỹ đã vượt sông Euphrates từ hướng nam và hướng tây sau khi đánh lui mưu toan của lực lượng Iraq giữ cây cầu tại Musayyib, cách Bgahdad 35 dặm.

Cây cầu bị gài mìn sẵn đã được công binh Mỹ tháo gỡ. Hàng chục xe và hàng chục xác chết củ󡠱uân Iraq bỏ lại ven đường - các xác chết mặc quân phục, chưa rõ là quân chính quy hay Vệ Binh Cộng Hòa.
Hàng chục tù binh được chuyển về phía sau trong khi đoàn quân tiếp tục tiến lên.

Ở mạn đông nam, TQLC bắt gặp nhiều giày lính do địch quân vứt bỏ và thay áo dài thường dân để tránh bị bắt.

Ở thị trấn Kut, ven sông Tigris, Lữ đoàn 4 TQLC giành giựt từng tòa nhà với quân Iraq - cư dân kể rằng đàn bà trẻ em đã được di tản vài ngày trước, còn thanh niên bị đưa đi, buộc đánh lại liên quân đang tiến tới.
Cư dân tên Kasem Fasil nói "Họ phát súng, bảo đánh, chúng tôi là thường dân, làm sao chiến đấu, có người không chịu đã bị giết."

Fasil và 1 cư dân khác nói rằng quân Mỹ vào Baghdad có thể bị đánh bằng vũ khí hóa học như xưa kia ông Saddam đã dùng tại các thị trấn tập trung người Hồi Giáo Shi'ite..

Trên đường tiến quân, TQLC đã chận mọi xe gặp dọc đường để khám xét. Trước 1 ngôi nhà treo cờ của đảng Baath, một nhóm người ngồi quanh 1 phụ nữ giương cờ trắng. Nhiều nhóm dân thường ngồi ven đường, vẫy tay và cười chào để chứng tỏ rằng họ không là lính.......
Nhiệt độ gần Baghdad hôm thứ năm là 90 độ F trong khi chiến binh Mỹ cảnh giác đề phòng vũ khí hóa học sau khi có tin không thể xác nhận rằng các Tư Lệnh chiến trường Iraq đã ra lệnh dùng vũ khí hóa học sau khi liên quân qua cầu - chưa có vũ khí hòa học nào được khám phá, trong binh lính vẫn căng thẳng.

LÍNH IRAQ RÃ NGŨ HÀNG LOẠT

Các quân xa tung bụi mù mịt trên những con đường đất và hầu hết các cuộc liên lạc vô tuyến đều nói tới tình trạng kẹt xe.

Tin Ngũ Giác Đài nói các đơn vị Vệ Binh Cộng Hòa ra khỏi thủ đô để nghênh chiến, nhưng trên thực tế nhiều đơn vị đã bỏ vị trí chiến đấu, bỏ chạy, để lại chiến hạm đủ thứ từ súng cá nhân đến súng cối, bình trà, tấm trải.

BAGHDAD MẤT ĐIỆN

Một phần lớn thủ đô Baghdad đã chìm vào bóng tối vì mất điện -- lần đầu tiên kể từ khi cuộc chiến khởi sự. Liên quân nói là họ không hề tấn công nhà mấy điện.

Trước khi Baghdad mất điện, ABC mô tả tình hình trong thủ đô là "im lặng dị thường," với không thấy chuyển động nào của quân Iraq hay dân quân.

LSB-TươngLai
06-04-2003, 08:28
Irắc mà sử dụng vũ khi sinh học thì sẽ không yên với thế giới đâu.
Chuyện Mỹ thắng Irắc chỉ là sớm muộn, điều tại hạ quan tâm là sau khi thắng Irắc hành động của Mỹ sẽ như thế nào. Tại hạ không đồng ý cho Mỹ thành lập chính phủ mới ở Irắc theo ý của Mỹ được. Việc này cần được sự đồng ý và quyết định của LHQ.
Mỹ đã hạ một số căn cứ và thành phố của Irắc là có thật nhưng trong khi đó Mỹ cũng thiệt hại không kém. Tuy không thiệt hại về quân lực nhưng vị trị của Mỹ bị thế giới lên án, quân phí cho cuộc chiến này cũng quá cao, sức ép từ trong nước và thế giới ngày càng tăng. Tại hạ thấy Mỹ cũng thiệt hại không kém Irắc. Nhất là sau mấy cái vụ quân Mỹ bắn nhầm quân Anh tình hình càng thêm rắc rối đối với Mỹ.

Bach-Dien-Thu-Sinh
06-04-2003, 08:59
Thực sự !! Nếu Iraq mà sử dụng vũ khí sinh hoá vào cuộc chiến thì không phải là cú đánh khôn ngoan ! Vì ngay sau đó , cả thế giới sẽ hướng về phía Mỹ , và lòng dân sẽ hướng về liên quân hơn ! Và ai thua ai thắng chắc hẳn các vị đều rõ cả thôi !!
hề hề
Bạch Diện huynh nói vậy là huynh đã đồng ý Iraq có vũ khí sinh học rồi phải không? Đã có vũ khí sinh học thì ai cũng có quyền đánh phải không? Huynh đài lên đây phản đối Mỹ rõ ràng là không có lý do rồi, đây chỉ là do huynh đài trước nay đã có thành kiến với Mỹ mà thôi.

Tại hạ nói vậy ngụ ý là muốn chứng tỏ ở Iraq không hề tàng trữ vũ khí hoá học !!! Vì theo hiền huynh nói đã có vũ khí hoá học thì ai cũng có quyền đánh , ai cũng có quyền giết . Thế thì Saddam sản xuất cái thứ giết người hàng loạt đó phỏng có công dụng gì !!! Khi mà không giám mang ra sử dụng bởi nguyên tắc huynh vừa nêu ở trên , cơn ác mộng bị liên quân 28 nước đánh đuổi vẫn còn lởn vởn trong tâm trí ông ta trong cuộc chiến tranh vùng vịnh trước đó . Vừa qua theo tại hạ được biết Iraq vừa mới tuyên bố là sẽ không sử dụng vũ khí hoá học mà sẽ đánh theo lối không thông thường , nghĩa là chẳng giống ai ...... Thực sự , cho dù liên quân có phao tin là tìm thấy một số nhà máy hoá chất và một số chất hoá học lạ , nhưng những cái đó chẳng thể thuyết phục được trước toàn thế giới rằng Iraq có tàng trữ vũ khí hoá học .
Điều đáng quan tâm ở đây , không phải là tại hạ có thành kiến với Mỹ từ trước !!! Cái chính là Mỹ đã bất chấp dư luận ...Ông Bush nói là mang hoà bình đến cho vùng đất Trung Đông , giải phóng người dân Iraq khỏi ách thống trị của Saddam , nhưng những ánh mắt của người dân Iraq hướng về phía liên quân chỉ là sự căm thù và oán hận , họ chào đón những người "anh hùng" đến giải phóng họ không phải bằng hoa mà là bằng súng và những cuộc tấn công cảm tử ....
Ông Bush đang thực hiện sứ mệnh của chúa ... Nhưng sứ mệnh này đang chống lại cả thế giới loài người , trên ngọn cờ bình đẳng bác ái , mỹ đang xâm phạm đến một quyền mà tạo hoá đã dành cho bất kì người nào sống trên quả địa cầu này , đó là QUYỀN ĐƯỢC SỐNG .....
Chúng ta đang sống trên một thế giới không có hoà bình ! Chẳng còn luân thường đạo lý nào còn tồn tại ở đây nữa cả , gạt Liên Hợp Quốc sang một bên là một ván bài lật ngửa của Mỹ , G.Bush đã thách thức toàn thế giới , có thể nói Mỹ tấn công Iraq không phải vì dầu lửa mà là vì địa thế của nó sẽ dùng làm bàn đạp để triển khai "cuộc chơi" ở vòng sau , hiệp 2 này sẽ quyết định đến vận mệnh của toàn thế giới và sự tồn vong của Liên Hợp Quốc .
Kể từ sau vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9 ! Hội đồng chiến tranh của chính quyền Bush được đặt ra , trong công tắc đối ngoại chỉ xoay quanh chủ đề chính , đó là CHIẾN TRANH . Lần đầu tiên bị tấn công và phải đối mặt với chiến tranh trên chính đất nước mình đã biến Mỹ thành một con thú khát máu .....
Cái gì đến sẽ phải đến thôi !
Miếng bánh Ga-Tô Lầu Năm Góc đẹp đẽ bị xơi mất một phần , nhưng phần ngon sẽ dành cho kẻ đến sau ....hahaha.............

Bach-Dien-Thu-Sinh
06-04-2003, 09:13
Irắc mà sử dụng vũ khi sinh học thì sẽ không yên với thế giới đâu.
Chuyện Mỹ thắng Irắc chỉ là sớm muộn, điều tại hạ quan tâm là sau khi thắng Irắc hành động của Mỹ sẽ như thế nào. Tại hạ không đồng ý cho Mỹ thành lập chính phủ mới ở Irắc theo ý của Mỹ được. Việc này cần được sự đồng ý và quyết định của LHQ.
Mỹ đã hạ một số căn cứ và thành phố của Irắc là có thật nhưng trong khi đó Mỹ cũng thiệt hại không kém. Tuy không thiệt hại về quân lực nhưng vị trị của Mỹ bị thế giới lên án, quân phí cho cuộc chiến này cũng quá cao, sức ép từ trong nước và thế giới ngày càng tăng. Tại hạ thấy Mỹ cũng thiệt hại không kém Irắc. Nhất là sau mấy cái vụ quân Mỹ bắn nhầm quân Anh tình hình càng thêm rắc rối đối với Mỹ.

Hiền huynh Tương Lai nói rất đúng !!! Chính ở chỗ này đã nảy sinh ra rất nhiều mâu thuẫn giữa nội bộ trong liên quân Mỹ và Anh , nhưng Liên Hợp Quốc đã bị gạt sang một bên lần thứ nhất rồi thì ắt hẳn phải có lần thứ 2 !! Anh chắc chắn là sẽ không có phần trong chuyện định đoạt tái thiết lại Iraq sau thời kì chiến tranh , một lần nữa sự độc đoán của Mỹ lại được thể hiện , tuy tại hạ nói là canh bạc chính trị đã sắp đến hồi kết nhưng bây giờ nhìn lại mới thấy mình có hơi vội vàng một chút , những mâu thuẫn nảy sinh sẽ khiến chúng ta được xem nhiều cái thú vị hơn , liên quân muốn có được vùng đất "nghìn lẻ một đêm này" còn phải lao tâm khổ tứ nhiều , như người ta nói "hai đánh một chả chột cũng què" .... haha.....Trong cuộc chiến này tại hạ ví Iraq như người què , còn Mỹ và Anh như hai thằng chột ... Chả chột thì mới quân ta đánh quân mình chứ ....có đúng không hả các hiền huynh ..hahaha...... :D :D

Kiep-Giang-Ho
06-04-2003, 09:18
Iraq kiểm soát sân bay Saddam, liên quân bị đẩy lui ở Basra

Bộ trưởng Thông tin Iraq Mohammed Saeed Al Sahaf vừa thông báo như vậy trong cuộc họp báo ở Baghdad. Ông nhấn mạnh, lực lượng vệ binh cộng hoà đang tiếp tục kiểm soát sân bay, đồng thời mời các phóng viên tới xem xét phi trường quốc tế này, sau khi "toàn bộ những kẻ tội phạm" bị xoá sổ.

Theo ông Sahaf, tối qua đã xảy ra một cuộc đối đầu ác liệt ở sân bay Saddam. Lực lượng vệ binh cộng hoà và cảm tử quân chống quân Mỹ bằng tên lửa và pháo hạng nặng, và đã đánh bại "kẻ thù".

Về chiến sự tại khu vực phía nam, ông Sahaf cho biết cuộc chiến ở Basra vẫn tiếp tục. Nhiều đoàn xe thiết giáp của liên quân tiến tới Basra nhưng vấp phải sự kháng cự mãnh mẽ của quân dân Iraq và buộc phải thoái lui. “Quân Mỹ ở Basra bị đánh bại bởi những cuộc phản công sáng tạo của quân dân Iraq”, ông Sahaf nhấn mạnh. Lực lượng cảm tử, chiến binh của đảng Baath, đã phát hủy 7 xe tăng, 1 máy bay chiến đấu (chưa rõ loại) và 4 xe thiết giáp.

Còn về thông tin liên quân đã tiến sát tới trung tâm Baghdad, ông Sahaf thông báo: “Liên quân nhảy dù xuống khu vực ngoại ô cách thủ đô 20 km. Chúng tôi cứ để cho chúng nhảy xuống rồi tiêu diệt. Hôm nay, chúng đe doạ người dân bằng những tiếng nổ lớn. Chúng cố gây ra nỗi sợ hãi. Chúng là những kẻ điên”.

Bộ trưởng Thông tin Iraq khẳng định điện vẫn sẽ được cung cấp đầy đủ tại Baghdad và một số thành phố khác

http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2003/04/3B9C6956/

Kiep-Giang-Ho
06-04-2003, 09:21
Saddam thắng cuộc chiến chính trị?



Saddam Hussein gần như chắc chắn thua về quân sự trong cuộc chiến Iraq, và một chiến thắng chính trị cũng không thể giúp ông tại vị. Tuy nhiên, nó cũng khiến chính quyền Mỹ không giành được thắng lợi thực sự.

Đã nhiều tháng nay, các nhà phân tích đau đầu với câu hỏi làm thế nào Tổng thống Iraq có thể tự vệ trước siêu cường của thế giới. Một số cho rằng ông sẽ dùng vũ khí hoá sinh chống đội quân Anh - Mỹ. Số khác lại dự đoán Saddam Hussein sẽ dùng lại chiến thuật năm 1991- bắn tên lửa vào Israel để lôi quốc gia Do Thái (và các nước Ảrập khác) vào cuộc chiến.

Những kịch bản này vẫn có khả năng xảy ra. Nhưng cho đến nay, nhà lãnh đạo Iraq chỉ tập trung vào các yếu tố chính trị, và đang giành thế thượng phong do với Tổng thống Mỹ.

Điều này không có nghĩa là chính sách của ông Bush tồi. Người đứng đầu Nhà Trắng hiểu rất rõ đất nước mình, và đã tận dụng mối lo sợ khủng bố của người dân sau vụ 11/9 để đẩy mạnh chính sách đối ngoại cứng rắn, mà nếu trong điều kiện bình thường, người Mỹ hẳn không chấp nhận.

Trong những vấn đề chính trị lớn hơn, ông Bush và những trợ tá đã chứng tỏ họ không hiểu hoặc không cần hiểu. Mỹ đã đánh giá sai phản ứng đối với cuộc tấn công quân sự. Ông Bush quên rằng dân chúng không bao giờ thân thiện với những người ngoại bang muốn sai khiến họ, cho dù xuất phát từ động cơ tốt đẹp đến đâu.

Dựa trên những luận điểm rằng Saddam là kẻ độc tài tàn bạo, các nhà chiến lược Mỹ dự đoán người dân Iraq sẽ chào đón bất kỳ ai tới đất nước này để lật đổ ông ta. Nhưng thực tế ở miền nam Iraq lại khác xa. Chính báo giới phương tây thừa nhận rằng tại những thành phố được gọi là "giải phóng", người dân Iraq rất buồn thảm và chua cay, tình trạng vô chính phủ khiến họ thêm căm ghét đội quân do Mỹ dẫn đầu đã nã pháo và bom xuống đất Iraq.

Khắp miền nam Iraq, quân đội Anh - Mỹ vấp phải sự kháng cự quyết liệt không ngờ. Vậy mà miền nam được các nhà hoạch định chiến tranh coi là phần dễ dàng của cuộc chiến, bởi nơi đây tập trung nhiều người Shiite, phản đối ông Hussein.

Chính quyền ông Bush đã không thuyết phục được thế giới về lý do cuộc chiến tranh. Ngược lại, Saddam Hussein mô tả ý muốn của Mỹ bằng thứ ngôn ngữ dễ hiểu với người Iraq: Bush muốn dầu. Việc Mỹ có kế hoạch sử dụng tiền bán dầu của Iraq để trả cho các công ty Mỹ tái thiết những giếng dầu mà Mỹ đang trực tiếp hay gián tiếp phá hủy, càng khiến cho tuyên bố của ông Hussein có cơ sở để tin cậy hơn.

Thực tế, dù nhiều người ở phương Tây không muốn thừa nhận, nhưng rõ ràng là ông Hussein diễn giải cuộc chiến này tốt hơn ông Bush. Đây là thất bại chính trị lớn tiếp theo của Mỹ.

Nhiều người Mỹ có thể chấp nhận lý do mà Mỹ đưa ra là Iraq có liên quan với các vụ tấn công 11/9. Tuy nhiên, ngoài họ, không ai trên thế giới này tin vào điều đó. "Giờ đây, chính người Mỹ chúng ta đang sống trong sự ô nhục", Arthur Schlesinger Jr, cựu trợ lý của John F. Kennedy, viết trên tờ Los Angeles Times.

Vũ khí huỷ diệt? Saddam chưa dùng đến vũ khí sinh hoá mà Mỹ cáo buộc Iraq chứa chấp. Thậm chí cả những quả tên lửa mà ông ta cho bắn đi, cũng đều là loại được HĐBA cho phép. Lầu Năm Góc thừa nhận điều này.

Luận cứ của Mỹ trong vấn đề WMD thấp đến mức thậm chí ngay cả nếu liên quân tìm được vũ khí huỷ diệt ở Iraq, thế giới sẽ hoài nghi rằng đó chẳng qua là sản phẩm mà CIA tạo ra.

Thái độ chấp nhận của Iraq trước những đòi hỏi liên tiếp của HĐBA khiến nước này giành được ủng hộ của láng giềng. Sự phản đối mạnh mẽ của công chúng Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những yếu tố khiến Lầu Năm Góc không mở được mặt trận phía bắc. Chính phủ Jordan đang bị dân chỉ trích vì "đi đêm" hợp tác với chính quyền Bush.

Hy vọng của Saddam, có lẽ, là cuộc chiến càng kéo dài càng tốt. Như vậy, sự hậu thuẫn của Jordan, Kuwait và Ảrập Xêút cho Mỹ sẽ lung lay. Đường đến thắng lợi quân sự của Mỹ dài bao nhiêu, chiến thắng đó

càng ít ý nghĩa bấy nhiêu.

http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Phan-tich/2003/03/3B9C6431/

Kiep-Giang-Ho
06-04-2003, 09:25
Nói chung !! Về mặt tinh thần có lẽ Iraq đã thắng áp đảo Mỹ và đồng minh rồi ..... Cái mà Saddam cần làm bây giờ !! Đó là kéo dài cuộc chiến tranh này đến mức có thể khiến cho Mỹ sa lầy như hồi ở chiến tranh Việt Nam ...

Bach-Dien-Thu-Sinh
06-04-2003, 10:18
Nói chung !! Những tin tức trong Việt Báo của LSB_CMTM hoàn toàn không xác thực chút nào !!!! Bởi Vệ Binh Cộng Hoà là một đội quân được đào tạo rất chính qui và rất chung thành với Saddam !! Chuyện họ bỏ chạy có thể chỉ do Mỹ tung tin đồn nhảm !! Iraq đã bác bỏ tin này ngay lập tức !! Còn về tinh thần hy sinh vì đất nước của người dân Bát-Đa thì không có gì phải bàn cả !! Hôm qua đài truyền hình đã đưa lên hình ảnh 2 phụ nữ Iraq cầm vũ khí thề quyết tử để chống lại bè lũ xâm lược !! Tất cả đều phát sinh trên tình thần tự giác cao độ , giám hy sinh để bảo vệ đất nước và nỗi oán hận liên quân - nhưng con thú khát máu đang đe doạ cướp đi mạng sống của họ và thân nhân của họ !! Không có lý do gì để chính quyền Saddam ép họ cầm vũ khí lên cả !!
Nỗi vui sướng tột độ của người dân Bát-Đa khi thấy vị lãnh đạo của mình đến thăm những nơi bị đánh bom , và sự tung hô quyết tử đã chứng minh tất cả điều đó ....Tất cả những hình ảnh đó hoàn toàn không phải là dàn dựng như Mỹ và quân đồng minh đã từng làm ! Tại hạ giám chắc diều đó !!
Máu đã đổ quá nhiều !! Chẳng còn gì để mất cả !! :cry: :cry: :cry:

Kiep-Giang-Ho
07-04-2003, 09:03
Ngẫm thời cuộc hiện nay !!! Vòng vây càng ngày càng thắt chặt ! Nếu cứ kéo dài tình trạng này !!! Thì không biết máu còn đổ cho đến bao giờ nữa đây !! Than ôi :

Máu vẫn nhỏ trong từng cơn ác mộng
Tiếng thê lương vang vọng giữa từng không
Ngày qua ngày đắm chìm trong chém giết
Có bao giờ hoà bình tại Trung Đông ???

LSB-DuyenDangVietNam
07-04-2003, 11:33
Thật xót thương bao thường dân vô tội
Thế giới này công lý nằm ở đâu ??
Hay tình người đã vứt xuống vực sâu ??
Trong thê lương máu nhuốm hồng sa mạc

Cơn ác mộng tiếng máy bay oanh tạc
Nỗi kinh hoàng không chỉ của riêng ai
Đau xót thay định mệnh đã an bài
Trong quá khứ nỗi kinh hoàng chưa dứt

Thay chúa trời đi thi hành sứ mệnh
Nỗi oán hận cả cuộc đời bể dâu
Ôi lòng người hiểm ác như biển sâu
Trông lương tâm khô cằn như đá sỏi....

Phận nữ nhi chẳng giám múa rìu qua mắt các anh hùng hảo hán !! Kiến thức thô thiển không hiểu biết nhiều về thời cuộc !! Nhưng cũng xin mạo muội góp một bài ! Dù biết đã quá muộn .... :cry: :cry:

Cao_Cau
07-04-2003, 22:06
ghê thật Cao mỗ thấy xấu hổ we'......không hiểu nếu nàng Shê-hê-sa-rát còn sống thì nàng ta sẽ làm gì nhỉ......lại một pho tàng "nghìn lẻ một đêm" nữa chăng???
=====
Bát Đa rực lửa căm thù
lũ quân cướp nước sẽ tan nát đàn
một đêm rồi lại một đêm
máu kia đã chảy nặng thêm mối thù
***

LSB-dep_trai_lang_tu
07-04-2003, 22:35
ầy ừ,chiến tranh gây ra tội ác
những "cánh bom hoà bình"
thả xuống gối em thơ
cho em bao giấc mơ
để rồi ngủ mãi mãi
mẹ thương em bé quá
chưa biết gì chiến tranh
ầy ừ,chiến tranh là tội ác

LSB-VanThang
08-04-2003, 17:56
ầy ừ,chiến tranh gây ra tội ác
những "cánh bom hoà bình"
thả xuống gối em thơ
cho em bao giấc mơ
để rồi ngủ mãi mãi
mẹ thương em bé quá
chưa biết gì chiến tranh
ầy ừ,chiến tranh là tội ác
dep_trai huynh đài nhã giám!
Đây là mục Nghị Sự Sảnh, nếu huynh đài có gì muốn nói thì hãy viết bài đàng hoàng. Muốn làm thơ mời huynh đài vào mục Thi Thơ Đối Đáp. Đa tạ!

LsB-DuongGiaDeNhatBao
09-04-2003, 23:36
http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2003/04/3B9C6B53/
Bức tượng Saddam Hussein ở Baghdad bị kéo đổ.

Lúc 21h45' (giờ Hà Nội), bức tượng đồng khổng lồ của Tổng thống Saddam Hussein giữa quảng trường Al-Fardus đã bị một chiếc xe thiết giáp Mỹ giật đổ. Hàng nghìn người Iraq đã chứng kiến giây phút bức tượng đổ nhào. Một số nhà báo quốc tế đã so sánh hình ảnh này với sự kiện lịch sử Bức tường Berlin bị phá vỡ năm 1989.

Nhiều người Iraq nhẩy múa, bày tỏ sự vui mừng bên bức tượng đã bị phá hủy. Họ trèo lên phần trên của tượng đang nằm đưới mặt đất và hị reo.

Ban đầu, một thanh niên Iraq trèo lên trịng vào cổ bức tượng một đoạn dây thừng loại lớn. Trong khi đợi chiếc xe tăng Mỹ tới kéo, nhiều người Iraq đã dùng búa đập phá dưới chân tượng.

http://www.rfa.org/service/article.html?service=vie&encoding=9&id=102972
Cuộc chiến Iraq đã đến hồi kết thúc
2003-04-09

Cho đến giờ phút này, có thể nói cuộc chiến Iraq do Hoa Kỳ và đồng minh khởi xướng đã đến giai đoạn kết thúc. Hình ảnh được chiếu trên truyền hình khắp nơi cho thấy ngay tại thủ đô Baghdad, số dân tràn ra đường reo hò chào mừng quân đội đồng minh mỗi lúc một đông hơn trước. Những cảnh này cũng xảy ra ở một số thành phố khác, báo hiệu cho thấy Hoa Kỳ và Anh Quốc đã đạt được mục tiêu đề ra ngay từ ngày đầu là giải phóng nhân dân Iraq, và có thể nói là bây giờ nhà cầm quyền Saddam Hussein không còn nắm quyền điều khiển Iraq nữa.

Cách đây một tiếng đồng hồ đoàn xe tăng của Hoa Kỳ đã vào trung tâm thủ đô Baghdad, nhưng các giới chức quân sự của Washington và Luân Ðôn chưa chính thức loan báo tin chiến thắng, dù trong cuộc họp báo hồi trưa hôm nay, Tướng Vincent Brooks, người phát ngôn của Bộ Tư Lệnh Ðồng Minh cho biết mối quan tâm hàng đầu bây giờ chính là việc làm sao duy trì được trật tự.

Ông Brooks đưa ra lời tuyên bố này vì bên cạnh những cuộc tụ tập reo hò của dân chúng, một số người khá đông đã lợi dụng thời cơ để hôi của. Ðoàn người này xông vào các tòa nhà của chính phủ và ngay cả các cơ sở thương mại của tư nhân, cướp tất cả những gì họ có thể cướp.

Các giới chức Hoa Kỳ và Anh, kể cả những tướng lãnh đang có mặt ở Iraq đều có một nhận định chung nói rằng đây là một tình trạng rất thường xảy ra kho một nhà cầm quyền bị lật đổ, nhất là nhà cầm quyền đó từ bao lâu nay áp dụng chính sách cứng rắn, đàn áp người dân như nhà cầm quyền Saddam Hussein.

Ðương nhiên tình trạng này phải chấm dứt càng sớm càng tốt, và chẳng bao lâu nữa, quân đội Ðồng Minh sẽ thông báo quyết định lập Ủy Ban Quân Quản.

Kiep-Giang-Ho
10-04-2003, 08:57
Cuộc chơi đã kết thúc rồi !! ván bài quân sự đã hạ màn ...kịch bản cũ lại soạn lại ...... Ngài Tổng Thống đóng vai trò đạo diễn chính trong vở Opera này ..hahaha... :lol: :lol: ....Thật lố bịch quá đi !! :35:

LSB-VanThang
10-04-2003, 23:27
Không ngờ thủ đô Bát Đát lại bị quân liên minh chiếm đóng nhanh và quá dễ dàng như vậy, quả là một điều ngạc nhiên lớn đối với thế giới.
Một trong những nguyên nhân Bát Đát bị chiếm đánh nhanh như vậy là do một phần lớn nhân dân Irắc bất mãn chế độ Saddam, mặc dù họ cũng không ưa gì Mỹ kẻ đã thả bom lên đầu họ.
Một điều ngạc nhiên khác nữa là người dân Bát Đát đã nhiệt liệt chào đón quân liên minh trước sự ngạc nhiên của thế giới và kể cả quân liên minh.
Điều tại hạ quan tâm hiện nay là liên minh Anh, Mỹ sẽ đóng vai trò gì trong việc xây dựng lại và thành lập chính phủ mới cho Irắc. Tại hạ không đồng ý cho quân liên minh giữ vai trò chánh yếu trong việc này mà việc này phải được LHQ tiến hành. Hy vọng chính phủ mới sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho người dân Irắc! GOD BLESS IRAQ

LSB-ConCoBayLaBayLa
11-04-2003, 02:13
Sau đây là một số các ý kiến của các huynh đệ trẻ trong nước đã viết cho đài BBC nhân cuộc chiến tại Iraq.

“Thưa quý đài, nhận được tin Mỹ chiếm được hầu hết Baghdad và thông tin người dân Iraq vui mừng chào đón liên quân, chúng tôi thật vui mừng vì người dân vô tội được thoát khỏi một chế độ độc tài. Đó là một chế độ vi phạm quyền sống của con người, một chế độ vi phạm tín ngưỡng của con người, một chế độ chỉ có hối lộ để giải quyết vấn đề, một chế độ mà tất cả phương tiện truyền thông bị kiểm soát không nói lên được sự thật."

Ha Vi, Hà Nội

=================

“Vậy là chiến tranh đã qua đi rồi. Tôi tự giới thiệu là một người dân tại Sài Gòn như bao người dân khác, biết được thông tin cuộc chiến Iraq qua đài BBC là chủ yếu chứ báo chí trong nước thì bảo vệ cho Saddam thôi. Hôm nay tôi được nghe bên dòng thời gian, tôi đã thấu hiểu được cuộc đời của Saddam và đảng Ba’ath của ông ta và lối tổ chức của ông sao giống ở quê hương mình lắm. Muốn được vào làm hay là đi học cao, hay đi làm quan chức thì phải vào đảng Ba'ath. Saddam từng nói Việt Nam là đồng minh thân cận nhất của Iraq ngoài thế giới Ảrập. Hôm nay dân chúng Iraq vui mừng giật đổ tượng của Saddam. Liệu các nhà lãnh đạo ở Việt Nam có so sánh lòng dân trong nước giống như lòng dân Iraq không?"

Trần Việt, TP HCM
====================

“Sáng nay tôi rất vui mừng khi thấy cảnh dân chúng đổ ra đường vui mừng chào đón liên quân và điều quan trọng là họ đã kéo đổ bức tượng ông Saddam. Điều này chứng minh rằng người dân thực sự đã giải phóng khỏi một chế độ độc tài, và đương nhiên lại càng chứng tỏ đây là cuộc chiến chính nghĩa.”

Đại, TP HCM
=====================

“Tôi rất thích đọc tin tức thế giới của đài BBC vì các tin tức được viết khách quan hơn nhiều tờ báo của người Việt thực hiện. Chính quyền độc tài của Saddam cần được lật đổ và tôi hoàn toàn đồng ý cũng như ủng hộ cuộc chiến này. Các nước Nga, Pháp và Đức đã phản đố kịch liệt cuộc chiến này không phải tốt lành gì nhưng chẳng qua vì ích kỷ, sợ mất quyền lợi của chính mình mà thôi. Nay các nước chống chiến tranh đã lòi mặt chuột khi mở cuộc họp thượng đỉnh để tính sao có thể được dành phần vào việc kiến thiết nước Iraq thời hậu chiến. Thật quá ấu trĩ, hành động của họ cho thấy họ còn tệ hơn hai nước đồng minh mà họ chỉ trích kịch liệt. Chẳng qua cũng vì lợi lộc mà thôi Pháp, Nga và Đức ơi.”

Bui
======================

“Sau 3 tuần bọn Mỹ xâm lược Iraq. Trong lịch sử sau Đệ nhị thế chiến Mỹ đã xâm lược Nhật, Nam Hàn, Đức. Chúng đã cai trị những nước đó thành cường quốc tự do và giàu mạnh."

Kien Duong, Da Nang
======================

“Đài truyền hình thành phố không đưa tin đúng sự thật mà bị cắt rất nhiều, so với mục tin dành cho người nước ngoài vào cuối ngày. Sở dĩ như vậy là do Đài truyền hình Trung ương đã không thật sự đưa lên hình ảnh về chuyện Iraq ra đón Mỹ và với việc dân Iraq đã phá hủy bức tượng Saddam Hussein. Ở các trường phổ thông thì không dám nói gì, chỉ đưa một văn bản lên án Mỹ và dán tại một nơi nào đó trong trường.

Như ngày hôm nay, đài trung ương Hà Nội chỉ có vài phút bản tin và hầu như không đề cập về chiến tranh Iraq nhiều so với mấy ngày trước. Đó là những gì em rất bức xúc, Đài truyền hình trung ương Hà Nội ở Việt Nam đã không đưa tin chính xác.”

Nguyễn Đạt

LSB-ConCoBayLaBayLa
11-04-2003, 02:23
Một số diễn biến của cuộc chiến ở Iraq

- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói Syria, quốc gia ông từng buộc tội là giúp đỡ Iraq về quân sự - đã trợ giúp các thành viên của chính quyền Iraq.
- Một nhà lãnh đạo phe đối lập với chính quyền của tổng thống Saddam, Ahmad Chalabi, chỉ trích Mỹ không tăng cường an ninh và cải thiện các điều kiện viện trợ nhân đạo ở Iraq tại cuộc gặp gỡ đầu tiên của những phe phái đối lập.
- Hội chữ thập đỏ quốc tế đã ngừng các hoạt động của mình ở Baghdad sau cái chết của nhân viên chữ thập đỏ người Canada.
- Máy bay của liên quân Mỹ-Anh tiếp tục tấn công thành phố Tikrit, cách Baghdad 145 km về phía Bắc. Bộ chỉ huy trung ương Mỹ cho biết các đợt không kích nhằm vào sư đoàn Adnan của Vệ binh Cộng hoà